Hôm nay,  

Mẹ Mê Facebook

16/05/202309:51:00(Xem: 3843)

Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”.  Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2019. Đây là bài viết mới nhất của tác giả.

 

*

Mẹ loay hoay trong bếp bữa ăn chiều với món phở, hấp tôm càng và nấu chè đậu ván.

Mẹ lẩm bẩm “tội nghiệp con gái làm việc mệt trí, chỉ nghỉ được có mỗi ngày chủ nhật”. Vì vậy mẹ cố gắng sửa soạn buổi cơm chiều thật ngon so với những bữa khác.

Vân bước xuống theo tiếng mẹ gọi, nét mặt hơi sưng sỉa ngồi vào bàn ăn im lặng.

Mẹ chẳng biết gợi câu chuyện gì cho vui, bèn mở lời kể chuyện Facebook.

- Hôm nay mẹ nghe được bài pháp do thầy Thích Pháp Hòa giảng vui quá...

Đang định kể tiếp thì Vân ngắt ngang, giọng gay gắt:

- Hình con ngồi ăn cua với Tý, Tèo lúc hai cháu về chơi, ai cho phép mẹ để lên Facebook.


Mẹ trố mắt ngập ngừng:

- Không được à con?

- Được sao mà được, đó là sự riêng tư của con, mẹ phải hỏi trước. Thỉnh thoảng con vào xem nhìn thật chướng mắt. Lứa tuổi mẹ già rồi ai xem nữa mà chụp hình đủ kiểu đưa lên mỗi ngày, chưa kể có nhiều người làm gì cũng khai báo trên đó, nào là đi bệnh viện, đi chợ mua những gì, cúng giỗ nấu món chưng bày cũng khoe, sao rảnh dữ vậy?

Mẹ cụt hứng nhận ra phần sai sót của mình nên cúi đầu im lặng nhai những hột cơm nhạt thếch đắng nghẹn.

Đêm đó thay vì sau 8 giờ mẹ thường mở Facebook tìm niềm vui, thì mẹ lặng lẽ đi nằm sớm. Nhưng mẹ nào có ngủ được, ký ức xuôi về miền quá khứ mông lung…


Lập gia đình kham nhẫn đủ điều với nhà chồng, sinh được một con gái kháu khỉnh chào đời đã làm tăng sức mạnh lạ lùng của tình mẫu tử thiêng liêng. Mẹ chỉ thích nâng niu, chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ, theo dõi con mọc răng, con biết lật, con đi chập chững, con vui đùa theo tháng ngày trôi qua. Lúc ba đi “tù cải tạo”, mẹ bị mất việc dạy học, bươn chải đủ nghề kiếm sống, cắc củm từng đồng nuôi con đầy đủ. Chồng trở về vài năm sau có cơ may được ông bác bên chồng tổ chức vượt biên, nếu kiếm được 5 người thì hai vợ chồng sẽ đi không đóng tiền. May mắn móc nối được người, ông bác cho đi cả 3 mạng, thiếu tiền lúc thoát thân lọt được sẽ trả sau.

Ba mẹ cùng làm điện tử vùng Fremont, khi con học hành nên người tốt nghiệp, bằng cấp cao thì ba phát hiện mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối… đành xa vợ con. Mẹ bị “laid-off” đúng lúc con gái lập gia đình và mua nhà. Vân muốn mẹ về ở chung khi mang thai đứa đầu, rồi kế tiếp đứa thứ hai. Công việc mẹ bận rộn giữ cháu và nấu ăn cũng nguôi ngoai qua thời gian khi không có chồng bên cạnh, nhất là được đùa chơi ôm cháu vào lòng, đẩy xe đi dạo ngoài công viên. Các cháu vào trường học có bạn bè, về nhà làm “homework”, không còn thời gian gần bà ngoại, càng lớn dần thì không còn quan tâm đến ai ngoài chuyện vùi đầu vào việc học, đọc sách và chơi phone quý như người bạn thân thiết nhất đời. Con gái và rể ngày cũng như đêm, lúc nào cũng thấy ngồi trên máy Computer mỗi người một cái, chăm chú và gõ chữ. Nhà bây giờ chỉ còn mình mẹ ra vào lủi thủi ban ngày vì các con đi làm, các cháu đi học xa.

