Steven và bạn làm chung tại hãng (hình tác giả cung cấp).
Tác giả tên thật Nguyễn Thanh Hiền, Nickname: Steven N, Bút danh: Tiểu Lục Thần Phong, Sinh sống ở Atlanta trên 20 năm.
*
Buổi sáng vào hãng, sau khi chào hỏi và cụng ngực với những người làm chung. Mình bị tay đốc công gọi vào văn phòng giũa: ”Tại sao mầy không coi ngó tụi nó, tuần rồi mấy lô hàng bị sai, ông chủ đang giận dữ”. Mình tức chết đi được, phận sự của mình là cung cấp phụ tùng linh kiện, còn việc khâu kỹ thuật là của thằng James, sao việc gì nó cũng đổ hết cho mình? Mà đâu chỉ mỗi việc này, còn nhiều chuyện bị áp lực nặng khác nữa. Mình làm lâu năm, kinh nghiệm tốt, được khen “good job” vậy mà bị tay đốc công đì, đối xử bất công. Những người làm cùng việc ở các tổ khác đã tăng lương hai lần rồi mà mình thì không được, đã thế cứ nhè những việc khó thì giao cho mình. Mình xin đổi qua tổ khác nó cũng không cho chuyển… Giận lắm nhưng nhịn thì tức, nhiều lúc muốn chơi nó cho bỏ ghét!
Ở cái vị trí của mình thì rất dễ trả đũa, mình đã suy nghĩ rất nhiều, đã toan tra tay nhưng rồi lại thôi! Mình biết khi mình giận tức là nuôi rắn độc trong tâm, như cầm cục than hồng, tự mình đốt công đức của mình. Phật giáo Tây Tạng có bức tranh nổi tiếng vẽ vòng luân hồi, trong ấy có con rắn, con gà và con heo ngậm đuôi nhau nối thành một vòng tròn; giận dữ hay sân hận lấy con rắn làm biểu tượng đây!
Dù biết vậy nhưng hàng ngày đụng việc như thế thì làm sao mà không giận? Có nhiều lúc cơn giận bùng lên và ý nghĩ phải trả thù cho hả giận. Mình chỉ cần vứt đi một nắm Bios là ông chủ mất cả khối tiền, hoặc mình chỉ cần lẩy móng tay hay chọt vật gì đó lên Motherboard thế là hư những components trên ấy, rồi những cục heatsink hay memory, microchip… chỉ cần phá một tí là tay đốc công lẫn ông chủ phải mất bao nhiêu là tiền. Trả thù rất dễ và cũng chẳng ai biết, nhưng…. Thật may! Mình đã biết Phật pháp, đã từng nghe pháp, tụng kinh nên trong cái giây phút muốn trả thù ấy đã kịp dừng lại, chánh niệm được khôi phục. Mình dẹp bỏ cái ý nghĩ trả thù, trả đũa. Cái ý nghĩ trả thù, cố ý làm hư hại ấy là một sự thất niệm lớn, rất may mình kịp dừng!
Những món Bios, Motherboard, heatsink, memory, microchip… là những vật vô tri, chúng chẳng can hệ gì đến sự bất công hay bị xử ép của mình. Mình có làm hư hại chúng, làm thiệt cho công ty thì cũng tức là mình tự làm hại mình, làm tổn phước của mình, tạo nghiệp xấu cho mình! Khi chánh niệm phục hồi mình chẳng những không làm hư hại những vật vô tri ấy mà ngược lại còn nâng niu quý trọng chúng, người khác cẩu thả bỏ bừa bãi thì mình gom lại. Mình nhớ thầy dạy: “Hữu tình giác ngộ thì vô tình chuyển theo, hữu tình và vô tình cũng không phải một mà cũng chẳng phải hai”, từ đó mình càng cẩn thận với những món vật nhỏ bé mà mắc tiền kia, mặc cho ông chủ và bọn đốc công biết hay không biết.
Những lúc như thế này mình lại nhớ đến Tứ chánh cần: ”Việc thiện chưa sanh thì làm cho phát sanh, việc thiện đã sanh thì làm cho tăng trưởng, việc ác chưa sanh thì đừng để phát sanh, việc ác đã sanh thì làm cho nó tiêu trừ”. Rất may, nhờ biết Phật pháp mà mình đã kịp dừng lại, cái ý niệm ác sanh khởi nhưng chưa phát tác thành hành động.
