Hôm nay,  

Bên Đời Quạnh Hiu

25/07/202406:00:00(Xem: 5314)

Ben Doi Quanh Hiu

Tác giả tên thật là Trần Hương Thủy hiện sống tại South Carolina. Tác giả là một cây bút được yêu mến và đọc nhiều trong giải thưởng VVNM. Bà vừa nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm 2023.           

*
 
Thôi em yên nhé phận người
Dẫu mưa giông đổ trên đời quạnh hiu…  (BC)
  
Cô sinh ra trong một gia đình trung lưu trí thức. Ba cô là đại úy không quân. Lương của ông không nhiều, nhưng đủ nuôi vợ và đàn con sáu đứa. Như đa số những phụ nữ thời bấy giờ, mẹ cô chỉ ở nhà quán xuyến gia đình. Mọi việc sẽ thuận lợi theo dòng đời, nếu không có hai biến cố đột ngột xảy ra. 
 
Biến cố thứ nhất là, cha cô tử trận. Mẹ cô lâu nay chỉ biết việc nội trợ, giờ phải ra ngoài bươn chải nuôi con thật khó khăn. Là con cả, cô thấy mình có trách nhiệm ghé vai gánh vác gia đình cùng mẹ. Cô gạt ước mơ trở thành bác sĩ hằng ấp ủ, để ghi danh vào đại học sư phạm. Sau khi tốt nghiệp và đi dạy, thì lao động chính trong nhà là cô. mẹ lại lui về với công việc nội trợ. 
 
Trường Sư Phạm Thực Hành, nơi cô giảng dạy, là ngôi trường tiểu học đầu tiên kết hợp với cơ quan giáo dục Hoa Kỳ. Học sinh được học chương trình giáo dục tiêu chuẩn tốt nhất, nhưng hoàn toàn không liên quan gì đến vấn đề chính trị. 
 
Để nâng cao năng lực, hằng năm, Thầy cô có thành tích xuất sắc được chọn sang Hoa Kỳ hay các nước Đông Nam Á hoặc Châu Âu tu nghiệp. Dĩ nhiên, với bằng cấp thủ khoa Đại học Sư Phạm và khả năng dạy giỏi, cô đã được chọn tu nghiệp Thái Lan hai năm.
 
Khi cô trở về, thì xảy ra biến cố thứ hai. Cộng sản lấn chiếm miền Nam Việt Nam. 
 
Với hồ sơ vừa tu nghiệp trở về, cô bị quy chụp là “thành phần phản động, theo chân đế quốc Mỹ”. Hình phạt cho cô  là không được đứng lớp giảng dạy, mà chỉ làm công việc vệ sinh trong trường. Cô đau khổ lắm. Nhưng trong tình hình tranh tối tranh sáng của những ngày vừa mất nước, cô đành phải nhẫn nhịn, tiếp tục chịu đựng  đắng cay. Để lý lịch gia đình không thêm “những tiêu cực“. Để cho gia đình được bình yên. Để cho các em còn có thể học và làm việc.
 
Hưng, người yêu của cô, một quân nhân chế độ cũ. Sau khi đi “học tập cải tạo“ về, anh cũng bị chính quyền địa phương quản lý rất chặt chẽ. Anh bàn với cô, tìm cách đi vượt biên. Trầy trật vài lần, cả hai cũng đến đảo. Và sau đó, may mắn họ được định cư vào Mỹ.
 
Những ngày đầu tiên đặt chân trên đất Mỹ thật khó khăn. Nhưng họ là những người trẻ tuổi, nên bắt kịp nhịp sống mới rất nhanh. Lúc đầu,anh và cô làm đủ thứ nghề vặt vãnh như phát báo, phục vụ bàn… Dành dụm được một ít tiền, anh dự định cùng cô ghi danh học lại. Nhưng cô từ chối, vì phải làm việc kiếm tiền gửi về quê nhà. Mẹ và các em đều trông chờ vào cô. 
 
Trong khi anh vừa làm vừa học, thì cô ôm đồm 2 jobs mỗi ngày. Cuối tuần xưởng nghỉ, cô làm phục vụ bàn hay nhận dọn dẹp nhà. Nhiều khi cả tuần hai người không gặp nhau. Khi anh than thở :
 
- Trời ơi, gặp mặt người yêu mà khó như gặp tổng thống vậy!
 
Cô cười vuốt vuốt mũi anh:
- Thì bây giờ mình gặp nhau rồi.
 
Anh nắm lấy những ngón tay nhỏ của cô:
 
- Em không nhớ anh sao?
 
