Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Ma Cũ Ma Mới

16/07/202402:20:00(Xem: 2096)

 

Giai Danh Du vvnm12122023
TG Lại Thị Mơ (người thứ hai từ phải) nhận giải Danh Dự VVNM 2023

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải Đặc Biệt năm thứ mười tám và giải Danh Dự năm 2023. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Bài viết dưới đây là vài nét tản mạn về đời sống người Việt khi mới định cư nơi xứ người.
 
*
 
Đồng hương đồng xóm đồng làng
Đồng nào cũng chẳng to hơn đồng tiền.
 
Vì quê nhà đổi chủ, nên bà con mới phải lưu lạc xứ người. Ma cũ là người qua trước. Ma mới là người đến sau, “trâu chậm uống nước đục “.
 
Những người may mắn thoát được trước ngày tan hàng, đã ổn định đời sống từ lâu. Kế đến là những thuyền nhân vượt biên sớm. Còn người kẹt trong các trại tù cải tạo mới được qua sau này, hầu hết toàn con cháu bà Cả đọi, được chính phủ Mỹ cho qua theo diện tị nạn, đa số đều lớn tuổi, tiền bạc eo hẹp. Bởi vậy khi có người lân la hỏi thăm có nhận giữ trẻ không? Họ sẽ trả tiền mặt. Tôi như chết đuối vớ được ván.
 
Tôi nào có biết giữ trẻ là nghề “rất hiếm “, dễ gì kiếm ra, vì chẳng ai thèm làm. Lúc đó tiền giữ một đứa trẻ là 75 đồng/ tuần, bắt buộc phải trả nguyên tuần, tôi là “ma mới” không hề biết. Ngơ ngơ ngác ngác mới qua theo diện tị nạn, được chính phủ giúp chút đỉnh tạm thời để ổn định đời sống. Buổi tối học nghề, ban ngày giữ trẻ kiếm được đồng nào hay đồng nấy. Ma cũ là những người qua trước chắc cũng qua cảnh này, nên rành sáu câu, “ép giá” chỉ trả 10 đồng/ ngày, giữ ngày nào trả ngày đó. Giống y như tiền “bố thí”.
 
Người nọ rỉ tai người kia: Bà này giữ tốt lắm. Thế là họ bỏ mối cũ (mắc) mang cho tôi giữ 8 đứa con nít, “ngày đực ngày cái “, không có gì bảo đảm có đủ 8 đứa mỗi ngày. Tiền “bố thí “ hay tiền cho ăn mày, cũng không khác nhau mấy. Theo như “giao ước“ cha mẹ mang thức ăn tới, nhưng chỉ được vài hôm lúc đầu. Sau đó vì “bà này tốt quá “, thế là sau khi ôm đứa trẻ vô cửa, họ quăng cái vèo một gói popcorn, hay một gói nui khô (macaroni and cheese), một lọ baby food nhỏ xíu cho một đứa trẻ 2 tuổi ăn nguyên ngày.
 
Dù sao cũng phải nấu ăn cho hai thằng con. Mà thức ăn ở Mỹ rẻ rề. Chẳng lẽ cho con bé xíu chưa đủ răng ăn bắp nổ trừ cơm. Ngày xưa mẹ vẫn nói “thương con người thì mới mát con mình “, thương người như thể thương thân. Thế là sau mấy tháng đứa nào đứa nấy tròn quay, ngoan ngoãn nghe lời răm rắp.
 
Khi mẹ hay ông ngoại tới đón, ai cũng tròn mắt ngạc nhiên khi thấy con cháu ngồi ngay ngắn chung quanh bàn ăn, trước mặt là chén cơm có canh nóng đàng hoàng. Đứa biết múc thì tự ăn, đứa chưa biết thì bà vú đút, dỗ dành cho tới khi chén nào cũng không còn một hột.
 
- Trời ơi! Ở nhà nó toàn ăn kẹo. Chẳng bao giờ chịu ăn cơm có canh, chẳng bao giờ chịu ăn rau.
 
