Hôm nay,  

Papua New Guinea: Một Nơi, Người Cười

14/08/202312:59:00(Xem: 4125)

 

Nguyễn Trung Tây Một Nơi Người Cười hình 1
Hình: Tác giả với trẻ em trong một thôn làng.

Lời tác giả: Gặp Nina Hòa Bình trên trang mạng! Nina nhắc nhở nhè nhẹ, lâu quá, không thấy tác giả Nguyễn Trung Tây trên trang “Viết Về Nước Mỹ.” Khi đó mới chợt nhớ ra, từ hồi Covid ghé vào, tàn phá ngôi làng toàn cầu, tác giả hãi đoàn quân Covid quá! Bởi thế, quân ta trốn trong phòng, không xuất hiện.  Thật ra, tháng 6 năm 2016, tác giả đã rời Úc Châu, tu học tại Philippines. Tháng 10, 2020, tác giả bay về lại San Jose, California, trốn Covid. Tháng 5, 2022 tác giả bay về Philippines, lãnh văn bằng Tiến Sĩ Truyền Giáo tại Divine Word Institute of Mission Studies, nối kết với University of Saint Tomas.      

 

 ***

 

Sau hai năm quay về cố quốc bởi đại dịch Covid-19 (10/2020-11/2022), tôi cuối cùng cũng rời Mỹ bay sang Papua New Guinea (PNG) cho một chương sách mới tinh (11/2022).
 
Trước khi rời cố hương California, tôi cũng chia sẻ với nhiều người quen về đích đến PNG. Nhưng rất nhiều không có khái niệm về quốc đảo. Thậm chí, có người còn tưởng PNG thuộc châu Phi. Không chỉ là người Việt, ngay cả người Mỹ, và người Việt quốc nội, những người tôi đã gặp, họ đều không có khái niệm về quốc đảo PNG thuộc vùng Châu Đại Dương. 
 
PNG nằm về phía bắc Úc Châu, và phía đông Indonesia. PNG bao gồm rất nhiều bộ lạc, có ngôn ngữ riêng, hơn 820 ngôn ngữ, tôn giáo địa phương khác biệt, và những nền văn hóa riêng biệt của mỗi bộ lạc. Thí dụ, ẩm thực riêng, trang phục riêng, nghệ thuật riêng, v.v.
 
Người PNG nói tiếng Pidgin, ngôn ngữ chính nối kết tất cả các bộ tộc PNG. Thức ăn chính của dân vùng cao nguyên là khoai lang. Vùng biển hoặc đảo, lương thực chủ đạo là sago (một loại bột như bột gạo), hoặc chuối luộc. Cạnh đó là rau, khóm, bắp, chuối, và đu đủ. Vào những ngày lễ hội, họ ăn thịt heo hoặc gà. Heo có giá trị rất cao trong xã hội. Nhà gái thường thách cưới nhà trai từ 2, hoặc 5 tới 10 chú heo. Nếu đàng gái thuộc giới thượng lưu, số heo thách cưới có thể tăng cao hơn nữa.
 
PNG một thời bị Đức, Hòa Lan, Anh, Nhật đô hộ. Sau thế chiến thứ 2, PNG thuộc về Úc Châu. Năm 1975, chính quyền Úc trả lại độc lập cho người PNG. Thuộc khối Thịnh Vượng Chung của Anh, PNG có Thủ Tướng, người đứng đầu Quốc Hội. Nhưng bởi nét bộ lạc còn đậm sâu, tinh thần địa phương vẫn còn nằm sâu trong huyết quản của dân bản xứ.
 
Người dân PNG hiền hòa, hiếu khách. Gặp người lạ mặt trên đường, họ đứng đó nhìn mải miết. Nét ngạc nhiên xuất hiện đậm trên khuôn mặt. Phần lớn người dân sống ở thôn làng. Nếu cần, họ đi bộ tới phố, mua những thứ cần thiết, cho vào trong bilum (bí-lùm), mang về nhà. Tới quốc đảo PNG, người ta nhận ra dọc theo hai bên đường người dân vai đeo bilum đi bộ khá nhiều. Họ đi từng đoàn, hoặc cá nhân riêng lẻ. Phần lớn đi chân đất. Cứ thế họ đi tới phố, rồi lại đi bộ về tới làng. 


Nguyễn Trung Tây Một Nơi Người Cười Hình 2
Thanh niên PNG với con dao dài cầm trên tay đi lại nơi công cộng
Điểm đặc biệt nhất về xã hội PNG là thanh niên PNG có phong tục cầm theo một con dao dài trong khi đi trên đường. Con dao rất dài này chính là một phương tiện để người dân phát cỏ, chặt cây, và làm vườn. Nói ngắn gọn đó là một dụng cụ thường nhật tương tự cái cuốc mà người Việt Nam vác trên vai trên đường đi xuống ruộng. 