Cô chớp chớp mắt, cúi xuống thẹn thùng. Có, cô nhớ anh đến quắt quay. Đôi lúc, cô chỉ muốn bỏ dở công việc mà chạy đến bên anh. Nhưng cô lại nói khác đi với lòng mình: 
 
- Thôi, chịu khó chút đi mà. Em còn phải kiếm tiền gửi về nhà nữa.
 
Nghe điệp khúc đó lặp lại, anh chỉ biết thở dài. Sinh nhật anh. Cô xin nghỉ một ngày. Anh đưa cô ra biển. Đầu mùa Xuân, bãi biển còn vắng lắm. Bờ cát vàng trải dài tít tắp. Nước biển trong xanh lấp loá ánh mắt trời. 
 
- Đẹp quá. Tuyệt vời quá. 
 
Anh nhấc bổng cô, quay vòng vòng và hét to trong nắng sớm. Chiếc váy cô xòe ra. Mái tóc cô bay bay. Và môi cười cô rạng ngời hạnh phúc. Anh mở túi lấy ra cặp mắt kính. Anh đeo cho mình và cho cô. Hai người nằm dài trên  cát. Đầu cô gối lên tay anh. Tiếng sóng biển rì rào, rì rào không dứt. 
 
Khi nắng lên cao, anh giương dù lên. Họ ngồi tựa lưng vào nhau ăn trưa. Hai chiếc bánh Hamburgers. Hai lon nước ngọt. Chỉ có thế thôi. Nhưng ngon hơn mọi thứ trên đời. Rồi anh lấy cây đàn guitar từ trong cốp xe. Họ vẫn ngồi dựa lưng nhau như thế. Và anh hát cho cô nghe những bài tình ca trong tiếng sóng biển rì rào. Khi chiều xuống, anh đưa cô trở về. 
 
Lúc xe dừng trước nhà, anh nắm chặt lấy tay cô. Giọng anh hơi run vì xúc động:
 
- Em làm vợ anh nhé. Anh yêu em.
 
Giây phút này anh chờ đợi rất lâu. Và cô cũng chờ đợi. Nhưng … Cô nhớ đến phút giây lâm chung của mẹ. Cô nhớ đến lời hứa của mình. Lời hứa sẽ thay mẹ lo lắng cho các em. Cô yêu anh lắm. Anh là tất cả hạnh phúc của cô. Là cuộc sống của cô. Nhưng, cô là cuộc sống của các em mình.
 
- Anh chờ em vài năm nữa nhé.
 
Cô run run nói mà không dám nhìn vào ánh mắt anh. Cô sợ nhìn thấy nỗi buồn trong đôi mắt ấy. Cô sợ mình sẽ bật khóc.
 
Cô vẫn miệt mài làm việc. Một chuyến tàu vượt biên là hai cây vàng. Nhưng đâu phải một lần đi là một lần xuôi chảy, trót lọt. Nếu có sự cố, khả năng lớn là số vàng bị mất đi. Và cô lại cố làm để gửi về quê nhà chuẩn bị cho chuyến đi khác của em mình. Sự chịu thương chịu khó của cô cuối cùng cũng được bù đắp phần nào. Bốn  đứa em đã qua bên đây. Chỉ một đứa còn kẹt lại. 
 
Khi đưa được các em qua đây xong,  thì cô còn trách nhiệm giúp cho chúng hòa nhập cuộc sống mới, trở lại trường, rồi mới tìm một việc làm ngoài giờ để hỗ trợ cho những chi phí học tập.
 
- Làm vợ anh nhé.
 
Không biết đây là lần thứ bao nhiêu anh nói với cô điều này. Chỉ khác một điều, lần này anh không để cô kịp từ chối.
 
- Em nhìn thẳng vào mắt anh rồi trả lời cho anh biết, em có thật sự yêu anh không?
 
Cô rưng rưng ngước lên:
 
- Em yêu anh. Nhưng…
 
- Em không nghĩ đến hạnh phúc của chúng mình sao? Em còn bắt anh chờ đợi đến bao giờ?
 
- Chừng nào thằng út qua thì…
 
- Thì sao? Các em của em đã trưởng thành rồi. Trách nhiệm của em cũng đủ rồi. 
 
Ba mẹ mất sớm. Bao lâu nay, với các em, cô không chỉ là chị cả, mà còn hơn thế nữa, là một người cha, người mẹ. Cô yêu thương và muốn giúp cho chúng được thành đạt như nguyện vọng của ba mẹ.
 
Giọng anh rắn rỏi, cương quyết:
 
- Lần này, anh muốn em hãy lựa chọn rõ ràng.
 
