Hôm nay,  

Người Ngồi Bên Mộ

03/10/202322:41:00(Xem: 3697)

 

 

Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây là bài viết mới nhất.


*

 

Tôi biết bác Thu hơn hai mươi năm trước, khi tôi mới vừa đến nước Mỹ này. Tôi còn nhớ hôm đó là sáng ngày thứ Bảy, không đi học.

Buổi sáng hôm đó, đầu tháng Mười, khi cái lạnh se se của mùa thu vừa tới. Tôi đang đi bộ quanh khu chu cư mình sống thì gặp bác Thu.  Trên vai bác đeo cái túi lớn, hai tay bưng một cái giỏ đi về khu chung cư tôi ở.  Thấy vậy, tôi chạy lại mở cánh cửa chính vào khu chung cư và hỏi bác cần tôi giúp gì không. Bác nói với tôi, bác và gia đình dọn ra sống riêng từ nhà người em cách chung cư chúng tôi ở không xa. 

Thế là chúng tôi quen nhau.

Bác Thu có hai cô con gái, cô chị tên Xuân, cô em tên Hạ.  Như chúng tôi, gia đình bác cũng từ Việt Nam mới qua.  Mấy tháng trước gia đình bác Thu sống chung nhà với người em gái có chồng Mỹ.  Vài tháng sau khi đến Mỹ, bác Thu và vợ bác, bác Ngọc, có công ăn việc làm ổn định, họ dọn ra ở riêng, đến khu chung cư này.  Bác Thu là nhân viên dọn vệ sinh văn phòng ở khu công nghệ Crystal City, cách chung cư chúng tôi ở chừng hai mươi phút lái xe.  Bác Ngọc làm móng tay chân trong khu thương mại trên đường Backlick.  Chị Xuân khi ấy vừa học vừa làm ở siêu thị bán thực phẩm Magruder's.  Còn Hạ học chung trường trung học với tôi.

Mỗi sáng chúng tôi cùng nhau đón xe buýt để tới trường.  Những ngày cuối tuần rảnh rỗi tôi hay sang chung cư nhà bác chơi. Chị Xuân rất khéo tay, thường hay làm bánh ngọt đãi tôi.  Đổi lại, tôi giúp chị sửa chữa những vật dụng linh tinh trong gia đình, như thay bóng đèn, vặn lại vòi nước hay giúp chị đánh bột làm bánh.  Chúng tôi ở Mỹ, nhưng chị vẫn thích làm bánh ngọt kiểu truyền thống, đánh bột bằng tay thay vì bằng máy như mọi người.  Những lần như vậy, tôi thắc mắc hỏi chị.  Chị Xuân nói tại chị quen với việc làm thủ công nên không mua máy.

Chúng tôi ở cùng khu chung cư được vài năm thì gia đình bác Thu mua được nhà riêng và dọn đi.  Căn nhà mới của bác cũng gần khu chung cư tôi ở, chỉ cách vài con đường. Đó là một ngôi nhà hai tầng, bốn phòng ngủ có đất rộng gần bên con suối nhỏ cạnh hông nhà. Căn nhà xinh xinh, phía trước có hai cây phong lớn.  Mùa Thu, lá phong đổi màu từ xanh sang đỏ rồi vàng rực, rất đẹp trước khi ánh nắng chiều tắt. Những ngày cuối tuần, tôi thường đạp xe đến nhà bác để giúp làm vườn.  Hai chị em Xuân Hạ rất thích trồng hoa trong vườn, nhưng họ lại sợ giun đất nên hay nhờ tôi đến để xới đất giúp trồng hoa và bón phân cho vườn rau.  Dần dà, gia đình bác Thu coi tôi như người thân. Vào những dịp lễ lớn, như Giáng Sinh, Tết, Sinh Nhật chúng tôi đều tặng quà cho nhau.

