Hôm nay,  

Người bạn già

18/08/202300:00:00(Xem: 3964)

unnamed
Hình tác giả cung cấp

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là  Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.


*

Tôi đã hứa với Văn, ngày thứ sáu và thứ bảy của tuần lễ nghỉ phép, tôi sẽ đến nhà làm giúp cho Văn cái giàn mướp. Sau khi mở cửa cho tôi vào nhà, Văn pha cho tôi ly cà phê rồi đến ngồi trên cái ghế xoay đối diện với máy điện toán, tiếp tục đọc trang mạng. Văn thường nói với bạn bè: Đọc và viết là một phương cách giúp cho não bộ hoạt động và thư giãn tâm trí, một món ăn tinh thần tốt lành, không tốn kém. Đọc xong bản tin đặc biệt và bài bình luận thời sự trên trang mạng, Văn đứng dậy, đi đến phòng ăn sửa soạn ăn sáng rồi cùng tôi làm cho xong cái giàn mướp thì điện thoại reo. Văn vừa nói câu hello thì đã nghe giọng nói lớn tiếng từ điện thoại.

- “Ông đang làm gì vậy, còn tập thể dục à? Đến tôi uống cà phê”.
- “Giờ này còn tập gì nữa, tôi đang tính kiếm cái gì ăn sáng” – Văn trả lời.
- “Vậy đến tôi uống cà phê và ăn sáng luôn. Xin phép bà xã rồi hãy đi, sợ vợ thì cũng tốt đấy, nhưng vừa phải thôi, chứ ông cứ loanh quanh ở nhà tháng này qua tháng khác, không cần biết đến ai còn ai mất hay sao? Đến ngay nghe ông, tôi đang chờ ông đấy” – tiếng người nói với giọng khàn khàn trên điện thoại, rồi cười lớn tiếng.
- “Bà xã tôi đi công chuyện rồi. Để tôi thay đồ rồi tôi tới”– Văn trả lời, rồi để cái điện thoại lên trên mặt bàn. Nhưng Văn chợt nhớ đến tôi đang có mặt ở nhà Văn. Nên gọi lại cho người bạn, nói về tôi sau khi đã rủ tôi “đi cho vui”.
- “Ừ, ừ mời anh bạn ông tới luôn. Thế còn gì bằng, tới ngay nhé” – tiếng ông bạn của Văn nói trong điện thoại.

Như một thói quen từ những ngày còn đi làm, mỗi ngày, Văn thức dậy lúc năm giờ sáng, sau khi làm vệ sinh cá nhân, sửa soạn thức ăn sáng và trưa cho con trai đem theo đến trường trong những ngày đi dạy học – ngôi trường mà những năm tháng trước đây con Văn đã theo học các lớp bậc trung học, cách nhà Văn vài dặm, rồi Văn pha ly cà phê và ngồi trước máy điện toán đọc tin tức, báo chí, bài vở, điện thư của bạn hữu. Mùa Hè Văn ra sân sau nhà tập thể dục sớm, còn mùa Đông, Văn chờ cho trời bớt lạnh giá, mặc áo ấm rồi ra tập trễ hơn thường lệ. Tập thể dục xong, Văn tỉa cây quét lá, chăm sóc cây kiểng trong khu vườn nhỏ. Nghỉ mệt năm mười phút cho hết mồ hôi, Văn đi tắm và vào mấy trang mạng vừa đọc vừa ăn sáng. Xong đâu đó, Văn tiếp tay với bà xã rửa rau, cắt hành và mấy việc lặt vặt của việc bếp núc, hoặc lại loanh quanh vui thú điền viên với khu vườn nhỏ, tiếp giáp với sân sau căn nhà. Khi Văn trở vào nhà thì mặt trời đã gần đứng bóng. Văn xem truyền hình với các bản tin buổi trưa, hoặc làm một vài việc linh tinh trên máy điện toán. Có lẽ vì lớn tuổi hay vì no bụng, nên Văn thường ngủ gà ngủ gật khi đang ngồi coi truyền hình sau khi ăn trưa. Loanh quanh chuyện này chuyện kia cho tới giờ đi bộ tới Trung Tâm Công Giáo Việt Nam tham dự thánh lễ mỗi buổi chiều. Văn chủ ý đi bộ như một cách vận động nhẹ, ích lợi cho sức khỏe và cũng là cách bù lấp khoảng thời gian còn trống trong ngày. Vì trong thời gian này, bà xã Văn còn đang làm việc tại hãng và con trai Văn cũng đang ở thư viện đọc sách hay soạn bài cho ngày mai đi dạy. Sau bữa ăn tối, Văn coi mấy tiết mục giải trí, đố vui trên truyền hình hay đọc tin trên máy điện toán rồi đi ngủ. Ngày này qua ngày khác, những thói quen như vậy đã trở thành một lịch trình sinh hoạt mỗi ngày của Văn sau khi về hưu. Đời sống của Văn quẩn quanh như một điệp khúc được lập đi lập lại, theo ngày tháng thành một tập quán. Văn lại hài lòng với những niềm vui nhỏ bé, và trầm lặng như vậy trong tuổi hưu trí.
 