Mình làm việc chung trong một tập thể đa sắc tộc, nhiều màu da, khác biệt tôn giáo và văn hóa. Có thể nói mình là người phật tử duy nhất trong nhóm này. Mình được khen là “nice”, thân thiện và làm việc tốt, hồi nào giờ mình vẫn che dấu gốc Việt và tôn giáo của mình nhưng rồi mình tự hỏi lòng: ”Tại sao bọn họ tự hào về gốc gác của họ, tự hào về đức tin của họ, còn mình thì che dấu? Mình là Phật tử thì có gì xấu? Phải tự hào mới đúng!” Thế rồi sau đó mình thức tỉnh, lại một lần nữa khôi phục chánh niệm và mình tự hào là một Phật tử Việt.
Nhóm làm việc chung của mình hầu hết là tín đồ thiên chúa (có cả bảo thủ lẫn tân giáo). Có một chị làm chung sốt sắng đến độ thái quá, luôn dụ khị mình đi lễ, đem những tài liệu Tin Lành đến cho mình, kể cả dùng vật chất quyền lợi để dụ, có khi thì dọa: ”mầy không tin chúa, không đi nhà thờ cầu nguyện thì khi chết sẽ bị đày xuống hỏa ngục”. Mình chỉ cười nhẹ, nhớ đến lời kinh suy niệm về nghiệp và bảo họ: ”Chúng ta là chủ nhân của nghiệp và cũng là những kẻ thừa tự nghiệp, nghiệp là thai tạng là quyến thuộc cho vạn loài, chính nghiệp phân chia sự di biệt trong đời. Chính mình làm việc ác nên mình bị uế trược, chính mình làm việc thiện nên mình thanh tịnh. Thanh tịnh hay uế trược do chính mình, không ai có có thể làm cho người khác uế trược hay thanh tịnh”. Từ đó chị ta bớt sốt sắng một cách thái quá. Mình làm việc trong nhóm rất vui, hòa đồng, duy cái việc bị xử ép, bị bất công ấy nhiều người cũng biết nhưng không giúp gì được, có lẽ là cái nghiệp ân oán của mình trong quá khứ, giờ thì oan gia trái chủ đụng mặt nhau. Mình cũng tự kiểm thảo, tại mình kém, nếu mình ngon lành thì đã bỏ việc để đi tìm việc khác rồi!
Từ khi chánh niệm khôi phục, mình không còn cái ý niệm trả đũa hay chơi cho bỏ ghét. Mình tự xem như một lần chiến thắng được bản thân. Mình nhớ rất rõ ràng, ba nghiệp thân – khẩu – ý nó quyết định số phận của mình, trong ấy thì ý nghiệp là chính, chính nó xui khiến thân hành động và miệng nói. Hôm nay trong lúc làm việc, mình hứng khởi thầm đọc bài kệ:
Dục tri tiền thế nhân
Kim sanh thọ giả thị
Dục tri lai thế quả
Kim sanh tác giả thị
Xét cho cùng thì cái thiệt của mình chẳng có là bao so với những những khổ đau, bất hạnh khác trên cuộc đời này, chẳng qua là cái tôi nó lớn và nó phát tác nên mới sanh ra cái ý niệm trả thù.
