Hôm nay,  

Bão và Mất Điện

26/07/202400:00:00(Xem: 1754)

ĐIỆN 1
Hình do tác giả cung cấp
 
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, thầy giáo hưu trí, định cư tại Hoa Kỳ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông kể về những ngày mất điện vừa qua ở tiểu bang Texas.
 
***
 
Chuyện bão tố hay cúp điện, mất điện đối với người Việt, hay nói chính xác hơn là “người Mỹ gốc Việt” khi còn ở quê nhà thì chỉ là điều... bình thường, quen thuộc, “nói hoài, nói mãi”, xưa rồi Diễm, ít quan tâm. Hay có quan tâm, thì chỉ là những cơn giông bão lớn, với số người phải chịu cảnh thiên tai này là quá lớn, cần sự quan tâm và cứu trợ của cả nước, hay thậm chí là những nước khác giúp đỡ! Riêng việc bị mất điện, cúp điện thì chẳng chết “thằng Tây” nào, và cũng có nhiều nơi, nhiều địa phương là chuyện như “cơm bữa”, là chuyện “thường ngày ở huyện”. Bởi cũng đã từng có nhiều người, nhiều gia đình, cả đời chưa hề... biết “xài điện” là gì, cho nên, có người vui miệng, từng xổ “tiếng Tây, tiếng u” là... “No table” hay “No star where”, dịch diễn nôm na là “miễn bàn”, “không sao đâu” đó thôi!
 
Nhưng ở xứ sở Huê Kỳ, nơi được mệnh danh là nước Mỹ hùng mạnh, “number one” của thế giới, mà thiên tai, bão tố cuồng phong, làm người dân phải mất mạng, điêu đứng, sống trong cảnh “màn trời chiếu đất” thì quả là điều... hiếm và ít xảy ra, đặc biệt là vụ mất điện hay cúp điện đem lại sự thống khổ cho nhiều người, chắc cũng là điều... khó tưởng tượng? Song sơ sơ qua vài cơn bão và lốc xoáy gần đây ở tiểu bang Texas, như vụ năm 2021, một cơn bão tuyết ( trăm năm có một), đã khiến đường xá đóng băng, hơn 4,5 triệu ngôi nhà không có điện gây ra tình trạng thiếu nguồn cung cấp nước, lương thực, thực phẩm và nhiều nguồn cung cấp khác...Năm 2023, một trận lốc xoáy... nhẹ ghé vào, cũng gây ra cảnh, cây cối gãy đổ, nhà sập và mất điện vài ngày.
Mới đây nhất, là cơn bão Beryl đã đổ bộ vào khu vực phía đông nam Texas vào khuya ngày 7 tháng 7 năm 2024 mà theo USA Today miêu tả là: “Bão Beryl đã mạnh lên từ cơn bão nhiệt đới, trở lại thành một cơn bão cuồng phong với cường độ bão cấp I, đổ bộ vào bờ biển Texas...” gây cảnh bão lũ trên nhiều khu vực, nhà cửa, cây cối gãy đổ, hư hại và cuốn trôi nhiểu xe cộ, tài sản của người dân. Ít nhất đã có 3 người dân thiệt mạng. Bão tố, cuồng phong là hiện tượng khắc nghiệt của thiên nhiên, là thiên tai mà con người chỉ mới có thể dự đoán để phòng chống, nhưng không thể xóa bỏ hay dẹp tắt được.
 
Trong phạm vi bài viết, người viết xin được đề cập đến chuyện “mất điện”, “cúp điện”, liên quan đến hoạt động của hầu hết mọi người trong xã hội “hiện đại” ngày nay, và gây nên những chuyện “dở khóc, dở cười” khi việc cúp điện bị kéo dài đến vài ba ngày, hoặc lên đến cả tuần lễ như trong cơn bão Beryl ở Texas vừa qua.
 
