Hôm nay,  

Sacramento Bây Giờ

22/08/202405:00:00(Xem: 1706)

bo-sach-vvnm


Tác giả Y Châu là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, và đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2015. Sau đây là bài viết mới của ông kể ngắn gọn chuyến về thăm lại thủ phủ Sacramento, 
California.

*

Ngày xưa, lần đầu tiên tôi đi phi cơ là chiếc C-130 Hercules, từ phi trường Trà Nóc, Cần Thơ; chúng tôi mệt nhoài vì tiếng ồn của động cơ khi máy bay cất cánh, rồi sau đó ngủ thiếp đi... khi giật mình tỉnh giấc thì chiếc máy bay vẫn còn ở trên tầng cao? Thông thường thì chúng tôi đến phi trường Tân Sơn Nhất, sao lạ vậy? Không lẽ chúng tôi được đưa đi Đà Lạt, nhưng phi cơ đáp xuống phi trường Nha Trang.

Hơn một năm sau, chúng tôi từ Nha Trang lại lên phi cơ trở lại Cần thơ, với tâm trạng hưng phấn dù không biết được: "ngày sau sẽ ra sao!"

Thời gian vẫn trôi qua, biết bao nhiêu giông bão của cuộc đời... có lúc tưởng chừng như mình không thể vượt qua được, nhưng có lẽ số trời đã định...
Thế rồi cách đây hơn 30 năm, gia đình chúng tôi cùng lên phi cơ rời xa nơi chôn nhau cắt rún Việt Nam định cư xứ người, với tâm trạng lo lắng, phải làm lại từ đầu.

Nơi chúng tôi đặt chân đến nước Mỹ là Sacramento, California, nhà của ông anh, với nhiều ngỡ ngàng mới lạ. Thuở đó Sacramento đất rộng người thưa. Nhiều hôm tôi ra trước nhà, nhìn tới nhìn lui không thấy bóng người qua lại; tôi ngồi bệt xuống đường đi bộ cho đỡ mỏi chân. Nhiều người nhìn tôi nói, sao mà giống y như "homeless", nếu tôi có thêm một vài bao bị kề bên. Nhiều đêm, giật mình tỉnh giấc tôi ngỡ mình đang ở Việt Nam.

Một thời gian ngắn, chúng tôi xuôi Nam xuống Los Angeles... rồi đến Florida.

Vì cuộc mưu sinh, tôi đi nhiều nơi, viếng nhiều chỗ nhưng chưa có dịp trở lại nơi đầu tiên đến Mỹ với nhiều kỷ niệm.

Hai đứa con ở Texas, Nam CA muốn ba mẹ cùng hội ngộ ở Sacramento để thăm viếng bà của chúng gần tuổi trăm, gần đất xa trời (không biết có thể sống thọ đến 100 tuổi, để nhận được quà sinh nhật của Tổng Thống).

Theo lịch trình thì đại gia đình sẽ họp mặt vào mùa hè, nhưng năm nay khí hậu bất thường nhiều thiên tai, bão tố... chúng tôi dời lại, trước ngày khai giảng năm học mới.

Sau nửa ngày ngồi trên máy bay, chờ ở phi trường và đợi lấy hành lý, chúng tôi rời sân bay ra ngoài chờ ông cả đến đón. Tôi chụp hình chỗ tôi đứng với hành lý tôi mang theo, gởi cho ông anh và đợi... Ngoài trời nhiệt độ rất nóng hơn 90 độ F, không khác gì nhiệt độ ở Miami làm chúng tôi mệt nhoài. Tôi đi tới đi lui, nhìn những chiếc xe mới đến... có một chiếc xe vừa đến, tài xế là người Á Đông... nhưng thấy không quen, tôi tới lui nhiều lần thì nghe điện thoại reo, tiếng của ông anh gọi, hỏi tôi đang ở đâu? Rồi hỏi phải tôi mặc áo màu trắng? Tôi trả lời:

- Đúng y chang.

