Hôm nay,  

Cha Nổ To, Con Khổ Lo

02/08/202313:08:00(Xem: 4014)
unnamed
Tác giả Võ Phú

 

Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây là bài viết mới nhất.

*

 

Chiều thứ Sáu, Tony gọi điện thoại cho tôi, hỏi:

- Hôm nay vợ chồng nhà you rảnh không?

- Đang rảnh nè, có gì không?

- Ông già tao mới đi câu cá ở Lake Occoquan dìa được mấy con cá “đầu rắn” tính đem qua cho vợ chồng you làm món gì đó ăn.

- Ờ... Tao đang ở nhà nè.  Mà cá đầu rắn là cá gì mà tên nghe ghê vậy?

- Snakehead.  Is that how to translate? 

- Ồ!... Ờ... Cá lóc.  Tiếng Việt mình gọi là cá lóc, cá tràu, hay cá quả nha mậy.  Tao đang rảnh nè.  Qua đây đốt củi rồi làm lai rai vài lon.  Cuối tuần mà.

- Ờ... Tao qua liền.

Cúp phôn, tôi quay qua nói với vợ tôi:

- Em ơi, Tony đang trên đường qua nhà mình.  Ông già nó câu được mấy con cá lóc mà vợ nó không biết làm gì nên đem qua cho mình.

- Cá lóc hả anh?  Còn sống không anh?

- Anh không biết... Chắc còn sống nên vợ nó không dám mần.  Em coi làm được món gì để cuối tuần mình ăn.

- Anh muốn ăn món gì?  Canh chua hay om với bún tàu nấm mèo?

- Om coi bộ ngon á.

- Em đang nấu phở gà.  Nhưng thôi, phở để mai mình ăn.  Giờ em chuẩn bị đồ, hái ít rau ngoài vườn, làm món cá hấp cuốn bánh tráng chấm mắm nêm nha?

-  Ừa được đó...  Em nói làm anh thèm. Thôi anh ra sau đốt củi chút có than nước mực, nhậu.

Tôi đang ngồi nhâm nhi lon bia lạnh và ngắm bếp lửa bập bùng thì Tony tới.  Trên tay nó xách cái xô màu xanh mua ở tiệm Lowe.  Thấy tôi, nó lên tiếng:

- Tao biết mày ở ngoài vườn này, nên đi cửa sau khỏi mất công bấm chuông mở cửa.  Nè....

Tony đưa cái xô tới trước mặt tôi, rồi nó nói tiếp:

- Vợ chồng you mần gì thì mần, nhớ trả lại cái bucket cho ông già tao.  Sớm mai ổng đi câu tiếp.

Tôi xách cái xô cá và nhìn vào bên trong.  Ba con cá lóc lớn, mỗi con cỡ chừng hơn một kí-lô.  Tôi nhìn Tony hỏi:

- Sao mày không để lại ở nhà ăn?

- Mày biết vợ tao rồi, nó không dám nhìn chứ đừng nói tới mần cá.

- Còn má mày?

- Bả đi Việt Nam tuần rồi.

- Sướng hỉ! Ông bà già mày cứ thay phiên nhau về Việt Nam miết... Mà sao hai người không về một lúc mà thay phiên nhau vậy?

- Về một lúc rồi không ai giữ cháu ngoại.

- Ờ... Chờ tao chút.  Tao vô lấy bia cho mày.

- Để tao đi với mày.  Vô chào bà chủ nhà chứ. Với lại tao chưa uống liền đâu.  Tao muốn bỏ vô tủ đá chút mát rồi mới uống.

- Lạnh rồi mà.

- I know, nhưng tao muốn lạnh hơn nữa uống mới đã.

Chúng tôi đi vào nhà.  Tôi gọi vợ tôi:

- Em ơi... Tony tới chơi có cho ba con cá lóc lớn lắm.

Tony mau mắn chào vợ tôi:

- Hello, bà chủ.

- Hello, Tony.  Tiff và mấy đứa nhỏ đâu sao không dắt qua chơi?

Tony để ngón tay lên môi ra hiệu, rồi nói:

- Me trốn mẹ con nó đi chơi cho thoải mái mà you cứ nhắc chi, phiền!

- Sao you không để cho Tiff làm ăn mà đem qua?

- Đừng nói tới bà đó.  She không biết mần.

Vợ tôi quay sang tôi hỏi:

- Sống hay chết vậy anh?

- Ba con to chà bá.  Sống nhăn răng.

- Còn sống?  Vậy anh giúp em làm được không?

- Ừa.  Em làm gì thì làm.  Để anh mần cá cho.

Tôi lấy thau, rổ, thớt, kéo, dao ra sau hè.  Tony hỏi:

- Hai you tính làm món gì vậy? What’s for dinner?