Những người làm chung với mình cũng có đôi khi hỏi về đức Phật và Phật pháp. Họ lầm tưởng đức Phật như chủ tể hay thượng đế trong tôn giáo của họ, nghĩa là Phật cũng có quyền năng xử phạt, trừng phạt hay ban phước… Mình nhớ lời thầy nên không tranh cãi, tuy nhiên cũng vận dụng vốn tiếng Anh ba rọi để gỉai thích cho họ biết chút chút về đức Phật và Phật pháp. Họ ngạc nhiên lắm, họ bảo chưa từng nghe hay biết có tôn giáo nào mà lại tự do và dân chủ như thế! Quả thật đạo Phật rất tự do và dân chủ, ai tin thì theo không tin thì thôi, ai làm gì thì gặt nấy, số phận của mình tùy thuộc vào ba nghiệp tạo tác của chính mình. Trong số bạn làm chung ấy, có thằng William W, nó tỏ vẻ quan tâm nhất và mình đã tặng nó quyển “the Art of life” của thầy Nhất Hạnh, hy vọng nó đọc và sẽ bắt gặp những điều bổ ích. Sở dĩ mình tặng nó quyển này là vì người Âu- Mỹ dễ tiếp cận Phật giáo theo kiểu Làng Mai hơn là Phật giáo truyền thống. Pháp môn hiện pháp lạc trú của Làng Mai đã thu hút rất nhiều người Âu-Mỹ đến với đạo Phật.
**
Tháng rồi mình làm ở hãng này tròn mười lăm năm, con số mười lăm năm khiến mình cười thầm và liên tưởng mười lăm năm lưu lạc chốn lầu xanh của Thúy Kiều. Mười lăm năm kể cũng dài so với sinh mạng một con người, vì người đời thường nói: “Sáu mươi năm cuộc đời” (tên bản nhạc của Y Vân). Lúc mới vào làm mình nghĩ chỉ làm tạm thời trong lúc tìm việc ngon lành hơn, lương bổng khá hơn, ấy vậy mà không ngờ dính luôn đến bây giờ. Mười lăm năm buồn vui trôi qua nhanh như bóng câu qua cửa sổ (điển tích trong văn học cổ). Mười lăm năm làm việc và niệm Phật thầm trong tâm, câu Phật hiệu luôn luôn hiện hữu, câu Phật hiệu như mỏ neo giữ con thuyền tâm không bị trôi giạt theo sóng nước dập dìu, không bị gió thổi ngã nghiêng. Mình thầm niệm Phật để tâm lắng đọng, bớt sự tăng động quá buồn hay quá vui. Nơi làm việc cũng giống như đạo tràng vậy, vừa làm và thầm niệm Phật bất cứ lúc nào mình có thể, chỉ trừ những lúc quá bận rộn hay phải giao tiếp.
Hồi hãng mới mở, công ty cử một anh gốc mít từ Cali qua quản lý, những tưởng đồng hương với nhau sẽ thuận tiện hơn nhưng nào ngờ… Anh ta thật dễ sợ! Mang nguyên cái cung cách của một anh chủ bên Việt hay bên Tàu, Hàn gì đấy áp dụng vào xứ Cờ Hoa. Anh ta tham công tiếc việc, bòn sức lao động của người làm một cách tàn nhẫn. Ép người làm làm tối đa, làm trước giờ chính thức, làm lố giờ ra về, cắt ngắn giờ giải lao, thậm chí gạt người lao động để làm lợi cho chủ. Có lần anh ta giao hẹn mập mờ với mọi người, công việc được ước tính phải hai ngày mới xong, nhưng anh ta bảo làm xong sớm nghỉ sớm, nào ngờ việc làm xong chỉ trong vòng một ngày rưỡi, anh ta khấu trừ lương nửa ngày vì về sớm! Mọi người bị gạt nên vô cùng tức giận, nhiều gương mặt bừng bừng lên tưởng chừng như đập lộn tới nơi. Thằng Anthony vẻ mặt lạnh tanh, miệng ngậm cây tăm, nhìn thẳng mặt anh ta gằn từng tiếng: ”Hôm nay là ngày cuối của tao! Tao không thích bị cheat lần thứ hai!” Nhiều người khác cũng bỏ việc. Có một lần mình hỏi anh ta: “sao hãng không có công đoàn?” anh ta vờ vịt đáp: “Công đoàn là gì? Để làm gì?” Thật hết ý kiến luôn! Anh ta đã tốt nghiệp Cal State chứ đâu phải hạng dân