Tại sao lại “chẳng bao giờ? “ Cái gì cũng phải tập, con nít mà. Bà già này còn dạy được cả má nó, huống gì nó. Mẹ túi bụi đi làm, để cho bà ngoại ngồi xe lăn trông chừng, hễ cháu khóc là quăng cho cục kẹo. Không có bánh kẹo bày ra trước mắt, lấy gì đòi? 

Nhà khác để ông ngoại trông cầm cự cho tới khi cha mẹ cháu về. Ông chở cháu đi vòng vòng mua thuốc lá, vé số, tiện thể mua cho cháu những chai nước có màu xanh đỏ tím vàng, uống cho tiện, kèm theo một gói fastfood. Thức ăn hàng ngày của cháu là French fries, gà chiên, pizza. Ăn no rồi cháu lăn ra ngủ, mẹ làm nails tới 10 giờ đêm mới về, thế là yên chí. Ăn quen fastfood, tới khi có giỗ chạp, tiệc tùng, thức ăn nấu ở nhà, cháu không chịu ăn. 

Chỉ mấy tháng bà vú giữ, mọi thói hư tật xấu biến mất. Không có bánh kẹo, chỉ có trái cây, sữa, juice, cơm canh. Vậy mà sau 2 năm bà vú giải nghệ, vì đã học xong đi làm. Trở về với cha mẹ, vẫn bổn cũ soạn lại. Bận bù đầu lại mua fast food làm món ăn hàng ngày. Cuối cùng gặp lại, cháu nào cũng ú na ú núc.
 
Ma mới làm thợ mà cứ “ló đuôi “ thầy. Chẳng qua đọc được tiếng Anh, nhưng nghe chưa quen, chỉ loạng quạng lúc đầu thôi. Sau một thời gian ngắn có nhiều người rỉ tai nhau, mang giấy tờ tới nhờ ma mới đọc giùm, vì hoàn toàn miễn phí.
 
Lúc đó người Việt cũng bắt đầu đông, không phải như trước kia chỉ có vài chục người. Mất nước gần 5 thập niên, ma cũ nhất là những người thoát được vào giờ thứ 25. Tới giai đoạn thuyền nhân rất nhiều người trong số đó sống ở ven biển ít học, may mắn đi được. Tới khi định cư nơi không có người Việt, họ gặp nhiều trở ngại. Tôi tới năm 94, họ nói 15 năm trước, ở đây chỉ có 5 gia đình người Việt. Lúc đó ma cũ là những người giỏi tiếng Anh, bắt nạt ma mới, chỉ nhờ điền một trang giấy khi xin thẻ xanh, nhưng “chặt đẹp” mỗi người phải trả 50$ tiền mặt, gia đình bao nhiêu người cứ việc nhân lên.
 
Có trường hợp giúp mua nhà còn “rùng rợn” hơn. Người mua không biết chữ, vì cùng là đồng hương nên nói sao nghe vậy. Có được căn nhà mừng rối rít, trả ơn trả huệ. Nhà chưa trả xong nên ngân hàng thu luôn cả tiền thuế nhà (property tax) và nợ ngân hàng. Người mua chỉ biết mỗi tháng trả đúng số tiền qui định, không hề biết chi tiết. Bí mật chỉ lộ ra khi nhờ tôi làm giấy tờ cho con đi học mẫu giáo. Sau khi đưa bằng khoán căn nhà (Deed), họ còn đưa cho tôi xem toàn bộ hồ sơ mua bán nhà. Khi tôi đọc cho họ nghe tiền down chỉ có 5%, người vợ ôm mặt khóc mếu máo nói đưa đủ 20%. Dĩ nhiên họ không hề biết phải trả thêm PMI (pre mortgage insurance) cho tới khi trả đủ 20% mới xoá.
 
