Hôm nay,  

Ma Cũ Ma Mới

16/07/202402:20:00(Xem: 2359)

 

Giai Danh Du vvnm12122023
TG Lại Thị Mơ (người thứ hai từ phải) nhận giải Danh Dự VVNM 2023

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải Đặc Biệt năm thứ mười tám và giải Danh Dự năm 2023. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Bài viết dưới đây là vài nét tản mạn về đời sống người Việt khi mới định cư nơi xứ người.
 
*
 
Đồng hương đồng xóm đồng làng
Đồng nào cũng chẳng to hơn đồng tiền.
 
Vì quê nhà đổi chủ, nên bà con mới phải lưu lạc xứ người. Ma cũ là người qua trước. Ma mới là người đến sau, “trâu chậm uống nước đục “.
 
Những người may mắn thoát được trước ngày tan hàng, đã ổn định đời sống từ lâu. Kế đến là những thuyền nhân vượt biên sớm. Còn người kẹt trong các trại tù cải tạo mới được qua sau này, hầu hết toàn con cháu bà Cả đọi, được chính phủ Mỹ cho qua theo diện tị nạn, đa số đều lớn tuổi, tiền bạc eo hẹp. Bởi vậy khi có người lân la hỏi thăm có nhận giữ trẻ không? Họ sẽ trả tiền mặt. Tôi như chết đuối vớ được ván.
 
Tôi nào có biết giữ trẻ là nghề “rất hiếm “, dễ gì kiếm ra, vì chẳng ai thèm làm. Lúc đó tiền giữ một đứa trẻ là 75 đồng/ tuần, bắt buộc phải trả nguyên tuần, tôi là “ma mới” không hề biết. Ngơ ngơ ngác ngác mới qua theo diện tị nạn, được chính phủ giúp chút đỉnh tạm thời để ổn định đời sống. Buổi tối học nghề, ban ngày giữ trẻ kiếm được đồng nào hay đồng nấy. Ma cũ là những người qua trước chắc cũng qua cảnh này, nên rành sáu câu, “ép giá” chỉ trả 10 đồng/ ngày, giữ ngày nào trả ngày đó. Giống y như tiền “bố thí”.
 
Người nọ rỉ tai người kia: Bà này giữ tốt lắm. Thế là họ bỏ mối cũ (mắc) mang cho tôi giữ 8 đứa con nít, “ngày đực ngày cái “, không có gì bảo đảm có đủ 8 đứa mỗi ngày. Tiền “bố thí “ hay tiền cho ăn mày, cũng không khác nhau mấy. Theo như “giao ước“ cha mẹ mang thức ăn tới, nhưng chỉ được vài hôm lúc đầu. Sau đó vì “bà này tốt quá “, thế là sau khi ôm đứa trẻ vô cửa, họ quăng cái vèo một gói popcorn, hay một gói nui khô (macaroni and cheese), một lọ baby food nhỏ xíu cho một đứa trẻ 2 tuổi ăn nguyên ngày.
 
Dù sao cũng phải nấu ăn cho hai thằng con. Mà thức ăn ở Mỹ rẻ rề. Chẳng lẽ cho con bé xíu chưa đủ răng ăn bắp nổ trừ cơm. Ngày xưa mẹ vẫn nói “thương con người thì mới mát con mình “, thương người như thể thương thân. Thế là sau mấy tháng đứa nào đứa nấy tròn quay, ngoan ngoãn nghe lời răm rắp.
 
Khi mẹ hay ông ngoại tới đón, ai cũng tròn mắt ngạc nhiên khi thấy con cháu ngồi ngay ngắn chung quanh bàn ăn, trước mặt là chén cơm có canh nóng đàng hoàng. Đứa biết múc thì tự ăn, đứa chưa biết thì bà vú đút, dỗ dành cho tới khi chén nào cũng không còn một hột.
 
- Trời ơi! Ở nhà nó toàn ăn kẹo. Chẳng bao giờ chịu ăn cơm có canh, chẳng bao giờ chịu ăn rau.
 
Tại sao lại “chẳng bao giờ? “ Cái gì cũng phải tập, con nít mà. Bà già này còn dạy được cả má nó, huống gì nó. Mẹ túi bụi đi làm, để cho bà ngoại ngồi xe lăn trông chừng, hễ cháu khóc là quăng cho cục kẹo. Không có bánh kẹo bày ra trước mắt, lấy gì đòi? 

