Hôm nay,  

Một Ngày Đẹp Trong Nắng Thu

08/12/202300:00:00(Xem: 4197)

ngay dep nang thu
Hình do tác giả cung cấp.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải quán quân Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.

***
         
Sáng sớm hôm nay, tôi nhận message của OCTA (Orange County Transportation Authority) thông báo hôm nay nhân viên làm việc trong phần hành bảo trì các xe bus nói chung đình công. Hai tuần trước thì nhóm tài xế đình công mấy ngày, nhưng được giải quyết nhanh chóng. Lần này nhóm bảo trì đình công, chưa biết khi nào xong, nhưng phải thứ Hai tuần tới, tức một ngày trước ngày bầu cử, mới có thể giải quyết được.
         
Thế là vợ nhìn chồng khi đang đút cháu Bồ Câu ăn sáng, chồng nhìn vợ, cháu Bồ Câu ư e khen món ăn của mẹ.

Vợ lên tiếng trước “Anh nè, mấy khi Bồ Câu được khỏi đi học, thôi 3 đứa mình rủ nhau ra biển chơi”

Chồng trả lời ngay “Quá vui hè – Đúng đó. Làm cái gì khác thường cho Bồ Câu vui”.

“Mà em cũng vui nữa vì hơn tháng qua, bận gì không biết mà mình cũng không đi ra biển chơi, nên cũng nhơ nhớ”.

“Vậy thì chở thằng cháu ngoại đi học xong thì chúng mình sẽ sửa soạn đi ra biển. Không nên ra sớm vì trời còn khá lạnh, chờ mặt trời lên cao một chút”.
“Vậy sau 11 giờ sáng cho chắc ăn nghe anh. Mình đi lại Montage Beach nghe anh”.

“Đúng đó. Nhớ đừng sửa soạn thức ăn trước ở nhà cho mệt. Anh chỉ đem theo nước uống, đồ tráng miệng có sẵn, vài cái dĩa giấy… Trên đường ra biển, mình ghé chỗ nào cũng được mua thức ăn làm sẵn mang theo”.

“Anh nhớ mang theo tấm phủ trên cỏ để nằm chơi thoải mái sau khi mình ăn trưa. Em thích nằm nhìn trời…”

Trên đường, chúng tôi ghé một nhà hàng Nhật, mua một số suchi. Từ nhà đến Montage Beach chỉ khoảng 20 phút. Nên chưa đến 11:30 là chúng tôi đã có mặt trên con đường của Montage Beach, bên trái là biển, bên phải là Montage Laguna Beach Resort, 1 khách sạn 5 sao, sang trọng, rất mắc tiền với giá một đêm trên $1000.00. Vì nằm sau resort, nên ít người biết đến bãi biển này, có thể vì cứ nghĩ bãi biển private. Nhưng thật ra, ngoài khu tắm riêng của resort, con đường đi cùng những ghế đá, những trang trí mỹ thuật, những cây lớn nhỏ và hoa dọc theo con đường, các bãi cỏ… đều do nhân viên của khách sạn chăm sóc, nên luôn sạch sẽ và tươi tốt.

Qua cái nhìn bao quát, cảnh vật gần và xa, trên trời và dưới biển, các ghềnh đá, tất cả có vẻ mang một màu sắc khác với những lần trước khi chúng tôi đến đây. Không gian thật lặng yên. Không nghe thấy tiếng sóng vỗ vào bờ, khiến du khách cũng khó mà nghe được tiếng sóng tự trong lòng mình – đến đây bỗng nhớ câu thơ: “Sao có tiếng sóng ở trong lòng/bóng chiều không thắm không vàng vọt/sao đầy hoàng hôn trong mắt trong - Khách dạo biển thưa thớt, đây đó; đa số là những người lớn tuổi, đi một mình (quá tiếc, tôi thầm nghĩ), hay dắt theo con chó, hoặc  đẩy chiếc stroller có con chó cưng, nhỏ, nằm bên trong. Khí trời mát với một chút se se lạnh theo sau làn gió nhẹ thổi từ biển vào. Màu nắng như lẫn chút ánh vàng chấm phá trên những gợn sóng cuống quýt theo nhau đưa nhẹ vào bờ. Nhìn xa chân trời rõ nét, mường tượng qua mấy chục chân trời như vậy sẽ thấy được quê hương mình. Lòng bỗng nghe tim đập trật môt nhịp.