ngu khu đen đâu mà không biết công đoàn. Chẳng qua là lấp liếm cho qua thôi, mặc dù anh ta không phải là người có quyền lập công đoàn nhưng ít ra anh ta cũng có thể nói một cách có trách nhiệm hơn một chút! Tay quản lý gốc mít ấy vừa bòn công vừa tham, vì tham nên ẩu. Anh ta muốn lúc nào cũng phải đạt sản lượng cao nhất với thời gian ngắn nhất. Ngoài việc ép người làm làm quá giờ (không trả công phần lố giờ), làm nhanh, tận dụng mọi cơ hội để buộc người làm phải làm không hở tay. Vì quá chú ý đến con số sản phẩm mà anh ta cẩu thả một cách vô lý hết sức. Những món Motherboard, Memory, heatsink, Bios… rất dễ bị hư vì trên đó có nhiều phụ kiện, lẽ ra phải lấy từng món một và phải hết sức nhẹ tay, đằng này anh ta cho đổ cả đống trên bàn và hốt cả nắm trên tay để làm cho nhanh. Hậu quả là rất nhiều hàng bị hư và sản phẩm không đạt yêu cầu. Bấy giờ anh ta phần trần: “Linh kiện không tốt “hoặc là do linh kiện “made in China”… Sắc sảo là vậy, nghiệt ngã là vậy, ấy thế mà có lần nhóm người làm gốc Mễ cấu kết thế nào đó giữa tụi shipping, packout và tụi vận chuyển chúng nó lấy cắp nguyên cả một xe linh kiện. Cuối cùng sự việc chìm xuồng vì chẳng truy tìm được thủ phạm và cũng chẳng có ai chịu trách nhiệm. Kể cũng lạ thật! Tuy nhiên ở đời người ta thường nói chuyện gì cũng có thể xảy ra cho dù nó có hợp lý hay vô lý.
Dân mít mình thường kháo nhau: “Làm việc trực tiếp hay chịu sự quản lý của chủ Việt, chủ Tàu, chủ Hàn… thì ớn chè đậu lắm! Họ sẽ cạo rát rạt như cạo lông cừu”. Nhiều khi mình ngẫm nghĩ thấy cũng lạ, nếu ở quốc nội thì có những người chỉ biết: “Còn đảng còn mình” thì ở mảng công việc dù là trong hay ngoài cũng có những người chỉ biết: “Còn chủ còn mình” hay là: “Chỉ có mình với chủ”. Người làm như thế nào thì mặc kệ chúng nó! Cứ bòn đứa dại đãi đứa khôn.
Hãng ngày càng phát triển, phải nói là bùng nổ, từ một cơ sở chi nhánh với vài mươi người, giờ công ty có cả ngàn người, ấy là chưa tính chi nhánh ở Cali và ở Hòa Lan. Tay quản lý mới là tay Mỹ trắng, tất nhiên là thoải mái hơn, sòng phẳng hơn và dễ thở hơn nhiều. Y cũng khá thân thiện với mình và cũng chịu giỡn chứ không phải lúc nào cũng nghiêm (serious) như những tay Mỹ trắng khác. Hôm rồi y thấy mình ngồi viết y hỏi:
- Sao mầy không lo làm việc mà cứ viết hoài?
-Mầy xem thử tao không làm việc gì? Việc của tao xong từ khuya!
- Vậy thì xem có việc gì khác làm đi!
- Mầy nói giỡn hay chơi? Tao làm việc tao, việc người khác tao không thể và không có trách nhiệm!
- Bộ viết sướng lắm hay sao mà ngày nào tao cũng thấy mầy cắm cúi viết?
- Sướng gì mầy ơi! Viết cũng là một cách lấp thời gian rảnh rỗi, một cách xả bớt những ứ đọng trong tâm lý.
- Vậy tao cho mầy về nhà để viết toàn thời gian hén?
- Í, đâu có được! Về nhà ngồi viết thì tiền đâu trả bill, tiền đâu cạp hăm bơ gơ?
- Mà mầy viết cái quái gì vậy?
- Tao viết truyện, làm thơ và cả viết về nước Mỹ nữa đấy! Báo tiếng Việt của tụi tao có chương trình Write on America. Chương trình này được quốc hội Mỹ vinh danh đấy! - Wow! Ngầu thiệt! - Vậy mầy có bao giờ được giải thưởng gì chưa? - Tao được giải rút lưng quần thì có! Tao viết chơi chơi thôi, chỉ là tay viết tài tử thôi!