Đôi lúc mẹ có cảm tưởng con gái bây giờ là mẹ của mẹ. Con học cao hiểu rộng luôn chỉ huy mẹ chuyện này điều kia, những chuyện mẹ kể ngày xưa con bác ra không cần nghe. Giọng nói con từ từ oai phong và mang âm điệu ra lệnh, mẹ chỉ biết tuân hành và không cần thắc mắc.

Tính tình mẹ trở nên trầm lặng, ít nói và lái xe cũng lười biếng. Mẹ muốn học “computer” tìm vài diễn đàn chơi thơ trao đổi, vì ngày xưa mẹ từng mê thơ văn, nhưng sự hiểu biết về cách xử dụng máy móc chỉ có giới hạn, mẹ nhờ con gái mở Facebook để chơi. Không ngờ khi vào Facebook đã truyền sức sống trở lại. Mẹ gặp bạn bè năm xưa đang ở trên quê hương Việt Nam, hẹn hò tụ họp uống cà phê Nội Thành mỗi tháng hai lần. Mẹ thấy bạn ăn diện đẹp, ngồi dưới các tàng cây có ánh nắng hồng buổi sớm mai xuyên qua cành lá, nhâm nhi cốc cà phê hưởng tuổi già, hoặc mặc áo dài lên chùa Thiên Mụ, đồi Thiên An cầm nón chụp hình rất có duyên, mẹ ưa nhìn ngắm hoài. Mẹ cảm thấy chung quanh mình có nhiều bạn bè nói chuyện ríu rít thăm hỏi, cười đùa tuy xa mà rất gần.

Chưa hết, mẹ được xem phong cảnh các ngôi Chùa từ nhiều tiểu bang của Mỹ, Pháp, Úc, Canada…v...v... Được xem những buổi lễ lớn, những sinh hoạt công quả trong các Chùa rất vui, được đọc những bài Phật Pháp, những bài thơ của Thầy Thích Thiện Long, Thầy Thích Tánh Tuệ tìm được sự an lạc của tâm hồn. Lứa tuổi bạn mẹ cởi mở tâm tánh, không như nhận xét ngày trước “người Huế vui chẳng ai biết buồn chẳng ai hay rất kín đáo”, bây giờ có con cháu, có áo đẹp, có tiệc tùng hay đi chơi đâu đều chụp hình bỏ lên. Mẹ quan niệm đó là niềm vui tràn ra thích chia sẻ, nên cũng vào khen vài câu. Mẹ nghĩ có như vậy mới tăng tuổi thọ được chứ, tiền bạc sức khỏe thì chính phủ Mỹ chăm đầy đủ, thân già rồi có gì đâu để lo sợ.

Thỉnh thoảng sáng tác bài thơ theo mùa, theo ngày lễ, hoặc cảm hứng khi ngắm Quỳnh nở.

Yêu Quỳnh

Đêm trăng sương đọng lung linh

Dáng em ẻo lả mộng xinh thắp đời

Nâng niu cánh nhẹ hương ngời

Lòng trần say đắm nửa vời tỉnh mê

Ngất ngây ghé sát môi kề

Mong mùa ước hẹn lại về cùng ta

Em lơi cánh mỏng ngọc ngà

Cho đêm huyền diệu kiêu sa gợi tình

MTTN

Mẹ bỏ lên mời bạn bè ghé nhà uống trà hàm thụ đọc thơ chơi, như vậy ở nơi đó mẹ đã có ngôi nhà tự do tiếp bạn với sân chơi tao nhã, còn gì thú hơn bằng.