Cũng là nắng, nhưng nắng nơi đây, gần giữa mùa Thu, không giống như cái nắng nhẹ, nhừa nhựa của đầu Xuân làm cho tinh thần phấn chấn và đầm ấm. Nắng hôm nay cũng không thể là cái nắng mạnh bạo, gay gắt của mùa Hè khiến ta thấy cần nhảy múa với thiên nhiên để chứng minh sức sống đang cao độ. Nắng tại đây thật dịu ngọt, mang theo chút mơ mộng, chút huyền ảo, với sương khuya nay như còn phủ nhẹ trên cỏ, và vài chút hương hoa nhẹ nhàng vướng vít bay theo gió để đi thật xa, và thật xa, cho lòng ta thêm chút thương nhớ bâng khuâng.

Trên hướng đi đến bãi cỏ chính cuối con đường, chúng tôi dừng lại vài nơi chụp hình, gởi cho các con ở xa, như một chia sẻ một ngày hạnh phúc của cha mẹ. Nhưng làm sao diễn tả cho các con biết để cùng cảm nhận thêm cái hạnh phúc khi được hít thở cả trăm lít không khí trong lành, tận hưởng hàng chục gallons giọt nắng lung linh màu vàng, thưởng thức hàng trăm bông hoa khoe đủ màu sắc dọc theo bước chân. Và sự lặng yên của không gian và thời gian.  

Trên trời là một màu xanh biếc, cao vời vợi, lác đác vài sợi mây. Nếu không có 7-8 con chim biển ung dung bay lượn qua về thì e mình cũng chẳng để ý nhìn thấy bóng mặt trời thỉnh thoảng xuyên nhanh qua cánh chim. Mà sao lần này thấy chim trời bay lượn mà lòng không chút mơ ước, đua đòi muốn bay nhảy như chúng. Phải chăng mình bắt đầu bước sang một giai đoạn không còn ham muốn bay nhảy xa xăm.

Khi chúng tôi bắt đầu soạn thức ăn đem theo cho buổi picnic, khách chơi biển lục tục xuất hiện nhiều dần. Những toán thanh niên thanh nữ vui tươi trong bộ đồ ngắn, có mấy mạng chịu lạnh nhảy xuống nước, có toán khác chơi volley trên bờ. Khi chúng tôi ăn trưa xong, nhiều người khác cũng soạn thức ăn trên nhiều bàn lân cận. Tôi trải tấm poster trên bãi cỏ, dưới tàng cây Palm: có thêm 3 cái gối, vợ chồng cùng nằm sát bên nhau, cùng nhìn lên trời xanh. Cầm tay nhau, cảm thấy thật bình an. Cháu Bồ Câu nhất định không chịu nằm, nên cho ngồi trên xe lăn, canh chừng giấc ngủ cho cha mẹ.

Trên đường rời bãi cỏ ra về, chúng tôi đi ngang qua một nhóm 5 người người phụ nữ người Việt, áo quần hàng hiệu rất thanh lịch, đang mạnh bạo tranh nhau nói chuyện bằng tiếng Bắc, nghe khá là chát chúa, khiến tôi liên tưởng họ là những bồ nhí của các quan lớn hay đại gia bên kia được gởi sang đây nằm vùng hay du hí.   
 
Khi lái xe về lại nhà, tôi vẫn không thấy một lá vàng nào trên các cây dọc ven đường. Mùa Thu tại Nam Cali này vẫn chưa thật sự đến.

Chiều ngày 16, tháng 11, 2023
Vĩnh Chánh
 

Ý kiến bạn đọc
21/12/202317:21:14
Khách
Nguyen Tran 🤣🤣🤣
👍👍👍
11/12/202307:54:40
Khách
"...nói chuyện bằng tiếng Bắc, nghe khá là chát chúa, khiến tôi liên tưởng họ là những bồ nhí của các quan lớn hay đại gia bên kia được gởi sang đây nằm vùng hay du hí "- Trích.