Thằng quản lý cười, cái miệng rộng xếch lên tận mang tai, nó bỏ đi và còn nói với tụi xung quanh: “thằng Steven làm thơ”. Mình cũng cười cười và trong bụng nghĩ thầm: “ừ, thì làm thơ, tao mà hổng viết thì căng thẳng chết mất!
Mười lăm năm làm việc ở hãng này, mình làm một lúc ba việc. Vừa mưu sinh kiếm tiền lo chuyện cơm áo; vừa thầm niệm Phật để luyện tâm, tranh thủ thời gian tại hãng thực hành những kiến thức Phật học, áp dụng những điều học được từ kinh sách vào trong cuộc sống; vừa viết lách linh tinh và làm thơ thẩn vu vơ. Với mình, viết vừa là niềm vui trong cuộc sống, vừa trải nỗi lòng, vừa thõa giấc mơ chữ nghĩa…
Ở hải ngoại nói chung, tại xứ Cờ Hoa nói riêng. Việc viết lách bây giờ quả là buồn cười, cứ như khổ dâm vậy! Viết chẳng còn mấy ai đọc cũng chẳng lợi lộc gì, ấy vậy mà vẫn cứ viết. Trong nước dân số đông, tính tỉ lệ thì số độc giả vẫn còn tàm tạm, hải ngoại thì coi như chết, hết đường binh! Giới trẻ lớn lớn lên ở hải ngoại thì chỉ đọc sách tiếng Anh chứ không rớ đến sách tiếng Việt. Giới trí thức thì đọc sách chuyên môn, giới làm móng hay lao động chân tay thì chẳng đọc. Sách tiếng Việt, báo tiếng Việt, văn chương, thơ phú… tiếng Việt xem như “Ngất ngư con tàu đi”. Dù biết vậy nhưng nhiều người vẫn âm thầm viết, mày mò viết, miệt mài viết. Viết vừa là cái thú, vừa là đam mê và cũng là cái nghiệp, sở dĩ gọi là nghiệp vì đó là do những tập khí từ kiếp quá khứ còn lưu trong tạng thức phát tác ra. Sách, báo tiếng Việt hải ngoại giờ còn tệ hơn cái bánh bao chiều, bởi vậy nhiều người viết muốn bài được đăng ở trong nước, muốn sách được in ở quốc nội. Mình có những người bạn viết trên mạng xã hội và thấy họ tìm mọi phương cách để được xuất hiện trên báo quốc nội, được in sách ở Việt Nam. Mọi người vẫn biết dưới chế độ độc tài toàn trị thị việc kiểm duyệt nội dung rất nghiệt ngã, muốn được in thì phải chấp nhận những yêu cầu của họ… Và thế là những người muốn được in thì phương cách nào cũng chịu cho dù cái cách ấy chẳng được hay ho hay tốt đẹp gì mấy, nếu không nói cũng rất đáng xấu hổ. Những bài được đăng hay sách được in thì cũng vô thưởng vô phạt, hoặc là những sách thuần túy về mặt khoa học tự nhiên.
Mình lan man quá, đang nói chuyện về hãng và công việc lại lạc sang chuyện chữ nghĩa văn chương tiếng Việt và những hệ lụy, những liên can của nó. Cái này nhà thiền gọi là: “tâm viên ý mã” đây! Tức là cái tâm cứ nhảy lung tung như con vượn chuyền cành, như con ngựa chạy trên thảo nguyên. Mình phải thúc liễm cái tâm để quay lại chuyện công việc và hãng xưởng. Sống ở xứ Cờ Hoa này chuyện kỳ thị vốn rất nhạy cảm, dễ quy kết và cũng dễ ăn vạ để lợi dụng. Hãng mình làm cũng thế. Mình sẽ kể ra đây một việc nhưng mình không kết luận, cứ để mọi người tự nhận định lấy. Số là cách đây vài năm, khi thằng Robin Ray và con Amanda (Mỹ trắng) được hãng tổ chức kỷ niệm tròn mười năm làm việc. Thằng Robin Ray thì được thưởng cái đồng hồ Rolex và con Amanda được thưởng dây chuyền mặt kim cương, món quà trị giá 10.000 mỹ kim. Thế rồi đến năm mình, con Nim Phondara (gốc Lào- Thái), bà Deborah (Mỹ đen) tròn mười năm thì hãng chỉ tăng cái Plaque với lời khen khách sáo: “Cảm ơn mày đã làm việc siêng năng và trách nhiệm, cảm ơn mày đã đóng góp cho công ty trong mười năm qua, công ty trân trọng ghi nhận công lao của mày!”