Cũng có rất nhiều người lạ đòi làm bạn, nhưng mẹ chỉ nhận ai học chung trường, hay người đã quen biết từ lâu, hoặc bà con, mới dám “add friends” rất giới hạn. Nhất là phái nam mẹ lại càng tránh, chẳng qua nhác nói chuyện và không thích giao thiệp rộng. Nhiều chuyện nghĩ cũng nực cười, mỗi mùa sinh nhật mẹ để lên bài thơ ghi rõ tuổi thất thập cổ lai hy, vậy mà đàn ông trẻ tuổi cứ mù mắt bắn vào lời lẽ tha thiết chung chung giống nhau “tôi theo dõi trang của bạn với những bài viết có tính cách văn hoá gây sự chú ý của tôi, nên đã gởi lời mời kết bạn nhiều lần nhưng không thành công, vui lòng... chúng ta hãy là bạn”, tiếu lâm hơn nữa “em đẹp lắm, cho anh làm quen” của những đứa đáng cháu ngoại. Một chuyện khôi hài nữa là có ông tướng người Mỹ gốc VN thỉnh thoảng nhảy vào đòi kết bạn và nhắn nơi mục “messenger”, mẹ càng đề phòng hơn bọn “hacker” vì ông tướng nào mà rảnh rỗi dữ vậy, lại đòi đi quen bà già. Mẹ chẳng quan tâm, xem như không có nên chẳng cần nhìn trang cá nhân của họ.

Mặc khác, Facebook cũng gặp nhiều kẻ lường gạt theo dõi trang cá nhân người này, người nọ, biết người thân rồi nhắn tin mượn số tiền gấp chuyển vào tài khoản... Cũng có người già ở VN bị vấp vì nghĩ từ lâu cháu mình gởi biếu tiền quá nhiều, có lẽ bây giờ kẹt tạm thời, nên sai con đến nhà bank rút tiền chuyển gấp. Có vài người khi nghe tin nhắn này liền trả lời “mượn gì chỉ 1 ngàn đô, mượn 10 ngàn luôn đi, hoặc có người nổi nóng hét lên “đồ mất dạy, ăn xong đi tìm cách lường gạt”, tức thì kẻ xấu cúp ngang và xoá mất Facebook. Những mẫu chuyện này từ bạn bè đã bị nạn, nên muốn chia sẻ để mọi người đề phòng cẩn thận.



Nhiều việc cũng làm mẹ lên tiếng mạnh mẽ như chuyện vị Thượng Tọa trụ trì ngôi Chùa ở vùng San Jose, kẻ xấu lấy YouTube Thầy giảng pháp ở đâu, lấp tiếng nói của Thầy và lồng tiếng họ lúc to, lúc nhỏ, lúc đứt quản để mượn tiền người bên VN yêu cầu chuyển vào số tài khoản của họ. Một số đạo hữu buồn vì mất niềm tin những bậc chân tu. Phát hiện ra Thầy lên tiếng loan báo với đệ tử xa gần đừng bị mắc lừa, có người hung hăng nói “chính Thầy lừa gạt, chính Thầy xuất hiện bằng hình ảnh và tiếng nói”. Mẹ buộc lòng nhảy vào “comment”:

“Thầy là trụ trì ngôi chùa lớn, đức hạnh bậc nhất đạo hữu ở đây đều rõ, luôn đi hoành pháp lưu động và lập đàn chẩn tế, ai mà không biết tiếng tốt của Thầy. Thầy lên tiếng quyên góp cho bão lụt hoặc gầy dựng xây cất ngôi Tam Bảo, đệ tử khắp mười phương cúng dường biết bao nhiêu kể trên nước Mỹ, nào cần tìm bên VN dở trò xấu xa. Xin hãy sáng suốt đừng để kẻ xấu bôi bác phá hoại đạo pháp, gây chia rẽ và làm mất lòng tin của những người mộ đạo”. 

Sau đó người có cái tên dao búa (không có hình ảnh) xóa phần comment và biến mất, chỉ còn lại số người tu hành lên tiếng “A Di Đà Phật”.

Nói tóm lại hiện tại Facebook là niềm vui của mẹ, mẹ yêu Facebook và mẹ cũng yêu con gái. Thôi thì mẹ đành dẹp bỏ Facebook để không làm con bực dọc, mẹ muốn làm vui lòng con vì mẹ yêu thương con nhất trần đời.

