Lời tác giả: Gặp Nina Hòa Bình trên trang mạng! Nina nhắc nhở nhè nhẹ, lâu quá, không thấy tác giả Nguyễn Trung Tây trên trang “Viết Về Nước Mỹ.” Khi đó mới chợt nhớ ra, từ hồi Covid ghé vào, tàn phá ngôi làng toàn cầu, tác giả hãi đoàn quân Covid quá! Bởi thế, quân ta trốn trong phòng, không xuất hiện. Thật ra, tháng 6 năm 2016, tác giả đã rời Úc Châu, tu học tại Philippines. Tháng 10, 2020, tác giả bay về lại San Jose, California, trốn Covid. Tháng 5, 2022 tác giả bay về Philippines, lãnh văn bằng Tiến Sĩ Truyền Giáo tại Divine Word Institute of Mission Studies, nối kết với University of Saint Tomas.
***
Sau hai năm quay về cố quốc bởi đại dịch Covid-19 (10/2020-11/2022), tôi cuối cùng cũng rời Mỹ bay sang Papua New Guinea (PNG) cho một chương sách mới tinh (11/2022).
Trước khi rời cố hương California, tôi cũng chia sẻ với nhiều người quen về đích đến PNG. Nhưng rất nhiều không có khái niệm về quốc đảo. Thậm chí, có người còn tưởng PNG thuộc châu Phi. Không chỉ là người Việt, ngay cả người Mỹ, và người Việt quốc nội, những người tôi đã gặp, họ đều không có khái niệm về quốc đảo PNG thuộc vùng Châu Đại Dương.
PNG nằm về phía bắc Úc Châu, và phía đông Indonesia. PNG bao gồm rất nhiều bộ lạc, có ngôn ngữ riêng, hơn 820 ngôn ngữ, tôn giáo địa phương khác biệt, và những nền văn hóa riêng biệt của mỗi bộ lạc. Thí dụ, ẩm thực riêng, trang phục riêng, nghệ thuật riêng, v.v.
Người PNG nói tiếng Pidgin, ngôn ngữ chính nối kết tất cả các bộ tộc PNG. Thức ăn chính của dân vùng cao nguyên là khoai lang. Vùng biển hoặc đảo, lương thực chủ đạo là sago (một loại bột như bột gạo), hoặc chuối luộc. Cạnh đó là rau, khóm, bắp, chuối, và đu đủ. Vào những ngày lễ hội, họ ăn thịt heo hoặc gà. Heo có giá trị rất cao trong xã hội. Nhà gái thường thách cưới nhà trai từ 2, hoặc 5 tới 10 chú heo. Nếu đàng gái thuộc giới thượng lưu, số heo thách cưới có thể tăng cao hơn nữa.
PNG một thời bị Đức, Hòa Lan, Anh, Nhật đô hộ. Sau thế chiến thứ 2, PNG thuộc về Úc Châu. Năm 1975, chính quyền Úc trả lại độc lập cho người PNG. Thuộc khối Thịnh Vượng Chung của Anh, PNG có Thủ Tướng, người đứng đầu Quốc Hội. Nhưng bởi nét bộ lạc còn đậm sâu, tinh thần địa phương vẫn còn nằm sâu trong huyết quản của dân bản xứ.
Người dân PNG hiền hòa, hiếu khách. Gặp người lạ mặt trên đường, họ đứng đó nhìn mải miết. Nét ngạc nhiên xuất hiện đậm trên khuôn mặt. Phần lớn người dân sống ở thôn làng. Nếu cần, họ đi bộ tới phố, mua những thứ cần thiết, cho vào trong bilum (bí-lùm), mang về nhà. Tới quốc đảo PNG, người ta nhận ra dọc theo hai bên đường người dân vai đeo bilum đi bộ khá nhiều. Họ đi từng đoàn, hoặc cá nhân riêng lẻ. Phần lớn đi chân đất. Cứ thế họ đi tới phố, rồi lại đi bộ về tới làng.
Thanh niên PNG với con dao dài cầm trên tay đi lại nơi công cộng
Điểm đặc biệt nhất về xã hội PNG là thanh niên PNG có phong tục cầm theo một con dao dài trong khi đi trên đường. Con dao rất dài này chính là một phương tiện để người dân phát cỏ, chặt cây, và làm vườn. Nói ngắn gọn đó là một dụng cụ thường nhật tương tự cái cuốc mà người Việt Nam vác trên vai trên đường đi xuống ruộng.