Chưa bao giờ cô thấy anh xúc động như thế. Anh nhìn cô đăm đắm. Chờ đợi. Cô có thể thấy tất cả niềm mong đợi trong ánh mắt anh. Cô muốn hôn lên đôi mắt đó những nụ hôn yêu thương, nồng cháy và thầm thì hàng trăm hàng nghìn lần lời yêu anh tha thiết. Nhưng cô không thể.
 
- Hãy cho em một thời gian nữa, anh nhé…
 
Bàn tay anh chợt buông rời tay cô. Đôi vai anh thõng xuống, rã rời. Lẳng lặng, anh quay bước đi.
 
Ngày đám cưới anh, cô không đến dự. Cô ngồi nhìn tấm thiệp màu hồng, tấm thiệp báo hỉ của anh với một người không phải là cô. Cô tưởng chừng mình có thể hóa thành đá, nếu nước mắt không ngừng chảy xuống không thôi. Lâu, thật lâu, cô với tay lấy cây đàn.  Những ngón tay cô dạo nhè nhẹ âm điệu nào buồn hiu hắt.
 
Cây sang thu lá úa rơi mù
Chuyện ngày xưa heo hút trong mơ…
 
Cô như thấy con đường vàng lá mùa thu. Gió vờn nhè nhẹ cho vạt áo cô bay, cho tóc cô bay. Áo anh cũng trắng như màu áo cô. Màu áo trắng chợt thoắt nhòa vào chùm mây trắng.
 
Dù đến rồi đi tôi cũng xin tạ ơn người 
Tạ ơn đời, tạ ơn ai đã cho tôi
Còn những ngày ngồi mơ ước cùng người.
 
Anh đã đến và anh đã đi. Còn đó là những kỷ niệm tuyệt vời của một thời yêu dấu. Cảm ơn anh. Cảm ơn người. Mãi mãi vẫn còn nồng nàn trong ký ức… Sợi dây đàn chợt đứt vang lên một tiếng “bựt” thật sắc. Cô nhìn xuống ngón tay mình. Máu từng giọt nhỏ xuống. Từng giọt nhỏ xuống…  Căn phòng vắng lặng. Chỉ có chiếc bóng cô lẻ loi hắt lên tường. 
 
Cuối cùng thì cô cũng hoàn thành được tâm nguyện. Năm đứa em đã đến Mỹ. Các em lần lượt ra trường, thành đạt và có cuộc sống ổn định. Em gái út sống cùng cô. Em đang học ngành y, tiếp nối nguyện vọng ngày nào cô dang dở. Bây giờ cô không phải làm hai ba jobs nữa. Nhưng những nỗi đau tâm hồn và những lao lực quá sức đã làm cô quỵ ngã. Khi MRI, bác sĩ phát hiện khối u trong não cô đã lớn và đã di căn.
 
Mọi người đã ra về. Anh là người cuối cùng còn lại trước ngôi mộ cô vừa mới đắp. Chung quanh mộ có rất nhiều hoa cúc trắng, loài hoa đơn giản, mộc mạc như cô. Suốt đám tang cô, và cả lúc này, anh không hề khóc. Chỉ có ánh mắt đỏ au vô hồn nhìn về một nơi nào đó chừng như vô định.
 
Anh không khóc được khi nỗi đớn đau trong anh đã quá đầy. Và, lúc này, những giọt nước mắt hối tiếc muộn màng ấy rơi xuống  để làm gì khi cô không còn cần đến. Muộn màng như khi anh đến bên cô. Bàn tay cô đã lạnh giá vì hơi thở đã ngưng ngay trong đợt hóa trị đầu tiên. Người ta đang chuẩn bị khâm liệm cô với những tấm vải trắng tinh. Muộn màng quá mọi điều. Anh, người cô yêu thương nhất và cũng là người làm cô đau khổ nhất. 
 
Gió thoang thoảng vờn trên những ngọn cỏ mướt xanh. Bầu trời trên cao xanh biên biếc không một gợn mây. Ngày hôm nay đẹp đến nao lòng. Có lẽ, đây là món quà cuối cùng thượng đế muốn dành tặng cho cô.
 