Trên đường đến nhà bạn, Văn kể cho tôi nghe chuyện quen thân với ông bạn của Văn, từ lúc cả hai học cùng một lớp, một ngành, tại trường San Jose City College vào thập niên tám mươi, và cả hai vừa đi học vừa đi làm trong thời gian mới định cư tại thành phố San Jose, cũng như tình trạng bịnh hoạn và sa sút tinh thần hiện nay của người bạn trong tuổi già.

Vào thập niên tám mươi, Văn ngoài ba mươi, còn ông Nguyễn hơn Văn chừng năm sáu tuổi, cựu sĩ quan ngành Quân Cụ, đã giải ngũ trước năm 1975 vì lý do sức khoẻ, vượt biên đem theo được ba con trai, còn vợ và cô con gái bị kẹt lại. Gà trống nuôi con, và để có đủ tiền nuôi con ăn học, ông Nguyễn đã làm đủ mọi nghành nghề, từ sửa xe cũ, lắp ráp, trông coi kho hàng điện phế thải của người cháu họ, và ghi danh theo học các lớp điện tử vào buổi tối. Còn Văn độc thân, nên cả hai thường la cà bên nhau, cùng làm bài tập, và làm thực tập trong phòng thí nghiệm của nhà trường. Hai người cựu quân nhân gặp và quen biết nhau qua các lớp học rồi trở thành bạn thân. Nhiều lần ông Nguyễn đã khuyên Văn lo cưới vợ đi, kẻo mai kia “cha già con mọn”, đôi lần ông Nguyễn hứng chí bảo Văn “ Ông chờ ai, ông kén hả. Được rồi, cứ chờ đi, cứ đợi đi. Em gái tôi vượt biên được, tôi sẽ gả cho. Em tôi xinh lắm nghe ông.....”. Nhưng khi cô em gái ông Nguyễn vượt biên đến được Pulau bidong, Malaysia thì Văn đã làm lễ đính hôn được hai ba tháng  rồi.

Sau những năm dài bảo lãnh, gia đình ông Nguyễn được đoàn tụ, rồi ba người con trai và cô con gái lớn lập gia đình theo những năm tháng khác nhau. Tuy không giàu có, nhưng ba người con trai và con rể của ông Nguyễn đều hấp thụ và trưởng thành từ nền văn hóa Hoa Kỳ, cộng với ảnh hưởng phong cách sống của cha mẹ qua các sinh hoạt gia đình mang đậm nét văn hóa Việt Nam. Do đó, các con của vợ chồng ông Nguyễn chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa Việt Mỹ – tất cả đều có tinh thần cầu tiến, năng động, cũng như hiểu rõ hoàn cảnh của gia đình, đã chịu khó học hỏi và vào đời sớm hơn những người cùng trang lứa. Tất cả các con ông Nguyễn đều có một đời sống tương đối sung túc. Căn nhà bốn phòng, nay chỉ còn lại hai vợ chồng già, cả hai đều nay yếu mai đau, làm ông Nguyễn sa sút tinh thần, cảm thấy buồn chán, than vãn và lo nghĩ vu vơ. Quen nhau đã lâu năm, biết tính tình và đời sống người bạn già trong tuổi về chiều có vấn đề. Nên khi ông Nguyễn gọi điện thoại kêu Văn tới uống cà phê là Văn nhận lời ngay.