Nhưng người ngoại quốc dễ cảm thấy ớn lạnh, khi nhìn người thanh niên cầm dao dài đi trên đường phố. Đến ngày hôm nay, hơn 9 tháng rồi, tôi vẫn chưa quen với hình ảnh văn hóa thanh niên PNG cầm dao dài đi lại dọc ngang trên đường phố. Chắc phải thêm một thời gian nữa, may ra mới quen được!
Công việc chính của tôi ở PNG là dạy học tại Đại Chủng Viện Good Shepherd. Các thầy nói chung chăm học và đạo đức. Cuối tuần, tôi cũng vô trong những thôn làng sinh hoạt với dân PNG.
Với các Thầy Đại Chủng Viện The Good Shepherd
Cũng như bất cứ một nền văn hóa nào trên thế giới. PNG có những nét văn hóa riêng biệt phản ảnh môi trường sống. Là đất nông nghiệp thuộc vùng nhiệt đới, người dân trồng khoai lang trong Vườn, đơn vị căn bản của văn hóa PNG. Trong khu vườn này, người dân trồng bắp, đu đủ, cà chua, rau quả, lương thực căn bản trong những bữa ăn hằng ngày xuất hiện trên mâm khoai lang, phải gọi là mâm khoai lang bởi dân bản xứ không ăn cơm. Người dân phát triển y phục và ngôn ngữ riêng của từng bộ lạc. Mỗi bộ lạc lại có những niềm tin riêng biệt.
Một nơi thiên hạ hay cười
Người dân PNG căn bản sống vào ngày hôm nay. Ngày mai, họ lại ra vườn, đào khoai lang, nhặt rau, bẻ bắp mang về mâm cơm gia đình. Sống đơn giản và vui với đời sống hiện tại, người dân PNG dễ cười. Gặp nhau, họ chuyện trò vang vang, nói cười không ngớt. Đây là một đặc điểm nổi bật của người dân đảo quốc PNG. Thêm một đặc điểm nổi bật về PNG là quốc đảo này mặc dù đời sống vật chất hạn hẹp, nhưng không có người homeless hoặc hành khất sống trên vỉa hè phố.
Với thanh niện PNG tại một gian hàng bán trầu cau và thuốc lá
Khi viết những dòng chữ này, tôi cũng đã sinh hoạt ở PNG được hơn 9 tháng rồi. Tôi vẫn còn lạ lùng với nền văn hóa riêng biệt này lắm. Nhưng tương tự như Môisen, khi bước vào sa mạc, Ông Trời đã yêu cầu lãnh tụ Môisen cởi đôi săng-đan, bởi vùng đất ông đang đứng là vùng đất thiêng. Tôi cũng thế, khi bước vào văn hóa PNG, tôi cũng đang từ từ bước vào ngôi Vườn văn hóa riêng biệt của dân PNG. Tôi cũng phải học lại từ đầu, từ ngôn ngữ cho tới những nét tổng quát về một nền văn hóa riêng biệt. Thí dụ, Mi nau likim kaikai kaokao long kakaruk na kumu/Tôi bây giờ thích ăn khoai lang với gà và rau. Trên tất cả, tôi cũng phải sẵn sàng để lại sau lưng những hành trang dư thừa cho đời sống mới tinh với người dân hay cười PNG.
Cuối năm 2021 tôi về hưu sau khi đã làm việc 31 năm ở công ty, nhận được một cái Rolex sau 25 năm, một đồng hồ Apple sau 30 năm, một đồng hồ grandfather clock treo tường, một đồng hồ để bàn bằng gỗ đỏ sang cả quí phái, một đĩa bạc “ghi công” để chưng bày khoe khoang tại phòng khách. Mọi thứ đồ đoàng có trong kho mình đều thu tóm cả. Bây giờ thì về đi thôi! Lúc này tôi mới nghĩ đến nơi ăn chốn ở trong giai đoạn mới của cuộc đời. Ngày xưa còn miệt mài cày bừa trả nợ nhà, nợ xe, nợ “con”, mình gồng mình vớt lấy một căn nhà trong khu trường tốt, vượt cả khả năng tài chính, để rồi phải nhịn ăn nhịn mặc, còng lưng trả tiền nhà mút chỉ hụt hơi. Nay con đã lớn, thôi thì nhường khu này lại cho những cặp vợ chồng trẻ đang nhắm nhía trường xịn cho con họ.