Sáng nay chủ nhật, Vân thức dậy sớm vì không ngủ được, muốn mở Facebook xem trang cá nhân của mẹ có viết gì thêm? Bạn bè nói chuyện ì sèo mà sao mẹ im hơi vậy? Mẹ mê Facebook lắm mà!

Tình cờ có bài Chùa nào đăng về Phật Pháp, những từ ngữ khó hiểu gây thêm sự tò mò muốn đọc.

“Đức Phật dạy: tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Cha mẹ là bậc đáng được cung kính cúng dường. Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng sanh lang thang trong nẻo luân hồi, bỏ thân này nhận thân khác, sinh đi sinh lại bao lần, sữa mẹ mà chúng ta đã uống còn nhiều hơn nước trong bốn biển” (Kinh Tương Ứng).

 

“Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu.

            Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu.” (Kinh Nhẫn Nhục)

 

“Tương lai của đứa con luôn là công trình của người mẹ.” (Napoleon)

 

“Mẹ hiền còn sống là mặt trời giữa trưa chói sáng.

Mẹ hiền khuất bóng là mặt trời đã lặn.

Mẹ hiền còn sống là mặt trăng sáng tỏ.

Mẹ hiền khuất rồi là đêm tối âm u.” (Kinh Tâm Địa Quán)

 

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ.

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ.

Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.” (Sưu Tầm)

 

Con gái càng đọc càng thấy nặng đầu, kiểu nặng đầu khó tả, nên thôi đọc và nằm lại nghỉ ngơi. Buổi trưa có buổi hẹn đến ăn trưa nhà bạn chồng tên Sơn lâu lắm mất liên lạc, tình cờ gặp lại cách đây 2 tuần. Ngôi nhà nhỏ nhắn xinh xắn nằm trên đường Quimby thuộc thành phố San Jose. Chủ nhà đãi món phở đặc biệt ngon, nhưng so thầm, Vân vẫn thấy mẹ mình nấu ngon hơn. Người vợ tên Tuyết có nét mặt thuỳ mị đẩy mẹ chồng ra ngoài phòng khách cho thoáng mát sau khi phục vụ khách ăn xong. Vân đến gần thăm hỏi bác, bác gái nhìn cười không trả lời, Vân hơi lúng túng thì Sơn lên tiếng

- Mẹ tôi bị mất trí nhớ mấy năm rồi, con cái cũng chẳng nhận ra, hỏi để khơi lại trí nhớ nhưng mẹ chỉ đưa đôi mắt ngơ ngác và cười thôi.


Vân nhìn hình ảnh người dâu đút thức ăn, thỉnh thoảng lau miệng và cho uống nước bỗng như có luồng khí lạnh xâm nhập vào người

- Bà xã tui làm việc tại nhà, nên có thì giờ take care mẹ.

 

Tiếng Sơn nói bên tai khiến tim Vân đập mạnh. Liên tưởng mẹ mình, Vân thấy run run một cảm giác ray rức khó chịu. Mấy hôm nay buổi tối chẳng thấy mẹ xem phim hoặc ngồi bàn “Computer”, chỉ thấy mẹ đi ngủ sớm. Vân thì cứ vùi đầu vào con số, sai một ly đi một dặm, có những lúc rối nùi ngồi gỡ tới không biết thời gian và không gian nữa. Khi rảnh rỗi thì nói chuyện với chồng hoặc gọi điện thoại thăm hỏi dặn dò con học hành tiểu bang xa. Vân giật mình nhớ lại câu nói hay bài viết gặp đâu đó “Người cao tuổi thường bị con cái lãng quên, và khi họ mất đi rồi mới biết trân trọng. Chỉ đến khi điều đó xảy ra, người ta mới cảm thấy hối tiếc biết bao, nhưng thời gian không thể quay ngược lại, mọi thứ đã không còn thay đổi được nữa” 

 

Cám ơn buổi ăn trưa, cám ơn hình ảnh người con dâu thể hiện sự hiếu thảo, cám ơn hình ảnh người mẹ bị Alzheimer chỉ còn cái xác không hồn đã như mũi tên bắn vào đầu óc ngu si tội lỗi của Vân từ lâu.