Mất điện, cúp điện ở Mỹ, không như ở quê nhà của người Việt, bình thường chỉ mươi, mười lăm phút là nguồn điện được giải quyết, lại có ngay, vì tất tần tật, mọi thứ liên quan đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân Mỹ đều liên quan đến nguồn năng lượng của điện, từ nguồn gas, nguồn nước, ăn uống, sinh hoạt, tắm giặt đều gắn liền với điện. Điện là phương tiện duy nhất trong cuộc sống sinh hoạt của từng gia đình. Mất điện, có thể kéo theo cúp nước, mà ở Mỹ, 100 phần trăm người dân đều xài nước máy, mà người Việt trước đây hay gọi là nước “phông-tên”, không có chuyện dùng nước ao, nước giếng hay nước sông hoặc dùng giếng khoan như ở quê nhà, vậy nên, thiếu nước một vài giờ, thậm chí một ngày, còn khả dĩ chịu đựng được, chứ vài ba ngày là coi như chỉ có... kêu trời, do đó, rút kinh nghiệm, hai nguồn điện nước, phần lớn, nhiều nơi đã tách riêng ra để dễ xử lý, phòng khi mất “một mà thành hai” như đã kể.
 
Hầu hết bếp núc ở Hoa Kỳ, phần lớn sử dụng bếp điện, bếp điện từ. Một số nơi còn sử dụng bếp gas, bằng khí đốt, do đó cúp điện, kéo theo là... treo nồi, niêu. Không có ai xài bếp đun củi xưa như trái đất, hay bếp dùng than như còn thấy ở Việt Nam. Kể cả bếp bắng hơi gas, thì khi bật bếp, hay cụ thể là “khởi động bếp” cũng cần có điện... giúp sức, tạo thành tia lửa, để bếp bật cháy. (Riêng chuyện này, quý ông có sáng kiến dùng hộp quẹt để mồi, còn hầu hết quý bà thì không dám, thà là... treo niêu, nhịn đói, lỡ khóc, lỡ cười là vậy!). Bếp núc lạnh ngắt, vì anh điên... nặng, thì cái tủ lạnh kế bên cũng đã bắt đầu mè nheo, khóc... ròng. Nước chảy lênh láng, vì không có điện, ngăn lạnh, ngăn đá rỉ nước. Đồ ăn, tích trữ cho cả tuần, thậm chí cả tháng không đi chợ, bắt đầu lên nấm mốc, ôi thiu. Báo hiệu cái đói đã bắt đầu trầm trọng. Các bà vợ, nội trợ, lôi hết đồ ăn, thức uống dự trữ trong tủ lạnh ra mà than vắn thở dài, hỏi thăm anh điện chừng nào mới có và... trở về?
 
Qua ba ngày, với cái bụng lưng lững, óc ách vì mì gói, lương khô. Muốn oder thức ăn, cơm cháo. Thậm chí cái bánh Pizza, cũng gian nan, khó khăn, vì chợ búa, quán tiệm, cũng hạ màn, đóng cửa vì không có điện... Đúng là tức điên... nặng, trong khi “nhà đèn”, các công ty điện thì cũng án binh bất động, im lặng là vàng. Dân tình bắt đầu xôn xao, ngóng tìm những nơi có ánh sáng đèn điện để di tản, lánh nạn.
 
Thời tiết lúc này đang là hè, hanh khô, nên nhiệt độ sau mấy ngày mưa rả rích, cũng bắt đầu tăng lên, 8, 9 mươi độ F. Ngoài trời, trong nhà, nhất là ở Texas, cái nóng hầm hập, kinh hồn, lại cần đến quạt máy, máy lạnh, mà ông điện thì vẫn còn thọ thương, loay hoay, cứu chữa, cũng đành mà cầu... kinh, niệm Chúa, Phật cho con trẻ, người già nhanh chóng bước qua kiếp nạn này, bằng những cái quạt nan, quạt giấy tự chế, luôn tay quạt suốt ngày.
 