Nhà khác để ông ngoại trông cầm cự cho tới khi cha mẹ cháu về. Ông chở cháu đi vòng vòng mua thuốc lá, vé số, tiện thể mua cho cháu những chai nước có màu xanh đỏ tím vàng, uống cho tiện, kèm theo một gói fastfood. Thức ăn hàng ngày của cháu là French fries, gà chiên, pizza. Ăn no rồi cháu lăn ra ngủ, mẹ làm nails tới 10 giờ đêm mới về, thế là yên chí. Ăn quen fastfood, tới khi có giỗ chạp, tiệc tùng, thức ăn nấu ở nhà, cháu không chịu ăn. 

Chỉ mấy tháng bà vú giữ, mọi thói hư tật xấu biến mất. Không có bánh kẹo, chỉ có trái cây, sữa, juice, cơm canh. Vậy mà sau 2 năm bà vú giải nghệ, vì đã học xong đi làm. Trở về với cha mẹ, vẫn bổn cũ soạn lại. Bận bù đầu lại mua fast food làm món ăn hàng ngày. Cuối cùng gặp lại, cháu nào cũng ú na ú núc.
 
Ma mới làm thợ mà cứ “ló đuôi “ thầy. Chẳng qua đọc được tiếng Anh, nhưng nghe chưa quen, chỉ loạng quạng lúc đầu thôi. Sau một thời gian ngắn có nhiều người rỉ tai nhau, mang giấy tờ tới nhờ ma mới đọc giùm, vì hoàn toàn miễn phí.
 
Lúc đó người Việt cũng bắt đầu đông, không phải như trước kia chỉ có vài chục người. Mất nước gần 5 thập niên, ma cũ nhất là những người thoát được vào giờ thứ 25. Tới giai đoạn thuyền nhân rất nhiều người trong số đó sống ở ven biển ít học, may mắn đi được. Tới khi định cư nơi không có người Việt, họ gặp nhiều trở ngại. Tôi tới năm 94, họ nói 15 năm trước, ở đây chỉ có 5 gia đình người Việt. Lúc đó ma cũ là những người giỏi tiếng Anh, bắt nạt ma mới, chỉ nhờ điền một trang giấy khi xin thẻ xanh, nhưng “chặt đẹp” mỗi người phải trả 50$ tiền mặt, gia đình bao nhiêu người cứ việc nhân lên.
 
Có trường hợp giúp mua nhà còn “rùng rợn” hơn. Người mua không biết chữ, vì cùng là đồng hương nên nói sao nghe vậy. Có được căn nhà mừng rối rít, trả ơn trả huệ. Nhà chưa trả xong nên ngân hàng thu luôn cả tiền thuế nhà (property tax) và nợ ngân hàng. Người mua chỉ biết mỗi tháng trả đúng số tiền qui định, không hề biết chi tiết. Bí mật chỉ lộ ra khi nhờ tôi làm giấy tờ cho con đi học mẫu giáo. Sau khi đưa bằng khoán căn nhà (Deed), họ còn đưa cho tôi xem toàn bộ hồ sơ mua bán nhà. Khi tôi đọc cho họ nghe tiền down chỉ có 5%, người vợ ôm mặt khóc mếu máo nói đưa đủ 20%. Dĩ nhiên họ không hề biết phải trả thêm PMI (pre mortgage insurance) cho tới khi trả đủ 20% mới xoá.
 
Nghĩ mình may mắn vì được chính phủ giúp đỡ ban đầu, nên tôi cũng không hề phiền hà bị ép giá khi giữ trẻ, miễn có thêm chút đỉnh để cầm cự lúc ban đầu. Giữ trẻ chỉ tạm thời “chữa cháy“, nên tôi không ganh ghét với họ, mà còn tội nghiệp cảnh “vặt đầu cá vá đầu tôm“ quay cuồng trong sinh kế. 

Cha mẹ của những đứa trẻ tôi giữ đều kiếm sống bằng những nghề lao động. Dần dần cũng có người trở thành chủ tiệm ăn, tiệm nails, tiệm giặt. Hầu như các tiệm có chủ người Việt mở cửa suốt tuần, vì tiền thuê tiệm trả đủ 30 ngày/ tháng. Phải ráng cày để bù đắp mọi chi phí. Luật qui định 13 tuổi trẻ em mới được ở nhà không có người lớn giám sát. Nhưng rất nhiều trẻ em chỉ chừng 7 hay 8 tuổi mỗi sáng đã tự lên xe bus tới trường, khi về cũng tự về nhà. Cha mẹ còn bận trông nom cửa tiệm, về nhà rất khuya, lúc đó con đã đi ngủ.
 
