Hôm nay,  

Valentine Cho Người Chưa Gặp Mặt

14/02/202317:56:00(Xem: 2937)

 

Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021.

*

Trong nhiều lần bay qua Mỹ thăm gia đình, chúng tôi thỉnh thoảng có những chuyến layover tại một trong những phi trường lớn nhất nước Mỹ, đó là Denver International Airport. Tuy chưa bao giờ đi vào trong thành phố, mà chỉ nhìn qua cửa kiếng sân bay, qua những chuyến xe bus, xe lửa đổi terminal, tôi vẫn phóng tầm mắt nhìn xa hơn, cộng với trí tưởng tượng bay bổng của mình, để tìm một bóng dáng thân quen, để thấy một Denver mến thương… từ thuở nào! 

Khi tôi vượt biên cuối năm 1989 đến trại tỵ nạn Panatnikhom, Thailand, liền viết thư cho ông anh bên Mỹ về tình hình trại tỵ nạn đã bị Cao Uỷ đóng cửa từ ngày 14/3/1989, những ai đến trại sau ngày này sẽ phải chịu thanh lọc rất khắt khe. Nghe tin đó, anh vội vàng nghĩ suy mọi cách để cứu tôi, chứ dứt khoát không cho tôi quay trở về Việt Nam.

Rồi một hôm tôi nhận được hơn hai mươi lá thư từ Mỹ, chỉ có một cái thư của anh tôi, còn lại là những cái tên Mỹ lạ hoắc.

Ôm một đống thư về chỗ ở trại tỵ nạn, tôi đọc thư anh tôi trước. Anh giải thích rằng đã tự ý giúp tôi bằng cách đăng trên mục “Tìm Bạn Bốn Phương” của Mỹ với ước mong tôi sẽ tìm được một người nào đó, tốt đẹp, và biết đâu sẽ…tiến xa hơn, đưa tôi qua khỏi cuộc thanh lọc đáng ghét. Anh cũng nói, tôi đừng sợ hãi, cứ chọn lọc trong các lá thư, tìm ra người nào có vẻ tin cậy thì hồi âm, dù sao cũng là cách giết thời gian và học thêm English, làm bạn bè cũng tốt.

Giờ thì xin mở ngoặc nói về ông anh Th. yêu quý của tôi. Trước đây ở Việt Nam anh làm thầy giáo, rồi sau năm lần bảy bận đi vượt biên vào tù tội mới trót lọt, với câu nói cương quyết: “Nếu bỏ xác ngoài biển thì đành chịu, chớ còn đôi chân là còn đi vượt biên, đi hoài cũng tới, trời không phụ lòng người”.  Không biết anh có uy tín cỡ nào, mà kể từ khi anh bắt đầu toan tính ra đi, vài bạn thân trong xóm với gia đình tôi cứ hay đến nhà tôi thầm thì có chỗ nào vượt biên thì kêu tui nhe, đi chung với anh Th. cơ. Người có quyết tâm và niềm tin như anh thì chắc sẽ gặp may. 

Trước năm 1975, anh đã từng học Anh Văn ở Hội Việt Mỹ nên rất khát khao đến được xứ tự do dân chủ này. Khi qua đến Mỹ như mong ước thì anh càng yêu Mỹ nhiều hơn. Anh còn khuyến khích tôi, đừng e ngại nếu kết hôn với người Mỹ vì có rất nhiều điểm lợi, nào là học được English hàng ngày hàng giờ, nào là sinh ra con sẽ cao lớn, xinh đẹp, nào là sẽ mang last name của chồng là last name Mỹ, khi đi học đi làm rất khó bị phân biệt chủng tộc…vân vân...và vân vân.

Nghe anh nói vậy tôi cũng yên tâm và hứng thú phần nào, dù lúc đó tôi vẫn có suy nghĩ phải quen và lấy chồng người Việt, chứ không hình dung được cái cảm giác sống chung với một người Mỹ mắt xanh, tóc vàng, tay chân đầy… lông lá.

Tình hình trại tỵ nạn lúc ấy quá căng thẳng, không còn chọn lựa nào khác, nên theo lời khuyên của ông anh, tôi mở các lá thư Mỹ ra đọc. Đầu tiên, tôi loại bỏ những thư không có hình kèm theo, tiếp theo là loại những người…viết chữ xấu, cẩu thả, (thói quen nghề nghiệp cô giáo khi còn ở Việt Nam), rồi loại tiếp những lá thư có hình nhưng nhìn… hổng đẹp trai và loại luôn những người viết thư …vô duyên (dù trình độ Tiếng Anh của tôi lúc ấy chả có là bao!).