Thằng Preston hỏi: “Công ty cho mầy bao nhiêu khi kỷ niệm mười năm?”. Mình cười bảo: “Không có xu teng nào”. Nó lại hỏi: “Thế mầy có biết thằng Robin Ray được đồng hồ Rlex và con Amanda được dây chuyền? Mày có biết tại sao mày, con Nimphondara và bà Deborah không có quà? Tại vì mày gốc châu Á và bà Deborah gốc da đen!” Mình cười thôi! Có kỳ thị hay không có kỳ thị thì mình không dám khẳng định nhưng đây là một sự thật! Tụi đen khẳng định là kỳ thị nhưng mình chỉ cười chứ không nói gì thêm. Mình tin vào luật nhân quả: “Không có cái gì là tự nhiên cả, mọi việc đều có nguyên nhân sâu xa của nó”. Ngạn ngữ Mỹ cũng có câu: “Reap what you sow” hoặc là : “What goes around turns around”. Dù sao đi nữa mình cũng cảm ơn cái công ty này vì nó đã cho mình công ăn việc làm, cho mình có cơ hội thực tập những kiến thức Phật học và tạo cho mình có điều kiện thuận tiện để viết lách linh tinh trên quãng đường đời.
"Writing on America" instead of "Write on America."
"Write on America" is meaningless. America is not a piece of paper; therefore, you cannot write on it.
"Writing on America" means writing about America.
"What goes around comes around" instead of "What goes around turns around."
"You reap what you sow" instead of "reap what you sow".
When saying "You reap what you sow", you are commenting on a certain situation.
When saying "reap what you sow", you are talking to somebody and you are telling that person to reap whatever it is that he is supposed to reap as if you were that person's boss.
The proverb "you reap what you sow" has its root in the Bible. Galatians 6:7 - 6:9 "Make no mistake: God is not mocked, for a person will reap only what he sows, because the one who sows for his flesh will reap corruption from the flesh, but the one who sows for the spirit will reap eternal life from the spirit. Let us not grow tired of doing good, for in due time we shall reap our harvest, if we do not give up."
Cuối năm 2021 tôi về hưu sau khi đã làm việc 31 năm ở công ty, nhận được một cái Rolex sau 25 năm, một đồng hồ Apple sau 30 năm, một đồng hồ grandfather clock treo tường, một đồng hồ để bàn bằng gỗ đỏ sang cả quí phái, một đĩa bạc “ghi công” để chưng bày khoe khoang tại phòng khách. Mọi thứ đồ đoàng có trong kho mình đều thu tóm cả. Bây giờ thì về đi thôi! Lúc này tôi mới nghĩ đến nơi ăn chốn ở trong giai đoạn mới của cuộc đời. Ngày xưa còn miệt mài cày bừa trả nợ nhà, nợ xe, nợ “con”, mình gồng mình vớt lấy một căn nhà trong khu trường tốt, vượt cả khả năng tài chính, để rồi phải nhịn ăn nhịn mặc, còng lưng trả tiền nhà mút chỉ hụt hơi. Nay con đã lớn, thôi thì nhường khu này lại cho những cặp vợ chồng trẻ đang nhắm nhía trường xịn cho con họ.
Lúc tôi viết bài 32 Năm Người Mỹ Và Tôi, đã cảm thấy là “coi bộ vợ chồng mình cũng bền vững dữ há, nhứt là khi ngôn ngữ bất đồng, Đông Tây không gặp nhau” Những tưởng sẽ còn sống với nhau cho tới khi ăn được cái ngày kỷ niệm “ lễ cưới hột xoàn” chớ, ngờ đâu, mới hơn 53 năm anh bỏ tôi, mau chóng ra đi một mình.