Lúc tôi viết bài 32 Năm Người Mỹ Và Tôi, đã cảm thấy là “coi bộ vợ chồng mình cũng bền vững dữ há, nhứt là khi ngôn ngữ bất đồng, Đông Tây không gặp nhau” Những tưởng sẽ còn sống với nhau cho tới khi ăn được cái ngày kỷ niệm “ lễ cưới hột xoàn” chớ, ngờ đâu, mới hơn 53 năm anh bỏ tôi, mau chóng ra đi một mình.
Tác giả Phi Nguyễn lần đầu tham dự VVNM với bài "Trái mít". Bà sinh sống và làm việc tại thành phố Brunswick, Georgia. Đây là bài mới nhất của Bà, viết để chia xẻ một kinh nghiệm chìa khóa xe bỗng dưng không mở được cửa nữa và những điều cần phải làm sau đó thay vì hoảng sợ.
Tôi bấm chuông và đứng đợi. Mùi hương thoảng nhẹ trong không khí khiến tôi chú ý đến mấy khóm hồng dọc hai bên lối vào. Những cụm hồng nhung đủ màu mới vài ngày trước còn đẹp rực rỡ, vậy mà giờ đây đã xuống sắc, cánh hoa rơi tan tác vương vãi khắp nơi. Tôi nhìn lên tấm bảng nhà dưỡng lão (Residential Care Home) và bỗng thấy lòng chùng xuống. Bên trong cánh cửa này, có bao cuộc đời từng một thời tung hoành ngang dọc, nhưng nay họ đều đang thập thò bước thấp bước cao đi vào đoạn cuối đời, cho dù có an phận sẵn sàng hay vẫn còn luyến tiếc.
Nhờ Đi Dự Đám Cưới Cô Cháu, Tôi Biết Có Những Người Bị Đồng Bệnh Mắt Với Mình Để Chia Sẻ
Thứ bảy tuần vừa qua April 8th, 2023. Toàn thể đại gia đình chúng tôi đã đi dự tiệc cưới của cô cháu, con gái của cô em tôi.
Trong buổi tiệc cưới ấy, chúng tôi ngồi cùng bàn với cha mẹ của cô dâu. Mọi người trong bàn đều nhìn nhau bằng ánh mắt băn khoăn, như tự hỏi, sao không thấy sự hiện diện của hai ông bác, là anh của ba cô dâu.
Mặc dù thắc mắc như vậy, nhưng mọi người hơi ngần ngại, chưa ai dám cất lời hỏi cả. Thần giao cách cảm! Như đã nằm lòng, đoán biết thế nào cũng có người hỏi về sự vắng mặt của hai ông anh mình. Với sắc thái nhạy cảm, ba của cô dâu đã lên tiếng trước để chia sẻ với chúng tôi là cả hai bác đều bị bệnh đau mắt giống nhau, nên không ai dám lái xe nữa, vì khi lái xe, nhìn xa thấy cái gì cũng nhiều gấp đôi, bảng tên đường, lằn gạch vẽ trên mặt đường, mũi tên quẹo phải, hay trái và những đèn đường toàn là nhiều nhân gấp hai lần, nên sợ quá, bỏ lái xe luôn.
Tôi từng đi Mỹ thăm gia đình từ thập niên 90 của thế kỷ trước, nhưng lần này thì khác, sau 14 năm chờ đợi, thật ra tôi nhận được giấy báo của NVC (National Visa Center) năm 2019 chuẩn bị hồ sơ đến Tòa Đại Sứ Mỹ tại Paris cho buổi phỏng vấn đi Mỹ. Nhưng dịch covid đã treo buổi phỏng vấn vô thời hạn, tôi tự hỏi có nên phiêu lưu làm lại cuộc đời lần thứ hai vào tuổi đã xế chiều ?