- Khi nãy bà xã tao tính hấp cuốn bánh tráng, nhưng ba con này bự quá chắc hấp một con dư cho ba đứa ăn.

Tony nhìn tôi.  Tôi giải thích với nó:

- Mấy đứa con tao, Mỹ con, tụi nó không ăn cá có nhiều xương.  Tụi nó có phở gà.  Còn lại hai con để hôm nào kho tộ và nấu canh chua, mời Tiffany qua ăn luôn cho vui.  Mày ra đốt củi chơi chờ tao mần cá nha.

- Sure!  Sorry, tao cũng không biết làm... Tự một mình mày làm đi...

Tony nói xong cười hì hì rồi bỏ đi vòng quanh vườn.  Nó hái vài cọng hành và ít lá xả bỏ vào bếp lửa.  Tony đứng gần bếp lửa hít khói, nó lim dim mắt rồi nói:

- Hành và xả thơm quá you ơi!

Tôi lắc đầu, cười.  Tony là vậy.  Mặc dầu nó đến đất nước này khi còn bé và là một dược sĩ làm việc cho hiệu thuốc tây CVS gần hai mươi năm, nhưng bản tánh của nó rất chất phác, yêu thích thiên nhiên.  Những lúc rảnh rỗi nó thường rủ tôi tới nhà chơi và lần nào cũng đốt củi uống bia.  Nhưng Tiffany, vợ của Tony, thì không thích ra ngoài nên nó thường qua nhà chúng tôi chơi và “coi như” tạm thời tránh mặt vợ con vào dịp cuối tuần.  Lần nào qua, nó cũng rủ tôi đốt củi và uống bia.  Làm xong ba con cá lóc, tôi rửa sạch rồi đem vào trong cho vợ hấp.  Khi tôi trở ra, đem theo vài lon bia và khô mực ra nướng. Hai đứa tôi ngồi bên bếp lửa uống bia, nhâm nhi khô mực, và nói chuyện trên trời dưới đất.

Hớp một ngụm bia, tôi hỏi Tony:

- Mai nay cuối tuần ba mày không giữ cháu ngoại sao mà đi câu?

- Không!  Gia đình của con Thủy, em gái tao, đi ăn cưới ở tiểu bang khác nên ổng mới rảnh rang đi câu.

- Coi bộ ổng khoái đi câu quá há.

- Ừa.  Thú vui mà.  Có lúc đi câu dìa rồi chất đầy freezer.  Nhiều lúc phải năn nỉ cho người ta ăn, nhất là cá nước ngọt như cá mèo, cá chép, cá bass.

Tôi nhìn Tony cười rồi nói:

- Cá trê chứ không có cá mèo nha mậy.

- Ừa, cá thì cá trê.  Tao có biết đâu, tao dịch từ tiếng Mỹ ra.  Mà cat là con mèo chứ có phải con trê đâu.  Catfish là con cá mèo bộ không đúng sao?

Nghe Tony giải thích, tôi cười sặc cả bia. Thấy tôi cười sặc sụa, Tony hỏi:

- Tao nói gì sai nữa hả?

- Không... Không... Tại mày nói con trê...

- What's con trê mean?

- Ừa... À...  I don't know what to explain... It's something related to anus, I guess. (Tao cũng không biết giải thích sao nữa.  Nhưng tao nghĩ con trê nó liên quan tới hậu môn.)

Để đổi đề tài, tôi quay qua hỏi Tony:

- Ba má you về Việt Nam mỗi năm, sao you không về một chuyến cho biết gia đình, quê hương?

- Dìa làm gì you ơi.  Tao chưa dìa mà đám em bà con réo gọi đủ thứ hết.  Dìa bển chắc đổ nợ.  Mà cũng tại ông già tao hết đó.

- Sao lại tại ổng?

- Thì ổng có cái tật nổ. Ổng nổ ghê lắm.  Mà không phải ông nổ mình ổng đâu.  Ổng đem tao ra để nổ. Mà mày biết rồi đó, ở bển đâu hiểu cuộc sống bên mình.  Họ cứ thấy nhà cao cửa rộng, xe cộ này kia là xin thôi.  Mỗi lần ổng dìa là tao sợ ổng luôn.

- Mà ổng nói gì mà mày kêu nổ?

- Thì ổng nói tao ở nhà ngàn tỷ, xe BMW, xe Lexus đậu đầy cả garage tới bốn năm chiếc.  Lương một tháng hai vợ chồng đem dìa gần ba trăm triệu.

- Tao thấy ổng nói cũng đúng mà, đâu có nổ lắm...

- Thì cũng đúng, nhưng tiền đô mà ổng cứ đem đổi ra tiền Việt để mà nói cho sang, cho chảnh.  Ở bên đó cứ tưởng mỗi tháng vợ chồng tao dư mấy trăm triệu mà không gửi cho được vài trăm đô... Này kia khác nọ.  Mà không phải tao kể chứ.  Chán lắm mày ơi... Mỗi năm vợ chồng tao gửi về cũng năm bảy ngàn chứ ít đâu.