Thì ra ông đậu xe kế bên chỗ tôi đứng là ông anh, nhưng chúng tôi không nhận ra nhau! Khi vào ngồi trên xe anh nói cái đầu tóc tôi hớt trụi lơ, nếu gắn thêm bộ râu thì sẽ giống y chang như... Adolf Hitler Nazi nên anh không dám nhìn lâu, vì quá sợ nên không biết là tôi.


Tôi phân trần:

- Đây là "model thời thượng mùa hè" mà nhiều người đứng tuổi yêu thích, vừa tiện lợi, vừa tiết kiệm được thời giờ và tiền bạc, nhất là khi cầu thủ nổi tiếng Lionel Messi người Argentina về đầu quân cho đội Inter Miami.

Lúc phi cơ còn ở trên cao, khi giảm vận tốc, hạ độ cao để chuẩn bị đáp xuống, tôi ngồi gần vách máy bay, nên kéo ô cửa sổ nhỏ để nhìn ra bên ngoài... Bầu trời mùa hè Sacramento hôm nay trong xanh, thỉnh thoảng có áng mây trắng lửng lơ, xa xa là những con đường xuyên qua các tàng cây xanh tuyệt đẹp.

 Ngồi trên xe, chạy qua khu dân cư mới xây, những con đường nhựa thẳng tắp làm cho thủ phủ California càng thêm quyến rũ người lần đầu đến đây, cũng như người xưa năm cũ, tìm lại dấu chân xưa. Ngày nào nơi đây là những nông trại vắng vẻ, nay được xây dựng thành những ngôi nhà xinh xắn... Người lái xe thì rất lịch sự, chạy đúng vận tốc theo qui định ghi trên bảng bên đường, từ bảng "stop", đến đèn xanh, đèn đỏ... không có cảnh kẹt xe như ở Los Angeles, Miami... thật là một nơi đáng sống.  

Chúng tôi đến nhà ông anh, chừng vài giờ sau thì các con, cháu, chắt từ Houston, Ontanio... cũng đến. Anh chị cả, anh chị ba, dì năm Hoàn Dương, con cháu của ông Bảy, con của ông Út... Theo chương trình, chúng tôi sẽ viếng bà vào ngày thứ Năm, rồi ngày thứ Hai tuần sau bà sẽ về Việt Nam.

Hè về, giọt nắng nhạt nhòa
Lung linh, sợi tóc thướt tha gió đùa.
Đời người, dâu bể, nắng mưa
95 năm tuổi thọ, tiễn đưa người về.
Một nơi, trầm bỗng tiếng ve
Dưới lòng đất mẹ, hàng me... quanh vườn
Ông bà, cha mẹ... yêu thương
Bao năm viễn xứ, vấn vương khứ hồi.
"Nằm im", trong dạ bồi hồi
Quê hương đất tổ bao đời, đổi thay?
Con kinh Cũ, cầu Thầy Cai
Mồ hôi nước mắt, giúp cây bạt ngàn.
Ta đi, về chốn an nhàn
Xin con, cháu chắt bình an, chớ nặng long.
Cho ta đi thoải mái... thong dong
Công thành danh toại... ước mong đấng sanh thành.
Trăm năm, trần thế mong manh
Trở về cát bụi, giúp cây xanh nẩy mầm.
Mùa Hè tháng Tám, chín mươi lăm
Tiếng ve, tiếng quốc râm ran... đón chào.

Cũng nhờ dịp nầy tôi gặp lại những người ngày xưa năm cũ, và những người mới: Liên Huỳnh, Phi Roi (học chung lớp với tôi trường TKN), Huy Hải (con của sư huynh Quang Huy, ở Bảy Núi ngày xưa với chúng tôi, Huy Hải lần đầu tiên mới biết mặt, có giọng nói, phong cách giống y chang như người dân cầu chữ S, Cái Dầu Châu Đốc; làm tôi "cầm lòng không đậu" tưởng nhớ đến sư huynh dường như còn lãng đãng đâu đây! Bên chúng tôi tương trợ nhau trong thời gian lao lý).