Nghĩ mình may mắn vì được chính phủ giúp đỡ ban đầu, nên tôi cũng không hề phiền hà bị ép giá khi giữ trẻ, miễn có thêm chút đỉnh để cầm cự lúc ban đầu. Giữ trẻ chỉ tạm thời “chữa cháy“, nên tôi không ganh ghét với họ, mà còn tội nghiệp cảnh “vặt đầu cá vá đầu tôm“ quay cuồng trong sinh kế. 

Cha mẹ của những đứa trẻ tôi giữ đều kiếm sống bằng những nghề lao động. Dần dần cũng có người trở thành chủ tiệm ăn, tiệm nails, tiệm giặt. Hầu như các tiệm có chủ người Việt mở cửa suốt tuần, vì tiền thuê tiệm trả đủ 30 ngày/ tháng. Phải ráng cày để bù đắp mọi chi phí. Luật qui định 13 tuổi trẻ em mới được ở nhà không có người lớn giám sát. Nhưng rất nhiều trẻ em chỉ chừng 7 hay 8 tuổi mỗi sáng đã tự lên xe bus tới trường, khi về cũng tự về nhà. Cha mẹ còn bận trông nom cửa tiệm, về nhà rất khuya, lúc đó con đã đi ngủ.
 
Con học hành ra sao cũng chẳng biết. Cứ mỗi năm lên lớp, hết trung học cũng có tờ chứng nhận học xong. Tuổi thiếu niên (teen) là tuổi “nguy hiểm” nhất, rất cần sự quan tâm của cha mẹ. Nhưng họ lại thở phào coi như nhẹ gánh. Con gái dính bầu, con trai  vướng ma túy. Tôi sửng sốt khi nghe tin con bé ngày xưa tôi giữ, khóc nhèo nhẹo cả ngày, sắp sửa sanh mà bà mẹ không hề hay biết.
 
Cuộc sống nơi xứ người chỉ khó khăn lúc ban đầu. Nếu cha mẹ làm ít lương, ngoài tiền học miễn phí từ mẫu giáo tới hết lớp 12, chính phủ còn cho thêm tiền ăn trưa, đi học thì có xe bus đưa đón.
 
Mọi người thường nhìn “nghề“ ở xứ tạm dung làm “ tiêu chuẩn” đánh giá. Nha sĩ thứ thiệt, khi em bảo lãnh qua theo diện chị em (12 năm) đã khá lớn tuổi, nên đành đi làm nails. Cô giáo từng là giám khảo chấm giáo viên dạy giỏi, qua Mỹ một nách hai con nhỏ và ông chồng già tù tội, đành ở nhà giữ trẻ, tối đi học tóc. Ông cựu tù đi học sửa xe, chấp nhận đổi “một lấy hai (Master)“ bị người ta khi dễ, coi thường. Không thể đi học lại đại học, thì làm thợ, nhưng hai con sẽ ăn học nên người, đó là  đổi “một lấy hai“.
 
“Don't judge the man by his looks.” Ma mới là người không có lực mà cũng chẳng có thế, nên bà nha sĩ và bà cô giáo ráng “nín thở qua sông“ cho hết cơn bỉ cực. Ép giá cũng chẳng khác chi lường gạt. Bớt xén những đồng tiền nhỏ nhoi của người đang gặp khó khăn, tức là đang tự hạ giá trị của mình đó. Đừng quên chẳng có gì giấu mãi dưới ánh sáng mặt trời.
 