Tôi quen biết Văn khi làm việc trong cùng một nhóm. Trong công việc, Văn thường đem kinh nghiệm lâu năm cũng như kiến thức của mình để nâng đỡ người khác. Văn kiên nhẫn, nhiệt tình với bạn cùng sở, hòa đồng trong công việc của nhóm và ngay cả với những đối tác khác nhau. Những giây phút nghỉ giải lao, ngồi bên nhau với ly cà phê, qua những câu chuyện thời cuộc và nhân tình thế thái, anh thường tự nhận mình thuộc lớp người “trung dung”, không bảo thủ mà cũng không cấp tiến. Chúng tôi quý mến nhau, nên khi biết Văn cần làm giàn mướp, tôi đến làm phụ với Văn. Nhưng qua cú điện thoại của người bạn già, Văn đã gác lại việc nhà, rủ tôi đến thăm bạn. Tôi cảm thấy vui khi thấy cái tình của Văn dành cho bạn, nên đã lái xe đưa Văn tới nhà ông Nguyễn uống cà phê, ăn sáng, và để nghe hai người – một người già dặn kinh nghiêm sống và một vừa bước qua tuổi trung niên tâm sự và nói chuyện đời.

Bà xã ông Nguyễn đi tới đi lui tưới cây, tỉa lá, xem hoa sau vườn, để mặc ba chúng tôi ngồi nói chuyện trời trăng mây nước. Sau khi đã ăn sáng với bánh mì quyết bơ kẹp sausages chiên. Ông Nguyễn bưng ra ba ly cà phê phin sữa nóng, rồi hỏi Văn:

-“ Sao, thằng boy của ông bao giờ lấy vợ? Có bạn gái chưa? Bảo thày giáo lấy vợ đi để có cháu nội với người ta đi chứ. Vẫn dạy toán ở trung học Sacto River hay ở đâu?”

- “Cháu mới hai mươi tám mà. Bạn trai, bạn gái, thì cô cậu nào sinh ra và lớn lên ở Mỹ mà chẳng có. Chỉ trừ anh chàng này” – Văn nói chọc quê tôi.

-“Thế là anh lại cầm nhầm đũa của ông Văn ngày xưa rồi. Lấy đại đi, may hơn khôn, lấy cho có vợ như người ta, cho xong kiếp người” – ông Nguyễn nhìn tôi, nói và cười. Nghe ông Nguyễn nói vậy, tôi chợt nghĩ ông bạn già của Văn vui tính. Nên,tôi cũng nói cho có chuyện: Dạ, cũng sắp rồi.

Văn nhấp một chút cà phê và để ly xuống bàn, rồi nói với ông bạn già của Văn : “Cháu vẫn dạy ở trường cũ. Mấy tuần vừa qua trường nghỉ lễ, cháu đi Los Angeles với bạn. Anh chàng ham vui với bạn bè lắm, những ngày nghỉ lễ ít khi ở nhà. Còn chuyện lấy vợ lấy chồng của đám trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ là chuyện của các cô cậu ấy, mình không quyết định được. Ông không nghe thiên hạ nói cho vui nhưng có thật à !” Văn trả lời rồi nói đùa với ông Nguyễn.

-“ hiên hạ nói sao?” Ông Nguyễn hỏi Văn.

- “Thì con đặt đâu cha mẹ ngồi đó. Nói cho vui vậy mà. Chuyện hôn nhân của con là hạnh phúc của đời con. Ai mà chẳng ước mong cho con mình có một đời sống hôn nhân hạnh phúc. Chuyện gì đến thì nó sẽ đến, đôi khi mình lo lắng thái quá, rập theo khuôn mẫu một cách máy móc có thể  làm hư bột hư đường mất “- Văn nói với ông Nguyễn.

- “Ừ, nói vậy cũng không sai. Dù nghe qua thấy cũng hơi buồn. Đám trẻ sinh ra và lớn lên với sinh hoạt và văn hóa Mỹ nên khác với thời cha ông mình. Các con tôi đã lập gia đình hết rồi. Con tôi sinh tại Việt Nam, lớn lên ở Mỹ nên cũng dễ dung hòa phần nào. Nhưng bây giờ chúng cũng như những con chim lìa đàn xa tổ, chỉ còn hai vợ chồng già tôi cu ki bên nhau thôi. Thằng boy ông, anh ta còn ở chung với gia đình là tốt rồi. Thực tình, nhiều lúc tôi thấy cô quạnh quá, buồn muốn chết được - Ông Nguyễn nói và nâng ly cà phê lên rồi lại để xuống bàn, mắt nhìn mông lung lên trần nhà, rồi hỏi Văn: Còn ông thì sao?

