Hôm nay,  

Một Ngày Đẹp Trong Nắng Thu

08/12/202300:00:00(Xem: 4198)

ngay dep nang thu
Hình do tác giả cung cấp.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải quán quân Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.

***
         
Sáng sớm hôm nay, tôi nhận message của OCTA (Orange County Transportation Authority) thông báo hôm nay nhân viên làm việc trong phần hành bảo trì các xe bus nói chung đình công. Hai tuần trước thì nhóm tài xế đình công mấy ngày, nhưng được giải quyết nhanh chóng. Lần này nhóm bảo trì đình công, chưa biết khi nào xong, nhưng phải thứ Hai tuần tới, tức một ngày trước ngày bầu cử, mới có thể giải quyết được.
         
Thế là vợ nhìn chồng khi đang đút cháu Bồ Câu ăn sáng, chồng nhìn vợ, cháu Bồ Câu ư e khen món ăn của mẹ.

Vợ lên tiếng trước “Anh nè, mấy khi Bồ Câu được khỏi đi học, thôi 3 đứa mình rủ nhau ra biển chơi”

Chồng trả lời ngay “Quá vui hè – Đúng đó. Làm cái gì khác thường cho Bồ Câu vui”.

“Mà em cũng vui nữa vì hơn tháng qua, bận gì không biết mà mình cũng không đi ra biển chơi, nên cũng nhơ nhớ”.

“Vậy thì chở thằng cháu ngoại đi học xong thì chúng mình sẽ sửa soạn đi ra biển. Không nên ra sớm vì trời còn khá lạnh, chờ mặt trời lên cao một chút”.
“Vậy sau 11 giờ sáng cho chắc ăn nghe anh. Mình đi lại Montage Beach nghe anh”.

“Đúng đó. Nhớ đừng sửa soạn thức ăn trước ở nhà cho mệt. Anh chỉ đem theo nước uống, đồ tráng miệng có sẵn, vài cái dĩa giấy… Trên đường ra biển, mình ghé chỗ nào cũng được mua thức ăn làm sẵn mang theo”.

“Anh nhớ mang theo tấm phủ trên cỏ để nằm chơi thoải mái sau khi mình ăn trưa. Em thích nằm nhìn trời…”

Trên đường, chúng tôi ghé một nhà hàng Nhật, mua một số suchi. Từ nhà đến Montage Beach chỉ khoảng 20 phút. Nên chưa đến 11:30 là chúng tôi đã có mặt trên con đường của Montage Beach, bên trái là biển, bên phải là Montage Laguna Beach Resort, 1 khách sạn 5 sao, sang trọng, rất mắc tiền với giá một đêm trên $1000.00. Vì nằm sau resort, nên ít người biết đến bãi biển này, có thể vì cứ nghĩ bãi biển private. Nhưng thật ra, ngoài khu tắm riêng của resort, con đường đi cùng những ghế đá, những trang trí mỹ thuật, những cây lớn nhỏ và hoa dọc theo con đường, các bãi cỏ… đều do nhân viên của khách sạn chăm sóc, nên luôn sạch sẽ và tươi tốt.

Qua cái nhìn bao quát, cảnh vật gần và xa, trên trời và dưới biển, các ghềnh đá, tất cả có vẻ mang một màu sắc khác với những lần trước khi chúng tôi đến đây. Không gian thật lặng yên. Không nghe thấy tiếng sóng vỗ vào bờ, khiến du khách cũng khó mà nghe được tiếng sóng tự trong lòng mình – đến đây bỗng nhớ câu thơ: “Sao có tiếng sóng ở trong lòng/bóng chiều không thắm không vàng vọt/sao đầy hoàng hôn trong mắt trong - Khách dạo biển thưa thớt, đây đó; đa số là những người lớn tuổi, đi một mình (quá tiếc, tôi thầm nghĩ), hay dắt theo con chó, hoặc  đẩy chiếc stroller có con chó cưng, nhỏ, nằm bên trong. Khí trời mát với một chút se se lạnh theo sau làn gió nhẹ thổi từ biển vào. Màu nắng như lẫn chút ánh vàng chấm phá trên những gợn sóng cuống quýt theo nhau đưa nhẹ vào bờ. Nhìn xa chân trời rõ nét, mường tượng qua mấy chục chân trời như vậy sẽ thấy được quê hương mình. Lòng bỗng nghe tim đập trật môt nhịp.


Cũng là nắng, nhưng nắng nơi đây, gần giữa mùa Thu, không giống như cái nắng nhẹ, nhừa nhựa của đầu Xuân làm cho tinh thần phấn chấn và đầm ấm. Nắng hôm nay cũng không thể là cái nắng mạnh bạo, gay gắt của mùa Hè khiến ta thấy cần nhảy múa với thiên nhiên để chứng minh sức sống đang cao độ. Nắng tại đây thật dịu ngọt, mang theo chút mơ mộng, chút huyền ảo, với sương khuya nay như còn phủ nhẹ trên cỏ, và vài chút hương hoa nhẹ nhàng vướng vít bay theo gió để đi thật xa, và thật xa, cho lòng ta thêm chút thương nhớ bâng khuâng.