Mất điện, cúp điện tất nhiên cái món Wifi, Internet cũng cúp mất tiêu trong bộ nhớ của cellphone, laptop. Kể cả điện thoại bình thường cũng chập chờn lúc có, lúc không. Thói quen chơi game của trẻ em, cũng bị cúp. Quý ông, quý bà thích lướt Web xem chuyện ta bà thế giới hay tám chuyện trên Facebook, Ticktok cũng phải ngậm ngùi mà cho qua. Ở không, hưỡn lúc này, thì chỉ có việc... đọc sách báo giấy, món ăn tinh thần, từ lâu lắm bị bỏ quên, hay đọc truyện chưởng, truyện ngôn tình mới có dịp được ghé mắt, nhâm nhi cho quên... bụng đói, thậm chí mùi hôi thân thể vì đã gần một tuần thiếu... tắm!
 
Cúp điện, mất điện, lẽ dĩ nhiên là nhiều hãng, xưởng cũng nhốn nháo đóng cửa. Các cơ quan hành chính của chính phủ cũng khó khăn trong việc làm việc, giải quyết bức xúc của người dân bởi điều quan trọng nhất là nguồn năng lượng để hàng loạt máy tính và mạng lưới internet hoạt động, nơi chứa hàng triệu dữ liệu cần thiết cho hoạt động của các cơ quan chính phủ. Tất nhiên, những cơ quan chính phủ, hay các tổ chức, bệnh viện đều có trang bị hệ thống máy phát điện riêng, nhưng vẫn không thể sử dụng lâu dài, với hoạt động và sự cần thiết của hàng ngàn, hàng triệu người dân đang nóng lòng, chờ giải quyết những việc liên quan đến an sinh xã hội.
 
Nhắc đến máy phát điện, trong cuộc sống hiện nay, nhiều nhà riêng của dân, khá giả, có điều kiện, đều có thể sắm và trang bị cho gia đình mình một máy phát điện riêng, chí ít là một máy phát điện mi-ni, cỡ nhỏ. Song máy phát điện cũng chỉ sử dụng cho một thời gian ngắn, hay những dụng cụ có công suất điện năng nhỏ. Điều tệ hại, là khí thải do máy phát điện thải ra ngoài không khí rất nguy hiểm và độc hại. Bởi thế, mà trong suốt thời gian mất điện, thỉnh thoảng điện thoại lại reo lên inh ỏi, báo tin nhắn “khẩn cấp” của Sở cảnh sát, cảnh báo người dân không sử dụng máy phát điện để trong nhà! Phải đặt xa cửa ra vào, cửa sổ, và đặt xa nhà ít nhất là 20 feet! Người già, trẻ em, phải tránh xa, luồng khí thải của máy phát điện, vì đó là loại khí rất độc hại, có thể làm chết người như chơi. Và nếu thực tế, trong một khu dân cư, giả sử có vài chục căn nhà, nhà nào cũng “chơi” cái máy phát điện, thì chắc... nguyên “xóm” không chóng thì chày cũng “ngõm củ tỏi” vì ô nhiễm và...điện hại!
 
Ai đã từng mong ngóng, chờ đợi, khi nhà bị cúp điện, mất điện mới hiểu và thông cảm cho những “nạn nhân” bất đắc dĩ của điện. Trông ngóng, mong chờ còn hơn thuở “mong mẹ đi chợ về”, ra, vô, bật công tắc... đèn, rồi ngồi đặt ra hàng lô, hàng lốc câu hỏi, tại sao thế này, tại sao thế nọ. Một nước Mỹ hùng cường, giàu mạnh mà... “dở ẹt” vì cúp điện, mất điện. Tại sao còn “cổ lổ sĩ” đi dây điện trên mặt đất, trên đường, để gió giật, cây gãy đổ làm ảnh hưởng? Tại sao không đi âm dưới lòng đất cho đỡ bị... thiên tai? Kiểu than thân, trách phận rồi oán... giận luôn mấy công ty điện lực của Huê Kỳ. Bụng dạ lầu bầu: “ Qua cái đận này, dứt khoát sẽ bái bai, công ty...a, b, c này để nhảy qua công ty a, b, c... phẩy cho sướng”. Rồi bấm điện thoại, hỏi thăm chỗ này, chỗ nọ, xem người thân, bạn bè đã có điện chưa mà... thèm và ao ước!
 