Nghe ông Nguyễn hỏi, Văn nói:

“Con tôi sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ. Nên tôi biết cái bổn phận, trách nhiệm và giới hạn của mình, của cha mẹ người Mỹ gốc Việt. Không phải là buông xuôi, nhưng phải chấp nhận một thực tế là mình đang sống tại Hoa Kỳ, hít và thở nền văn hóa Hoa Kỳ - nhập giang tùy khúc, cái gì thái quá thì cũng không hay. Đôi lúc góp ý với con về việc này, chuyện kia, vợ chồng tôi thường nói với cháu là bố mẹ rất mừng là con đã trưởng thành. Nên mọi sự việc bố mẹ chỉ góp ý thôi, còn quyết định là ở con. Là thày giáo, con hãy cố gắng làm tốt trong mọi vấn đề. Con thành công trong đời là bố mẹ thành công, và nếu thất bại thì đó cũng là sự thất bại của bố mẹ. Bố rất vui là con đã chọn đúng nghành nghề mà bố mơ ước từ thời thanh niên, nhưng vì đất nước bị chiến tranh bố phải  sống đời quân ngũ”.

 – “Anh ta còn độc thân, còn sống chung với gia đình. vậy là phước đức rồi. Cá nhân tôi, đôi khi cảm thấy đời sống cô quạnh qúa, buồn tẻ quá. Ngày ngày hai vợ chồng lủi thủi bên nhau, mười ngày thì chín ngày đau. Vợ chồng tôi sang đây đã lớn tuổi, mang được ba bốn đứa con. Bây giờ vì công ăn việc làm, mỗi đứa một nơi, có đứa thì gọi điện thoại, có đứa thì lâu lâu ngày lễ mới tới thăm. Nhiều lúc thấy buồn thật là buồn. Tình nghĩa ông bà với cháu nội, cháu ngoại không mặn mà như đời cha ông mình, tình hàng xóm láng giềng không còn như ở Việt Nam, ai sống mặc ai, ai chết mặc ai. Bà xã tôi nay thì nói trước quên sau, hơi lẫn rồi. Nếu mai này còn lại một người, chắc buồn muốn chết được” – ông Nguyễn nói một mạch, giọng trầm buồn, sau khi đã nhấp giọng với ly cà phê trên tay.

Nghe ông Nguyễn than thở, Văn an ủi người bạn già: “Thỉnh thoảng con ông bà, chúng ghé thăm hay điện thoại là tốt lắm rồi. Ông bà còn có ba bốn đứa, chứ tôi chỉ có một thì sao! Các cháu nội ngoại ông bà nói tiếng Việt không sõi, nên nó vô tình tạo lên khoảng cách giữa ông bà và các cháu thôi. Chứ tôi thấy, tình nghiã ông bà với các con cháu của các gia đình người Mỹ cũng đằm thắm, dạt dào tình nghĩa lắm. Sống trong một Xã hội thực dụng, ai cũng bận rộn cả, hết bill này tới hóa đơn kia. Cuối tuần lại lo dọn dẹp nhà cửa, chợ búa, lo chuyện này bận chuyện kia nên ít đi lại, thăm hỏi lẫn nhau. Tôi với ông như vầy cũng là có phước rồi, dù không thập toàn. Qua báo chí, tôi thấy cũng có gia đình gặp những sự  việc khác biệt về luân lý, đạo đức, tôn giáo làm đổ vỡ tình mẹ cha, tình vợ chồng, gây ra nhiều chuyện đau lòng lắm. Thôi, biết đủ là đủ, biết nhàn thì được nhàn, hãy vui với những hạnh phúc trong tầm tay đi ông. Mai kia mốt nọ, con trai tôi lập gia đình, ra ở riêng thì vợ chồng tôi cũng cu ki một mình như ông bà bây giờ thôi. Người Mỹ về già, người ta vui sống với nhà dưỡng lão. Chắc hẳn, mình cũng phải làm quen, hội nhập với văn hóa Hoa Kỳ và chấp nhận đời sống như vậy. Suy nghĩ vẩn vơ vẫn thái quá, cũng không giải quyết được gì, mà lại sinh ra trầm cảm, mang bịnh vào thân. Thôi, hãy quẳng gánh lo đi mà vui sống ông à”.