Trên hướng đi đến bãi cỏ chính cuối con đường, chúng tôi dừng lại vài nơi chụp hình, gởi cho các con ở xa, như một chia sẻ một ngày hạnh phúc của cha mẹ. Nhưng làm sao diễn tả cho các con biết để cùng cảm nhận thêm cái hạnh phúc khi được hít thở cả trăm lít không khí trong lành, tận hưởng hàng chục gallons giọt nắng lung linh màu vàng, thưởng thức hàng trăm bông hoa khoe đủ màu sắc dọc theo bước chân. Và sự lặng yên của không gian và thời gian.  

Trên trời là một màu xanh biếc, cao vời vợi, lác đác vài sợi mây. Nếu không có 7-8 con chim biển ung dung bay lượn qua về thì e mình cũng chẳng để ý nhìn thấy bóng mặt trời thỉnh thoảng xuyên nhanh qua cánh chim. Mà sao lần này thấy chim trời bay lượn mà lòng không chút mơ ước, đua đòi muốn bay nhảy như chúng. Phải chăng mình bắt đầu bước sang một giai đoạn không còn ham muốn bay nhảy xa xăm.

Khi chúng tôi bắt đầu soạn thức ăn đem theo cho buổi picnic, khách chơi biển lục tục xuất hiện nhiều dần. Những toán thanh niên thanh nữ vui tươi trong bộ đồ ngắn, có mấy mạng chịu lạnh nhảy xuống nước, có toán khác chơi volley trên bờ. Khi chúng tôi ăn trưa xong, nhiều người khác cũng soạn thức ăn trên nhiều bàn lân cận. Tôi trải tấm poster trên bãi cỏ, dưới tàng cây Palm: có thêm 3 cái gối, vợ chồng cùng nằm sát bên nhau, cùng nhìn lên trời xanh. Cầm tay nhau, cảm thấy thật bình an. Cháu Bồ Câu nhất định không chịu nằm, nên cho ngồi trên xe lăn, canh chừng giấc ngủ cho cha mẹ.

Trên đường rời bãi cỏ ra về, chúng tôi đi ngang qua một nhóm 5 người người phụ nữ người Việt, áo quần hàng hiệu rất thanh lịch, đang mạnh bạo tranh nhau nói chuyện bằng tiếng Bắc, nghe khá là chát chúa, khiến tôi liên tưởng họ là những bồ nhí của các quan lớn hay đại gia bên kia được gởi sang đây nằm vùng hay du hí.   
 
Khi lái xe về lại nhà, tôi vẫn không thấy một lá vàng nào trên các cây dọc ven đường. Mùa Thu tại Nam Cali này vẫn chưa thật sự đến.

Chiều ngày 16, tháng 11, 2023
Vĩnh Chánh
 

Ý kiến bạn đọc
21/12/202317:21:14
Khách
Nguyen Tran 🤣🤣🤣
👍👍👍
11/12/202307:54:40
Khách
"...nói chuyện bằng tiếng Bắc, nghe khá là chát chúa, khiến tôi liên tưởng họ là những bồ nhí của các quan lớn hay đại gia bên kia được gởi sang đây nằm vùng hay du hí "- Trích.

Tuy là người gốc Hà nội di cư vào Nam năm 1954, nhưng tôi rất ghét giọng nói của người Bắc hiện nay, và ngay cả khi họ nói những câu chào đơn giản như " xin gởi lời chào trân trọng nhất..." hoặc " thân thương" cũng đủ thấy ghét rồi. Chưa nói đến những vấn đề khác, chỉ riêng giọng nói và ngôn từ của họ đủ khiến tôi cảm thấy như họ không phải là người cùng máu đỏ, da vàng Việt nam như mình.