Trên đường về, mặc ánh nắng đang xuyên qua người, mặc dòng xe chạy ngược xuôi, mặc chồng ngồi lái xe đang nói điều gì bên tai, Vân để tâm hồn mình trở về bến yêu thương ngày nào…

Khi 3 tuổi luôn đeo mẹ đi đâu cũng như cái đuôi, khiến các bác thường chọc “mẹ với con như cơm với cá”. Nhớ giai đoạn khổ cực sau 75. Ba mẹ trưa nhai bột mì hấp, chiều nhai bo bo, nhưng mẹ luôn nấu cơm riêng cho con gái. Còn nhớ thùng gạo nhỏ để chung trứng gà, chuối, cam mẹ thường nói thức ăn riêng của con. Nấu chè vài chén cúng xong mẹ để ba và con gái ăn, con gái thì chẳng để ý, chỉ nhớ ba đã hỏi:

- Sao mẹ không ăn?

- Em bị đau bụng lâm râm.

Rất nhiều lần mẹ nhìn con gái ăn, bắt chước hỏi như ba, mẹ vẫn trả lời một câu giống nhau. Lớn lên con gái mới hiểu trong hoàn cảnh nghèo khó, mẹ nhường nhịn cho chồng con ăn, nhất là con gái.

Qua Mỹ ba mẹ tiện tặn từng đồng, không dám tiêu cho bản thân nhưng vẫn chiều theo mỗi khi con gái thích gì. Đi học xa, mẹ bới xách và cung cấp tiền bạc đầy đủ, luôn gọi điện thoại nhắc nhở con phải bồi dưỡng ăn uống đầy đủ mới có sức mà học. Con gái lập gia đình mẹ nuôi cháu, tiền bạc mẹ chẳng quan tâm, có bao nhiêu gởi hết vào nhà băng của Vân.

Mỗi chiều đi làm về, vợ chồng được hưởng cơm ngon canh nóng, sau đó vợ chồng con cái rút vào phòng như chui trốn tổ ấm riêng. Mẹ nói gì con gái cũng cho sai và chỉ muốn hướng dẫn mẹ theo tánh độc tài của mình, riết rồi mẹ từ từ câm nín và như chiếc bóng. Mẹ chỉ còn niềm vui trên mạng xã hội, vậy mà Vân cũng cấm đoán hết điều này đến điều khác. Vân tự hỏi từ lúc nào đã trở chứng thay đổi tính nết như vậy. Con gái cảm thấy bị dày vò với một cảm giác bất an, nghĩ sẽ về xin lỗi mẹ và chú ý người nhiều hơn, sẽ nói với mẹ rằng “mẹ mê Facebook thì mẹ cứ chơi, miễn mẹ có cảm giác thích tức là còn cảm giác, nơi đó sẽ giúp đầu óc mẹ tinh sáng hơn, học hỏi được nhiều hơn. Mẹ ơi con gái sợ lắm viễn tượng tương lai nếu mẹ mất trí nhớ. Trời ơi từ lâu con gái là đứa bất hiếu, tha lỗi cho con gái mẹ nhé ...”

Vân quay mặt qua bên phải né tránh chồng, vì thấy mắt cay cay, hai giọt nước mắt trào ra, hình như lâu lắm rồi con gái mới biết khóc …

Minh Thúy Thành Nội

Tháng 5/2023

Ý kiến bạn đọc
17/05/202308:12:07
Khách
Hoa Kỳ [nhất định] không phải là quốc gia lý tưởng cho người già mà trong đó thành phần trung lưu bị "thua thiệt" nhiều nhất.

Vậy trong lúc còn đóng góp được cho xã hội, nên cố gắng để dành để dụm tối đa qua các quỹ tiết kiệm mà luật pháp cho phép để không/ít phải nhờ vả ai nhất là con cháu vì: tụi nó phải lo đi làm trả nợ/bảo hiểm đến bở hơi tai bên cạnh sức ép của công việc, gia đình, etc.

Đừng quên ăn uống/vận động cơ thể cẩn thận hằng ngày để có được sức khỏe tốt mà an hưởng tuổi vàng.

