Hôm nay,  

C h ậ m L ạ i… Đ ể Y ê u T h ư ơ n g

12/01/202400:00:00(Xem: 3883)
Anne-Khánh-Vân-nhận-giải-Việt-Bút-Trùng-Quang-VVNM-từ-nhà-thơ-Trần-Dạ-Từ

Anne Khánh Vân nhận giải Việt Bút Trùng Quang VVNM từ nhà thơ
Trần Dạ Từ.

 
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Tham gia VVNM từ những năm đầu của giải thưởng, tác giả nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ”. Tháng 12, 2021, tác giả nhận giải Việt Bút Trùng Quang VVNM 2021. 
 
*

* Cử Chỉ Đẹp…

Hôm nay tôi có họp và tiệc cuối năm với cấp trên, có cả màn ảo thuật đặc biệt giúp vui ở phần cuối nên buổi tiệc kết thúc hơi trễ, mãi 9 giờ tối mới lò mò về.

Khi lái xe về gần đến nhà, tôi nhớ ra hôm nay cũng là ngày trong tuần County đi lấy rác. Mùa đông trời tối sớm. Thời tiết mấy hổm rày lại nhiều gió và lạnh âm độ C, nên thật nhát ra ngoài trời. Tôi tưởng tượng sau khi mang cặp giỏ đi làm vào nhà, tôi sẽ phải đẩy hai thùng rác vào trong. Nhưng khi đến nhà, tôi ngạc nhiên không thấy thùng rác của mình nằm bên lề đường đợi. Lái xe vào sâu bên trong driveway thì thấy thùng rác đã nằm ngay ngắn ở chỗ của chúng.

Tôi mỉm cười, thấy vui trong lòng và nghĩ bụng chắc ông bà hàng xóm Samy và Maha đã mang vô giùm vì thấy mình về trễ. Vào trong nhà tôi vội vàng nhắn tin cảm ơn. Tuy chưa trễ lắm và chắc Samy Maha chưa ngủ nhưng tôi không đợi tin nhắn hồi đáp của họ. Ngày hôm sau lại bận rộn với công việc nên cũng quên ngó chừng tin nhắn trả lời của Samy Maha. Đến chiều, vẫn không thấy Samy Maha nhắn tin acknowledge gì hết. Bình thường họ luôn mau mắn nhắn tin qua lại với tôi khi có chuyện gì cần trò chuyện. Tôi chợt nghĩ có thể nào không phải Samy và Maha đã mang thùng rác vào giùm nên họ chưa biết trả lời sao (?). Tôi bèn mở cuộc điều tra. 😊

Tôi nhắn tin cho tía Hai Lúa hỏi hôm qua trước khi đi làm tía có ghé qua nhà tôi mang giùm thùng rác vào trong không. Tôi chỉ hỏi phòng hao chứ trong bụng đã nghĩ chắc tía không tiện ghé qua. Đúng vậy, tía xác nhận đã không làm. Thế là tôi vào lục xem lại video gắn ở trước nhà. Thụt lùi lại từng mốc giờ xem hình ảnh thùng rác biến mất khoảng lúc nào. Sau đó mới xem lại từng đoạn trong mốc giờ đó để thấy chi tiết trong đoạn phim ghi lại.

Quả đúng không phải Samy và Maha đã mang thùng rác vào giùm tôi và chắc họ cũng không (chưa) biết ai đã làm chuyện đó .😊

Một chiếc xe ngừng lại giữa hai driveway nhà tôi và nhà Samy Maha. Một cậu thanh niên trẻ bước ra. Tôi nhận ra là Nicholas. Ngày tôi mua nhà này và về làm hàng xóm với Samy và Maha thì Nicholas chỉ mới lên năm, còn tập đi xe đạp. Hôm nay Nicholas đã 17 tuổi. Nicholas đeo ba-lô đi học sau vai. Không thấy xe của Samy và Maha trong driveway. Là bạn Nicholas chở cậu về nhà giùm. Nicholas bước đến thùng rác để trước nhà cậu, mở ra xem và đẩy vào bên trong. Thùng rác nhà tôi vẫn nằm bên lề đường. Tôi kiên nhẫn đợi video lướt qua thì vài phút sau thấy Nicholas lại đi ra, qua phía lề đường nhà tôi và đẩy thùng rác của tôi vào trong driveway nhà tôi.