Cuối cùng tôi chọn được một lá thư với nét chữ đều đặn, mềm mại, giọng văn chân tình nghiêm túc, nghề nghiệp vững vàng (giáo viên dạy English ở một trường Trung Học ở Denver, Colorado, vậy là đồng nghiệp với tôi), và tấm hình một chàng trai Mỹ trắng có nét hiền hoà, dễ mến, tên họ đầy đủ là Don Garner. 

Với tất cả vốn liếng English có được, tôi viết thư cho Don, giới thiệu bản thân, cám ơn Don đã vui lòng kết bạn, giúp tôi trau dồi thêm Anh Ngữ trong thời gian chờ đợi ở trại tỵ nạn và tôi cũng gởi một tấm hình tôi mặc chiếc áo màu đỏ thắm, chụp trước căn “nhà” của tôi trong trại tỵ nạn. Don hồi âm và nói thích tấm hình, thích... màu áo của tôi, khen tôi nụ cười tươi như hoa. Don phóng to tấm hình này với size bằng cuốn vở rồi gửi lại trại cho tôi làm kỷ niệm.

Cứ hai tuần một lần, Don gửi một lá thư, kèm thêm tái bút những đoạn dạy tôi grammar mà thư trước tôi đã viết sai và luôn luôn có những tấm hình phong cảnh Colorado, vì nhiếp ảnh là niềm say mê của Don sau giờ đi dạy.

Chắc tôi cũng có máu di truyền từ ông anh. Nếu ông anh đã từng yêu nước Mỹ từ khi còn học ở Hội Việt Mỹ, thì tôi trước đây đã yêu Wichita, Kansas, hay San Antonio, Texas qua những hình ảnh anh tôi gửi qua, thì giờ đây, qua ống kính của Don, tôi đã yêu thêm Denver của Colorado và những địa danh xung quanh: Rocky Mountain, thượng nguồn nước chảy xuôi theo dòng Mississippi vào Vịnh Mexico, những trang trại trồng lúa mì. Từ miền tây qua bên đông, đất của tiểu bang này là lưu vực giống sa mạc, trở thành cao nguyên, rồi núi Alpine, rồi đồng cỏ của đồng bằng Lớn. Núi Elbert là đỉnh cao nhất của dãy núi Rocky. Đỉnh Pike nổi tiếng một tí về phía tây của Colorado Springs. Có thể nhìn thấy đỉnh hiu quạnh của nó từ gần biên giới Kansas vào những ngày nắng và mùa đông tuyết phủ trắng một vùng núi bao la, kỳ vỹ…

Đã có lúc, tôi viết thư cho ông anh, đồng ý rằng, người Mỹ hay người ngoại quốc da trắng, có những người rất dễ thương, đáng tin cậy. Vì ngoài Don mà tôi dần thân thiện qua những lá thư, trong bưu điện trại tỵ nạn lúc ấy có thêm mấy chàng thiện nguyện người Tân Tây Lan, trong đó có chàng Peter thật hiền lành, nhút nhát và cực kỳ tốt bụng. Peter có râu quai nón, cánh tay  rậm rạp lông, vậy mà nở nụ cười là thấy… hiền khô. Ngoài giờ làm cho bưu điện, cuối tuần nhóm thiện nguyện vào trại có Hội Thánh Tin Lành để rao giảng Thánh Kinh.  Lần đó bưu điện làm tiệc sinh nhật cho tôi (bất cứ ai đến ngày sinh nhật đều được có một tiệc rất ấm cúng), Peter bị ép lên tặng hoa và ôm tôi, mà mặt anh chàng đỏ rực như ánh mặt trời, thấy thương làm sao.

