Hôm nay,  

Người Ngồi Bên Mộ

03/10/202322:41:00(Xem: 3693)

 

 

Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây là bài viết mới nhất.


*

 

Tôi biết bác Thu hơn hai mươi năm trước, khi tôi mới vừa đến nước Mỹ này. Tôi còn nhớ hôm đó là sáng ngày thứ Bảy, không đi học.

Buổi sáng hôm đó, đầu tháng Mười, khi cái lạnh se se của mùa thu vừa tới. Tôi đang đi bộ quanh khu chu cư mình sống thì gặp bác Thu.  Trên vai bác đeo cái túi lớn, hai tay bưng một cái giỏ đi về khu chung cư tôi ở.  Thấy vậy, tôi chạy lại mở cánh cửa chính vào khu chung cư và hỏi bác cần tôi giúp gì không. Bác nói với tôi, bác và gia đình dọn ra sống riêng từ nhà người em cách chung cư chúng tôi ở không xa. 

Thế là chúng tôi quen nhau.

Bác Thu có hai cô con gái, cô chị tên Xuân, cô em tên Hạ.  Như chúng tôi, gia đình bác cũng từ Việt Nam mới qua.  Mấy tháng trước gia đình bác Thu sống chung nhà với người em gái có chồng Mỹ.  Vài tháng sau khi đến Mỹ, bác Thu và vợ bác, bác Ngọc, có công ăn việc làm ổn định, họ dọn ra ở riêng, đến khu chung cư này.  Bác Thu là nhân viên dọn vệ sinh văn phòng ở khu công nghệ Crystal City, cách chung cư chúng tôi ở chừng hai mươi phút lái xe.  Bác Ngọc làm móng tay chân trong khu thương mại trên đường Backlick.  Chị Xuân khi ấy vừa học vừa làm ở siêu thị bán thực phẩm Magruder's.  Còn Hạ học chung trường trung học với tôi.

Mỗi sáng chúng tôi cùng nhau đón xe buýt để tới trường.  Những ngày cuối tuần rảnh rỗi tôi hay sang chung cư nhà bác chơi. Chị Xuân rất khéo tay, thường hay làm bánh ngọt đãi tôi.  Đổi lại, tôi giúp chị sửa chữa những vật dụng linh tinh trong gia đình, như thay bóng đèn, vặn lại vòi nước hay giúp chị đánh bột làm bánh.  Chúng tôi ở Mỹ, nhưng chị vẫn thích làm bánh ngọt kiểu truyền thống, đánh bột bằng tay thay vì bằng máy như mọi người.  Những lần như vậy, tôi thắc mắc hỏi chị.  Chị Xuân nói tại chị quen với việc làm thủ công nên không mua máy.

Chúng tôi ở cùng khu chung cư được vài năm thì gia đình bác Thu mua được nhà riêng và dọn đi.  Căn nhà mới của bác cũng gần khu chung cư tôi ở, chỉ cách vài con đường. Đó là một ngôi nhà hai tầng, bốn phòng ngủ có đất rộng gần bên con suối nhỏ cạnh hông nhà. Căn nhà xinh xinh, phía trước có hai cây phong lớn.  Mùa Thu, lá phong đổi màu từ xanh sang đỏ rồi vàng rực, rất đẹp trước khi ánh nắng chiều tắt. Những ngày cuối tuần, tôi thường đạp xe đến nhà bác để giúp làm vườn.  Hai chị em Xuân Hạ rất thích trồng hoa trong vườn, nhưng họ lại sợ giun đất nên hay nhờ tôi đến để xới đất giúp trồng hoa và bón phân cho vườn rau.  Dần dà, gia đình bác Thu coi tôi như người thân. Vào những dịp lễ lớn, như Giáng Sinh, Tết, Sinh Nhật chúng tôi đều tặng quà cho nhau.

Ngày chị Xuân lấy chồng, bác Thu nhờ tôi làm đại diện đàng gái để đưa rước khách, cũng như phụ việc trong lễ cưới của chị.  Tôi còn nhớ hôm đó nhà trai đến, ngoài những mâm quả lễ vật của đám cưới ra, còn có con heo quay to hơn hai mươi kí-lô-gram.  Bác Thu là một phật tử tu tại gia, bác đưa mắt nhìn con heo rồi gọi tôi. 

Hồi nào tới giờ tôi có biết chặt thịt heo quay ra làm sao, nhưng không có chó đành bắt mèo... làm vậy. Thế là tôi cởi bỏ áo vest ra, ngồi chặt hết con heo quay để đãi khách và "lại quả" theo phong tục cưới hỏi của người Việt. Chồng chị Xuân, anh Thọ, sinh ra và lớn lên trong gia đình tin kính Chúa. Ông là một Tín Hữu Tin Lành, một người truyền đạo khắp các tiểu bang của nước Mỹ.  Là mục sư của hội thánh, gia đình chị không ở một nơi cố định nên di chuyển này đây mai đó. 

