Hôm nay,  

lòng trắc ẩn …

3/23/202400:11:00(View: 3206)
phan
 Tác giả Phan phát biểu tại Lễ Trao Giải VVNM 2018.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. 

***
 
Đã bao giờ bạn cầu nguyện một điều gì chưa? Hầu như trong chúng ta, ai cũng đã từng chắp tay cầu nguyện một điều gì vì lòng trắc ẩn khi nhìn cảnh hoang tàn đổ nát ở dải Gaza, vạn gia đình bồng bế nhau chạy giặc, những nấm mộ ven đường gợi nhớ quê xưa. Bạn thầm cầu nguyện bình an cho những người khốn khổ được trở về nhà. Tôi nhìn những người lính trẻ dưới giao thông hào tuyết đá lầy lội của trận chiến đang cam go giữa Ukraine và Nga, tôi nhớ chiến tranh ở quê nhà nên thầm cầu nguyện ơn trên che chở cho những người lính vì họ còn quá trẻ. Bạn cầu nguyện cho những người không quen biết đang bị động đất ở đâu đó trên địa cầu được bình an trở về nhà. Tôi cầu nguyện cho cơn sóng thần khủng khiếp tiếp diễn đổ vào hoang đảo, đừng đổ vào những thành phố ven biển đông dân cư, nơi tôi chưa từng nghe hay biết đến địa danh đó trước khi xem tin tức trên tivi… Nhưng đã bao giờ tôi và bạn suy nghĩ về hành vi của mình với những người không quen biết, những nơi chưa từng nghe tên hay đến đó bao giờ.
   
Bạn có biết mỗi ngày trên trái đất có bao nhiêu người đã cầu nguyện cho bạn được bình an? Bạn không biết được, bạn cũng không nhớ hết những lần bạn đã cầu nguyện cho người không quen. Nhưng những người được bạn cầu nguyện cho, họ có được gì không? Và bạn, có được gì không trong mỗi ngày không biết bao nhiêu người đã cầu nguyện cho bạn? Vậy bạn và những người không quen đã cầu nguyện cho nhau - vì lẽ gì? Hầu như dân tộc nào cũng có văn hoá tốt đẹp ở điểm không muốn đồng loại bị khổ đau nên nghe tin bên Thổ Nhĩ Kỳ bị động đất, phản xạ của người Mỹ, người Việt, người mù, kẻ sáng mắt giống nhau là ngước lên trời, Xin Ơn trên…
  
Bạn có thể nghĩ sâu xa theo kiến thức, hiểu biết riêng của bạn về cầu nguyện. Tôi nghĩ đơn giản là lòng trắc ẩn bẩm sinh trong mỗi sinh mệnh đều như nhau, không ai muốn người khác bị khổ đau, bất chấp màu da, tiếng nói. Vậy bẩm sinh là gì? Trong sinh học dễ hiểu như người bị bệnh tim bẩm sinh là chưa chào đời, trái tim thai nhi còn trong bụng mẹ đã có vấn đề. Nhưng bẩm sinh về triết học, thần học là bệnh nhân loại, bệnh thấy người khác khổ đau thì mình cũng cảm thấy khổ đau, không kể màu da, tiếng nói… thấy đứa bé da đen, da trắng không quan trọng, chỉ thấy nó cười như hoa nở khiến ta vui. Ta khổ vì lòng trắc ẩn khi thấy đồng loại hoạn nạn, ta hạnh phúc theo tiếng cười vô ưu của em bé không quen. Hai trạng thái của lòng trắc ẩn đều dẫn đến một hành vi là cầu nguyện. Ta cầu nguyện cho người khổ đau bớt khổ đau, ta cầu nguyện cho nụ cười em bé mãi hạnh phúc trong cuộc đời nó. Thực tế hơn, bạn ăn bữa ăn hè phố rất ngon miệng vì khác không khí trong phòng ăn nhà bạn nên ngon chứ thức ăn chưa chắc ngon bằng bạn tự nấu ở nhà. Bạn ăn bữa ăn hè phố sẽ bớt ngon nếu có quá nhiều trẻ em chờ chực thức ăn thừa từ bạn. Bạn không trở lại quán xá nào đó vì người chủ quán đánh đuổi đám trẻ ăn mày dã man quá… Bạn lại cầu nguyện cho chúng có một nơi nương tựa. Đã bao giờ bạn tự hỏi bạn cầu nguyện cho sự đau lòng đừng tiếp diễn nữa, hay là bạn đối phó với lòng trắc ẩn trong bạn bằng cách cầu nguyện? Bạn có nghĩ, thiện tâm bạn cầu nguyện cho đồng loại được bình an thì đã có nửa phần trong nguyện ước là bình an của bản thân bạn vì lòng trắc ẩn trong bạn sẽ không đánh gục bạn vì ai mà sống nổi với mỗi ngày toàn thấy đau lòng, tang thương. Đi xa hơn chút nữa khỏi lý luận bảo vệ bản thân hay còn gọi là tự vệ, bạn sẽ nhận ra sự phó thác cho ơn trên vì bạn đã lực bất tòng tâm. Điều này khó kiểm chứng vì ai cũng chỉ hiểu được lòng mình thôi nên ai mà biết người kia có đúng là lực bất tòng tâm nên cầu nguyện cho toàn nhân loại.
  