À ha, trả lời là đây. Và có vẻ Nicholas không hề kể cho ba mẹ cậu nghe về việc làm đó vì có thể với Nicholas chuyện đó không có gì đáng để phải kể lể với ba mẹ dù đó là lần đầu tiên cậu làm.  Nhưng với tôi thì đây là một cử chỉ rất đặc biệt. Bình thường tôi cũng không về nhà trễ và bốn năm qua được làm việc tại nhà, thùng rác được mang vào trong khi trời còn sớm, gần như cùng lúc với khi Samy và Maha đi làm về và mang thùng rác của họ vào. Chỉ hôm nay một vài sinh hoạt của tôi bị xáo trộn vì buổi tiệc cuối năm… Và nhờ vậy, đã có những chuyện thú vị!

Tôi lại nhắn tin cho Samy và Maha, “Ôi Samy Maha, Nicholas thật dễ thương! Tôi xem lại video và thấy Nicholas đã mang thùng rác vào giùm. Appreciate his nice gesture so much. Anh chị cảm ơn Nicholas giùm tôi nhé!”

Khoảng 2 phút sau, Samy và Maha nhắn tin lại, “Qua giờ chúng tôi cũng chưa có dịp hỏi Nicholas. Chỉ vừa nói chuyện với Nicholas sau khi nhận text của Anne. Nicholas nói không có chi…”

Tôi nhắn tin lại, “Nicholas has grown into a great man… Phải có sự quan tâm, phải có tình yêu thương và có tinh thần trách nhiệm mới có được những cử chỉ đẹp.” Và tôi khen Samy và Maha đã nuôi dạy các con của họ rất chu đáo và tôi đã may mắn được làm hàng xóm và được hưởng ké.

* Chậm Lại…

Tôi có khá nhiều những thói quen không tốt.  Từ lúc nhỏ, khi các bạn trang lứa chơi đủ các trò dưới sân chơi trong xóm hay ngoài những hiên nhà thì trên lan-can gác gỗ nhà tôi, tôi lại đang ngồi chép bài, làm toán hay phải luồng thun kết nút phụ má hoàn tất những bộ đồ trẻ con mới may để làm hàng ra chợ bán. Khi khác thì vừa dạy học cho các em, vừa nấu ăn… dù chỉ 9-10 tuổi. Luôn phải làm việc rất nhiều nên phải luôn xoay sở sắp xếp mọi thứ vào thời khóa để tối đến có thể được ngủ một ít giờ.

Thành thói quen, lớn lên, làm gì cũng làm thật nhanh để ngoài những việc phải làm, hay để phụ giúp những ai cần… tôi còn có thể làm được thêm những việc mình yêu thích (như viết lách nè 😊)... nên nhiều khi vừa ăn tôi cũng có thể vừa ngồi trước màn hình và đánh máy; hoặc đã lên giường mà chưa buồn ngủ lắm, tôi vẫn ráng mở sách đọc thêm vài dòng trước khi mắt sụp xuống; cứ luôn cố gắng ngốn thật nhiều việc vào trong một ngày... để 24 giờ của mình làm được thật nhiều việc (với mình là) hữu dụng, để lỡ ngày mai không thức dậy thì cũng không có gì hối tiếc, không có gì muốn làm mà chưa kịp.


Có khi tôi cũng nói rất nhanh nữa. Nhớ một lần, khi má tía Hai Lúa mới sang Mỹ và còn ở chung, tôi đang làm việc trên lầu và nghe có tiếng tía tôi từ tầng dưới đi lên tầng giữa là nhà bếp và phòng sinh hoạt gia đình, tôi đã nhắn vọng xuống nhờ tía ngó chừng giùm gì đó.