- Ừa... Nói về Việt Nam là chuyện dài nhiều tập không có hồi kết mà mậy.

- Còn chưa hết.  Hôm trước thằng em thi đậu đại học ở Sài Gòn, ổng nói ổng tặng nó cái laptop làm quà mừng.  Ổng nói cho đã miệng rồi kêu tao mua.  Làm mất hơn cả ngàn mua cái máy cho má tao đem dìa.  Mới hôm qua nè, thêm ba bốn đứa gọi qua xin laptop đi học.  Tao mệt với ổng luôn đó mày ơi! Còn mày?  Lương ba cọc ba đồng như vợ chồng you sao chịu nổi bên Việt Nam?

- Cũng tùy thôi mày ơi.  Ông bà ta có câu"liệu cơm gắp mắm" mà. Tụi tao không ai nổ nên cho cũng được không cũng không sao.  Mỗi năm tụi tao chỉ gửi về một vài ngàn hoặc khi nào có dịp gì đặc biệt thì gửi chút ít chứ không có tiền gửi nhiều.

- Yeah... That's right, man!  Ai như ông già tao.  Lần nào dìa cũng nổ rồi bắt tao ôm show.  Lần nào ổng dìa tao cũng tốn cả chục ngàn cho quà cáp này nọ.

- Bộ ổng không có tiền riêng sao?

- Thì cũng có chút chút tiền ổng để dành, nhưng chỉ đủ mua vé máy bay và tiêu xài của ổng ở cả tháng bên đó.  Mà vui lắm.  Tháng rồi ổng dìa bển, facetime qua cho tao. Lúc đầu chơi sang đãi mọi người uống bia Heineken này nọ... Độ chừng hơn một tuần hết tiền chỉ dám uống bia Sài Gòn hay bia 33 thôi.  Tới lúc hết tiền gọi qua kêu bà già tao gửi thêm.  Mỗi lần vậy, bà già tao chửi quá chừng mà cũng không chừa cái tật nổ.  Mà ổng uống bia như uống nước chứ không giống như tao với mày đâu.  Mới uống hai lon là quắc cần câu rồi. Nói thì nói vậy thôi, nhưng tao kệ ổng.  Cho ổng vui chứ biết sao giờ.

- Ổng có nhiêu tiêu hết vậy mai mốt về già sao?

- Thì bởi tao mới nói.  Mà nói với ổng miết mà ổng có chịu nghe đâu.  Mỗi lần nói là ổng kêu tao là thằng mất gốc này nọ.  Mà mày thấy tao có mất gốc không?  Mất gốc mà lo cho ổng được như vậy sao.  Tao chỉ không biết đọc và viết thôi chứ giờ nói tiếng Việt tao không thua ai đâu.  Ngày nào tụi em họ tao cũng facetime qua hết, riết hồi giỏi tiếng Việt luôn.

- Ừa... Thôi cụng ly. Bỏ qua chuyện Việt Nam đi.  Mày ngồi chờ tao chút.  Tao vô coi thử vợ tao có cần giúp gì không nha.

- Ừa.

Mở cửa bước vô nhà, vợ tôi nói:

- Anh ra gọi Tony vô nhà ăn cá hấp cuốn bánh tráng, em làm xong rồi.  Hay là anh muốn ăn ngoài sân?  Em nghĩ ăn trong nhà đi, ngoài đó sợ ruồi.  Ruồi nghe mùi mắm nên nó tới nhanh lắm.

- Ờ... Có lý.  Để anh gọi Tony vô trong.

Tony và tôi đi vào trong nhà.  Trên bàn là món cá lóc hấp hành gừng, bún tàu, nấm mèo, tiêu, ớt thơm phưng phức với rổ rau xanh mơn mởn vừa hái sau vườn với cả chén mắm nêm làm chúng tôi nuốt nước bọt. 

Chúng tôi ăn cá cuốn, nhâm nhi lon bia mát lạnh.  Tạm quên những công việc mệt nhọc trong tuần.  Tạm quên chuyện về Việt Nam và cả chuyện nổ của ba Tony. Đúng là cha nổ to, con khổ lo!