Ông Nguyễn ngồi im lặng nghe Văn nói, như thầy đồ ngồi trầm tư mặc tưởng nhìn trời đất và nghe môn sinh Văn đang ê a đọc bài.

Hai chúng tôi và ông bạn già của Văn ăn sáng, uống cà phê và tâm sự vặt dường như đã hơn một tiếng đồng hồ. Xong cữ cà phê, ông Nguyễn pha cho tôi, Văn và ông mỗi người một ly trà Sâm rồi nói: “Qùa của vợ chồng thằng út đến thăm hồi đầu năm. Ông và anh uống đi, mùi thơm dịu, lại giúp ăn ngon, ngủ êm”.

- “Vậy là nhất ông rồi, còn than với thở gì nữa” – Văn cười và nói với người bạn già.

- “Ai dám than thở gì đâu” – ông Nguyễn trả lời, rồi nói: “Mình là con người mà, ông với tôi, đáng lẽ ở tuổi tam thập nhi lập, phải thành thân rồi. Nhưng vì cuộc chiến tương tàn do Cộng sản gây ra. Nên khi vượt thoát sang được đây, mình sống trong tình trạng dở thầy dở thợ. Nhưng, có những lúc tôi ngồi suy đi nghĩ lại, thấy mình phải tạ ơn Chúa, tạ ơn đời, cám ơn nước Mỹ đã rộng tay đón nhận những người tha hương, mất tự do như ba người mình đây. Mặc dù trong thâm tâm, đôi lúc tôi vẫn cảm thấy buồn, cái buồn man mác, khó diễn tả. Đôi khi tôi có cảm tưởng như tôi đã đánh mất một cái gì đó, không tìm lại được. Nên, nhiều lúc thấy buồn lắm”. Ông Nguyễn cao hứng, nói một hơi dài, sau khi nhấp một ngụm trà Sâm, rồi ông Nguyễn để ly nước trà xuống mặt bàn, ngồi im lặng.

- “Cớ chi mà ông phải buồn. Chuyện gì đã qua hãy để nó qua một bên, suy nghĩ vẩn vơ, không ích lợi gì mà còn sinh bịnh hoạn. Hãy vui với những gì mình đang có, hạnh phúc trong tay còn đi tìm ở đâu nữa. Nhìn vào sinh họat của các cộng đồng mình ở hải ngoại thì thấy rõ: Không phải chỉ có ông và  tôi, mà rất nhiều đồng hương mình dù đang có cuộc sống hạnh phúc, cũng gặp những khó khăn và thử thách trong đời sống hàng ngày. Nhưng, hãy lạc quan, yêu đời mà sống, mọi việc rồi cũng sẽ qua”  – Văn an ủi ông bạn già.

Nghe Văn nói xong, tôi chợt nhớ tới cái giàn mướp còn dang dở, và như để nhắc Văn, tôi nói: Hai ông đã có gia đình, ít nhiều cũng đã có kinh nghiệm sống. Còn tôi, theo gia đình qua chương trình HO với hai bàn tay trắng, chẳng có tài cán gì. Nhưng được đi học ngành nghề theo sở thích, được ngồi nói chuyện phải trái một cách tự do, không lo sợ công an, bộ đội gõ cửa ban đêm thì tôi cảm thấy hạnh phúc lắm rồi. Cám ơn hai ông đã cho tôi một buổi sáng cuối tuần thật đẹp bên ly cà phê thơm ngon và những câu chuyện thú vị.

Tôi đứng dậy theo Văn. Ông Nguyễn hiểu ý vừa cười vừa nói với Văn:” Đi đâu vậy, lâu lâu mới có dịp cà phê cà pháo với nhau. Nhớ vợ à? Ngồi chơi chút xíu đi đã”.

- “Thôi ngồi nói chuyện với ông cũng đã lâu rồi. Hai chúng tôi về làm cho xong cái giàn mướp, mai kia có trái tôi sẽ đem qua tặng ông bà. Cám ơn ông bà đã cho hai chúng tôi một cuối tuần vui vẻ bên ổ bánh nóng dòn, ly cà phê ngon, ly trà Sâm bổ thượng bổ hạ” -  Văn cười khi nói với ông Nguyễn mấy lời ân tình nghĩa nặng để kết thúc câu chuyện thiên hạ sự cuối tuần và buổi ăn sáng với ông Nguyễn.