May quá tôi hoàn toàn không có nhu cầu hoặc sở thích tới Việt nam, và cũng chẳng quen biết ai nói cái giọng miền Bắc này hoặc dùng ngôn từ Việt cộng cả , tỷ như tất bật, bức xúc, v.v...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,692
Mấy năm về trước, dịp nghỉ lễ spring break của hệ thống trường công ở thành phố tôi ở luôn trùng với dịp lễ Phục Sinh. Thời gian đó hãng tôi cũng cho nghỉ ngày thứ Sáu trước và ngày thứ Hai sau ngày Chủ Nhật Phục Sinh nên chúng tôi luôn có một long weekend trùng với ngày nghỉ học của hai con. Cho nên gần như là truyền thống khi hai con còn bé là cả nhà chúng tôi luôn đi chơi xa mà thường là lên khu gần thủ đô Washington DC vào dịp lễ Phục Sinh cũng như spring break của hai con. Sở dĩ chúng tôi chọn khu vực này vì thông thuờng đây cũng chính là dịp mà hoa anh đào nở rộ rực rỡ, hoặc ít ra cũng vẫn chưa tàn tùy theo thời tiết hàng năm.
Tác giả đã về hưu một nửa. Làm việc cho hãng làm máy bay. Hiện sinh sống tại Huntington Beach. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Ngôi Nhà Mới tại Quận Cam”, đã được phổ biến từ tháng Ba 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông về chuyện rent phòng ở Little Sài Gòn.
Vạn sự không thông đều làm người ta khó chịu trong đời sống như kẹt xe làm trễ tàu, trễ chuyến bay… internet không thông làm dở dang công việc trong thời đại online, mất hứng với trận bóng đang hay mà internet ì ạch. Tiếng Việt có từ ghép hay là từ “dòng sống”, diễn tả cuộc sống như một dòng sông chảy mãi, chảy mãi. Dòng sông ngưng chảy biến thành ao hồ, không còn là dòng sông nữa, như cuộc sống không thông, cuộc sống bế tắc vậy.
Bây giờ các con, cháu đã về hết. Căn nhà rộng này dường như lại rộng hơn. Tụi nhỏ lao nhao nửa ngày ở đây, rồi lên xe về nhà để ngày mai còn đi làm, đi học, trả lại sự yên ắng cố hữu cho bà Sang. Bà trở vào nhà nhìn ly cà phê nguội ngắt pha từ sáng tới giờ trên bàn. Suy nghĩ vẫn vơ, con cháu về thăm, vui một chút đó thôi, chứ nỗi buồn của riêng bà làm sao cho vơi bớt được!? Chỉ là vài tháng nay thôi, cuộc sống của bà đã đổi thay rõ rệt. Ngày trước, lúc nào cũng kề cận với chồng, giờ đây ông đã ra đi biền biệt. Nỗi buồn đau này biết có ai chia xẻ cho cùng!!?
Nhưng ở trong chăn mới biết chăn có rận. Tưởng vậy chứ không phải vậy. Đó là quãng thời gian tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi. Tinh thần suy sụp, sức khoẻ giảm sút. Chỉ từ một phút giâyrủi ro, mọi thứ đều đảo lộn. Từ một người năng động, một trụ cột của gia đình giờ đây tôi trở thành một phế nhân. Mọi chuyện trong nhà, ngoài ngõ bây giờ đều do một tay vợ quán xuyến. Vợ tôi phải vừa chăm sóc tôi vừa lo cho người mẹ già mất trí nhớ. Buồn rầu, chán nản, chúng tôi chưa điên khùng cũng là may mắn lắm rồi.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018.
Lâu lâu chúng ta nghe các bậc cha mẹ tỏ ra nóng lòng, nhắc nhở con mình sao không lấy vợ, lấy chồng đi để ông bà sớm có cháu mà bồng. Những lúc đó tôi có suy nghĩ, mà không nói ra: bồng cháu thì mỏi tay chớ có sướng ích gì mà mong dữ vậy? Tôi có người chị vợ ở Canada vừa mới có cháu ngoại đã gửi cho vợ tôi cả chục cái email báo tin và nói đủ chuyện. Theo tôi, chỉ cần gửi một hay hai cái báo tin mừng là đủ, hà cớ gì phải gửi nhiều lắm thế, chuyện gì mà nói nhiều thế? Tôi có ông bạn hàng xóm. Khi có cháu ngoại thì email cho tất cả bà con nội ngoại xa gần, kể cả Việt Nam chưa đủ, ông còn email cho bạn bè, dĩ nhiên trong đó có tôi, mặc dầu không quen thân. Ông này không viết nhiều, chỉ viết mỗi một câu ngắn mà lặp lại hai lần “Tôi có cháu ngoại rồi! Tôi có cháu ngoại rồi”. Lúc đó tôi chưa hiểu được nỗi vui mừng của bạn tôi, mà nói, dĩ nhiên là chỉ nói với vợ con tôi thôi: Có cháu ngoại chớ có phải trúng số đâu mà làm ầm ì cả xóm vậy?
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021 và là một trong những cây bút có sức viết mạnh mẽ nhất trong giải thưởng VVNM. Trong tâm trạng tháng Tư, tác giả gởi bài viết mới về cuộc hành trình rời Việt Nam và duyên định với nước Mỹ qua một cặp vợ chồng truyền giáo người Mỹ từ tâm.
Hàng năm, khi tháng Tư trở lại, người Việt tị nạn lại bâng khuâng nhớ về những khổ hận khi miền Nam sụp đổ. Tuy nhiên, đối với những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà, tháng Ba mới là tháng đau thương nhất. Rất nhiều người đã gục ngã trên các tuyến đường rút quân đầy hỗn loạn. Với bài viết này, người viết xin chia sẻ nỗi đau “tháng Ba lại về” với các chiến sĩ VNCH và dâng lời tạ ơn đến các chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ miền Nam trong suốt hai mươi năm.
Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”. Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2019. Đây là bài viết mới nhất của tác giả tưởng niệm 30 tháng Tư.
Nhạc sĩ Cung Tiến