Ngày chị Xuân lấy chồng, bác Thu nhờ tôi làm đại diện đàng gái để đưa rước khách, cũng như phụ việc trong lễ cưới của chị.  Tôi còn nhớ hôm đó nhà trai đến, ngoài những mâm quả lễ vật của đám cưới ra, còn có con heo quay to hơn hai mươi kí-lô-gram.  Bác Thu là một phật tử tu tại gia, bác đưa mắt nhìn con heo rồi gọi tôi. 

Hồi nào tới giờ tôi có biết chặt thịt heo quay ra làm sao, nhưng không có chó đành bắt mèo... làm vậy. Thế là tôi cởi bỏ áo vest ra, ngồi chặt hết con heo quay để đãi khách và "lại quả" theo phong tục cưới hỏi của người Việt. Chồng chị Xuân, anh Thọ, sinh ra và lớn lên trong gia đình tin kính Chúa. Ông là một Tín Hữu Tin Lành, một người truyền đạo khắp các tiểu bang của nước Mỹ.  Là mục sư của hội thánh, gia đình chị không ở một nơi cố định nên di chuyển này đây mai đó. 

Sau khi cưới, gia đình anh Thọ chị Xuân ít có dịp về thăm gia đình.  Vả lại hai bác là Phật tử rất sùng đạo.  Việc có một người con rể là mục sư nên nói chuyện cùng nhau không hạp.  Còn Hạ, người con gái út của bác Thu, khi còn học trung học Hạ cũng bỏ nhà đi theo nhân tình. Hạ bỏ nhà đi rồi trong nhà chỉ còn lại hai bác thui thủi, trống vắng.

Một lần, sau khi làm cỏ cho luống hoa cúc trước sân nhà xong, bác Ngọc lấy nước và bánh ngọt đãi chúng tôi.  Trong lúc nhâm nhi bánh ngọt, uống nước trà ướp hoa lài hương thơm dìu dịu, bác Thu mở lời có ý nhận tôi làm con nuôi.  Nghe xong, tôi im lặng suy nghĩ chưa biết trả lời với bác ra sao vì việc này quá đột ngột.  Thấy tôi ngần ngại, bác nói:

- Nếu con thấy khó xử thì thôi.  Vạn sự tùy duyên vậy.

Tôi nhìn bác chậm rãi nói như giải thích:

- Theo con nghĩ  việc nhận con nuôi hay không thì chỉ là trên danh nghĩa, hình thức.  Quan trọng hơn là cách đối xử giữa con người với nhau.  Con đã có ba mẹ thương yêu và một gia đình yên ấm, nên nhận thêm một gia đình nữa con cảm thấy không được thoải mái.  Tuy vậy, con hứa với bác là sẽ thường xuyên đến thăm nom hai bác.  Hay hai bác có việc gì cần con, thì con luôn sẵn sàng.  Trong tâm con đã coi hai bác là một phần trong gia đình rồi.  Vì vậy việc gọi con nuôi, cha mẹ nuôi con thấy ngại và không quen cho lắm.

Nghe tôi giải thích, bác Thu cảm động. Và rồi từ đó về sau bác ấy không bao giờ nhắc đến chuyện nhận tôi làm con nuôi nữa.

Tốt nghiệp trung học, tôi đi đại học.  Trường tôi học cách xa nhà gần hai giờ đồng hồ, thành phố Richmond, thủ phủ của tiểu bang Virginia chúng tôi ở.  Trước khi nhập học, tôi đến nhà bác chia tay.  Hai bác chúc mừng tôi và tặng tôi một số tiền để dùng trong những ngày đi học xa.  Bác Thu nắm lấy tay tôi siết chặt, vỗ lên tay tôi và chúc tôi học hành thành tài.   Chúng tôi bịn rịn chia tay.

Thời gian bốn năm ở đại học, vào những ngày lễ lớn của năm tôi về thăm nhà và luôn ghé thăm vợ chồng bác Thu.  Chúng tôi vẫn giữ liên lạc và gọi điện thoại thăm hỏi nhau.  Theo thời gian trôi, tôi có gia đình riêng, có con cái, nhưng chúng tôi vẫn thường đến thăm bác mỗi khi về Northern Virginia.