Văn và tôi đi ra vườn sau nhà, chào bà xã ông Nguyễn để ra về, bà xã ông Nguyễn chỉ nhoẻn miệng cười trong khi đang cầm mấy trái chanh tươi trong tay, dưới tàn cây lá sum xuê, với các cành nặng trĩu những trái chanh màu xanh. Thấy vậy – ông Nguyễn nói:” Bà xã tôi nghễng ngãng và nói trước quên sau, bà ấy có nghe rõ đâu mà chào với chèo – Thôi hai ông về, lúc nào rảnh, thỉnh thoảng ghé tôi chơi”. Hướng về phía tôi, ông Nguyễn nói:” Lấy vợ đi, cho có đôi có lứa, sướng khổ như chúng tôi. Mời ông Văn thì nhớ mời tôi nhé. Anh nhớ đưa ông Văn về thẳng nhà, đừng đi ngang về tắt để bà ấy la cho thì khổ cả đám”. Nói xong, ông Nguyễn cười và cùng bước song song với chúng tôi ra chỗ tôi đang đậu xe ở sân trước nhà ông Nguyễn. Sau cái bắt tay thân tình, ông Nguyễn đứng chờ chúng tôi lùi xe ra đường một cách an toàn, rồi mới quay lưng, từ từ bước từng bước, đi vào nhà.

Những chiếc xe trên các làn đường xa lộ chạy tương đối chậm trong ngày cuối tuần, vì có những khúc đường bị kẹt xe. Mắt chăm chú nhìn dòng xe chạy lúc nhanh lúc chậm. Chiếc xe tôi lái đưa Văn về, có lúc chạy như con rùa đang bò từng bước trên con đường dài. Tôi chợt nhớ đến những điều mà Văn và ông bạn già của Văn nói chuyện, rồi nghĩ mông lung đến sự cô đơn của đời sống độc thân, và cái phức tạp, lo lắng, buồn phiền của đời sống gia đình. Bất giác tôi hát nho nhỏ: Que Sera, Sera? Whatever Will Be, Will Be? Biết ra sao ngày sau?.......Que Sera, Sera........

Văn ngồi lặng thinh. Nghe tôi hát xong câu cuối cùng. Văn cười, khen tôi hát hay rồi nói nhỏ: Đời là thế!.
 