Tôi không dám tranh luận với bạn về cầu nguyện và lòng trắc ẩn, nhưng theo tôi những lời cầu nguyện cho người, cho mình, không ngoài giá trị giảm nhẹ, nếu xua tan được lòng trắc ẩn bên trong càng tốt. Nếu mắt không thấy sự đau lòng thì bạn có cầu nguyện không? Chẳng ai chắp tay xin ơn trên cho động đất, sóng thần, đói nghèo, chiến tranh và dịch bệnh. Tất cả lời cầu nguyện đều mong ơn trên đem những tai ương ấy đi xa và mãi mãi đừng trở lại. Nhưng không có ơn trên nào cho bạn thỏa nguyện được nên những điều đau lòng vẫn tiếp diễn, lòng trắc ẩn của bạn vẫn song hành với khổ đau bất tận của con người. Và vì thế chúng ta có một Đức Phật và lộ trình giải thoát khỏi luân hồi.
  
Tôi không có ý lật đổ niềm tin hay những lời cầu nguyện vì sự tương tác của cầu nguyện và lòng trắc ẩn song hành. Nếu bạn và tôi không có lòng trắc ẩn thì chúng ta đã dám làm bao nhiêu chuyện động trời vì không có lòng trắc ẩn thì sợ gì lòng trắc ẩn hành hạ đến chết chúng ta. Nhưng nếu không có thiện tâm để cầu nguyện cho muôn loài được bình an thì chúng ta bước ra đường là chém giết hết mọi sinh linh cho đến sinh linh cuối cùng mạnh hơn ta, kết liễu đời ta. Không có lòng trắc ẩn khi chứng kiến cảnh đau lòng thì con người đã không ngại gây ra tội ác. Phải chăng cầu nguyện là thuốc an thẩn của lòng trắc ẩn? Cầu nguyện cho người là chữa thương lòng trắc ẩn cho mình, và người cũng thế.
  