Tôi không nghe tía trả lời đã nghe tôi nói mà nghe tiếng bước chân của tía đi ra phía cầu thang nói vọng xuống tầng dưới với má tôi, “Bà làm ơn lên đây nghe giùm tui coi con Mimi nó nói cái gì mà tui không thể hiểu nổi…”

Tôi nghe xong thì không nín được cười… và hoảng hồn. Ôi, thấy tía mình rồi, mình bậy quá!  Đáng lẽ phải đi xuống nói trực tiếp với tía. Lần sau nếu đang lỡ làm việc gì thì phải đợi xong việc rồi hãy xuống nói! Không được nói vọng từ xa như vậy.  Lúc đó tôi cũng vở ra là mình nói nhanh đến nổi tía má nghe không kịp.

Nhiều người thân, bạn bè mỗi khi thấy bài viết mới của tôi vẫn hay trêu hỏi, “làm việc mười mấy tiếng mỗi ngày, xong rồi lại làm bao việc khác, lấy đâu ra thời gian để viết?”  Tôi đã đùa và trả lời họ rằng các ngón tay tôi lướt trên bàn phím như bay nhảy nên tôi không cần nhiều thời gian để viết. Các ý tứ luôn được sắp xếp tuần tự sẵn trong tâm trí, đôi tay chỉ là thư ký cho trái tim.

Ngay cả trong sở làm, nhiều nhân viên và bạn đồng nghiệp cũng thường la, “Anne, tại sao cô cứ làm việc như của ba bốn người? Vận tốc của cô quá nhanh...”

Thật vậy, dường như tôi luôn làm quá nhiều việc và làm rất nhiều thứ cùng một lúc... chưa bao giờ dành thời gian chăm sóc mình hoặc làm gì đó cho chính mình một cách đúng đắn và làm chậm đủ. Dường như ngày nào cũng làm việc đến quá nửa đêm... Cứ tưởng làm như vậy là lời, nhưng năm tháng qua đi càng thêm tuổi thì càng nghiệm ra và thấm thía mình đã “nuôi dưỡng” những thói quen không tốt; mình đã thiếu rất nhiều thứ, và cái thiếu quan trọng nhất là thiếu yêu thương chính bản thân.

Tinh thần hay thể lý, khi mất quân bình thì sớm muộn gì cũng sẽ đến giai đoạn mọi thứ trỗi dậy “đình công” và đòi chậm lại bởi mọi thứ đều nằm trong Luật Nhân Quả, Luật Bảo Toàn Năng Lượng, Luật Hấp Dẫn của Vũ Trụ,…

Trong hơn năm qua, tôi bị khựng lại và đặt cho mình nhiều câu hỏi, “tại sao mình cứ luôn làm việc quá nhiều?” “mình là ai?” “mình có mặt nơi đây để làm chi” “sứ mệnh của mình là gì?” v.v…

Và vào đúng khoảng thời gian đó, duyên phước lành đưa đẩy đến cho tôi cơ hội học ngồi bình yên, tịnh tâm, kết nối với Vũ Trụ, kết nối với thiên nhiên, kết nối với cơ thể, kết nối với chính con người sâu thẩm bên trong… và nhận ra vô vàn điều mầu nhiệm!

Tôi đã học sống chậm lại!

Học thật sự ăn một bữa cơm có chánh niệm: biết thưởng thức thức ăn, biết nhai chậm để lưỡi có đủ thời gian kết nối nói chuyện với não bộ và nước miếng kịp tiết ra để tiêu hóa thức ăn một cách đúng đắn, để chuyển hóa thức ăn thành chất bỗ và nuôi cơ thể tốt nhất có thể.

Tôi học sống chậm lại để kịp nghe tiếng chim hót, tiếng ve kêu, tiếng nước chảy… hòa nhịp vào thiên nhiên.