Nhưng người ngoại quốc dễ cảm thấy ớn lạnh, khi nhìn người thanh niên cầm dao dài đi trên đường phố. Đến ngày hôm nay, hơn 9 tháng rồi, tôi vẫn chưa quen với hình ảnh văn hóa thanh niên PNG cầm dao dài đi lại dọc ngang trên đường phố. Chắc phải thêm một thời gian nữa, may ra mới quen được!
 
Công việc chính của tôi ở PNG là dạy học tại Đại Chủng Viện Good Shepherd. Các thầy nói chung chăm học và đạo đức. Cuối tuần, tôi cũng vô trong những thôn làng sinh hoạt với dân PNG. 

Nguyễn Trung Tây Một Nơi Người Cười Hình 3
Với các Thầy Đại Chủng Viện The Good Shepherd


Cũng như bất cứ một nền văn hóa nào trên thế giới. PNG có những nét văn hóa riêng biệt phản ảnh môi trường sống. Là đất nông nghiệp thuộc vùng nhiệt đới, người dân trồng khoai lang trong Vườn, đơn vị căn bản của văn hóa PNG. Trong khu vườn này, người dân trồng bắp, đu đủ, cà chua, rau quả, lương thực căn bản trong những bữa ăn hằng ngày xuất hiện trên mâm khoai lang, phải gọi là mâm khoai lang bởi dân bản xứ không ăn cơm. Người dân phát triển y phục và ngôn ngữ riêng của từng bộ lạc. Mỗi bộ lạc lại có những niềm tin riêng biệt. 

Nguyễn Trung Tây Một Nơi Người Cười Hình 4

Một nơi thiên hạ hay cười

 

Người dân PNG căn bản sống vào ngày hôm nay. Ngày mai, họ lại ra vườn, đào khoai lang, nhặt rau, bẻ bắp mang về mâm cơm gia đình. Sống đơn giản và vui với đời sống hiện tại, người dân PNG dễ cười. Gặp nhau, họ chuyện trò vang vang, nói cười không ngớt. Đây là một đặc điểm nổi bật của người dân đảo quốc PNG. Thêm một đặc điểm nổi bật về PNG là quốc đảo này mặc dù đời sống vật chất hạn hẹp, nhưng không có người homeless hoặc hành khất sống trên vỉa hè phố. 

Nguyễn Trung Tây Một Nơi Người Cười Hình 5
Với thanh niện PNG tại một gian hàng bán trầu cau và thuốc lá


Khi viết những dòng chữ này, tôi cũng đã sinh hoạt ở PNG được hơn 9 tháng rồi. Tôi vẫn còn lạ lùng với nền văn hóa riêng biệt này lắm. Nhưng tương tự như Môisen, khi bước vào sa mạc, Ông Trời đã yêu cầu lãnh tụ Môisen cởi đôi săng-đan, bởi vùng đất ông đang đứng là vùng đất thiêng. Tôi cũng thế, khi bước vào văn hóa PNG, tôi cũng đang từ từ bước vào ngôi Vườn văn hóa riêng biệt của dân PNG. Tôi cũng phải học lại từ đầu, từ ngôn ngữ cho tới những nét tổng quát về một nền văn hóa riêng biệt. Thí dụ, Mi nau likim kaikai kaokao long kakaruk na kumu/Tôi bây giờ thích ăn khoai lang với gà và rau. Trên tất cả, tôi cũng phải sẵn sàng để lại sau lưng những hành trang dư thừa cho đời sống mới tinh với người dân hay cười PNG.

 