Rất khó khi dặn lòng đừng cầu nguyện nữa khi đời sống rất ít người không cần bất cứ sự giúp đỡ nào về vật chất nhưng họ vẫn cầu nguyện cho họ giàu hơn nữa, họ cầu nguyện sự trường thọ để tận hưởng gia tài kếch xù của họ. Người nghèo khổ đến xin chết cũng không được khi không còn đường sống. Tôi đã xem người mẹ, người bà ở dải Gaza ôm những đứa cháu vào lòng và gào lên trước ống kính truyền hình, “Hãy giết chúng tôi đi. Chúng tôi không còn chịu nổi cảnh sống này…” Tôi không bàn đến nguyên do của chiến tranh nổ ra, chỉ đặt giả thuyết. Nếu khủng bố Hamas không tấn công Israel ngày 07 tháng 10 năm 2023 thì Israel không có lý do gì tấn công vào dải Gaza để tiêu diệt Hamas. Nếu những người mang danh thánh chiến có lý trí thì họ đã tiên liệu được sự trả đũa của Israel chứ! Họ thừa biết sự thống khổ không nhà, không lương thực của người dân trên dải Gaza khi chiến tranh nổ ra. Nhưng họ là Hamas, nhân loại không thể thiếu họ để đồng loại biết đường mà phân biệt đức tin và cuồng tín. Ông Lê Nin nói, “Tôn giáo là thuốc phiện của người dân” để ngụy biện cho chủ nghĩa vô thần mà ông ấy tín thác, nhưng câu này đặc biệt đúng với cuồng tín. Trong khi tôi từng đọc được một triết gia người Pháp thế kỷ 17 lại nói, “người ta chỉ hơn nhau một đức tin…”
  

Suy ra con người chỉ khác nhau ở lòng trắc ẩn bao lớn? Nếu không đem hạnh phúc đến được cho người khác thì xin đừng làm khổ họ đã là người có lòng trắc ẩn. Suy ra con người không có ai không cần sự giúp đỡ vì người giàu cũng khóc nói chi người nghèo, người trên vạn người còn khóc thì nói gì vạn người phía dưới. Quyền lực hay giàu có, nghèo hèn với vô danh trước mắt Thượng đế là bằng nhau, hơn nhau ở đức tin hay vô thần mà thôi. Nhưng nói gì thì con người cũng khác hết muôn loài ở đức tin, niềm tin tôn giáo chưa bao giờ phản bội người có đức tin. Cũng chưa hề có môt tôn giáo nào hướng tâm con người đến tội lỗi, hay giết hại đồng loại. Xin hãy tiếp tục cầu nguyện cho mọi sinh linh được bình an trong cõi đời ngắn ngủi đã bị trói buộc trong quy luật sinh trụ hoại diệt của vũ trụ, trong kiếp người sinh lão bệnh tử…
  
Nhưng chúng ta cũng nên bỏ ra ít thời gian để suy nghĩ về cầu nguyện biến thái đương đại khác với bản chất của cầu nguyện mà chúng ta quen hiểu theo đời trước chứ không phải suy nghĩ cá nhân. Thấy tai nạn xe trên đường không phải hiếm nên tự nhiên ta thốt nên lời, “vái trời cho đừng có ai bị sao hết…” Phản xạ vô điều kiện ấy đã di truyền qua nhiều đời nên ta làm theo cha ông ta từ xa xưa, ta không có suy nghĩ về phản xạ của chính mình. Có những cầu nguyện đơn giải như người mẹ xin ơn trên che chở làn tên mũi đạn cho con trai bà ngoài chiến trận vì việc ấy ngoài sức người mẹ. Cầu nguyện là xin ơn trên ban phát cho điều gì đó ngoài sức người, như cầu nguyện cho chiến tranh Ukraine và Nga chấm dứt vì quá nhiều người vô tội đã chết. Người cầu nguyện không chấm dứt được cuộn chiến, dù cuộc chiến không ảnh hưởng đến cuộc sống của người cầu nguyện nhưng lòng trắc ẩn với đồng loại của người cầu nguyện đã dẫn tới hành động xin ơn trên. Ai cũng sẵn lòng cầu nguyện cho người tàn tật có cái xe lăn để không phải bò lết trên đất lạnh. Cầu nguyện cho người Ấn độ sớm xoá bỏ giai cấp xã hội để hoà đồng vào thế giới văn minh. Cầu nguyện cho người châu Phi có lương thực, nước sạch để dùng… Cầu nguyện cho người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng sớm được tự do.
  