 
Biển Cát
 

Ý kiến bạn đọc
07/12/202419:11:41
Khách
Caau chuyện là một phần đời của Cô giáo BC .
Cảm ơn bạn đã xem và đồng cảm nhé.
04/08/202411:42:10
Khách
Một người Chị tuyệt vời!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 411,250
Cả đám đang tán gẫu cười đùa rôm rả, chợt im bặt khi thấy bóng thằng Edgar đang từ xa xăm xăm đi đến. Nó dẫn một khứa lão mới toanh tới và giới thiệu: - Hey Steven, đây là ông Robert, từ hôm nay ông ấy sẽ nhập với nhóm của anh. Mọi người bắt tay và tự giới thiệu tên mình với ông Robert. Steven cũng bắt tay ông ấy, điều đầu tiên gây ấn tượng nhất là đôi mắt ông Robert sáng quắc, sáng trưng trên gương mặt đen như hắc ín, chưa bao giờ mà Steven thấy một người da đen nào có đôi mắt sáng đến như thế. Cánh mũi thì giống hệt cặp sừng con trâu rừng, đôi chân bước đi hơi khập khiễng. Ông Robert cao hơn Steven cả một cái đầu, tướng tá săn chắc và gọn gàng chứ không ồ ề ục ịch như tụi thằng Kasame, thằng Gred...Ông Robert tiếp xúc với công việc và nhanh chóng tiếp thu, chỉ một buổi là làm thành thạo như mọi người.
Anh Đào Quang Mỹ là nhà giáo, nhà văn và là nhà báo với bút danh Hoài Mỹ, khi viết các bài văn trào phúng anh ký bút hiệu Thạch Thủ. Anh là Chủ Nhiệm báo Bán Nguyệt San Ngàn Thông, ra đời vào thập niên 70 tại miền Nam Việt Nam, phục vụ độc giả thuộc lớp tuổi mới lớn, tuổi học trò. Nhóm chủ trương Bán Nguyệt San Ngàn Thông là các giáo sư trường trung học Nguyễn Bá Tòng, Sài Gòn, gồm những giáo sư, nhà văn, nhà thơ: Quyên Di-Bùi Văn Chúc, Hoài Mỹ-Đào Quang Mỹ, Đình Bảng-Lê Quang Bảng, Thái Bắc-Tăng Vĩnh Lộc, nhạc sĩ Hoàng Quý-Hoàng Kim Quý, nhạc sĩ Dương Đức Nghiêm, họa sĩ ViVi-Võ Hùng Kiệt. Bảo trợ tài chánh cho Bán Nguyệt San Ngàn Thông là giáo sư Đoàn Văn Thơm, trường Nguyễn Bá Tòng.
Alaska nguyên là thuộc địa miền Tây Bắc Bắc Mỹ của Nga. Qua sự đề xuất của Ngoại-trưởng William Seward, ngày 30-3-1867, Thượng Viện Hoa Kỳ đã đồng ý mua lại vùng thuộc địa này từ Đế-quốc Nga chỉ với giá 7,200,000.00 đô la. Quốc kỳ Hoa kỳ nhanh chóng được cắm lên vùng lãnh thổ mới vào ngày 18-10-1867 và qua một vài thay đổi về mặt hành chánh, trước khi đựợc tổ chức thành lãnh thổ vào ngày 11-5-1912. Alaska trở thành Tiểu bang thứ 49 của Hoa kỳ ngày 3-1-1959. Là một trong hai tiểu bang không cùng ranh giới với Hoa kỳ (Hawaii và Alaska), Alaska ở vùng cực Bắc nước Mỹ, phần lớn diện tích bị băng tuyết phủ quanh năm. Với những phong cảnh thiên nhiên đẹp và hùng vĩ, Alaska đã thu hút rất nhiều du khách từ nhiều nước trên thế giới.
“…Người xưa nói ngắn gọn mà ý nghĩa sâu xa, “có phước có phần”? Đứa bé đi chơi về, trao cho bà ngoại miếng bánh, viên kẹo nó đã để dành cho bà ngoại chứ không phải nó không muốn ăn. Một việc nhỏ trong mắt người lớn nhưng là việc lớn đối với trẻ nhỏ luôn thích ăn bánh kẹo. Nếu cha hay mẹ nó mua cho bà ngoại cả hộp bánh, cả túi kẹo bà ngoại thích ăn là chuyện bình thường thì cái bánh, viên kẹo đứa cháu thương, nghĩ đến bà nên đem về là phước phần của bà ngoại. Nếu cho bà ngoại miếng ngọc bằng cái bánh, hay thỏi vàng bằng viên kẹo thì bà ngoại vẫn chọn cái bánh, viên kẹo của cháu bà. Ông bà mình nói là bà ngoại có phước có phần. Phước là có đứa cháu ngoại thảo ăn, thương bà. Phước cũng là “không” có đứa cháu, cha mẹ đã nói là mua cho bà ngoại, nhưng ngồi trong xe nó cứ cố tháo gỡ bao bì cho đã nư…”