Con học hành ra sao cũng chẳng biết. Cứ mỗi năm lên lớp, hết trung học cũng có tờ chứng nhận học xong. Tuổi thiếu niên (teen) là tuổi “nguy hiểm” nhất, rất cần sự quan tâm của cha mẹ. Nhưng họ lại thở phào coi như nhẹ gánh. Con gái dính bầu, con trai  vướng ma túy. Tôi sửng sốt khi nghe tin con bé ngày xưa tôi giữ, khóc nhèo nhẹo cả ngày, sắp sửa sanh mà bà mẹ không hề hay biết.
 
Cuộc sống nơi xứ người chỉ khó khăn lúc ban đầu. Nếu cha mẹ làm ít lương, ngoài tiền học miễn phí từ mẫu giáo tới hết lớp 12, chính phủ còn cho thêm tiền ăn trưa, đi học thì có xe bus đưa đón.
 
Mọi người thường nhìn “nghề“ ở xứ tạm dung làm “ tiêu chuẩn” đánh giá. Nha sĩ thứ thiệt, khi em bảo lãnh qua theo diện chị em (12 năm) đã khá lớn tuổi, nên đành đi làm nails. Cô giáo từng là giám khảo chấm giáo viên dạy giỏi, qua Mỹ một nách hai con nhỏ và ông chồng già tù tội, đành ở nhà giữ trẻ, tối đi học tóc. Ông cựu tù đi học sửa xe, chấp nhận đổi “một lấy hai (Master)“ bị người ta khi dễ, coi thường. Không thể đi học lại đại học, thì làm thợ, nhưng hai con sẽ ăn học nên người, đó là  đổi “một lấy hai“.
 
“Don't judge the man by his looks.” Ma mới là người không có lực mà cũng chẳng có thế, nên bà nha sĩ và bà cô giáo ráng “nín thở qua sông“ cho hết cơn bỉ cực. Ép giá cũng chẳng khác chi lường gạt. Bớt xén những đồng tiền nhỏ nhoi của người đang gặp khó khăn, tức là đang tự hạ giá trị của mình đó. Đừng quên chẳng có gì giấu mãi dưới ánh sáng mặt trời.
 