Những lời cầu nguyện mang bản sắc nhân văn, tình đồng loại vô vụ lợi, nhưng có lời cầu nguyện nào thành hiện thực không? Hay những lời cầu nguyện ấy chỉ xoa diệu được phần nào lòng trắc ẩn của người cầu nguyện. Rồi mọi việc vẫn nguyên như cũ khi mắt không nhìn thấy cảnh đau lòng nữa, trí không nhớ những việc không thuộc về mình gần như là mặt trái, sự thật của lòng người… Và điều thật hơn là thần thánh chỉ đưa ra giáo lý, giáo pháp cho chúng sang giác ngộ, tỉnh tức. Thần thánh không sở hữu quyền năng hay tài sản nào trong vũ trụ thì lấy gì để ban phát cho người cầu nguyện. Tuy chúng ta có rất nhiều giai thoại về Phật Bà hay Đức Mẹ xuất hiện ở đâu đó để phổ độ chúng sanh, cứu khổ cứu nạn… Nhưng giai thoại muôn đời vẫn là giai thoại. Giai thoại về đức tin không hại người lành, ví như trên con thuyền vượt biên, một người thấy Đức Mẹ hiện thân chống đỡ gió bão cho con thuyền như chiếc lá trên biển khơi sóng to gió lớn, hệ quả là mọi người trên thuyền lên tinh thần, vững niềm tin và đoàn kết với nhau hơn. Nhưng một kẻ tham lam mà nghe tin Phật Bà hiển linh ở rừng sâu núi thẳm để giúp con nai con mắc bẫy thì gian khổ mấy người tham cũng mang lễ vật đến nơi để cúng tế Phật Bà. Chắc chắn lời cầu nguyện của người ấy là vốn lẫn lời chứ không có chuyện chỉ tạ ơn Phật Bà đã cứu con nai. Những người thực dụng còn mặc cả luôn với Đức Phật, Đức Chúa. Họ không ngại nói lời tạ lễ hoành tráng sau khi cầu được ước thấy với thần thánh.
  
Nhưng ai đủ bình tâm suy nghĩ thử xem, Đức Mẹ đủ sức mạnh chống đỡ gió bão ngoài biển khơi thì sức mạnh đó hẳn là siêu nhiên, và Đức mẹ có sức mạnh siêu nhiên thì hô mưa hoãn gió, đâu cần hiện thân làm gì! Phật Bà nhìn thôi Tôn Ngộ Không đã khiếp vía, trong khi Tôn giả có bảy mươi hai phép thần thông mà sợ Phật Bà đến vậy thì đủ biết sức mạnh siêu nhiên của Phật Bà là vô song. Ngài nhìn thôi thì cái bẫy sắt thép hoá thành nước, con nai con tiếp tục rong chơi… Giai thoại không làm hại ai, có hay không cũng đều hướng người ta tới hy vọng.
  
Trở lại với đời thường để thấy ý nghĩa của cầu nguyện. Ai cũng cầu nguyện trở thành giám đốc công ty càng lớn càng tốt nên thiếu quan hoài đến mấy ông tỷ phú bằng da bằng thịt không cho chúng ta gì ngoài sự bóc lột sức lao động của chúng ta. Nhưng chúng ta cầu nguyện để được như họ, trở thành họ là sao? Giàu là bằng chứng của thông minh cộng với may mắn, khi điều kiện ắt có và đủ thì chúng ta giàu. Ở đây nói về lòng trắc ẩn để đâu hay buông bỏ quá dễ cho những giá trị thấy được.
  