Tôi học sống chậm lại để ngắm hoa, nhìn mây trời, mọi vật xung quanh với cái nhìn yêu thương, trân quý…

Học sống chậm lại để nhận ra mình được yêu thương và nói lời Cảm Ơn!

Mình đã có thể phớt nhanh qua mọi thứ và chẳng thắc mắc ai đã mang thùng rác vào dùm. Hoặc chỉ cần nghĩ… có cảm ơn rồi, thế là lịch sự và đủ rồi; Samy Maha có trả lời cũng được, không trả lời cũng không sao. Và mình sẽ mãi không biết Nicholas đang lớn lên với những đức tính cao đẹp. Samy và Maha cũng đã có thể hụt mất dịp biết con họ đã có những việc làm đáng khen. Và chúng tôi sẽ mất luôn cơ hội dành cho nhau vài phút chuyện trò và Samy và Maha đã rất vui và khen lại tôi rằng họ đã may mắn có hàng xóm tốt lành (Samy và Maha khen chứ không phải KV tự khen mình đâu nghen 😉)

KV thường nghe câu hỏi thế nào là sống Chánh Niệm? Có phải là sống biết tập tạo phước trong mỗi việc làm chứ không làm hao tổn phước? Có lẽ những cử chỉ đẹp như của Nicholas là ví dụ chăng? Nicholas 17 tuổi. Bao nhiêu các em trẻ 16-17 tuổi thời nay không cần nhờ mà vẫn làm, biết quan tâm để ý các hoạt động và những người xung quanh? Tôi hỏi mình nếu có con, mình có dạy được con mình như vậy không? Không phân biệt lợi ích của mình với lợi ích của hàng xóm, không giới hạn chỉ làm những điều tốt lành cho chỉ người trong gia đình.

Từ nhỏ ông ngoại KV đã dặn phải luôn biết đối đãi và từ tốn; phải chào hỏi thật to và cảm ơn thật rõ. Ngẫm lại thấy thật đúng: Khi mình sống với thái độ ân cần, quan tâm và biết ơn cho tất cả những gì được nhận, từ những cái nhỏ nhất, thì mình luôn hạnh phúc vì mình biết nhận ra mình được yêu thương và mình sẽ biết trân quý mọi thứ nhiều hơn, đúng nghĩa hơn, đúng cách hơn.

Có những cử chỉ dù nhỏ thôi, có thể làm cho người nhận vô cùng hạnh phúc, họ sẽ nhớ mãi. Khi khác, chỉ một chữ hay một hành động vội vàng, cũng đủ gây tổn thương. Và quan trọng hơn nữa, nếu mình sống vô tình và thiếu chánh niệm với bản thân thì chính mình sẽ là nạn nhân! 😊 Nên từ hôm nay mình đã dặn dò mình cần học yêu thương và đối xử tử tế với mình... Khi mình mạnh khỏe, an vui và vững vàng thì mình mới có thể giúp đỡ những người xung quanh và lan tỏa những điều thiện lành.

Cầu mong bình an hạnh phúc đến với muôn người, muôn loài… và năm mới nhiều may mắn!
 
Anne Khánh Vân
Tháng 1/2024

Ý kiến bạn đọc
14/01/202422:52:18
Khách
Xin lỗi tác giả Anne Khánh Vân cho tôi đăng ké ý kiến dưới đây :