Trong khi hàng triệu người dân bị mất điện mà như ngồi trên đống... bùng nhùng của dây điện, trách cứ ông nhà đèn, thì một anh bạn làm nhân viên ở một công ty điện lực lớn của tiểu bang cũng như ngồi trên... lò lửa. Anh bạn than vãn, điện thoại anh liên tục bị... khủng bố bởi hằng hà lô lốc người quen, thân nhân, bạn bè, gọi đến “hỏi thăm” chừng nào có điện, đến nỗi anh phải tắt luôn điện thoại để khỏi bị quấy rầy! Anh còn cho biết, cả chục cái điện thoại của công ty, ngày nào cũng bị “cháy máy” vì hàng ngàn cuộc gọi của người dân gọi đến chất vấn, than vãn thậm chí... chửi rủa một cách thậm tệ, trong khi công ty đã điều hết lực lượng công nhân, xe cộ trực tiếp xuống từng khu vực mất điện để kiểm tra và sửa chữa. Chưa kể còn liên kết với các tiểu bang lân cận nhờ đưa người đến giúp sửa chữa các lưới điện.
 
Trên đường đi, người viết đã tận mắt chứng kiến hàng ngày, từng đoàn xe cẩu, xe nâng, xe chuyên dụng của ngành điện lực, sơn màu trắng, nối đuôi nhau chạy đến các khu vực bị mất điện, hay bị cúp điện vì giông bão. Họ tất bật từ sáng sớm đến chiều tối, sửa chữa các trạm biến thế, hệ thống dây trên cao, kể cả hệ thống dây ngầm dưới mặt đất. Vừa sửa chữa hệ thống điện, vừa dọn dẹp, cưa, chặt những hàng cây gãy đổ, cuốn theo hệ thống lưới điện, vô cùng vất vả. Mới hiểu và thông cảm với ngành điện. Họ mới chính là những người ngồi trên... chảo lửa. “Tứ bề thọ... dây điện và cả những trách móc, giận dữ” của người dân. Quả thực, càng lắm “hiện đại” càng dễ bị... “ điện hại” là những lúc như thế này đây.
 
Có người muốn chuyển sang xài điện năng lượng mặt trời, đỡ bớt dây nhợ. Nghe đồn, tiểu bang cũng khuyến khích và hổ trợ người dân lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời. Nhưng, bão giông, lốc xoáy, cuồng phong hay băng tuyết cũng đâu có tha những tấm pin năng lượng, hay đè sập, thổi bay mái nhà, cuốn luôn cả hệ thống kính lắp đặt? Thiên tai thì chỉ biết... “Trời kêu ai nấy dạ” thôi.
 
Bỗng toàn bộ căn nhà... sáng rực lên, quạt trần, máy lạnh cùng đồng loạt lên tiếng. Đám trẻ hò reo: “There’s electricity!” (Có điện rồi), như khi còn ở quê nhà. Hạnh phúc bỗng vỡ òa, choáng ngợp...
 