Cây cam trước cửa sổ phòng làm việc của bà Vi đã nở đầy hoa, dày đặc những chùm hoa trắng nõn nà. Một số cánh hoa từ từ rụng xuống để lại những chùm trái nhỏ xíu lấm tấm như những đầu chiếc đinh ghim mầu xanh ngộ nghĩnh. Sáng nay bà Vi dậy sớm, thư thả ngồi nhìn ra cửa sổ, mải mê ngắm hai con chim đang bay ra bay vào xây cái ổ tít trên cành cao của cây cam. Chiếc tổ chim vừa hoàn thành, những sợi cỏ khô mỏng mảnh đã được bện thành một cái tổ gọn gàng, nhỏ bằng hai bàn tay chụm lại. Chúng khôn quá, xây tổ trên cành cam, khi chim con ra đời sẽ được thưởng thức mùi hương hoa cam thơm ngát. Bà mỉm cười nghĩ thầm, rồi rảo mắt nhìn ra phía vườn sau.
Ông nhếch môi cười chua xót ngẫm lại cuộc đời mình: tuổi trẻ làm người lính VNCH, rồi bị tù hơn 13 năm, cũng mộng ước như bao nhiêu người khác nghĩ đến tổ quốc thân yêu, nhưng rồi lực bất tòng tâm, quay đi bước lại soi gương đầu đã bạc. Ông chạnh nhớ người vợ đầy xót xa đau ruột, chịu đựng biết bao nhiêu gian khổ trong thời gian ông bị tù đày. Qua Mỹ tìm tiểu bang Minnesota lập nghiệp, vợ chồng làm việc siêng năng, bắt tay vào cuộc sống cày bừa gầy dựng tương lai, lo các con ăn học và muốn an cư lạc nghiệp. Các con tốt nghiệp ra trường, lập gia đình và có cuộc sống riêng. Một ngày mùa hè người vợ bỏ cuộc với căn bệnh tàn nhẫn, dứt áo ra đi khi tuổi đời chưa tới 60. Ông chới với hỏng chân, tinh thần suy sụp chỉ biết mượn rượu uống cho say, công việc bỏ bê bị laid-off. Ông chẳng còn thiết sống, nhà cửa do vợ chồng gầy dựng tưởng sống tới bạc đầu, bù đắp những ngày khốn cùng cay nghiệt ở VN, thế mà vợ chồng ông đã đầu hàng... buông hết. Con trai sợ ông sinh bệnh ép về ở chung để chăm sóc,
Việc gì Bố làm, ai cũng tấm tắc khen. Trong mắt tôi, Bố thật tuyệt vời. Vậy mà bố không biết chữ! Lúc còn nhỏ, tôi không hề biết rằng, những chuyện do bản năng như đi đứng nằm ngồi thì không cần phải học. Còn lại không học thì không biết, bằng chứng khi học lớp hai, tôi đã biết đạp xe vù vù, trong khi nhiều bạn trong lớp cho tới lớp năm, vẫn chưa biết đạp xe. Lớn lên ở vùng sông nước, Bố cũng tập cho tôi bơi như con rái cá khi còn rất nhỏ, nên trong mắt các bạn, Bố thật cừ khôi. Từ khi biết Bố mù chữ, tôi không còn cười toe toét mỗi khi nghe các bạn khen bố nữa. Có một cái gì "lấn cấn" mà tôi không nói được: bực bội, mặc cảm, giận dỗi! Bây giờ tôi rất ngại ngùng, khi đi cùng Bố đến những nơi hội họp đông người, nhất là khi có mặt Bố mẹ của các bạn trong lớp. Bố của bạn này là Bác Sĩ, mẹ của bạn kia là cô giáo.
Khó khăn lắm mới chạy được một suất “khảo sát thị trường ở Mỹ”. Phải vừa đấu đá, vừa lót tay, tốn biết bao nhiêu công sức. Vậy mà, cuối cùng Nghiệp vướng phải yêu cầu ác nghiệt của Lãnh Sự Quán Mỹ, là vấn đề thế chấp tài sản. Lý do LSQ yêu cầu cũng dễ hiểu thôi — để bảo đảm người đi sẽ phải quay về.
Hắn bước vào nhà. Cửa đã mở sẵn, Hà, vợ hắn đang ngồi chờ trên ghế sô pha.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.