Hàng năm, vào khoảng đầu tháng Năm, sau khi tuần lễ biết ơn thầy cô giáo (Teachers’ Appreciation Week) kết thúc, lòng tôi lúc nào cũng nôn nao mong đợi mùa hè. Những ngày cuối của tháng Năm là những ngày để lại trong tôi nhiều cảm xúc nhất. Tôi tạm xa đồng nghiệp, xa học trò, xa trường lớp trong vòng ba tháng. Tôi sẽ nhớ những em học trò chào tôi bằng tiếng Việt mỗi buổi sáng dù các em không nói được tiếng Việt nhiều.
Con người của lão lạ kỳ, gọi như thế nào cho đúng đây? Chung thủy, trung thành, không thay đổi…! Đi vô tiệm ăn nếu thích món nào thì khi trở lại lão ăn hoài món đó. Vô tiệm ăn Thái lão chỉ ăn một món Red Curry. Đến tiệm Cheddar lão chỉ ăn món cá hồi nướng. Vô tiệm Muscat’s Charlie lão chỉ ăn mỗi món cá tuna nướng! Chỉ cần một lần món nào vừa miệng là lão chỉ ăn món đó, không hề thay đổi! Mụ bảo hãy thử món khác nhiều khi ngon hơn thì sao nhưng lão lắc đầu! Lão như vậy nên các tiệm ăn quen mặt, biết ý. Bao giờ cũng vậy, vừa ngồi xuống người hầu bàn sau khi viết xuống món mụ muốn, họ cười toe quay qua lão: - Tôi biết ông muốn món gì rồi! Red Curry phải không? Cá hồi nướng phải không….?
Vào năm 2001, khi tờ nhật báo Việt Báo khởi xướng Viết Về Nước Mỹ, tôi hoàn toàn tán thành với chủ trương của tòa soạn trong việc gìn giữ văn hóa Việt nơi xứ người, và tôi đã bắt đầu tập tành việc viết lách. Viết trước hết là để ủng hộ, sau tham gia ghi lại những câu chuyện, những kinh nghiệm để các con, các cháu, các thế hệ tiếp nối hiểu rõ hơn những gì thế hệ đi trước đã trải qua...
Tôi biết chị Hồng khi chúng tôi còn sinh hoạt trong cộng đồng người Việt vùng Richmond, Virginia. Chị Hồng là thủ quỹ của hội Người Việt Richmond. Mỗi năm vào dịp Tết Nguyên Đán, Hội Người Việt đều in đặc san Xuân, chị thường nhờ tôi viết bài cũng như giúp chị liên lạc với nhà in CT Printing ở Maryland. Ngoài thủ quỹ của Hội Người Việt ra, chị Hồng còn được biết đến với vai trò ca đoàn phó trong Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Tánh tình chị dễ mến, hoạt bát, và hòa đồng. Chị luôn sốt sắng phụng sự trong giáo xứ cũng như cộng đồng, nên được rất nhiều người quý mến. Công việc thường ngày của chị là thư ký cho văn phòng bác sĩ. Tính tới thời điểm bây giờ thì chúng tôi biết nhau cũng hơn hai mươi năm.
... Nơi chúng tôi đặt chân đến nước Mỹ là Sacramento, California, nhà của ông anh, với nhiều ngỡ ngàng mới lạ. Thuở đó Sacramento đất rộng người thưa. Nhiều hôm tôi ra trước nhà, nhìn tới nhìn lui không thấy bóng người qua lại; tôi ngồi bệt xuống đường đi bộ cho đỡ mỏi chân. Nhiều người nhìn tôi nói, sao mà giống y như "homeless", nếu tôi có thêm một vài bao bị kề bên. Nhiều đêm, giật mình tỉnh giấc tôi ngỡ mình đang ở Việt Nam. Một thời gian ngắn, chúng tôi xuôi Nam xuống Los Angeles... rồi đến Florida. Vì cuộc mưu sinh, tôi đi nhiều nơi, viếng nhiều chỗ nhưng chưa có dịp trở lại nơi đầu tiên đến Mỹ với nhiều kỷ niệm...
Tôi có thói quen thích đi chợ trời. Mỗi cuối tuần ấn định hai ngày thứ Bảy và Chúa Nhật, chưa kể ngày lễ, tôi rất háo hức mong trời mau sáng để đi chợ trời. Một người bạn ở Mỹ lâu năm chê: - Tao không biết chợ trời có gì hấp dẫn mà lôi cuốn mày đến đó u mê như một tên nghiện? - Ậy, điều sung sướng mày sao biết được, “Flea market-Chợ trời” mua được nhiều đồ vật lạ, các đồ cổ mày không thể nào mày thấy trong cửa hàng. Không đi mày làm sao cảm hứng thú vị được như tao....
Nhạc sĩ Cung Tiến