Đến đây đã rõ thần linh không có gì để cho chúng ta ngoài giáo lý, giáo pháp của các ngài đã chứng thực bằng khổ hạnh mà các ngài từng trải qua. Đức Chúa có thể bỏ trốn trước khi bị đóng đinh trên thập giá, nhưng ngài không làm để dùng đau khổ xác thân ngài mà thức tỉnh chúng ta đừng ngập mặt trong tội lỗi nữa. Đức Phật không nhờ bát sữa tỉnh thức thì chúng ta đã không có Đức Phật. Ngài là người vô sản từ khi thoát ly gia đình đến khi quán triệt được luân hồi. Ngài là người vĩ đại với sự thông minh và ý chí vượt khó. Ngài nói gì với chúng sanh, “ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành.” Thay vì hiểu phật tánh có sẵn trong bẩm sinh mỗi người, hãy cố gắng tu luyện như ngài thì thành Phật. Người ta lại đi thờ ngài để cầu nguyện, van xin chứ không tu thân luyện pháp. Khi còn tại thế ngài đã trắng tay thì khi lên niết bàn ngài còn gì ngoài mây trắng bay mà cho phật tử, ngoại đạo tín thác ngài… Khác nào ngài chỉ cho con đường giải thoát khỏi ngục tù sinh lão bệnh tử của kiếp người. Ngài không bảo ai thờ ngài thì chúng ta đi xây chùa to, đúc tượng lớn rồi xì xụp lạy, cầu nguyện ngài ban cho phú quý, sức khoẻ, trường thọ… toàn những thứ ngài đã vứt bỏ để đi tu vì cuộc sống nhung lụa chốn cung đình là khổ chứ không phải hạnh mà ngài đã quán chiếu được.
  
Một chiều xuân ngồi nhìn cây sồi đầy nụ thì hôm sau hoa sồi đã rụng vàng sân. Lá rồi xanh cho chim chóc về có nơi trú nắng, lá sẽ vàng khi trời trở lạnh sang thu, lá sẽ rụng theo những bông tuyết đầu mùa… cành lại trơ trọi lá tới mùa sau theo vòng sinh trụ hoại diệt của vũ trụ. Người ngồi nhìn thân cây già cỗi trong vòng sinh trụ hoại diệt của đời cây sồi cũng giống như vòng sinh lão bệnh tử của người nhìn. Thuyết luân hồi trước mắt, những hạt rơi mùa trước đã mọc cây con, những đứa bé con của người nhìn đã trưởng thành. Vậy là cây và người đều đã không tìm được giải thoát trong kiếp này nghĩa là tiếp tục luân hồi. Nhưng không cầu nguyện Đức Phật, Đức Chúa giải thoát vì sự giải thoát đích thực là tự giải thoát, không ai can thiệp vào sinh mệnh người khác được khi mỗi sinh mệnh là một chủ thể độc lập trong vũ trụ này…
 