Sau khi cưới, gia đình anh Thọ chị Xuân ít có dịp về thăm gia đình.  Vả lại hai bác là Phật tử rất sùng đạo.  Việc có một người con rể là mục sư nên nói chuyện cùng nhau không hạp.  Còn Hạ, người con gái út của bác Thu, khi còn học trung học Hạ cũng bỏ nhà đi theo nhân tình. Hạ bỏ nhà đi rồi trong nhà chỉ còn lại hai bác thui thủi, trống vắng.

Một lần, sau khi làm cỏ cho luống hoa cúc trước sân nhà xong, bác Ngọc lấy nước và bánh ngọt đãi chúng tôi.  Trong lúc nhâm nhi bánh ngọt, uống nước trà ướp hoa lài hương thơm dìu dịu, bác Thu mở lời có ý nhận tôi làm con nuôi.  Nghe xong, tôi im lặng suy nghĩ chưa biết trả lời với bác ra sao vì việc này quá đột ngột.  Thấy tôi ngần ngại, bác nói:

- Nếu con thấy khó xử thì thôi.  Vạn sự tùy duyên vậy.

Tôi nhìn bác chậm rãi nói như giải thích:

- Theo con nghĩ  việc nhận con nuôi hay không thì chỉ là trên danh nghĩa, hình thức.  Quan trọng hơn là cách đối xử giữa con người với nhau.  Con đã có ba mẹ thương yêu và một gia đình yên ấm, nên nhận thêm một gia đình nữa con cảm thấy không được thoải mái.  Tuy vậy, con hứa với bác là sẽ thường xuyên đến thăm nom hai bác.  Hay hai bác có việc gì cần con, thì con luôn sẵn sàng.  Trong tâm con đã coi hai bác là một phần trong gia đình rồi.  Vì vậy việc gọi con nuôi, cha mẹ nuôi con thấy ngại và không quen cho lắm.

Nghe tôi giải thích, bác Thu cảm động. Và rồi từ đó về sau bác ấy không bao giờ nhắc đến chuyện nhận tôi làm con nuôi nữa.

Tốt nghiệp trung học, tôi đi đại học.  Trường tôi học cách xa nhà gần hai giờ đồng hồ, thành phố Richmond, thủ phủ của tiểu bang Virginia chúng tôi ở.  Trước khi nhập học, tôi đến nhà bác chia tay.  Hai bác chúc mừng tôi và tặng tôi một số tiền để dùng trong những ngày đi học xa.  Bác Thu nắm lấy tay tôi siết chặt, vỗ lên tay tôi và chúc tôi học hành thành tài.   Chúng tôi bịn rịn chia tay.

Thời gian bốn năm ở đại học, vào những ngày lễ lớn của năm tôi về thăm nhà và luôn ghé thăm vợ chồng bác Thu.  Chúng tôi vẫn giữ liên lạc và gọi điện thoại thăm hỏi nhau.  Theo thời gian trôi, tôi có gia đình riêng, có con cái, nhưng chúng tôi vẫn thường đến thăm bác mỗi khi về Northern Virginia.

Khi dịch cúm Covid bùng phát và lan rộng tại Mỹ, bác Ngọc nhiễm bịnh từ công việc làm móng tay.  Bác Ngọc được đưa đi cách ly tại một bệnh viện trong tiểu bang. 

Theo lời bác Thu kể lại, chỉ sau mấy ngày được đưa vào khu cách ly tập trung, bịnh bác Ngọc trở nặng.  Không được gặp hay nghe giọng nói của vợ, bác Thu chỉ được nhân viên bệnh viện cho biết tình hình cách vài ngày một lần.   Rồi mười ngày sau, bác Thu nhận được tin bác Ngọc mất dù nhân viên y tế đã tận tình cứu chữa nhưng vẫn không qua khỏi.  Bác Thu nhận được giấy báo tử và tro cốt của vợ sau mười hai ngày điều trị Covid-19.  Bác Thu cố kìm nén cảm xúc, khi nhận hũ tro cốt của người từng đầu ấp tay gối mà không kịp trăn trối hoặc gặp chồng con.  Bác Ngọc ra đi đột ngột để lại vô vàng nỗi trống trải và lẻ loi trong căn nhà vắng với nhiều kỷ niệm.