Chu Kim Long

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,005
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021. Sau đây là bài viết mới nhất của Cô, viết về người cha, theo lời kể của một người hàng xóm cũ, hiện đang định cư ở Dallas, Texas.
Là con của một sĩ quan tù cải tạo, tác giả Lê Xuân Mỹ đã góp vào giải VVNM những bài viết xúc động. Ông đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2021. Sau đây là bài viết mới nhất của Ông, viết để tưởng nhớ hai người bạn Phạm Phúc-Hạnh Nguyên vừa qua đời, là nạn nhân của một vụ giết người ngày 1 tháng 6 vừa qua gây thương tâm kinh hoàng cho cộng đồng người Việt Bắc Cali.
Ban Tổ Chức Giải Viết Về Nước Mỹ trân trọng thông báo Lễ Phát Giải và Ra Mắt Sách Viết Về Nước Mỹ 2022-2023 sẽ được tổ chức vào trưa Chủ Nhật ngày 26 tháng 11, 2023 tại Garden Grove, CA.
Niềm vui của mùa hè ở đây là tìm đến các ngã tư đường, nhìn trên trụ đèn , đủ loại giấy màu, đủ kích cỡ, đủ màu mực, chữ to, chữ nhỏ, nào là Garage sale, Yard sale, Moving sale, Estate sale v.v..., đó là những bản quảng cáo đơn giản của một khu chợ trời thu nhỏ trong sân, trong nhà để xe , tầm giấy nào cũng có ghi số nhà, mũi tên chỉ đường, ngày thứ năm họ bắt đầu quảng cáo, thứ Sáu, thứ Bảy, CN, là những ngày hè vui trên quê hương thứ hai này, đi khắp nơi, đường nào cũng qua, góc cùng ngõ cụt nào cũng tới, tha hồ mua, cũ họ mới mình giá cả hết sức khiêm tốn, 25 cents 50 cents, 1 đồng là giá cao.
Dường như con cái lớn lên khó dạy hơn hồi còn nhỏ. Hồi nhỏ nói gì chúng cũng nghe, bây giờ con ít vâng lời hơn khiến tôi có cảm giác con càng lớn càng khó dạy. Khi con còn trẻ nhỏ, chạy nhảy lung tung, la hét, lục lọi phá phách làm cha mẹ vất vả, nhưng cũng không khổ bằng khi con trưởng thành. Ảnh hưởng của nền văn minh dân chủ đã khiến con cái tự quyết định cho chính mình trong nhiều vấn đề khiến cha mẹ chỉ biết cầu trời. Giáo dục con cái ngày nay thật sự là một vấn đề không dễ dàng.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới về chuyến thăm viếng Florida năm nay của tác giả.
Khi còn trẻ, tôi có người bạn đi tu, anh ta học bảy năm trời để thành linh mục. Anh ta nói với tôi, “Với người Công giáo, trong nhà có một người đi tu học làm linh mục là vinh dự, niềm hãnh diện của gia đình. Cha mẹ tôi không ép con cái nhưng thầm mong là điều đương nhiên. Tôi quyết định làm linh mục với hơn nửa phần tự chọn tương lai của mình, non nửa phần vì mong cha mẹ tôi được vui như một sự đền đáp của người con…” Nay ước gì được gặp lại anh ta, gặp linh mục tôi sẽ nói về đời sống Mỹ, “Trong nhà có một người con đi lính, không chỉ tốt cho bản thân người ấy sống có kỷ luật từ đó về sau mà còn tốt cho mọi thành viên trong gia đình về cách sống đơn giản nhưng thực tế của người lính, lối suy nghĩ không ích kỷ vì tinh thần đồng đội của lính rất cao, là nguồn gốc, căn bản hình thành nên nhân cách con người tới suốt đời. Những thành viên trong gia đình không ít thì nhiều đều thay đổi bản thân theo chiều hướng tốt hơn khi suy nghĩ về những thay đổi chín chắn và độ lượng của th
Khi nghe bác sĩ nói thay tế bào gốc chúng tôi cùng thắc mắc có phải là tủy thích hợp từ người khác hiến tặng không? Nhưng bác sĩ giải thích là phương pháp mới bây giờ sẽ dùng ngay chính tủy tốt của bệnh nhân để thay vào. Tra Google thấy nói là THAY TẾ BÀO GỐC TỰ THÂN. Nghe ngộ ghê! Bác sĩ cũng nói thêm bệnh nhân phải chịu nhiều phản ứng phụ rất khó chịu vì phải hóa trị một liều thuốc rất mạnh để làm các tế bào xấu lẫn tốt tiêu hết mới đưa tế bào gốc vào. Trong khi đó xác xuất chỉ 70% thành công và khả năng từ 1 đến 7 phần trăm sau này có thể bị vướng 1 loại ung thư máu không chữa được. Còn nếu không thay tủy thì bệnh ung thư của Hoàng sẽ trở lại sớm hơn. Thôi thì cứ chọn thay tủy vậy, 70% là con số cũng lớn mà. Cứ hy vọng đi!
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây là bài viết mới nhất, về câu chuyện "ai đời mẹ ghẻ lại yêu thương con chồng!"
Loài chó là một tạo vật tuyệt vời Thượng Đế đã ban cho con người, nó có một đức tính mà tự cổ chí kim, ai cũng nhận ra là sự trung thành tuyệt đối. Câu chuyện con chó Hachiko ở Nhật Bản đã làm rung động biết bao con tim trên thế giới. Trong 9 năm liền, ngày nào nó cũng đến nhà ga xe lửa nằm chờ chủ nó đi làm về, nhưng ông đã không bao giờ trở về nhà vì cơn đau tim đột ngột, ông chết tại sở làm. Ngày nào cũng vậy, dù mưa rơi, tuyết đổ, hay nắng hè oi bức, Hachiko vẫn kiên nhẫn chờ đợi chủ cho đến khi nó gục chết vì kiệt sức ở sân ga. Người Nhật đã tạc tượng con chó Hachiko như là biểu tượng của sự trung thành.
Nhạc sĩ Cung Tiến