Lại thị Mơ

Ý kiến bạn đọc
18/07/202411:46:15
Khách
Ðáng tiếc là có một số nguời thích chèn ép lợi dụng nguời mới đến định cư thay vì giúp đỡ nguời lâm nạn lỡ buớc làm phuớc. Tuy nhiên không phải ai cũng vậy. Hồi tôi mới đến Mỹ có chị Vân nguời đã định cư ở Mỹ từ truớc 1975 tuy không phải là nguời bảo trợ nhưng trong nhà nuôi sinh viên cũ và mới đến định cư đi học đại học hay đi làm không lấy tiền. Tôi vẫn nhớ ơn chị Vân đã có lòng từ thiện cho tạm trú trong những ngày đầu bơ vơ. Lịch sử tị nạn sẽ tái diễn sau khi Trump đắc cử và ép buộc Ukraine phải chấp nhận cho quân Nga đóng quân trên lãnh thổ Ukraine để rồi bị tiêu diệt chỉ vì Trump muốn dành tiền để bảo vệ Do Thái, y hệt như Kissinger đã làm với Nam VN qua HÐ Paris 1973. Ðúng là thiên mệnh.Nguời ám sát hụt Trump không sửa đuợc số phận nuớc Mỹ và thế giới giống như Kinh Kha ngày xưa không sửa đuợc lịch sử nuớc Tàu. Ai biết tuơng lai nuớc Mỹ và thế giới sẽ ra sao?
Năm 1975, Vua Faisal của Saudi Arabia thấy Mỹ tu` chối 300 triệu cho VNCH nên ông muốn cho VNCH muợn 300 triệu để mua vũ khí. Tuy nhiên có lẽ Kissignger và Do Thái muốn VNCH "chết phức cho rồi" giết nguời để lấy của nên vua Faisal bị ám sát. Ðúng là vận số 20 triệu nguời miền Nam bị bỏ đói 20 năm và triệu nguời bị tù tội, chết trên biển, chết trong tù, và gần 3 triệu nguời phải bỏ nhà cửa tài sản ra đi nên vua Faisal bị ám sát.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 272,396
22/08/202405:00:00
... Nơi chúng tôi đặt chân đến nước Mỹ là Sacramento, California, nhà của ông anh, với nhiều ngỡ ngàng mới lạ. Thuở đó Sacramento đất rộng người thưa. Nhiều hôm tôi ra trước nhà, nhìn tới nhìn lui không thấy bóng người qua lại; tôi ngồi bệt xuống đường đi bộ cho đỡ mỏi chân. Nhiều người nhìn tôi nói, sao mà giống y như "homeless", nếu tôi có thêm một vài bao bị kề bên. Nhiều đêm, giật mình tỉnh giấc tôi ngỡ mình đang ở Việt Nam. Một thời gian ngắn, chúng tôi xuôi Nam xuống Los Angeles... rồi đến Florida. Vì cuộc mưu sinh, tôi đi nhiều nơi, viếng nhiều chỗ nhưng chưa có dịp trở lại nơi đầu tiên đến Mỹ với nhiều kỷ niệm...
20/08/202405:00:00
Tôi có thói quen thích đi chợ trời. Mỗi cuối tuần ấn định hai ngày thứ Bảy và Chúa Nhật, chưa kể ngày lễ, tôi rất háo hức mong trời mau sáng để đi chợ trời. Một người bạn ở Mỹ lâu năm chê: - Tao không biết chợ trời có gì hấp dẫn mà lôi cuốn mày đến đó u mê như một tên nghiện? - Ậy, điều sung sướng mày sao biết được, “Flea market-Chợ trời” mua được nhiều đồ vật lạ, các đồ cổ mày không thể nào mày thấy trong cửa hàng. Không đi mày làm sao cảm hứng thú vị được như tao....
16/08/202400:00:00