Một năm sau ngày bác Ngọc mất, dịch cúm Covid cũng tạm lắng. Nhưng vết đau trong tâm hồn bác Thu vẫn luôn âm ỉ với những nhớ nhung da diết.  Hai người con gái của bác Thu, chị Xuân và Hạ cũng về thăm và an ủi ba mình một vài lần rồi họ cũng trở về với gia đình nhỏ của họ.  Để lại bác Thu một mình thui thủi trong căn nhà rộng lớn với kỷ nhiều niệm. 

Dịch cúm Covid mang đi biết bao sinh mạng con người và kéo theo nhiều hệ lụy. Mọi thứ đều đình trệ.  Lạm phát nối gót theo sau. Mọi thứ đều tăng giá. Giá nhà đất cũng nương theo mà tăng cao nhưng vẫn không đủ cho người dân vì giờ đây rất nhiều người không cần đến hãng xưởng để làm việc.   Thấy nhà ở được giá, bác Thu bèn bán đi căn nhà nhiều kỷ niệm của mình. Số tiền bán nhà, bác chia cho hai cô con gái một phần, phần còn lại bác gửi ngân hàng để phòng thân.  Bán nhà xong, bác thuê một căn chung cư một phòng trên đường Backlick, đối diện với khu chợ Fresh World, để tiện đi lại.

Hôm lễ Giáng Sinh vừa qua, tôi đem gia đình nhỏ của mình đến thăm bác Thu.  Gặp lại tôi sau gần một, bác mừng lắm.  Bác Thu ôm chầm lấy tôi, bác khóc.  Những giọt nước mắt của bác khiến lòng tôi mềm nhũn.  Tôi vỗ tay lên lưng bác an ủi.  Bác tâm sự với tôi rằng bác cô đơn và lẻ loi lắm.  Hai cô con gái có cũng như không.  Hơn một năm qua chúng không đến thăm bác. Nhưng bác không trách hay hờn giận chúng.

Bác Thu kể với tôi rằng chị Xuân và gia đình có về thăm bác vào dịp lễ Tạ Ơn năm ngoái, nhưng chỉ chơi có vài ngày cuối tuần rồi vợ chồng con cái lại dắt nhau về lại bên Houston, Texas.  Còn Hạ thì về hôm Tết Tây, cách gia đình chị Xuân đúng một tuần.  Hạ về chở theo ba con chó Golden Beagle to lớn và thằng bạn trai người Trung Đông.  Chúng ở lại chơi được vài tiếng đồng hồ rồi lái xe đi mất.  Bác buồn.  Rồi tự an ủi với mình rằng âu cũng là duyên phận là nghiệp duyên, theo đạo lý của nhà Phật.  Chúng có đến thăm thì tốt, còn không cũng không sao.  Bác tự an ủi mình như thế. 