Lại thị Mơ

Ý kiến bạn đọc
18/07/202411:46:15
Khách
Ðáng tiếc là có một số nguời thích chèn ép lợi dụng nguời mới đến định cư thay vì giúp đỡ nguời lâm nạn lỡ buớc làm phuớc. Tuy nhiên không phải ai cũng vậy. Hồi tôi mới đến Mỹ có chị Vân nguời đã định cư ở Mỹ từ truớc 1975 tuy không phải là nguời bảo trợ nhưng trong nhà nuôi sinh viên cũ và mới đến định cư đi học đại học hay đi làm không lấy tiền. Tôi vẫn nhớ ơn chị Vân đã có lòng từ thiện cho tạm trú trong những ngày đầu bơ vơ. Lịch sử tị nạn sẽ tái diễn sau khi Trump đắc cử và ép buộc Ukraine phải chấp nhận cho quân Nga đóng quân trên lãnh thổ Ukraine để rồi bị tiêu diệt chỉ vì Trump muốn dành tiền để bảo vệ Do Thái, y hệt như Kissinger đã làm với Nam VN qua HÐ Paris 1973. Ðúng là thiên mệnh.Nguời ám sát hụt Trump không sửa đuợc số phận nuớc Mỹ và thế giới giống như Kinh Kha ngày xưa không sửa đuợc lịch sử nuớc Tàu. Ai biết tuơng lai nuớc Mỹ và thế giới sẽ ra sao?
Năm 1975, Vua Faisal của Saudi Arabia thấy Mỹ tu` chối 300 triệu cho VNCH nên ông muốn cho VNCH muợn 300 triệu để mua vũ khí. Tuy nhiên có lẽ Kissignger và Do Thái muốn VNCH "chết phức cho rồi" giết nguời để lấy của nên vua Faisal bị ám sát. Ðúng là vận số 20 triệu nguời miền Nam bị bỏ đói 20 năm và triệu nguời bị tù tội, chết trên biển, chết trong tù, và gần 3 triệu nguời phải bỏ nhà cửa tài sản ra đi nên vua Faisal bị ám sát.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 411,120
Trong xã hội, từ thuở dựng nước, tiền nhân đã đặt người làm thầy vào vị trí rất cao trọng, chỉ sau vua, trong thứ tự Quân Sư Phụ. Với tôi, người làm thầy mang một thiên chức cao cả, vì người làm thầy có thể giúp định hình tương lai cho nhiều thế hệ tiếp nối. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có thân mẫu là người cả đời chỉ biết đến phấn trắng, bảng đen, có thân phụ vừa là sĩ quan quân đội vừa là huấn luyện viên của Cục Chính Huấn, trực thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nên tình yêu dành cho việc giảng dạy đến với tôi thật tự nhiên, thật nhẹ nhàng....
Hồ sơ bảo lãnh cho gia đình tôi, chú Khải gửi về từ năm 1978, nhưng mãi đến cuối năm 1982, khi ba tôi được thả ra khỏi "trại cải tạo" Vĩnh Phú, thì má tôi mới xúc tiến việc nộp đơn xin xuất cảnh, diện đoàn tụ gia đình. Ở vào thời điểm đó, khi những chuyến bay chính thức rời Sài Gòn đi Mỹ, Pháp, hay Canada hãy còn lác đác như lá mùa thu, thiệt tình mà nói ai trong nhà tôi cũng đều không thấy nhen nhúm một tia hy vọng nào cả. Đi vượt biên tốn năm ba cây vàng cho một đầu người mà còn bị bắt lên bắt xuống, đằng này cả gia đình tôi lại trông mong vào tờ giấy bảo lãnh để được đi chính thức cả nhà, nghe qua như chuyện thần thoại nghìn một đêm lẻ!
Phải chăng khi ta viết về một người chết là ta giúp cho người chết không bị thời gian lãng quên?! Là cho phép người chết sống lại, cho dù trên trang giấy trừu tượng, để cảm nhận người chết đang hiện hữu với ta, gần gũi với ta trong thương nhớ mà đôi khi lúc còn sống ta lại phần nào hững hờ vì không gian và thời gian không cho phép. Tuy chết là hết, nhưng có những cái chết bi hùng, chết “đẹp” đáng ngưỡng mộ. Là những cái chết khác lạ trong đời thường. Như của Harakiri, coup de grâce/phát súng ân huệ ngoài chiến trường, tự vận của những tướng quân hay tự sát tập thể với trái lựu đạn nổ giữa niềm uất hận không muốn buông súng. Nhiều cái chết rất bình thường xẩy ra trong giấc ngủ hay đột ngột do tai nạn, và thường nhất là cái chết do các bệnh nan y, đến từ từ, với nỗi sợ hãi và đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần, cho người bệnh và thân nhân.