Để cục pin mới vô, chỉnh lại, cái đồng hồ tik tok tik tok đều đặn. Lần đầu gặp nhau, khi Cô Ba đi làm về. Dựng chiếc Yamaha Dame màu xanh cây trong sân, bước vô cửa, thấy anh ngồi trong phòng khách đang nói chuyện với anh rể. Phép lịch sự, gật đầu chào một cái rồi te te thẳng vô phòng trong, thay đồ. Thời gian đó cô không ưa gì người Mỹ. Sau đó thì anh tới nhà gặp anh rể, gần như mỗi buổi chiều, có khi còn cầm bó bông Lay-ơn màu đỏ, đưa tặng cô, mà không nói tiếng nào. Ngó những cành bông đã nở bung ra, không còn cái nụ chúm chím nào hết mà thấy mắc cười. Má cô nói -Chàng Mỹ thiệt thà bị mấy cô bán bông trong mấy cái ki-ốt dụ bán những bó bông sắp sửa tàn rồi
15/08/202405:00:00
Tôi là một đứa con gái được sinh ra đời dưới một vì sao… xẹt. Thật tình mà nói, bây giờ nhìn lại, tôi không biết mình là ngôi sao tốt hay xấu nên tôi gọi nó là “sao xẹt” cho rồi. Tôi “xẹt” vào bụng mẹ lúc nào thì không biết, chỉ biết hơn chín tháng sau tôi xẹt ra ngoài giữa cơn hỗn loạn binh đao của đất nước. Quê hương tôi đó! Hình cong như chữ S với hơn 4000 năm Văn Hiến đang giẫy giụa hấp hối để bước sang một trang sử mới. Một trang sử đã chia cách mẹ cha tôi mỗi người một phương. Một trang sử đã biến đổi và cuốn hút mẹ cha vào cơn lốc xoáy cuộc đời nói riêng, mà giờ phút đó không ai có thể làm chủ cuộc đời mình được. Một trang sử hãi hùng nói chung đã làm quê hương tôi sụp đổ, đồng bào tôi nước mất nhà tan, kẻ sống còn phải lưu linh lưu địa khắp năm châu. Người kẹt lại chịu tù đày khổ ải bởi sự “khoan hồng độ lượng” của cách mạng như lời “nhà nước” ta hằng tuyên bố thời bấy giờ...
14/08/202405:00:00
Tiếng bánh xe máy bay chạm đất làm tôi bừng tỉnh. Thế là chuyến bay dài như trắc ẩn trong lòng mấy mươi năm xa đã về đến quê nhà, trắc ẩn trong lòng về chuyện My chưa hề nguôi sau nhiều năm không gặp, nhiều năm muốn quên nhưng lòng lại nhớ My hơn… Đã đến lúc phải đối mặt với thực tế. Kẻ trốn chạy tay không nên ngày về cũng không hành lý, chỉ phải chờ mọi người lần lượt xuống máy bay là văn minh học được ở xứ người. Vừa bước ra khỏi máy bay đã nghe mùi áp bức, khó thở, sôi máu vì thiếu tự do… Nhưng mặc kệ mùi quê cũ mang theo đã mấy chục năm ra đi vẫn nguyên vẹn trở về...
13/08/202400:09:00
" ... Con đang đi làm lắp ráp đồ điện tử ban ngày, còn ban đêm đi học thêm Anh Văn để mai mốt có cơ hội đi học lại. Mấy đứa Mỹ làm chung mỗi lần kêu tên con, tụi nó cứ kêu lơ lớ, đứa thì Muối, đứa thì Muỗi, nghe vừa tức cười mà cũng dễ giận nữa. Không hiểu tại sao con thèm được nghe ai gọi tên mình cho thiệt là đúng. Hồi xưa còn ở bên nhà con cứ mặc cảm với cái tên mộc mạc của mình, bây giờ nghĩ lại thấy trẻ con quá phải không má? Tại hồi đó sống gần gia đình, có sự thương yêu đùm bọc của ba má, rồi sinh tật đòi hỏi cái này cái khác. Chứ như bây giờ, nếu phải mang cái tên nào quê mùa cục mịch hơn cái tên Mùi của con, mà được ở gần ba má với mấy em, con cũng chịu liền một khi ..."
09/08/202400:02:00