Thời gian trôi qua thật nhanh, tôi không thể viếng thăm: thầy Nguyễn Hoài, thầy Thuần, cô Phúc, sư huynh Hoàng Cao Tân Châu... ở San Francisco cách Sacramento không xa, xin quí vị thứ lỗi!

Xin tạm biệt Sacramento, hẹn ngày tái ngộ.
 
Y Châu
 
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 409,921
Khi ba vừa bước chân vào nhà Tưởng các con vui khi gặp ba Nhưng trong ánh mắt con, ba hiểu Ba chỉ là một bóng hình xa... Cũng phải ba năm anh mới trở lại thành phố này, nơi anh đã từng ở và có rất nhiều kỷ niệm, hơn thế nữa, có hai đứa con anh đang sống. Cuộc sống mới bận rộn đã ràng buộc anh, với khoảng cách đường dài mười tiếng lái xe và anh nghĩ các con đã đầy đủ với số tiền cấp dưỡng hàng tháng nên chuyện thăm nom chúng không là điều bắt buộc. Dù đã dứt lòng khi ra đi nhưng khi lái xe về những con đường cũ, khu phố cũ, anh không khỏi cảm thấy man mác buồn...
Năm 2007, lúc 64 tuổi tôi mới có đứa cháu ngoại đầu tiên là Brandon, hai năm sau thì có Allison, em của Brandon. Mãi đến năm 2019 thì đứa cháu nội Charlie mới ra đời. Lúc này tôi đã 77 tuổi. Hai năm sau, chính xác là ngày 05/12/2021 em gái của Charlie là Emma chào đời. Vậy là tôi có đủ hai cháu nội và hai cháu ngoại, trai gái vẹn toàn, không còn hạnh phúc nào hơn. Charlie là cháu đích tôn. Tôi thì không quan trọng lắm cái chuyện đích tôn hay không đích tôn, trai hay gái, nội hay ngoại vì tất cả đều là cháu tôi, không lý do gì mà tôi thương đứa này ít, đứa kia nhiều. Chắc cũng có người nói tôi ba gai, tôi bướng bỉnh. Không sao. Tôi có quan điểm riêng của mình: Không nên kỳ thị, phân biệt đối xử với con, cháu của mình vì điều đó đã lỗi thời từ thuở phong kiến theo quan niệm Nho Giáo ở đâu bên Tàu, rồi ông nội, ông ngoại, ông cố của chúng ta bị ảnh hưởng.
... Chuyện qua đi, chỉ khác cái chào xã giao hàng xóm khi chạm mặt, cả tôi và anh đều thăm hỏi nhau thêm vài câu vô thưởng vô phạt về sức khoẻ, việc làm, thời tiết… Tình hàng xóm ở Mỹ lạt như nước ốc, anh ta thán hàng xóm Mỹ của anh kỳ thị, anh nướng thịt thơm mà, sao họ làm ra vẻ khó chịu với mùi hương… Tôi kể cho anh nghe về hai nhà người Mỹ ở hai bên nhà tôi. Họ tốt thật chứ không giả vờ khi họ thấy tôi làm việc gì hơi quá sức, họ hỏi tôi có muốn họ giúp không? Nếu trả lời có thì họ giúp tận tình. Người Mỹ tốt, không nói khác được. Nhưng người Mỹ không dễ chơi vì tôi làm việc gì chỉ cần hơi trái ý họ là họ kêu cảnh sát! ...
Luật mới của Tiểu Bang California, những người trên 70 tuổi khi xin gia hạn bằng lái xe thì đều phải thi lại bài thi viết. Nghe nói có nhiều người thi rớt lên, rớt xuống vài lần mới thi đậu được bài thi viết. Tôi thì cũng trong hoàn cảnh đó, nên rất lo sợ, không biết mình có thể lấy lại bằng lái xe được không? Xin đừng lo lắng! DMV đã có một chương trình thi online giúp cho người trên 70 tuổi thi lại bằng viết để xin gia hạn bằng lái xe “Bảo đảm đậu”.