Khi dịch cúm Covid bùng phát và lan rộng tại Mỹ, bác Ngọc nhiễm bịnh từ công việc làm móng tay.  Bác Ngọc được đưa đi cách ly tại một bệnh viện trong tiểu bang. 

Theo lời bác Thu kể lại, chỉ sau mấy ngày được đưa vào khu cách ly tập trung, bịnh bác Ngọc trở nặng.  Không được gặp hay nghe giọng nói của vợ, bác Thu chỉ được nhân viên bệnh viện cho biết tình hình cách vài ngày một lần.   Rồi mười ngày sau, bác Thu nhận được tin bác Ngọc mất dù nhân viên y tế đã tận tình cứu chữa nhưng vẫn không qua khỏi.  Bác Thu nhận được giấy báo tử và tro cốt của vợ sau mười hai ngày điều trị Covid-19.  Bác Thu cố kìm nén cảm xúc, khi nhận hũ tro cốt của người từng đầu ấp tay gối mà không kịp trăn trối hoặc gặp chồng con.  Bác Ngọc ra đi đột ngột để lại vô vàng nỗi trống trải và lẻ loi trong căn nhà vắng với nhiều kỷ niệm.

Một năm sau ngày bác Ngọc mất, dịch cúm Covid cũng tạm lắng. Nhưng vết đau trong tâm hồn bác Thu vẫn luôn âm ỉ với những nhớ nhung da diết.  Hai người con gái của bác Thu, chị Xuân và Hạ cũng về thăm và an ủi ba mình một vài lần rồi họ cũng trở về với gia đình nhỏ của họ.  Để lại bác Thu một mình thui thủi trong căn nhà rộng lớn với kỷ nhiều niệm. 

Dịch cúm Covid mang đi biết bao sinh mạng con người và kéo theo nhiều hệ lụy. Mọi thứ đều đình trệ.  Lạm phát nối gót theo sau. Mọi thứ đều tăng giá. Giá nhà đất cũng nương theo mà tăng cao nhưng vẫn không đủ cho người dân vì giờ đây rất nhiều người không cần đến hãng xưởng để làm việc.   Thấy nhà ở được giá, bác Thu bèn bán đi căn nhà nhiều kỷ niệm của mình. Số tiền bán nhà, bác chia cho hai cô con gái một phần, phần còn lại bác gửi ngân hàng để phòng thân.  Bán nhà xong, bác thuê một căn chung cư một phòng trên đường Backlick, đối diện với khu chợ Fresh World, để tiện đi lại.

Hôm lễ Giáng Sinh vừa qua, tôi đem gia đình nhỏ của mình đến thăm bác Thu.  Gặp lại tôi sau gần một, bác mừng lắm.  Bác Thu ôm chầm lấy tôi, bác khóc.  Những giọt nước mắt của bác khiến lòng tôi mềm nhũn.  Tôi vỗ tay lên lưng bác an ủi.  Bác tâm sự với tôi rằng bác cô đơn và lẻ loi lắm.  Hai cô con gái có cũng như không.  Hơn một năm qua chúng không đến thăm bác. Nhưng bác không trách hay hờn giận chúng.

Bác Thu kể với tôi rằng chị Xuân và gia đình có về thăm bác vào dịp lễ Tạ Ơn năm ngoái, nhưng chỉ chơi có vài ngày cuối tuần rồi vợ chồng con cái lại dắt nhau về lại bên Houston, Texas.  Còn Hạ thì về hôm Tết Tây, cách gia đình chị Xuân đúng một tuần.  Hạ về chở theo ba con chó Golden Beagle to lớn và thằng bạn trai người Trung Đông.  Chúng ở lại chơi được vài tiếng đồng hồ rồi lái xe đi mất.  Bác buồn.  Rồi tự an ủi với mình rằng âu cũng là duyên phận là nghiệp duyên, theo đạo lý của nhà Phật.  Chúng có đến thăm thì tốt, còn không cũng không sao.  Bác tự an ủi mình như thế. 