Phan

Reader's Comment
3/24/202421:21:45
Guest
Bài viết rất hay đúng vào lúc thế giới đang lên cơn sốt. Khác với thú vật, con nguời có lòng trắc ẩn cho mọi sanh linh dù tốt hay xấu. Vua Lý Nhân Tông khi trời lạnh thì biết xót thuơng cho nguời phạm tội đang ở tù nên truyền lệnh đem chăn mền cho tù nhân. Khi George Floyd, kẻ nghiện ma tuý, mua bánh kẹo dùng tiền giả bị chủ tiệm báo cảnh sát bắt, cảnh sát đè cổ nghẹt thở, y kêu mẹ mình truớc khi chết thì những nguời da trắng bên đuờng động lòng trắc ẩn xin cảnh sát nhẹ tay, có nguời xót xa đứng khóc. Chỉ trừ những vệ binh, quản giáo trại cải tạo Cộng sản không có lòng trắc ẩn hành hạ tù cải tạo sa cơ bị tù, con nguời hơn thú vật nhờ lòng trắc ẩn với muôn loài. Nhiều nguời ở mọi tôn giáo nay ăn chay chỉ vì không muốn sát sanh , hội bảo vệ thú vật nay hoạt động trên khắp thế giới. Thành ra dù khủng bố Hamas tàn ác , nhình cảnh trẻ em phụ nữ Palestine bị nhà tan cửa nát, bị bom rơi đạn lạc, bị bỏ đói thì mọi nguời trên thế giới động lòng trắc ẩn. Liên Hiệp Quốc nay kêu gọi ngưng tấn công Gaza. Chỉ có những nguời không có nhân tính như ten cảnh sát giết Floyd, những vệ binh quản giáo tù cải tạo CS, hay những kẻ hai bên (Hamas, DT) cầm vũ khí tại Gaza, và những kẻ tiếp tế vũ khí bom đạn mới tiếp tục làm chuyện giết nguời hay ngăn cản tiếp tế bỏ đói không gớm tay. Theo thuyết nhân quả nhà Phật thì lòng trắc ẩn gây nhân lành, cứu nhân độ thế như ta đã thấy nguời tị nạn đuợc cứu khắp nơi trên thế giới nhờ lòng trắc ẩn. Liên Hiệp Quốc hôm nay lại cảnh báo dân Haiti sắp lâm vào nạn đói mà các chánh trị gia đang tranh cãi đấu đá nên làm ngơ, thật đáng buồn.
Send comment
Off
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Your Name
Your email address
)
Add a posting
Total View: 538,429
Cụ Chúc cầm bài thơ nhớ vợ ôm lấy ngực, chao đảo đến cạnh bên cửa sổ, đưa mắt buồn bã ngó ra sau vườn. Mùa Đông lại đến, mặt trời yếu ớt, không nhô được qua khỏi các mái nhà bởi mây đen vần vũ, bầu trời u ám. Cây trơ cành trụi lá đứng sừng sửng nom cô độc đến tội nghiệp. Một cơn gió thoảng qua, chiếc lá vàng độc nhất còn sót lại trên cành vừa chao mình âm thầm rơi xuống mặt đất một cách lặng lẽ, buồn thảm như cuộc đời cụ lúc tuổi xế chiều. Cụ tự ví mình như chiếc lá vàng cô độc, không biết đến bao giờ thì nhắm mắt buông xuôi?
Chiếc Mercedes đen bóng loáng chạy vào khu nhà sang trọng, dừng lại trước cánh cổng sắt khép kín, người đàn ông trạc 35 tuổi cho cửa kính xuống, thò tay ra ngoài và bấm mật mã vào cổng với một vẻ quen thuộc. Cánh cổng sắt từ từ chạy sang một bên, anh ta sang số và chiếc xe lăn bánh về phía trước, chạy qua một vài ngõ quanh co, hai bên đường rợp bóng những hàng cây xanh mát rượi. Chiếc xe dừng lại trước một căn nhà xinh xắn với khu vườn nhỏ ngập tràn sắc hoa và cây cảnh được cắt tỉa kỹ càng. Cánh cửa nhà để xe từ từ cuốn lên, người đàn ông điều khiển xe rất khéo léo vào bên trong và cánh cửa lại từ từ khép xuống.
Toản và tôi là bạn tri kỷ từ khi còn ở mái trường trung học, đại học. Sau này vì cuộc sống, vì công việc nên không còn gặp nhau. Toản theo ngành giáo dục, còn tôi theo đời binh nghiệp. Toản là một giáo sư, tôi trở thành một pháo thủ trên miền Tây nguyên. Toản đi vươt biên. Tôi vào tù cải tạo. Sáu năm sau ra tù, tôi cũng vượt trùng dương. Trời phù hộ, chúng tôi tình cờ lại gặp nhau trên đất Mỹ, Toản giới thiệu tôi làm việc chung một chỗ với hắn. Bây giờ, trời xui đất khiến, tôi lại phải đối diện với một tấm hình mà mình đã chụp cách nay 20 năm trong cuộc di tản đầy máu và nước mắt.