Ý kiến bạn đọc
03/08/202309:55:03
Khách
Vẹm cộng biết Việt kiều không đành lòng khi thấy người thân đói nên mở nghị quyết 36 chiêu dụ mang tiền về VN nuôi chúng. Người trong nước nghèo khó nên không biết làm gì ngoài trơ mặt xin ăn. Chính vì vậy mà chúng mới có ngoại tệ nuôi sống chúng đến giờ để hành hạ người dân
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,083
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây là bài bà mới viết về chuyến đi chơi Virginia Beach.
Tôi thật ngỡ ngàng khi anh đưa tôi đến chỗ cha anh đang làm việc, là một ga tàu điện trong downtown. Cha anh đang làm công việc ăn xin với cây gậy và cái nón rách. Một ông lão người Ấn độ lưng đã còng, râu tóc bạc phơ, ăn mặc cũ kỹ nhưng sạch sẽ. Ông lão vui mừng về việc con trai ông đã mua cho ông một phần ăn trưa, là món ông ưa thích nhất nữa chứ.
Giữa cao điểm của “đại ôn dịch” Covid-19, tôi tình nguyện làm việc tạm thời, đáp lời kêu gọi các nhân viên hồi hưu chia sẻ gánh nặng quá tải của bệnh viện. Sau nhiều năm không hành nghề, bỡ ngỡ ban đầu cũng qua. Gặp nhiều đồng nghiệp mới, đa số còn rất trẻ. Trong đó, có một vị luôn luôn tìm cơ hội tiếp cận với tôi. Hơi lạ.Chúng tôi hàn huyên đủ chuyện, dịch bệnh, công việc mới cũ, gia cảnh ...Dần dần trở nên thân thiết.
Nhớ ngày xưa ...liên quan về chuyện buôn bán. Khi tuổi thiếu nữ mười tám trăng tròn, tụi tôi không có tiền, nhịn ăn sáng chắt chiu từng đồng vì mơ ước có chiếc áo dài màu đầu đời…
Người Việt nam tại các tiểu bang khác sau khi thăm California thường hay nói câu Cali đi dễ khó về. Sở dĩ được ca ngợi như thế là vì California cái gì cũng có. Khí hậu thì dễ chịu. Ai thích tắm biển thì chỉ cần lái xe trong vòng từ 5 phút đến 2 tiếng đồng hồ, tùy theo ở gần bờ biển hay trong thung lũng sa mạc. Ai thích đi trượt tuyết thì cũng chỉ cần lái xe trong vòng hai tiếng đồng hồ là lên tới núi. Vì điều kiện thời tiết dễ chịu cho nên rất nhiều người chọn California làm nơi lập nghiệp. Một cái California có mà hầu như không ai muốn, đó là động đất. Tuy vậy tôi có quen một vài người thích động đất. Khi còn ở Vietnam vào thập niên 1980 để chờ đi Mỹ, tôi hay nghe đài tiếng nói Hoa kỳ, VOA, hằng đêm. Năm 1987, khi VOA đưa tin động đất tại Whittier miền nam California, tôi cảm thấy lo lắng không biết người thân có bị hề hấn gì không. Tôi lo lắng cũng cả tháng cho đến khi nhận được thư của ba gửi về báo rằng mọi người bằng an vô sự.
Khi tôi kể câu chuyện này cho các chị trong một nhóm Văn Thơ, mọi người xúm lại đưa ra những giả thuyết khác nhau về sự “biến mất” của Don, thậm chí các chị còn rủ nhau “viết tiếp đoạn kết” cho câu chuyện “tình” vượt đại dương giữa tôi và Don.
Tuổi già được hiểu một cách đơn giản là tuổi về hưu, không còn làm việc nữa. Gần suốt đời theo đuổi công danh sự nghiệp, đấu tranh xây dựng xã hội, kế đến lập gia đình, lo cho con cái, giờ chúng đã trưởng thành và yên bề gia thất, nhiệm vụ xem như đã hoàn thành. Thời gian dành cho tuổi già, cho bản thân không được bao nhiêu. Vấn đề còn lại là sống thế nào cho có ‎‎ ý nghĩa và hạnh phúc trong những năm tháng cuối đời?
Một giọt nước mắt rỏ xuống làm nhòe một chữ trên trang thư. Tôi có lầm lỗi không, khi nói hết sự thực cho Amelia? Không, trước khi nói điều đó, tôi đã suy nghĩ 8 năm trời đằng –đẵng. Bây giờ tôi đang ngồi trên một ghế xếp bên cầu đọc thư con gái; nhưng suốt tám năm, tôi chỉ đứng bên cầu nhìn giòng nước chảy, một tiếng đồng hồ mỗi sáng chủ nhật.
Chồng tôi bị bạo bệnh qua đời được vài năm thì tôi quyết định bán căn nhà cũ và văn phòng địa ốc của anh ấy để dời đi nơi khác, cố quên đi môt dĩ vãng đau thương. Tôi đã quá mệt mỏi với công việc làm ăn mà xưa kia anh ấy luôn gánh vác những phần nặng nhọc nhất. Chồng tôi là một người hiền hòa, hoạt bát rất lo cho vợ con, cho nên sự ra đi của anh ấy đã mang theo không những một chỗ dựa vững chắc cho mẹ con tôi mà cả linh hồn và thể xác của tôi.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017.
Nhạc sĩ Cung Tiến