Ý kiến bạn đọc
15/10/202322:04:46
Khách
Thông cảm. Tác giả còn rất trẻ và chỉ biết nhiêu đó. Hy vọng mai mốt tác giả có tuổi và cố gắng nhiều để chúng ta có chuyện đọc cho vui. Chịu khó và khó chịu khác nhau nhiều lắm anh ơi.
05/10/202323:59:26
Khách
Tua de voi ket thuc cha hop ro . Ket thuc lai co ve nhu 1 bai viet chua xong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,524
Con Kelly khá nhỏ nhắn xinh xắn, da trắng, nét mặt người Âu. Nó rất khác với những đồng hương của nó, bọn họ thì to bè bự xương, da ngăm đen, nét mặt thô. Có lẽ tổ tiên nhà con Kelly lai hoặc là di cư từ Tây Ban Nha. Những lúc ăn trưa hay những lúc tụ tập đùa giỡn, con Kelly kể chuyện nó vượt biên từ Honduras qua Mexico và rồi theo đường dây nhập cư lậu để vào Cali và sau đó thì sang thành Ất Lăng này. Nó vào hãng này cũng được năm năm rồi, công việc ở xưởng Debug không nặng, chuyên gắn các bộ phận máy điện toán như Hard drive, Memory, Motherboard… Tuy nhiên hai ngón tay cái và cổ tay thì đau nhiều vì phải nhấn và sử dụng nhiều, với lại thời gian kéo dài mười tiếng một ngày. Hôm nó xỉu vì mệt và có thể nó bỏ bữa ăn sáng.
Đôi lúc mẹ có cảm tưởng con gái bây giờ là mẹ của mẹ. Con học cao hiểu rộng luôn chỉ huy mẹ chuyện này điều kia, những chuyện mẹ kể ngày xưa con bác ra không cần nghe. Giọng nói con từ từ oai phong và mang âm điệu ra lệnh, mẹ chỉ biết tuân hành và không cần thắc mắc.
Hễ má gọi Tí là “mày” là Tí biết má đang hổng dzui nên Tí không dám hé miệng thắc mắc nữa. Mà thực ra, trong lớp học, trong xóm khu apartments này đâu phải đứa nào cũng có ba, như chị em con Cẩm thằng Tú con của cô Xuyến bạn của má, họ cũng chỉ có ba mẹ con sống với nhau đấy thôi. Một buổi tối, Tí đang chơi các đồ chơi một mình, rồi như nhớ ra điều gì
Chuyện xảy ra cách đây 8 năm, khi đó tiệm Nails của tôi vẫn còn hoạt động, và tôi còn sống ở Augusta. Thành phố Augusta không lớn lắm, nhưng được nhiều người biết đến, vì nơi đó có Master week. Hằng năm, vào đầu tháng tư, từ khắp nơi trên thế giới, các danh thủ golf sẽ đến đây tranh tài để giành danh hiệu Master. Và đây cũng là dịp để mọi người từ các nước đến tham dự. Không phải nói, ai cũng biết Augusta rất tấp nập vào dịp này. Bình thường, tiệm tôi đã đông vào những ngày cuối tuần. Nhưng thứ bảy của tuần lễ Master, thì đông đến… mệt không nghỉ. Cuối ngày, khi tôi vừa với tay định tắt bảng “open”, thì ba người khách bước vào.
Bố mẹ tôi là một đôi đũa lệch, không phải ở bề ngoài. Bởi vì bố mẹ tôi rất đẹp người, bố cao ráo đẹp trai, mẹ xinh như người mẫu. Nhưng anh em tôi, sau lưng vẫn gọi bố mẹ tôi là đôi đũa lệch. Khi có quá nhiều xung đột, người ta thường chia tay nhau mỗi người một ngả, tan đàn xẻ nghé, mặc cho con cái lêu bêu. Nhưng bố mẹ tôi thì không bao giờ nói đến chuyện ly dị, hai ông bà vẫn ở với nhau gần 60 năm, dù có nhiều lệch lạc.