Ban Biên Tập của VB đặt ra mục Ý Kiến Bạn Đọc để những người đọc có thể vào để viết phê bình về bài chủ, thế nhưng ban Biên Tập này đã có hành vi rất là bất lịch sự :
Tôi và vài bạn đọc khác đã tốn công góp ý kiến đối với bài chủ "Những Cuộc Đến Đi ", 3/1/2024, của tác giả Tiểu Lục Thần Phong . Thế nhưng hôm nay vào xem lại thì thấy BBT đã xóa đi ráo trọi, chỉ còn để lại vài ý kiến mới đăng của những người khác về sau này mà thôi . Nhấn vào chữ Trước cũng chẳng tìm thấy đâu cả !
Nếu BBT đã cấm không cho chúng tôi viết ý kiến thì tại sao không hành động ngay, mà đợi đến khi chúng tôi đã góp nhiều ý kiến rồi mới xóa ?!
Thật là bất lịch sự !!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,856
Cụ Chúc cầm bài thơ nhớ vợ ôm lấy ngực, chao đảo đến cạnh bên cửa sổ, đưa mắt buồn bã ngó ra sau vườn. Mùa Đông lại đến, mặt trời yếu ớt, không nhô được qua khỏi các mái nhà bởi mây đen vần vũ, bầu trời u ám. Cây trơ cành trụi lá đứng sừng sửng nom cô độc đến tội nghiệp. Một cơn gió thoảng qua, chiếc lá vàng độc nhất còn sót lại trên cành vừa chao mình âm thầm rơi xuống mặt đất một cách lặng lẽ, buồn thảm như cuộc đời cụ lúc tuổi xế chiều. Cụ tự ví mình như chiếc lá vàng cô độc, không biết đến bao giờ thì nhắm mắt buông xuôi?
Chiếc Mercedes đen bóng loáng chạy vào khu nhà sang trọng, dừng lại trước cánh cổng sắt khép kín, người đàn ông trạc 35 tuổi cho cửa kính xuống, thò tay ra ngoài và bấm mật mã vào cổng với một vẻ quen thuộc. Cánh cổng sắt từ từ chạy sang một bên, anh ta sang số và chiếc xe lăn bánh về phía trước, chạy qua một vài ngõ quanh co, hai bên đường rợp bóng những hàng cây xanh mát rượi. Chiếc xe dừng lại trước một căn nhà xinh xắn với khu vườn nhỏ ngập tràn sắc hoa và cây cảnh được cắt tỉa kỹ càng. Cánh cửa nhà để xe từ từ cuốn lên, người đàn ông điều khiển xe rất khéo léo vào bên trong và cánh cửa lại từ từ khép xuống.
Toản và tôi là bạn tri kỷ từ khi còn ở mái trường trung học, đại học. Sau này vì cuộc sống, vì công việc nên không còn gặp nhau. Toản theo ngành giáo dục, còn tôi theo đời binh nghiệp. Toản là một giáo sư, tôi trở thành một pháo thủ trên miền Tây nguyên. Toản đi vươt biên. Tôi vào tù cải tạo. Sáu năm sau ra tù, tôi cũng vượt trùng dương. Trời phù hộ, chúng tôi tình cờ lại gặp nhau trên đất Mỹ, Toản giới thiệu tôi làm việc chung một chỗ với hắn. Bây giờ, trời xui đất khiến, tôi lại phải đối diện với một tấm hình mà mình đã chụp cách nay 20 năm trong cuộc di tản đầy máu và nước mắt.
Tôi gặp Thu Chan như định mệnh. Nhưng chuyện đó kể sau. Giờ, tôi kể bạn nghe lần gặp định mệnh của Thu Chan mà tôi chứng kiến với một người được cả nước yêu mến trải bao thế hệ Việt bất kể chế độ nào.