Tuy là người gốc Hà nội di cư vào Nam năm 1954, nhưng tôi rất ghét giọng nói của người Bắc hiện nay, và ngay cả khi họ nói những câu chào đơn giản như " xin gởi lời chào trân trọng nhất..." hoặc " thân thương" cũng đủ thấy ghét rồi. Chưa nói đến những vấn đề khác, chỉ riêng giọng nói và ngôn từ của họ đủ khiến tôi cảm thấy như họ không phải là người cùng máu đỏ, da vàng Việt nam như mình.

May quá tôi hoàn toàn không có nhu cầu hoặc sở thích tới Việt nam, và cũng chẳng quen biết ai nói cái giọng miền Bắc này hoặc dùng ngôn từ Việt cộng cả , tỷ như tất bật, bức xúc, v.v...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,692
Gia đình Khương An ở giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thuộc nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế Huế, học cùng lớp, cùng trường Jeanne D’Arc với tôi. Hai vợ chồng họ vượt biên, đến định cư ở Seattle rất sớm. Khương An sinh hoạt trong hội gia đình tổng giáo phận Huế ở Seattle, hội này đa phần là người giáo xứ Phủ Cam nên biết gia đình tôi tới Cali, Khương An gọi điện thoại về Cali nhắc tôi đủ điều
Tác giả Thanh Mai là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Mừng tác giả viết trở lại, bài viết mới dí dỏm, vừa tếu lâm vừa ngậm ngùi.
Tôi đọc nhiều chuyện kể về sự cam chịu số phận hẩm hiu của các nàng dâu, sự ti tiện của các chàng rể và sự cay độc của những bà mẹ chồng trong thời phong kiến, tôi cảm thấy ray rứt… Khi được sống trong xã hội văn minh, kinh tế phát triển, tưởng rằng: dâu, rể không còn là vấn đề phải ray rứt ngậm ngùi! Thế nhưng có nhiều điều cười ra nước mắt – nói hoài vẫn còn chuyện để kể bà con nghe chơi!
Tuy nói ngoài miệng như vậy, nhưng trong đầu tôi lúc đó cứ suy nghĩ miếc về sự khác biệt giữa xe đạp nam và xe đạp nữ. Hồi tôi còn ở Việt Nam làm gì có phân biệt xe đạp của nam hay của nữ. Ở cái xứ này sanh ra đủ thứ chuyện. Giống y như câu người xưa thường nói: "Phú quý sinh lễ nghĩa" rồi đẻ ra, phân biệt của nam của nữ cho bán được nhiều xe hơn...
Mẹ tôi hầu như lép vế, im tiếng trước, khi bố bắt đầu quát tháo. Tôi không hiểu sao ông dễ nổi nóng. Về mặt thể chất, hai người trái ngược nhau; mẹ tôi mỏng- manh; bố tôi vạm vỡ. Có lần ông quát to và giơ tay lên như sắp táng vào mặt mẹ tôi; mới tám tuổi, mà không biết sức gì thúc đầy tôi lao vào đứng giữa hai người, che chở cho mẹ.
Chị ngồi miết ngoài hàng hiên tới trời chạng vạng, không màng ăn cơm chiều khi đã nhìn ra quê cũ sau bao năm xa cách, không còn ai tin ai ngoài chính mình, không còn ai thương ai ngoài chính mình, không còn ai muốn giúp ai ngoài chính mình, không còn ai cho ai cơ hội ngoài chính mình… Chị trở thành người không giống ai trong gia đình, ngoài cánh cổng nhà chị cũng không giống những người quen xưa cũ, những người không quen nhưng đã chọn quê chị để định cư cũng vậy luôn. Họ đều ném cho chị những cái nhìn khó chịu về hành vi của chị vì không giống họ.