Hồi tuần trước, cuối ngày làm việc, cháu trai của Khánh Vân là Huy Khang (HK), tên nhà là Tày, gọi điện thoại xin FaceTime. Khi hai màn hình video vừa hiện lên và nhìn thấy mặt nhau thì HK liền hỏi “Má Hai khóc với Tày được không?” Tôi nghe xong vừa ngạc nhiên vừa thương quá chừng quá đỗi. Huy Khang là một bé trai hoạt bát, rất có tình và rất biết để ý đến mọi người và mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, trong mười hai năm qua, từng năm tháng lớn lên, có lẽ đây là lần đầu tiên tôi nghe HK hỏi một câu bất ngờ như vậy.
...Tao biết, nhưng đó là phong cách Mỹ, cái kiểu Mỹ. Mỹ tụi bay cứ như dân du mục, nay ở chỗ này mai đi xứ khác, công việc cũng xoành xoạch thay đổi. Tụi Việt tao thì ngược lại, sống an cư lạc nghiệp. Nhà ở đâu việc ở đó, có ở yên thì mới an tâm làm việc, chỉ khi nào hoàn cảnh bức bách lắm mới nhảy! Cái khái niệm an cư lạc nghiệp ăn sâu vào tiềm thức người Việt chúng tao...
Từ ngày qua Mỹ, tôi có nghe nói về Đại hội Thánh Mẫu Missouri. Xem YouTube rất nhiều, cho mãi tới lần thứ 44 năm ngoái 2023 tôi mới có cơ hội được tham dự. Chỉ cần bỏ vô Google: Đại hội Thánh Mẫu Missouri 2024. Bạn sẽ biết mọi chi tiết...Vào YouTube các bạn sẽ thấy chương trình ĐHTM Missouri được lưu giữ hàng năm. Trăm nghe không bằng mắt thấy. Một số tiểu bang cũng có tổ chức đại hội Thánh Mẫu, nhưng ngắn gọn hơn ở Missouri. Một cuộc cắm trại khổng lồ kết hợp hành hương và tham gia hội chợ với đủ mọi sinh hoạt vui chơi...
Nhìn từ thủ đô Hoa Thịnh Đốn về Thái Bình Dương, thì Arizona là một trong mười ba tiểu bang thuộc miền tây Hoa Kỳ, nhưng cư dân California đi thăm Arizona phải lái xe trên xa lộ 10 East, nên cuộc hành trình của bốn thành viên Việt Bút tạm gọi là cuộc Đông Du. Bài viêt ngắn sau đây lại mang một nhan đề “dao to búa lớn” là “Đông Du Ký”, thật ra chỉ ghi lại năm ngày du ngoạn ba địa điểm du lịch trong số rất nhiều thắng cảnh độc đáo nổi tiếng của tiểu bang “Nhiều Nắng”.
Tác giả Trần Kim Bằng, cư dân vùng Little Saigon là một nhạc sĩ, đã phát hành tập nhạc và CD Duyên. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông vào năm 2015 là một hồi ký về hành trình vượt biên đường bộ năm 1980. Sau đây là bài viết kế tiếp của ông ghi lại một số cảnh đẹp và sinh hoạt của một vài thành phố ở quận Cam, California.
Cụ Chúc cầm bài thơ nhớ vợ ôm lấy ngực, chao đảo đến cạnh bên cửa sổ, đưa mắt buồn bã ngó ra sau vườn. Mùa Đông lại đến, mặt trời yếu ớt, không nhô được qua khỏi các mái nhà bởi mây đen vần vũ, bầu trời u ám. Cây trơ cành trụi lá đứng sừng sửng nom cô độc đến tội nghiệp. Một cơn gió thoảng qua, chiếc lá vàng độc nhất còn sót lại trên cành vừa chao mình âm thầm rơi xuống mặt đất một cách lặng lẽ, buồn thảm như cuộc đời cụ lúc tuổi xế chiều. Cụ tự ví mình như chiếc lá vàng cô độc, không biết đến bao giờ thì nhắm mắt buông xuôi?
Nhạc sĩ Cung Tiến