Những con vật được nuôi trong nhà, gọi chung là gia cầm thì con chó được loài người thuần hóa sớm nhất từ loài sói xám và được nhắc đến nhiều trong văn học từ cổ chí kim, từ đông sang tây với những từ ngữ ngọt ngào: trung thành, tình nghĩa, khôn ngoan, thân thiện... Nhưng không hiểu tại sao người Việt mình khi giận hờn nhau thường đem con chó ra chửi: “đồ chó,” “cái mặt chó,” “cái đồ chó đẻ!”. Lúc bực bội những chuyện ngoài đường, về nhà con chó chạy ra ngoắc đuôi mừng rỡ, ông chủ lại cho nó một đá cho hả giận… mặc dù nó chẳng có tội tình gì - nó cúp đuôi, tiu nghỉu chạy trốn - chẳng hiểu tại sao (?). Trong nhà vợ chồng cãi nhau, chó là con vật đầu tiên bị mang tai họa. Vì không biết làm sao cho bớt ấm ức, bèn đá con chó, chửi con mèo… Bởi thế, mới có thành ngữ “mắng chó chửi mèo” hay “chỉ chó mắng mèo” là vậy. Thật khốn khổ cho cuộc đời con chó!
Bạn bè rủ đi “Cruise” gần nửa tháng qua ba thành phố của tiểu bang Alaska và Canada. Tôi cảm thấy ông xã không được khỏe và bản thân mình cũng vậy, nên đang còn lưỡng lự. Nhưng L (ông xã) thúc giục tôi cố gắng chuyến này bởi khó có cơ hội đi cùng với bạn bè, còn ông thì không thích đi du lịch. Hèn gì mấy năm trước hai người đến bưu điện làm thẻ passport, ông nhất định không chịu làm nhưng lại thúc giục tôi tiến hành.
Hắn mỉm cười một mình. Hắn vừa nghĩ tới hai chữ “vu vơ” mà một tác giả dùng làm tựa đề cho loạt bài viết về văn chương trong một website văn học có uy tín. Lý do là vì hắn cũng đang vu vơ về việc viết văn. Bản thân hắn không quan trọng nên những gì thuộc về hắn cũng không quan trọng. Tất cả chỉ là...vu vơ.
Lần đó gia đình chúng tôi bay qua Texas để dự lễ ra trường High School của Kevin, thằng cháu, con trai út của ông anh Tư. Đại gia đình đi thành một phái đoàn, kéo đến hội trường của trường học, nhìn đám trẻ tưng bừng nhốn nháo, hớn hở vui cười, gọi tên nhau í ới, lòng tôi cũng vui theo. Chương trình bắt đầu, cả hội trường im phăng phắc, sau các thủ tục ban đầu, các bài phát biểu của các thầy cô giáo, hiệu trưởng, là phần phát biểu cảm tưởng của người thủ khoa, valedictorian. Đó là một cậu bé Mỹ da trắng, cao ráo, khuôn mặt sáng sủa, có nụ cười thật dễ mến...
Hồi mới qua Mỹ, tiếng Mỹ dở ẹt mà Bách cũng lấy được bằng lái xe hơi trong vòng ba tuần từ ngày đặt chân xứ này. Tuần đầu lo thủ tục giấy tờ thẻ an sinh, thẻ căn cước. Tuần thứ hai đậu viết, tuần thứ ba đậu lái. Nhanh thần tốc. Thế mà sau 30 năm ở Mỹ, hắn phải thi viết hai lần, thi lái bốn lần mới đậu bằng lái xe mô-tô 1.000 phân khối Harley-Davidson. “Anh mướn cái mô-tô nhỏ 300 cc thôi cho dễ thi. Có $20 một ngày à,” người giám thị DMV vừa khuyên vừa an ủi hắn. “Hoặc anh vào trường học có $400 đô một khoá ba tuần rồi thi ở đó luôn cho dễ.” “Thank you chị nhưng đậu bằng xe nhỏ rồi chạy xe lớn chỉ có chết sớm. Tôi sẽ thi lại cho đến khi đậu.”...
Ông bà có cả thảy 9 người con. Không may, anh Tư và anh Tám mất sớm. Chị Bảy lúc nhỏ, hay bị giật kinh phong. Càng ngày, biến chứng càng trầm trọng, trở thành thần kinh, phải cho vào bệnh viện tâm thần. Cũng may, những người con còn lại đều thành đạt, nên ông bà cũng được an ủi, và đỡ cảm thấy bứt rứt khi nghe miệng đời dèm pha: “Nhà đó chắc thất đức lắm, nên con cái mới bị vậy.”
Tôi chẳng rõ hình ảnh chiếc Xích Lô len vào tâm trí tự hồi nào; lại khiến lòng tôi xao xuyến trong lần đầu nhìn loại xe đạp ba bánh này trưng bày bên ngoài một cửa hàng chuyên bán nước mía, trong khu thương mại khá sầm uất tại Little Saigon quận Cam, sau bao năm sống xa đất nước. Sau này tôi thấy ở nhiều nơi khác nữa, như ở khu mua sắm Hong Kong, trên đường Bellaire, tên Việt là đại lộ Saigon bên Houston Texas. Nơi đây có tới hai chiếc Xích Lô đặt trang trọng trước một siêu thị thật lớn, người đi qua đi lại thường dừng bước nhìn ngắm, hay chụp vài tấm ảnh. Rồi còn bao nhiêu chiếc Xích Lô sáng loáng, nhỏ nhắn xinh xinh được trưng bày ngày một nhiều thêm nơi phòng khách trong các ngôi nhà bạn hữu tôi từng có dịp ghé thăm. Tôi cảm thấy Xích Lô giống một thứ gì thân thương của người Việt Nam như lũy tre làng, con trâu, luống cày, chiếc xuồng ba lá,…
Nhạc sĩ Cung Tiến