P.S: Bà mẹ trong câu chuyện giỏi lắm !!! Thú thực [là] người đọc không biết cách sử dụng Facebook nên không thiết lập tài khoản cho dụng cụ [tool] truyền thông xã hội này.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,083
Loài chó là một tạo vật tuyệt vời Thượng Đế đã ban cho con người, nó có một đức tính mà tự cổ chí kim, ai cũng nhận ra là sự trung thành tuyệt đối. Câu chuyện con chó Hachiko ở Nhật Bản đã làm rung động biết bao con tim trên thế giới. Trong 9 năm liền, ngày nào nó cũng đến nhà ga xe lửa nằm chờ chủ nó đi làm về, nhưng ông đã không bao giờ trở về nhà vì cơn đau tim đột ngột, ông chết tại sở làm. Ngày nào cũng vậy, dù mưa rơi, tuyết đổ, hay nắng hè oi bức, Hachiko vẫn kiên nhẫn chờ đợi chủ cho đến khi nó gục chết vì kiệt sức ở sân ga. Người Nhật đã tạc tượng con chó Hachiko như là biểu tượng của sự trung thành.
Con Kelly khá nhỏ nhắn xinh xắn, da trắng, nét mặt người Âu. Nó rất khác với những đồng hương của nó, bọn họ thì to bè bự xương, da ngăm đen, nét mặt thô. Có lẽ tổ tiên nhà con Kelly lai hoặc là di cư từ Tây Ban Nha. Những lúc ăn trưa hay những lúc tụ tập đùa giỡn, con Kelly kể chuyện nó vượt biên từ Honduras qua Mexico và rồi theo đường dây nhập cư lậu để vào Cali và sau đó thì sang thành Ất Lăng này. Nó vào hãng này cũng được năm năm rồi, công việc ở xưởng Debug không nặng, chuyên gắn các bộ phận máy điện toán như Hard drive, Memory, Motherboard… Tuy nhiên hai ngón tay cái và cổ tay thì đau nhiều vì phải nhấn và sử dụng nhiều, với lại thời gian kéo dài mười tiếng một ngày. Hôm nó xỉu vì mệt và có thể nó bỏ bữa ăn sáng.
Hễ má gọi Tí là “mày” là Tí biết má đang hổng dzui nên Tí không dám hé miệng thắc mắc nữa. Mà thực ra, trong lớp học, trong xóm khu apartments này đâu phải đứa nào cũng có ba, như chị em con Cẩm thằng Tú con của cô Xuyến bạn của má, họ cũng chỉ có ba mẹ con sống với nhau đấy thôi. Một buổi tối, Tí đang chơi các đồ chơi một mình, rồi như nhớ ra điều gì
Chuyện xảy ra cách đây 8 năm, khi đó tiệm Nails của tôi vẫn còn hoạt động, và tôi còn sống ở Augusta. Thành phố Augusta không lớn lắm, nhưng được nhiều người biết đến, vì nơi đó có Master week. Hằng năm, vào đầu tháng tư, từ khắp nơi trên thế giới, các danh thủ golf sẽ đến đây tranh tài để giành danh hiệu Master. Và đây cũng là dịp để mọi người từ các nước đến tham dự. Không phải nói, ai cũng biết Augusta rất tấp nập vào dịp này. Bình thường, tiệm tôi đã đông vào những ngày cuối tuần. Nhưng thứ bảy của tuần lễ Master, thì đông đến… mệt không nghỉ. Cuối ngày, khi tôi vừa với tay định tắt bảng “open”, thì ba người khách bước vào.
Bố mẹ tôi là một đôi đũa lệch, không phải ở bề ngoài. Bởi vì bố mẹ tôi rất đẹp người, bố cao ráo đẹp trai, mẹ xinh như người mẫu. Nhưng anh em tôi, sau lưng vẫn gọi bố mẹ tôi là đôi đũa lệch. Khi có quá nhiều xung đột, người ta thường chia tay nhau mỗi người một ngả, tan đàn xẻ nghé, mặc cho con cái lêu bêu. Nhưng bố mẹ tôi thì không bao giờ nói đến chuyện ly dị, hai ông bà vẫn ở với nhau gần 60 năm, dù có nhiều lệch lạc.