Lúc nàng chuẩn bị sanh đứa con thứ hai cũng là lúc vợ chồng nàng bảo lãnh bà má chồng qua đoàn tụ. Bà vốn là dân Nam kỳ thứ thiệt, quê ngoài miệt vườn Mỹ Tho, bao nhiêu năm được nuôi nấng bởi phù sa trù phú nên tâm hồn bà mang nặng hương sắc sông nước miền Tây. Đầu tiên là chuyện ăn nói, bà có giọng nói sang sảng, to như trống làng ngày hội. Có lần nàng đang ở trong phòng ngủ, nghe bà đang to tiếng với chồng nàng ở dưới nhà bếp. Nàng lo sợ không biết có chuyện gì xảy ra khiến bà phải lên tiếng la mắng, bèn ra cửa lắng nghe, mới biết bà đang nói chuyện rất...bình thường và vui vẻ.
Lại bước qua năm mới, mỗi năm đầu xuân, hội Huế thường tổ chức “Ngày Hội Ngộ Mừng Tân Niên”. Năm nay với chủ đề “Xuân Và Tuổi Trẻ”, có lẽ ban tổ chức muốn gieo thông điệp yêu thương đến thế hệ con cháu, với niềm hy vọng tuổi trẻ sẽ nối tiếp cha ông hoạt động và giữ gìn một góc Huế trên xứ người tại vùng Bắc Cali.
Quỳnh nhìn Phong, thoáng nhớ lại những lời chàng ta kể lại sự say mê săn hoa lan của hai cha con khi anh theo cha vào rừng tìm những cụm hoa lan mọc trên những cành cây trong vùng ẩm thấp trên sườn đồi của vùng cao nguyên Ban Mê Thuột. Lúc đó, Phong còn nhỏ và rừng núi cao nguyên còn đầy thiên nhiên hoang dã nên những ngày vào rừng tìm hoa lan thật là thú vị. Vui nhất là có một lần, anh chàng kể lại, sau khi trèo lên cây, bóc được nguyên cả gốc cụm hoa Thuỷ tiên vàng rực nhưng không may có một cành khô gẫy đụng mạnh vào tổ ong gần đó làm cả đàn ong túa ra tấn công kẻ phá hoại làm hai cha con chạy bán sống bán chết mới đến được nhà người Thượng ở cuối thung lũng để xin… tị nạn!!! Điều kỳ lạ là ong không đốt mấy người ở quanh đó mà chỉ tìm hai cha con người phá tổ ong đốt để trả thù mà thôi.
…Tháng Năm, trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt. Tháng Năm lưu lạc làm sao quên tháng năm quê nhà. Đã bao giờ chúng ta trở về hàn huyên cùng sỏi đá, bưng tô canh bún, bún riêu một trưa hè để quên đi quãng đời phiêu bạt. Quê không đuổi ai đi, kẻ ở vẫn chờ người về, nhưng khoảng cách không thước đo trong lòng người là tâm lý Pavlov. Con chó nghe tiếng chuông leng keng biết sắp được ăn, người ta nghe tiếng AK 47 là biết Việt cộng về, mau chạy cho xa…
Người Mỹ có câu “Customer is king” (tạm dịch “Khách hàng là vua”) trong khi Việt Nam có câu “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” để nói lên sự quan trọng của dịch vụ khách hàng. Nếu cơ sở thương mại nào có dịch vụ khách hàng tốt thì cơ hội khách hàng trở lại trong tương lai sẽ cao hơn. Người Mỹ có thói quen cho tiền tip cho người phục vụ mình như người hầu bàn hoặc tài xế xe taxi hay nhân viên dọn phòng khách sạn. Phục vụ càng tốt thì tiền tip càng cao. Tuy người Việt Nam đã ở Mỹ gần nửa thế kỷ nhưng hình như chúng ta chưa ý thức được sự quan trọng của dịch vụ khách hàng.
Ngay khi vào thăm vợ, cô Bình cũng đi với ông vào thăm bà. Bà vẫn nằm yên trên giường với những sợi dây cắm chằng chịt, khuôn mặt thật thanh thản, đôi mắt nhắm nghiền, đôi môi vẫn đượm hồng, cô Bình tự động ngồi bên xoa nắn chân tay cho bà, còn mang theo bộ đồ làm móng vào, làm cho bà tươi đẹp hơn, điều này làm ông thật cảm động, trái tim xao xuyến, ông thầm cảm ơn cô đã tận tình chu đáo với vợ chồng ông quá.
Nhạc sĩ Cung Tiến