Chính Vũ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,463
Cả đám đang tán gẫu cười đùa rôm rả, chợt im bặt khi thấy bóng thằng Edgar đang từ xa xăm xăm đi đến. Nó dẫn một khứa lão mới toanh tới và giới thiệu: - Hey Steven, đây là ông Robert, từ hôm nay ông ấy sẽ nhập với nhóm của anh. Mọi người bắt tay và tự giới thiệu tên mình với ông Robert. Steven cũng bắt tay ông ấy, điều đầu tiên gây ấn tượng nhất là đôi mắt ông Robert sáng quắc, sáng trưng trên gương mặt đen như hắc ín, chưa bao giờ mà Steven thấy một người da đen nào có đôi mắt sáng đến như thế. Cánh mũi thì giống hệt cặp sừng con trâu rừng, đôi chân bước đi hơi khập khiễng. Ông Robert cao hơn Steven cả một cái đầu, tướng tá săn chắc và gọn gàng chứ không ồ ề ục ịch như tụi thằng Kasame, thằng Gred...Ông Robert tiếp xúc với công việc và nhanh chóng tiếp thu, chỉ một buổi là làm thành thạo như mọi người.
Anh Đào Quang Mỹ là nhà giáo, nhà văn và là nhà báo với bút danh Hoài Mỹ, khi viết các bài văn trào phúng anh ký bút hiệu Thạch Thủ. Anh là Chủ Nhiệm báo Bán Nguyệt San Ngàn Thông, ra đời vào thập niên 70 tại miền Nam Việt Nam, phục vụ độc giả thuộc lớp tuổi mới lớn, tuổi học trò. Nhóm chủ trương Bán Nguyệt San Ngàn Thông là các giáo sư trường trung học Nguyễn Bá Tòng, Sài Gòn, gồm những giáo sư, nhà văn, nhà thơ: Quyên Di-Bùi Văn Chúc, Hoài Mỹ-Đào Quang Mỹ, Đình Bảng-Lê Quang Bảng, Thái Bắc-Tăng Vĩnh Lộc, nhạc sĩ Hoàng Quý-Hoàng Kim Quý, nhạc sĩ Dương Đức Nghiêm, họa sĩ ViVi-Võ Hùng Kiệt. Bảo trợ tài chánh cho Bán Nguyệt San Ngàn Thông là giáo sư Đoàn Văn Thơm, trường Nguyễn Bá Tòng.
Alaska nguyên là thuộc địa miền Tây Bắc Bắc Mỹ của Nga. Qua sự đề xuất của Ngoại-trưởng William Seward, ngày 30-3-1867, Thượng Viện Hoa Kỳ đã đồng ý mua lại vùng thuộc địa này từ Đế-quốc Nga chỉ với giá 7,200,000.00 đô la. Quốc kỳ Hoa kỳ nhanh chóng được cắm lên vùng lãnh thổ mới vào ngày 18-10-1867 và qua một vài thay đổi về mặt hành chánh, trước khi đựợc tổ chức thành lãnh thổ vào ngày 11-5-1912. Alaska trở thành Tiểu bang thứ 49 của Hoa kỳ ngày 3-1-1959. Là một trong hai tiểu bang không cùng ranh giới với Hoa kỳ (Hawaii và Alaska), Alaska ở vùng cực Bắc nước Mỹ, phần lớn diện tích bị băng tuyết phủ quanh năm. Với những phong cảnh thiên nhiên đẹp và hùng vĩ, Alaska đã thu hút rất nhiều du khách từ nhiều nước trên thế giới.
“…Người xưa nói ngắn gọn mà ý nghĩa sâu xa, “có phước có phần”? Đứa bé đi chơi về, trao cho bà ngoại miếng bánh, viên kẹo nó đã để dành cho bà ngoại chứ không phải nó không muốn ăn. Một việc nhỏ trong mắt người lớn nhưng là việc lớn đối với trẻ nhỏ luôn thích ăn bánh kẹo. Nếu cha hay mẹ nó mua cho bà ngoại cả hộp bánh, cả túi kẹo bà ngoại thích ăn là chuyện bình thường thì cái bánh, viên kẹo đứa cháu thương, nghĩ đến bà nên đem về là phước phần của bà ngoại. Nếu cho bà ngoại miếng ngọc bằng cái bánh, hay thỏi vàng bằng viên kẹo thì bà ngoại vẫn chọn cái bánh, viên kẹo của cháu bà. Ông bà mình nói là bà ngoại có phước có phần. Phước là có đứa cháu ngoại thảo ăn, thương bà. Phước cũng là “không” có đứa cháu, cha mẹ đã nói là mua cho bà ngoại, nhưng ngồi trong xe nó cứ cố tháo gỡ bao bì cho đã nư…”