Sui gia là mối quan hệ đặc biệt từ chỗ không quen biết nhau rồi thì kết thông gia, đi đến chỗ tương kính và thân thiết như người trong một gia đình. Đây là nét đẹp văn hóa và phong tục của người Việt mà người Mỹ không có. Riêng tôi, có lẽ vì không có duyên nên anh sui thì có mà cũng như không. Ngược lại, tôi lại có duyên với chị sui. Phải nói ngay để tránh hiểu lầm : Duyên ở đây không phải là duyên nợ theo quan niệm thông thường mà là duyên nợ văn chương.
Năm mươi năm là quãng thời gian không đáng kể trong vũ trụ tính tỷ tỷ năm, nhưng là nửa đời người, là ba thế hệ: Thế hệ tham chiến, thế hệ chạy giặc, thế hệ bỏ nước ra đi để làm giàu. Có lẽ nhìn lại từng góc quán một lần để tưởng niệm những bậc cha chú, đàn anh đã ngồi và trò chuyện với đời sau để chúng tôi hiểu biết hơn về chiến tranh ở quê nhà.
Tác giả tên thật Trần Hương Thủy hiện sống tại South Carolina. Lần đầu tham dự chương trình VVNM với bài viết “Ngày qua giông bão". Bà đã từng cộng tác với nhiều tờ báo tại hải ngoại. Sau đây là câu chuyện tác giả gởi cho VVNM ngày 30 tháng 4 với ghi chú: “Câu chuyện bắt đầu từ những ngày của tháng 4/1975 , nhưng nỗi đau vẫn còn lại mãi..."
Tháng Tư đây là Tháng Tư Đen 1975 khi Miền Nam Việt Nam bị “trời sập”! Lúc ấy, tôi mới 9 tuổi nhưng những ký ức vẫn còn đậm trong trí óc dù gần 50 năm đã trôi qua. Trong khi gia đình bác ruột và chú ruột tôi chạy ra Bến Bạch Đằng xuống tàu Trường Xuân thì gia đình tôi lại chạy loạn trong thành phố. Vì nhà tôi gần cửa ngõ sân bay, xung quanh là các căn cứ quân sự, công xưởng của VNCH và kế bên vùng “xôi đậu” An Phú Đông, nên phải kéo nhau vào Ngã Bảy, chung cư Ngô Gia Tự, tá túc nhà người quen. Tưởng đâu sẽ an toàn hơn, nhưng ban đêm khi lũ trẻ chúng tôi nằm chồng chất bên chiếc giường trong nhà thì người lớn ngồi ngoài hiên, đếm từng đóm hoả châu rơi, vọng tiếng đại bác hoặc hoặc tiếng súng lẻ loi, chả biết của “bên nào”.
Nghĩ đi nghĩ lại sao mấy năm nay đi lấy máu kiểm tra sức khỏe hàng năm mà chẳng phát hiện ra bệnh ung thư? Nếu không vì cú té làm bị gãy xương không biết Hoàng vẫn khỏe mạnh, ăn ngon miệng, làm vườn, xúc tuyết hùng hục như trâu không? Có lẽ lâu nay tế bào ung thư nằm phục sẵn chờ xương bị tổn thương là nhào vô tấn công mà cũng có thể là đến thời kỳ bịnh ung thư phát tán và cú té chỉ là chuyện xảy ra trùng hợp? Sau này Hoàng vào Mayo Clinic thay tủy sống mới biết đa số bệnh nhân đa u tủy đều bị té gãy xương trước rồi càng ngày càng rạn gãy thêm mới khám phá ra. Nhưng cũng vì cú té đó mà chụp MRI chỉ thấy nứt 2 đốt xương làm cả bác sĩ lẫn bệnh nhân cứ nghĩ là do bị loãng xương mà phí thời gian điều trị, tà tà mấy tháng trời để tụi ung thư hoành hành phá thêm mấy cái xương tội nghiệp!
Nhạc sĩ Cung Tiến