Ý kiến bạn đọc
15/10/202322:04:46
Khách
Thông cảm. Tác giả còn rất trẻ và chỉ biết nhiêu đó. Hy vọng mai mốt tác giả có tuổi và cố gắng nhiều để chúng ta có chuyện đọc cho vui. Chịu khó và khó chịu khác nhau nhiều lắm anh ơi.
05/10/202323:59:26
Khách
Tua de voi ket thuc cha hop ro . Ket thuc lai co ve nhu 1 bai viet chua xong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,262
Sau vài lần vượt biên thất bại, ông anh thứ năm của tôi đến được Songkhla, Thailand. Trong lá thư gửi về, anh kể chuyến tàu của anh trải qua bao biến cố hãi hùng, cướp bóc, hải tặc, và cuối lá thư, anh nhấn mạnh, một câu mà viết cả chục lần: “Đàn bà con gái đừng bao giờ vượt biên”. Ý của anh là nhắn nhủ tôi đấy, vì chuyến đó tôi đòi đi theo nhưng ba tôi không cho vì lo cho tôi hiểm nguy nơi biển cả.
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 8 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn dương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Một ngày trước mùa lễ Giáng Sinh, mẹ tôi gọi điện thoại cho tôi. Trong đường dây điện thoại tôi nghe bà khóc. Vừa khóc bà vừa kể chuyện thằng Út bỏ học. Bà nói cả nhà chúng tôi ai cũng khuyên bảo to nhỏ với nó, nhưng nó không nghe. Nhà chỉ còn mình tôi là chưa khuyên răn nó. Mẹ tôi nói: "Con gần tuổi với nó nhất, biết đâu con khuyên răn được nó đi học trở lại." Tôi lặng người nghe mẹ kể mà không biết an ủi mẹ như thế nào. Tôi nói với mẹ cuối tuần này, anh Đức, một người bạn của tôi về thăm nhà tôi sẽ quá giang nhờ xe để thăm nhà và nói chuyện với Út để coi sao. Tôi nói bà hãy yên tâm. Tôi hy vọng rằng sẽ khuyên bảo được Út trở lại trường để học.
Mấy hôm nay trời vẫn có nắng tuy khí hậu rất lạnh. Tôi hồi hộp nhìn những bông mai vàng của Mỹ đang nở sớm, hoa hồng vẫn còn ra nhiều búp, hoa giấy mọc xum xoe tươi đỏ, hoa chuối may mắn còn một nụ đang nở. Tay run run nâng niu những đóa hoa thầm cám ơn chúng vẫn chưa tàn trong thời tiết giá đông.
Năm nào cũng thế, trước Tết tôi thường dạo vài vòng trên các con đường quanh phố Bolsa, khu thương mại của người Việt, để được hưởng sớm không khí Tết và để lòng thấy thêm yêu đời. Hình ảnh, cảnh vật Tết ngày xưa được tái hiện lại làm cho cảnh phố phường trở nên thật đặc biệt. Nhìn xem cảnh vật và mọi người chuẩn bị đón Tết, lòng tôi bỗng lâng lâng một cảm xúc rộn ràng xen lẫn với cảm giác vui sướng như khi còn ấu thơ được hưởng ba ngày Tết tại quê nhà.
Cách nay mấy tuần, tôi đến thăm một người bạn thân đang ở trong nhà dưỡng lão Elmwood House ở Quận Arlington. Cái khung cảnh ấy khiến tôi suy nghĩ về cuộc đời và thân phận tuổi già. Ra khỏi thang máy tầng lầu 2, trước mặt là một phòng rộng, bày biện mấy bộ salon, năm ba chiếc bàn vuông, bàn tròn sắp xếp gọn gàng; bên phải, bên trái là hai dãy hành lang dẫn vào các phòng ngủ – hun hút, im lìm. Năm bảy cụ quây quần trong phòng giải trí này chuyện trò, đánh cờ tướng, xoa mạt chược, chơi tứ sắc hay bài Tây. Bỗng tôi trông thấy ông Phan đang ngồi đánh cờ tướng với ông cụ cùng trạc tuổi ở chiếc bàn gần cửa. Một chút ngỡ ngàng, tôi tự hỏi: “chẳng lẽ ông ta cũng vào nhà dưỡng lão?” Hỏi thế, bởi vì ông Phan có đến bốn đứa con học hành thành đạt, đứa nào cũng có nhà cửa khang trang, tưởng chừng về già ông ta sẽ có cuộc sống hạnh phúc sum vầy bên con cháu. Nhưng cuộc đời nào ai biết chắc tuơng lai?
Cái gì? Trại hè Niềm Tin 10 hả? Trời đất quỷ thần ơi, mới ngày nào còn là trại Niềm Tin 1 mà bây giờ đã trại Niềm Tin 10 rồi sao? Thời gian đi nhanh khủng khiếp. Tôi vẫn còn nhớ….
Tác giả là Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Hiện tại bà đã về hưu, vui thú điền viên. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thượng Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Bài viết mới của tg về câu chuyện muôn thuở: "Tình".
Ông Ronnie năm mươi bảy tuổi, Mỹ đen nhưng nhỏ con cũng xêm xêm Steven, đã thế mắt lại hơi xếch, tóc nối và thắt thành cái bím dài giống hệt mấy anh thổ dân da đỏ, lại giống đuôi sam mấy anh ba Tàu. Ông Ronnie có trách nhiệm giao và nhận hàng đến đi, hổng biết sao ổng lại nhanh nhạy như những tay thám thính, hễ trong hãng có động tịnh gì là ổng biết sớm nhất, ai còn ai bị ra đi, ai lên hương, ai xuống chó, phúc lợi thế nào… Ổng biêt hết ráo và luôn mách cho Steven, dĩ nhiên là lúc nào cũng kèm theo câu căn vặn:” Im miệng đấy nhé! Tao chỉ cho mày biết thôi đấy!”
Lúc nhỏ tôi rất kỵ cái kiểu người ta hay nói “ngồi lê đôi mách”. Thường bạn bè đi đâu chơi chung, những khi đùa giỡn hay chuyện trò, tôi luôn bị rơi vào khoảng không, khó tiếp nhận niềm vui đang có mà tâm tư đi tìm điều gì xa vắng, rồi lại sống với hình ảnh khác bằng tưởng tượng, thêu dệt mây trời với hoa thơm cỏ lạ, dù bạn bè trước mắt rất dễ thương tốt bụng thường lo lắng khi thấy tôi không cười nói và buồn bã.
Nhạc sĩ Cung Tiến