Tôi gặp Thu Chan như định mệnh. Nhưng chuyện đó kể sau. Giờ, tôi kể bạn nghe lần gặp định mệnh của Thu Chan mà tôi chứng kiến với một người được cả nước yêu mến trải bao thế hệ Việt bất kể chế độ nào.
Lúc nàng chuẩn bị sanh đứa con thứ hai cũng là lúc vợ chồng nàng bảo lãnh bà má chồng qua đoàn tụ. Bà vốn là dân Nam kỳ thứ thiệt, quê ngoài miệt vườn Mỹ Tho, bao nhiêu năm được nuôi nấng bởi phù sa trù phú nên tâm hồn bà mang nặng hương sắc sông nước miền Tây. Đầu tiên là chuyện ăn nói, bà có giọng nói sang sảng, to như trống làng ngày hội. Có lần nàng đang ở trong phòng ngủ, nghe bà đang to tiếng với chồng nàng ở dưới nhà bếp. Nàng lo sợ không biết có chuyện gì xảy ra khiến bà phải lên tiếng la mắng, bèn ra cửa lắng nghe, mới biết bà đang nói chuyện rất...bình thường và vui vẻ.
Lại bước qua năm mới, mỗi năm đầu xuân, hội Huế thường tổ chức “Ngày Hội Ngộ Mừng Tân Niên”. Năm nay với chủ đề “Xuân Và Tuổi Trẻ”, có lẽ ban tổ chức muốn gieo thông điệp yêu thương đến thế hệ con cháu, với niềm hy vọng tuổi trẻ sẽ nối tiếp cha ông hoạt động và giữ gìn một góc Huế trên xứ người tại vùng Bắc Cali.
Quỳnh nhìn Phong, thoáng nhớ lại những lời chàng ta kể lại sự say mê săn hoa lan của hai cha con khi anh theo cha vào rừng tìm những cụm hoa lan mọc trên những cành cây trong vùng ẩm thấp trên sườn đồi của vùng cao nguyên Ban Mê Thuột. Lúc đó, Phong còn nhỏ và rừng núi cao nguyên còn đầy thiên nhiên hoang dã nên những ngày vào rừng tìm hoa lan thật là thú vị. Vui nhất là có một lần, anh chàng kể lại, sau khi trèo lên cây, bóc được nguyên cả gốc cụm hoa Thuỷ tiên vàng rực nhưng không may có một cành khô gẫy đụng mạnh vào tổ ong gần đó làm cả đàn ong túa ra tấn công kẻ phá hoại làm hai cha con chạy bán sống bán chết mới đến được nhà người Thượng ở cuối thung lũng để xin… tị nạn!!! Điều kỳ lạ là ong không đốt mấy người ở quanh đó mà chỉ tìm hai cha con người phá tổ ong đốt để trả thù mà thôi.
…Tháng Năm, trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt. Tháng Năm lưu lạc làm sao quên tháng năm quê nhà. Đã bao giờ chúng ta trở về hàn huyên cùng sỏi đá, bưng tô canh bún, bún riêu một trưa hè để quên đi quãng đời phiêu bạt. Quê không đuổi ai đi, kẻ ở vẫn chờ người về, nhưng khoảng cách không thước đo trong lòng người là tâm lý Pavlov. Con chó nghe tiếng chuông leng keng biết sắp được ăn, người ta nghe tiếng AK 47 là biết Việt cộng về, mau chạy cho xa…
Người Mỹ có câu “Customer is king” (tạm dịch “Khách hàng là vua”) trong khi Việt Nam có câu “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” để nói lên sự quan trọng của dịch vụ khách hàng. Nếu cơ sở thương mại nào có dịch vụ khách hàng tốt thì cơ hội khách hàng trở lại trong tương lai sẽ cao hơn. Người Mỹ có thói quen cho tiền tip cho người phục vụ mình như người hầu bàn hoặc tài xế xe taxi hay nhân viên dọn phòng khách sạn. Phục vụ càng tốt thì tiền tip càng cao. Tuy người Việt Nam đã ở Mỹ gần nửa thế kỷ nhưng hình như chúng ta chưa ý thức được sự quan trọng của dịch vụ khách hàng.
Ngay khi vào thăm vợ, cô Bình cũng đi với ông vào thăm bà. Bà vẫn nằm yên trên giường với những sợi dây cắm chằng chịt, khuôn mặt thật thanh thản, đôi mắt nhắm nghiền, đôi môi vẫn đượm hồng, cô Bình tự động ngồi bên xoa nắn chân tay cho bà, còn mang theo bộ đồ làm móng vào, làm cho bà tươi đẹp hơn, điều này làm ông thật cảm động, trái tim xao xuyến, ông thầm cảm ơn cô đã tận tình chu đáo với vợ chồng ông quá.
Nhạc sĩ Cung Tiến