Nguyễn Trung Tây

The Good Shepherd Seminary, PNG 










Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,083
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021. Sau đây là bài viết mới nhất của Cô, viết về người cha, theo lời kể của một người hàng xóm cũ, hiện đang định cư ở Dallas, Texas.
Là con của một sĩ quan tù cải tạo, tác giả Lê Xuân Mỹ đã góp vào giải VVNM những bài viết xúc động. Ông đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2021. Sau đây là bài viết mới nhất của Ông, viết để tưởng nhớ hai người bạn Phạm Phúc-Hạnh Nguyên vừa qua đời, là nạn nhân của một vụ giết người ngày 1 tháng 6 vừa qua gây thương tâm kinh hoàng cho cộng đồng người Việt Bắc Cali.
Ban Tổ Chức Giải Viết Về Nước Mỹ trân trọng thông báo Lễ Phát Giải và Ra Mắt Sách Viết Về Nước Mỹ 2022-2023 sẽ được tổ chức vào trưa Chủ Nhật ngày 26 tháng 11, 2023 tại Garden Grove, CA.
Niềm vui của mùa hè ở đây là tìm đến các ngã tư đường, nhìn trên trụ đèn , đủ loại giấy màu, đủ kích cỡ, đủ màu mực, chữ to, chữ nhỏ, nào là Garage sale, Yard sale, Moving sale, Estate sale v.v..., đó là những bản quảng cáo đơn giản của một khu chợ trời thu nhỏ trong sân, trong nhà để xe , tầm giấy nào cũng có ghi số nhà, mũi tên chỉ đường, ngày thứ năm họ bắt đầu quảng cáo, thứ Sáu, thứ Bảy, CN, là những ngày hè vui trên quê hương thứ hai này, đi khắp nơi, đường nào cũng qua, góc cùng ngõ cụt nào cũng tới, tha hồ mua, cũ họ mới mình giá cả hết sức khiêm tốn, 25 cents 50 cents, 1 đồng là giá cao.
Dường như con cái lớn lên khó dạy hơn hồi còn nhỏ. Hồi nhỏ nói gì chúng cũng nghe, bây giờ con ít vâng lời hơn khiến tôi có cảm giác con càng lớn càng khó dạy. Khi con còn trẻ nhỏ, chạy nhảy lung tung, la hét, lục lọi phá phách làm cha mẹ vất vả, nhưng cũng không khổ bằng khi con trưởng thành. Ảnh hưởng của nền văn minh dân chủ đã khiến con cái tự quyết định cho chính mình trong nhiều vấn đề khiến cha mẹ chỉ biết cầu trời. Giáo dục con cái ngày nay thật sự là một vấn đề không dễ dàng.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới về chuyến thăm viếng Florida năm nay của tác giả.
Khi còn trẻ, tôi có người bạn đi tu, anh ta học bảy năm trời để thành linh mục. Anh ta nói với tôi, “Với người Công giáo, trong nhà có một người đi tu học làm linh mục là vinh dự, niềm hãnh diện của gia đình. Cha mẹ tôi không ép con cái nhưng thầm mong là điều đương nhiên. Tôi quyết định làm linh mục với hơn nửa phần tự chọn tương lai của mình, non nửa phần vì mong cha mẹ tôi được vui như một sự đền đáp của người con…” Nay ước gì được gặp lại anh ta, gặp linh mục tôi sẽ nói về đời sống Mỹ, “Trong nhà có một người con đi lính, không chỉ tốt cho bản thân người ấy sống có kỷ luật từ đó về sau mà còn tốt cho mọi thành viên trong gia đình về cách sống đơn giản nhưng thực tế của người lính, lối suy nghĩ không ích kỷ vì tinh thần đồng đội của lính rất cao, là nguồn gốc, căn bản hình thành nên nhân cách con người tới suốt đời. Những thành viên trong gia đình không ít thì nhiều đều thay đổi bản thân theo chiều hướng tốt hơn khi suy nghĩ về những thay đổi chín chắn và độ lượng của th
Khi nghe bác sĩ nói thay tế bào gốc chúng tôi cùng thắc mắc có phải là tủy thích hợp từ người khác hiến tặng không? Nhưng bác sĩ giải thích là phương pháp mới bây giờ sẽ dùng ngay chính tủy tốt của bệnh nhân để thay vào. Tra Google thấy nói là THAY TẾ BÀO GỐC TỰ THÂN. Nghe ngộ ghê! Bác sĩ cũng nói thêm bệnh nhân phải chịu nhiều phản ứng phụ rất khó chịu vì phải hóa trị một liều thuốc rất mạnh để làm các tế bào xấu lẫn tốt tiêu hết mới đưa tế bào gốc vào. Trong khi đó xác xuất chỉ 70% thành công và khả năng từ 1 đến 7 phần trăm sau này có thể bị vướng 1 loại ung thư máu không chữa được. Còn nếu không thay tủy thì bệnh ung thư của Hoàng sẽ trở lại sớm hơn. Thôi thì cứ chọn thay tủy vậy, 70% là con số cũng lớn mà. Cứ hy vọng đi!
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây là bài viết mới nhất, về câu chuyện "ai đời mẹ ghẻ lại yêu thương con chồng!"
Loài chó là một tạo vật tuyệt vời Thượng Đế đã ban cho con người, nó có một đức tính mà tự cổ chí kim, ai cũng nhận ra là sự trung thành tuyệt đối. Câu chuyện con chó Hachiko ở Nhật Bản đã làm rung động biết bao con tim trên thế giới. Trong 9 năm liền, ngày nào nó cũng đến nhà ga xe lửa nằm chờ chủ nó đi làm về, nhưng ông đã không bao giờ trở về nhà vì cơn đau tim đột ngột, ông chết tại sở làm. Ngày nào cũng vậy, dù mưa rơi, tuyết đổ, hay nắng hè oi bức, Hachiko vẫn kiên nhẫn chờ đợi chủ cho đến khi nó gục chết vì kiệt sức ở sân ga. Người Nhật đã tạc tượng con chó Hachiko như là biểu tượng của sự trung thành.
Nhạc sĩ Cung Tiến