Tháng Sáu mùa tươi vui của khung cảnh hạ, không còn những cơn mưa và khí hậu lạnh rét run nữa. Trời trong sáng, nắng rực rỡ sắc hồng, cây cối xanh tươi, các loài hoa thi nhau khoe đủ sắc màu, nhất là những đóa quỳnh hồng, vàng nở tuyệt đẹp. Từ đầu tháng đến giờ tôi đi dự nhiều buổi lễ và sinh hoạt trong cộng đồng. Trước tiên là “Mừng Ngày Truyền Thống Cảnh Sát Quốc Gia 1 tháng 6”, kế tiếp “Đại Hội Thiết Giáp QLVNCH”, “Lễ Father’s Day” do hội Phụ nữ Bắc Cali tổ chức phối hợp cùng các anh lính Thủ Đức trong nhóm “Cà Phê Lính”.
08/08/202411:48:00
Anh bạn tinh ý đoán biết suy nghĩ của tôi, cười và bảo: “Trường học bên Mỹ này, ngoài thầy giáo, còn có nhiều công việc phục vụ cho học sinh chứ không như ở Việt Nam mình, chỉ có một ông phu trường lo quét dọn, trông coi tổng quát và chuyên rình bắt học trò leo rào trốn học.” “Vậy những công việc cụ thể như thế nào?” “Như đứng cầm bảng chỉ dẫn cho học sinh qua đường giống như cảnh sát giao thông, phục vụ bữa ăn trưa cho học sinh, làm tạp dịch như lau sàn nhà, dọn dẹp nhà vệ sinh, coi an ninh tổng quát, làm tài xế xe bus hay phụ tài xế giúp các học sinh khuyết tật lên xuống xe bus, làm công việc bảo trì như thay bóng đèn, sửa lại cái bàn, cái ghế không cần tay nghề cao - ai làm cũng được.” Sau khi nêu lên một số công việc, ông bạn gợi ý: “Công việc thì nhiều, nhưng xem ra chỉ có việc phụ tài xế xe bus, tiếng Anh gọi Bus Attendant là thích hợp với tuổi già - vừa dạo mát xem hoa, vừa kiếm tí tiền, lại có thêm cái bảo hiểm sức khỏe của nhà nước tốt số một...
06/08/202406:00:00
rên bàn thờ cúng 12 bà mụ đầy tháng thằng cu Tí, mẹ tôi bầy nào xôi gấc, chè hương, bánh ga-tô, mâm trái cây ngũ quả, hoa lan tươi thắm, những ly nước nhỏ, nhang đèn nghi ngút khói, hai đĩa thịt vịt đầy ắp để trên một bàn khác để cho khách dùng bữa, còn trên bàn thờ chỉ bầy đồ chay cúng cho các bà mụ, tránh sát sinh cho cuộc sống bắt đầu của cháu được nhẹ nhàng. Chỉ một chớp mắt cu Tý đã được một tháng tuổi, cứng cáp hơn một chút, tiếng khóc to, rõ hơn và có vẻ biết mè nheo hơn. Cho con bú xong, vỗ nhẹ lưng cho tiêu, đặt con nằm vào giường của nó; nhìn nó ngon giấc, làm tôi nhớ lại những tháng ngày chật vật, chỉ mới cách đây một năm thôi, tôi rùng mình hồi tưởng, tưởng chừng đã không có sự hiện hữu của sinh linh bé nhỏ yêu quý của ngày hôm nay...
02/08/202400:00:00
Chỉ một mình tôi sinh sống ở Canada, trong khi tất cả gia đình, họ hàng đều ở bên Mỹ, nên gia đình nhỏ của tôi hầu như hàng năm phải bay qua xứ Cờ Hoa để thăm “nhà” và du lịch các nơi của 50 tiểu bang Mỹ Quốc. Tuy nhiên, trong khi nhiều tiểu bang chúng tôi ghé nhiều lần, riêng Hawaii sau vài dự định rồi bị hủy bỏ vì nhiều lý do, mãi mùa hè năm ngoái, chúng tôi mới có dịp đầu tiên đặt chân đến hòn đảo xinh đẹp này. Trước khi đi, con gái và thằng rể đã mày mò tìm hiểu trên Googles và có ý định thám hiểm cảnh thiên nhiên hoang sơ của Maui, nhưng vợ chồng tôi và mấy người em bên chồng đồng góp ý