Một buổi chiều cuối mùa đông, nhóm cựu học sinh Đà Nẵng tại Bắc Cali hẹn nhau cùng đi thăm Cô tại nghĩa trang Oak Hill, San Jose California. Thời gian trôi qua thật nhanh. Thấm thoắt đã hai năm Cô rời xa chúng tôi. Trời ngây ngây lạnh, trong cơn gió nhè nhẹ và cái nắng vàng hiu hắt, chúng tôi đứng quây quần quanh ngôi mộ nằm chênh chếch lưng chừng đồi. Nhớ Cô thật nhiều. Nhớ dáng người nhỏ nhắn, nụ cười ấm áp với khuôn mặt thật hiền. Nhớ đến một cô giáo có trái tim vô cùng nhân hậu, một người thầy đáng kính, suốt một đời luôn quên hạnh phúc riêng mình, để sống cho những người bất hạnh, những đứa trẻ bụi đời, lang thang, những bé mồ côi và những người cơ nhỡ. Bạn bè cùng nhau ôn lại những kỷ niệm, một thời trung học, và những ngày tháng trên quê hương thứ hai này. Cùng nhau tưởng nhớ về Cô giáo Đặng Thị Liệu kính yêu của học trò Phan Châu Trinh và Nữ Trung Học Hồng Đức.
Anh chị em con Cindy không có ý kiến gì chuyện nó cặp thằng Matt, riêng ông Định thì không thích ra mặt, ông rất bực bội và không chấp nhận cuộc tình dị chủng. Ông Định vốn là sĩ quan Viẹt Nam Cộng Hòa, sau khi đi tù hơn năm năm thì được thả và đi Mỹ diện HO15. Ông Định sống ở Mỹ cũng ba mươi lăm năm nhưng xem ra khá bảo thủ, không chấp nhận và tiếp nhận cái mới, cái khác. Ông Định chưa từng ra khỏi tiểu bang này, chưa một lần ăn pizza hay hamburger. Khi nghe tin con Cindy cặp thằng Matt thì ông giận lắm. Ông cứ giữ khư khư cái quan niệm lấy Mỹ là đồng nghĩa me Mỹ nhưng thập niêm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước. Thời thế đã thay đổi, xã hội đổi thay, con người cũng khác nhưng ông không thay đổi, hơn nữa chuyện con Cindy với thằng Matt là tình yêu trong sáng, tình yêu thật sự ấy vậy mà ông vẫn không chịu thay đổi cách nhìn cách nghĩ của mình.
Có nhiều bạn học cho là A hay phô trương, nhưng với tôi, A không có vẻ gì như thế. A học giỏi so với bạn cùng lớp vì A đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam và có bằng TOEFL điểm cao nên nói tiếng Anh lưu loát. Thỉnh thoảng bạn ấy được thầy nhờ thông dịch cho các học sinh Việt Nam mới qua, không theo kịp bài giảng tiếng Anh của thầy. Trong lớp, A hay giơ tay hỏi và phát biểu ý kiến của mình khiến vài bạn khó chịu. Họ nói với nhau là A khoe mẽ giỏi tiếng Anh. Giờ nghỉ, A chủ động đi bắt chuyện làm quen với học sinh các lớp khác và những học sinh người nước ngoài.
Rời Cali cả tuần nay rồi mà tâm trí tôi vẫn bềnh bồng với những sinh hoạt ngày Tết trôi qua vội vã – Gần bốn tuần lễ vui chơi ở Orange County, ngày nối tiếp ngày, đêm trôi qua đêm với những náo nức rộn rã như những ngày xưa tuổi nhỏ mỗi lần Tết đến. Tôi thật sự chưa tỉnh thức với chính mình. Cái gì làm tôi u mê đến vậy? Xin đừng hỏi tôi, tôi không trả lời được đâu. Không dấu được nỗi buồn còn đọng lại sau chuyến đi, tôi bỗng giật mình thảng thốt với chính mình. Vui chơi với bè bạn tuổi không còn trẻ nữa tuổi bảy lăm mà cứ tưởng mười lăm nên trận mưa đêm rã rít hiếm có ở Cali làm tôi có chút ngỡ ngàng.
Nhạc sĩ Cung Tiến