Tác giả Phi Nguyễn lần đầu tham dự VVNM với bài "Trái mít". Bà sinh sống và làm việc tại thành phố Brunswick, Georgia. Đây là bài mới nhất của Bà, viết để chia xẻ một kinh nghiệm chìa khóa xe bỗng dưng không mở được cửa nữa và những điều cần phải làm sau đó thay vì hoảng sợ.
Tôi bấm chuông và đứng đợi. Mùi hương thoảng nhẹ trong không khí khiến tôi chú ý đến mấy khóm hồng dọc hai bên lối vào. Những cụm hồng nhung đủ màu mới vài ngày trước còn đẹp rực rỡ, vậy mà giờ đây đã xuống sắc, cánh hoa rơi tan tác vương vãi khắp nơi. Tôi nhìn lên tấm bảng nhà dưỡng lão (Residential Care Home) và bỗng thấy lòng chùng xuống. Bên trong cánh cửa này, có bao cuộc đời từng một thời tung hoành ngang dọc, nhưng nay họ đều đang thập thò bước thấp bước cao đi vào đoạn cuối đời, cho dù có an phận sẵn sàng hay vẫn còn luyến tiếc.
Nhờ Đi Dự Đám Cưới Cô Cháu, Tôi Biết Có Những Người Bị Đồng Bệnh Mắt Với Mình Để Chia Sẻ
Thứ bảy tuần vừa qua April 8th, 2023. Toàn thể đại gia đình chúng tôi đã đi dự tiệc cưới của cô cháu, con gái của cô em tôi.
Trong buổi tiệc cưới ấy, chúng tôi ngồi cùng bàn với cha mẹ của cô dâu. Mọi người trong bàn đều nhìn nhau bằng ánh mắt băn khoăn, như tự hỏi, sao không thấy sự hiện diện của hai ông bác, là anh của ba cô dâu.
Mặc dù thắc mắc như vậy, nhưng mọi người hơi ngần ngại, chưa ai dám cất lời hỏi cả. Thần giao cách cảm! Như đã nằm lòng, đoán biết thế nào cũng có người hỏi về sự vắng mặt của hai ông anh mình. Với sắc thái nhạy cảm, ba của cô dâu đã lên tiếng trước để chia sẻ với chúng tôi là cả hai bác đều bị bệnh đau mắt giống nhau, nên không ai dám lái xe nữa, vì khi lái xe, nhìn xa thấy cái gì cũng nhiều gấp đôi, bảng tên đường, lằn gạch vẽ trên mặt đường, mũi tên quẹo phải, hay trái và những đèn đường toàn là nhiều nhân gấp hai lần, nên sợ quá, bỏ lái xe luôn.
Tôi từng đi Mỹ thăm gia đình từ thập niên 90 của thế kỷ trước, nhưng lần này thì khác, sau 14 năm chờ đợi, thật ra tôi nhận được giấy báo của NVC (National Visa Center) năm 2019 chuẩn bị hồ sơ đến Tòa Đại Sứ Mỹ tại Paris cho buổi phỏng vấn đi Mỹ. Nhưng dịch covid đã treo buổi phỏng vấn vô thời hạn, tôi tự hỏi có nên phiêu lưu làm lại cuộc đời lần thứ hai vào tuổi đã xế chiều ?
Cây cam trước cửa sổ phòng làm việc của bà Vi đã nở đầy hoa, dày đặc những chùm hoa trắng nõn nà. Một số cánh hoa từ từ rụng xuống để lại những chùm trái nhỏ xíu lấm tấm như những đầu chiếc đinh ghim mầu xanh ngộ nghĩnh. Sáng nay bà Vi dậy sớm, thư thả ngồi nhìn ra cửa sổ, mải mê ngắm hai con chim đang bay ra bay vào xây cái ổ tít trên cành cao của cây cam. Chiếc tổ chim vừa hoàn thành, những sợi cỏ khô mỏng mảnh đã được bện thành một cái tổ gọn gàng, nhỏ bằng hai bàn tay chụm lại. Chúng khôn quá, xây tổ trên cành cam, khi chim con ra đời sẽ được thưởng thức mùi hương hoa cam thơm ngát. Bà mỉm cười nghĩ thầm, rồi rảo mắt nhìn ra phía vườn sau.