Sui gia là mối quan hệ đặc biệt từ chỗ không quen biết nhau rồi thì kết thông gia, đi đến chỗ tương kính và thân thiết như người trong một gia đình. Đây là nét đẹp văn hóa và phong tục của người Việt mà người Mỹ không có. Riêng tôi, có lẽ vì không có duyên nên anh sui thì có mà cũng như không. Ngược lại, tôi lại có duyên với chị sui. Phải nói ngay để tránh hiểu lầm : Duyên ở đây không phải là duyên nợ theo quan niệm thông thường mà là duyên nợ văn chương.
Năm mươi năm là quãng thời gian không đáng kể trong vũ trụ tính tỷ tỷ năm, nhưng là nửa đời người, là ba thế hệ: Thế hệ tham chiến, thế hệ chạy giặc, thế hệ bỏ nước ra đi để làm giàu. Có lẽ nhìn lại từng góc quán một lần để tưởng niệm những bậc cha chú, đàn anh đã ngồi và trò chuyện với đời sau để chúng tôi hiểu biết hơn về chiến tranh ở quê nhà.
Tác giả tên thật Trần Hương Thủy hiện sống tại South Carolina. Lần đầu tham dự chương trình VVNM với bài viết “Ngày qua giông bão". Bà đã từng cộng tác với nhiều tờ báo tại hải ngoại. Sau đây là câu chuyện tác giả gởi cho VVNM ngày 30 tháng 4 với ghi chú: “Câu chuyện bắt đầu từ những ngày của tháng 4/1975 , nhưng nỗi đau vẫn còn lại mãi..."
Tháng Tư đây là Tháng Tư Đen 1975 khi Miền Nam Việt Nam bị “trời sập”! Lúc ấy, tôi mới 9 tuổi nhưng những ký ức vẫn còn đậm trong trí óc dù gần 50 năm đã trôi qua. Trong khi gia đình bác ruột và chú ruột tôi chạy ra Bến Bạch Đằng xuống tàu Trường Xuân thì gia đình tôi lại chạy loạn trong thành phố. Vì nhà tôi gần cửa ngõ sân bay, xung quanh là các căn cứ quân sự, công xưởng của VNCH và kế bên vùng “xôi đậu” An Phú Đông, nên phải kéo nhau vào Ngã Bảy, chung cư Ngô Gia Tự, tá túc nhà người quen. Tưởng đâu sẽ an toàn hơn, nhưng ban đêm khi lũ trẻ chúng tôi nằm chồng chất bên chiếc giường trong nhà thì người lớn ngồi ngoài hiên, đếm từng đóm hoả châu rơi, vọng tiếng đại bác hoặc hoặc tiếng súng lẻ loi, chả biết của “bên nào”.
Nghĩ đi nghĩ lại sao mấy năm nay đi lấy máu kiểm tra sức khỏe hàng năm mà chẳng phát hiện ra bệnh ung thư? Nếu không vì cú té làm bị gãy xương không biết Hoàng vẫn khỏe mạnh, ăn ngon miệng, làm vườn, xúc tuyết hùng hục như trâu không? Có lẽ lâu nay tế bào ung thư nằm phục sẵn chờ xương bị tổn thương là nhào vô tấn công mà cũng có thể là đến thời kỳ bịnh ung thư phát tán và cú té chỉ là chuyện xảy ra trùng hợp? Sau này Hoàng vào Mayo Clinic thay tủy sống mới biết đa số bệnh nhân đa u tủy đều bị té gãy xương trước rồi càng ngày càng rạn gãy thêm mới khám phá ra. Nhưng cũng vì cú té đó mà chụp MRI chỉ thấy nứt 2 đốt xương làm cả bác sĩ lẫn bệnh nhân cứ nghĩ là do bị loãng xương mà phí thời gian điều trị, tà tà mấy tháng trời để tụi ung thư hoành hành phá thêm mấy cái xương tội nghiệp!
Nhạc sĩ Cung Tiến