 

Trở lại câu chuyện với Don, mùa Giáng Sinh, Don gửi cho tôi một gói bưu phẩm, trong đó có một máy cassette nhỏ xài bằng batteries để tôi học English, có cả đồ charge, vài country music tapes, đồ lặt vặt, một hộp bánh cookies và tấm thiệp chúc Noel bên trong có 4 cây candy canes (Don tinh tế biết tôi ở chung với ba cô bạn gái), loại kẹo hình cán dù dùng để trang trí cây thông Giáng Sinh. Nhưng lúc đó chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy candy canes, nên cứ ngỡ đó là một cái gì đó, chắc là để trong thiệp làm vật trang trí theo truyền thống Phương Tây, nên quăng chúng vào một góc nhà. Vài ngày sau, một đứa vô tình làm bể một cây, lấy tay sờ và nếm thì thấy ngọt, lúc đó cả đám mừng húm vì biết đó là…kẹo, bốn đứa xúm lại ăn liền một mạch hết sạch và khen ngon rối rít.

Tôi dần dần cảm mến Don, dù chỉ qua những lá thư, những hình ảnh và những món quà bé nhỏ xinh xinh. Tôi cảm nhận được một chàng trai đứng đắn, mô phạm, có trái tim ấm áp với tình yêu thiên nhiên bao la rộng lớn.

Don luôn muốn cho tôi hiểu biết nhiều hơn về nước Mỹ, giải thích chi tiết từng sự việc, những tấm hình phong cảnh anh chụp đều ghi chú rõ ràng, địa điểm, thời gian và cả những điều thú vị liên quan đến nơi ấy.

Để giải thích sự chậm trễ thư từ mùa cuối năm, Don chụp những tấm hình khi đến post office gửi quà cho tôi, nào là những chiếc xe của post office chất đầy ứ những bao tải chứa thư, những nhân viên đang chuyển những gói parcels ra xe dù ngoài trời đã sập tối lất phất tuyết rơi. Don bảo, mùa này người ta gửi thư gửi quà cho nhau nhiều lắm, dù nhân viên làm việc tăng thêm giờ cũng sẽ vẫn có những thư từ, bưu phẩm chậm hơn những thời gian khác trong năm và nhắn nhủ tôi nếu thư Don đến chậm thì hãy thông cảm cho Don và đừng giận Don, đừng giận ... nước Mỹ nhé (thấy thương ghê chưa!)

Như một cái gì đó rất quen thuộc, mỗi lần đợi chờ thư của Don thật háo hức, một niềm vui dịu dàng êm ái vì thư của Don lúc nào cũng có vài tấm hình và ít nhất là 4 đến 6 trang thư, đem đến cho tôi một nước Mỹ tuy xa xôi nhưng quá đỗi gần gũi, đầy quyến rũ mộng mơ.

Qua mùa Giáng Sinh năm ấy, thư của Don bắt đầu thưa thớt và sau đó là lá thư thật dài, Don nói về bệnh skin cancer vừa mới phát hiện vài ngày trước lễ Giáng Sinh. Bác sỹ nói bệnh trong giai đoạn sớm nên chữa trị không khó khăn, có nhiều hy vọng nhưng sẽ mất nhiều thời gian, nên Don xin nghỉ việc, điều trị và về an dưỡng nơi nông trại lúa mì của cha mẹ vùng ngoại ô Denver.

 

Đó cũng là lá thư cuối cùng của Don, dù tôi tiếp tục gửi vài lá thư thăm hỏi bệnh tình về địa chỉ của Don và nơi trang trại của cha mẹ Don đều không thấy hồi âm. Tôi tin rằng mình chẳng làm điều gì phật lòng người bạn phương xa, nhưng thực sự không tìm được câu giải đáp của sự im lặng này.

Cuối cùng, tôi tạm thời đưa ra hai giả thuyết. Một là, bệnh của Don đã chuyển biến xấu nên anh ấy không còn thời gian và tâm trí dành cho tôi. Hai là, Don cảm thấy mệt mỏi vì mối quan hệ với cô gái Việt Nam nơi trại tỵ nạn với hoàn cảnh quá bấp bênh nên nhân dịp này Don ngưng liên lạc để sau này bắt đầu mối quan hệ mới, có khả năng tiến xa hơn trong tầm tay?

Tôi vẫn mong giả thuyết thứ hai là đúng, tôi sẽ không bao giờ buồn phiền hay trách móc một lời và xin chân thành cám ơn anh đã đến với tôi như một người bạn, Don ơi!

Khi tôi kể câu chuyện này cho các chị trong một nhóm Văn Thơ, mọi người xúm lại đưa ra những giả thuyết khác nhau về sự “biến mất” của Don, thậm chí các chị còn rủ nhau “viết tiếp đoạn kết” cho câu chuyện “tình” vượt đại dương giữa tôi và Don.