Ông nhếch môi cười chua xót ngẫm lại cuộc đời mình: tuổi trẻ làm người lính VNCH, rồi bị tù hơn 13 năm, cũng mộng ước như bao nhiêu người khác nghĩ đến tổ quốc thân yêu, nhưng rồi lực bất tòng tâm, quay đi bước lại soi gương đầu đã bạc. Ông chạnh nhớ người vợ đầy xót xa đau ruột, chịu đựng biết bao nhiêu gian khổ trong thời gian ông bị tù đày. Qua Mỹ tìm tiểu bang Minnesota lập nghiệp, vợ chồng làm việc siêng năng, bắt tay vào cuộc sống cày bừa gầy dựng tương lai, lo các con ăn học và muốn an cư lạc nghiệp. Các con tốt nghiệp ra trường, lập gia đình và có cuộc sống riêng. Một ngày mùa hè người vợ bỏ cuộc với căn bệnh tàn nhẫn, dứt áo ra đi khi tuổi đời chưa tới 60. Ông chới với hỏng chân, tinh thần suy sụp chỉ biết mượn rượu uống cho say, công việc bỏ bê bị laid-off. Ông chẳng còn thiết sống, nhà cửa do vợ chồng gầy dựng tưởng sống tới bạc đầu, bù đắp những ngày khốn cùng cay nghiệt ở VN, thế mà vợ chồng ông đã đầu hàng... buông hết. Con trai sợ ông sinh bệnh ép về ở chung để chăm sóc,
Việc gì Bố làm, ai cũng tấm tắc khen. Trong mắt tôi, Bố thật tuyệt vời. Vậy mà bố không biết chữ! Lúc còn nhỏ, tôi không hề biết rằng, những chuyện do bản năng như đi đứng nằm ngồi thì không cần phải học. Còn lại không học thì không biết, bằng chứng khi học lớp hai, tôi đã biết đạp xe vù vù, trong khi nhiều bạn trong lớp cho tới lớp năm, vẫn chưa biết đạp xe. Lớn lên ở vùng sông nước, Bố cũng tập cho tôi bơi như con rái cá khi còn rất nhỏ, nên trong mắt các bạn, Bố thật cừ khôi. Từ khi biết Bố mù chữ, tôi không còn cười toe toét mỗi khi nghe các bạn khen bố nữa. Có một cái gì "lấn cấn" mà tôi không nói được: bực bội, mặc cảm, giận dỗi! Bây giờ tôi rất ngại ngùng, khi đi cùng Bố đến những nơi hội họp đông người, nhất là khi có mặt Bố mẹ của các bạn trong lớp. Bố của bạn này là Bác Sĩ, mẹ của bạn kia là cô giáo.
Khó khăn lắm mới chạy được một suất “khảo sát thị trường ở Mỹ”. Phải vừa đấu đá, vừa lót tay, tốn biết bao nhiêu công sức. Vậy mà, cuối cùng Nghiệp vướng phải yêu cầu ác nghiệt của Lãnh Sự Quán Mỹ, là vấn đề thế chấp tài sản. Lý do LSQ yêu cầu cũng dễ hiểu thôi — để bảo đảm người đi sẽ phải quay về.
Hắn bước vào nhà. Cửa đã mở sẵn, Hà, vợ hắn đang ngồi chờ trên ghế sô pha.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.
"Write on America" is meaningless. America is not a piece of paper; therefore, you cannot write on it.
"Writing on America" means writing about America.
"What goes around comes around" instead of "What goes around turns around."
"You reap what you sow" instead of "reap what you sow".
When saying "You reap what you sow", you are commenting on a certain situation.
When saying "reap what you sow", you are talking to somebody and you are telling that person to reap whatever it is that he is supposed to reap as if you were that person's boss.
The proverb "you reap what you sow" has its root in the Bible. Galatians 6:7 - 6:9 "Make no mistake: God is not mocked, for a person will reap only what he sows, because the one who sows for his flesh will reap corruption from the flesh, but the one who sows for the spirit will reap eternal life from the spirit. Let us not grow tired of doing good, for in due time we shall reap our harvest, if we do not give up."