Hàng năm, vào khoảng đầu tháng Năm, sau khi tuần lễ biết ơn thầy cô giáo (Teachers’ Appreciation Week) kết thúc, lòng tôi lúc nào cũng nôn nao mong đợi mùa hè. Những ngày cuối của tháng Năm là những ngày để lại trong tôi nhiều cảm xúc nhất. Tôi tạm xa đồng nghiệp, xa học trò, xa trường lớp trong vòng ba tháng. Tôi sẽ nhớ những em học trò chào tôi bằng tiếng Việt mỗi buổi sáng dù các em không nói được tiếng Việt nhiều.
Con người của lão lạ kỳ, gọi như thế nào cho đúng đây? Chung thủy, trung thành, không thay đổi…! Đi vô tiệm ăn nếu thích món nào thì khi trở lại lão ăn hoài món đó. Vô tiệm ăn Thái lão chỉ ăn một món Red Curry. Đến tiệm Cheddar lão chỉ ăn món cá hồi nướng. Vô tiệm Muscat’s Charlie lão chỉ ăn mỗi món cá tuna nướng! Chỉ cần một lần món nào vừa miệng là lão chỉ ăn món đó, không hề thay đổi! Mụ bảo hãy thử món khác nhiều khi ngon hơn thì sao nhưng lão lắc đầu! Lão như vậy nên các tiệm ăn quen mặt, biết ý. Bao giờ cũng vậy, vừa ngồi xuống người hầu bàn sau khi viết xuống món mụ muốn, họ cười toe quay qua lão: - Tôi biết ông muốn món gì rồi! Red Curry phải không? Cá hồi nướng phải không….?
Vào năm 2001, khi tờ nhật báo Việt Báo khởi xướng Viết Về Nước Mỹ, tôi hoàn toàn tán thành với chủ trương của tòa soạn trong việc gìn giữ văn hóa Việt nơi xứ người, và tôi đã bắt đầu tập tành việc viết lách. Viết trước hết là để ủng hộ, sau tham gia ghi lại những câu chuyện, những kinh nghiệm để các con, các cháu, các thế hệ tiếp nối hiểu rõ hơn những gì thế hệ đi trước đã trải qua...
Tôi biết chị Hồng khi chúng tôi còn sinh hoạt trong cộng đồng người Việt vùng Richmond, Virginia. Chị Hồng là thủ quỹ của hội Người Việt Richmond. Mỗi năm vào dịp Tết Nguyên Đán, Hội Người Việt đều in đặc san Xuân, chị thường nhờ tôi viết bài cũng như giúp chị liên lạc với nhà in CT Printing ở Maryland. Ngoài thủ quỹ của Hội Người Việt ra, chị Hồng còn được biết đến với vai trò ca đoàn phó trong Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Tánh tình chị dễ mến, hoạt bát, và hòa đồng. Chị luôn sốt sắng phụng sự trong giáo xứ cũng như cộng đồng, nên được rất nhiều người quý mến. Công việc thường ngày của chị là thư ký cho văn phòng bác sĩ. Tính tới thời điểm bây giờ thì chúng tôi biết nhau cũng hơn hai mươi năm.
... Nơi chúng tôi đặt chân đến nước Mỹ là Sacramento, California, nhà của ông anh, với nhiều ngỡ ngàng mới lạ. Thuở đó Sacramento đất rộng người thưa. Nhiều hôm tôi ra trước nhà, nhìn tới nhìn lui không thấy bóng người qua lại; tôi ngồi bệt xuống đường đi bộ cho đỡ mỏi chân. Nhiều người nhìn tôi nói, sao mà giống y như "homeless", nếu tôi có thêm một vài bao bị kề bên. Nhiều đêm, giật mình tỉnh giấc tôi ngỡ mình đang ở Việt Nam. Một thời gian ngắn, chúng tôi xuôi Nam xuống Los Angeles... rồi đến Florida. Vì cuộc mưu sinh, tôi đi nhiều nơi, viếng nhiều chỗ nhưng chưa có dịp trở lại nơi đầu tiên đến Mỹ với nhiều kỷ niệm...
Tôi có thói quen thích đi chợ trời. Mỗi cuối tuần ấn định hai ngày thứ Bảy và Chúa Nhật, chưa kể ngày lễ, tôi rất háo hức mong trời mau sáng để đi chợ trời. Một người bạn ở Mỹ lâu năm chê: - Tao không biết chợ trời có gì hấp dẫn mà lôi cuốn mày đến đó u mê như một tên nghiện? - Ậy, điều sung sướng mày sao biết được, “Flea market-Chợ trời” mua được nhiều đồ vật lạ, các đồ cổ mày không thể nào mày thấy trong cửa hàng. Không đi mày làm sao cảm hứng thú vị được như tao....
Nhạc sĩ Cung Tiến