Người thì diễn tả như trong phim ngôn tình, chàng khi chữa bệnh thì mặc cảm, tuyệt vọng nên không thư từ cho nàng, cho đến khi bệnh tình khá hơn, chàng vội viết thư cho “người em gái tỵ nạn” thì hỡi ôi, nàng đã lên đường định cư!

Người khác, cho đoạn kết mang dấu ấn phim Hàn Quốc, chàng sau một thời gian hóa trị và xạ trị, đã mắc bệnh ... mất trí nhớ, nên những lá thư nàng gửi tới chỉ làm chàng hờ hững như đám giấy lộn vô tri vô giác.

Vui hơn là một chị cho câu chuyện theo kiểu Quỳnh Giao, là cha mẹ chàng đã phát hiện ra chàng đang có “tình xa” với một cô gái Châu Á, trong khi họ muốn chàng lấy vợ da trắng, môn đăng hộ đối, nên đã cấm đoán và nhân dịp chàng về nhà chữa bệnh, họ đã dấu hết các lá thư của nàng, gây cho chàng hiểu lầm là nàng đã đổi thay khi chàng ngã bệnh nên từ đó... ly tan.

Dĩ nhiên đó chỉ là những “đoạn kết” tưởng tượng vui vẻ, nhưng cuối cùng các chị ấy cũng nghiêm túc, đề nghị giúp tôi tìm Don trên Googles, vì với đầy đủ tên họ và số tuổi thì việc tìm tung tích không đến nỗi khó khăn nếu Don vẫn còn ở Denver.

Tôi bèn nghe lời khuyên, search trên Googles, sau khi narrow down, tôi cũng tìm được vài người mang tên Don Garner, ở lứa tuổi đó, nhưng tiếc là không có hình ảnh (cũng có thể tôi đã không tìm đúng cách). Tôi cũng chẳng muốn làm phiền người khác tìm giúp Don, vì để làm gì chứ?

Tôi và Don, định mệnh cho gặp nhau qua những lá thư, trong một hoàn cảnh đặc biệt ở trại tỵ nạn. Dù tình cảm vừa nhẹ nhàng chớm nở, mến nhau nhiều hơn qua những tâm sự, những câu chuyện của nhau và qua những tấm hình, Don nói yêu mến đất nước và con người Việt Nam, cũng như tôi đã yêu thương Denver, Colorado và nước Mỹ của Don.

Nhưng chúng tôi chưa hề nói lời yêu nhau, chưa một lần nói nhớ thương, chưa dự định những hứa hẹn dài lâu vì đâu biết chuyện thanh lọc ở trại tỵ nạn của tôi sẽ ra sao. Anh vẫn đang là một người bạn, một người thân, một người đều đặn mang cho tôi niềm chia sẻ, ủi an trong mỗi lá thư, giúp những ngày trại tỵ nạn của tôi thêm niềm vui dù tương lai còn mong manh  xa vời.

Để rồi Don bỗng mang bệnh hiểm nghèo, định mệnh mang Don đến với tôi rồi lại mang Don ra khỏi đời tôi không một lời giải thích để lòng tôi vẫn xốn xang khắc khoải đi tìm một lý do.

Dù sao đi nữa, tôi vẫn nhớ ơn Don về những tháng ngày ấy, nhớ nhiều những điều mới lạ Don giới thiệu với tôi về nước Mỹ, về những cây candy canes mùa Noel, về mùa Valentine nào đó Don gửi một gói bưu phẩm với hộp chocolate và kể cho tôi nghe về ngày lễ dễ thương này, không hẳn dành cho những đôi yêu nhau, mà còn cho cả bạn bè thân, gia đình, ngay cả đám học trò cũng tặng thiệp Valentine cho Thầy giáo Don.

Để giờ đây mỗi lần có dịp qua Mỹ, khi máy bay dừng chuyển tiếp ở Denver, tôi lại thấy lòng bâng khuâng, bồi hồi như sắp gặp lại người bạn cũ. Dù anh còn đó hay không, dù anh thế nào, đối với tôi, Denver vẫn là một địa danh đẹp luôn có bóng hình anh.

Valentine năm nay tôi viết lại câu chuyện này, cho Don, một người chưa hề gặp mặt, như một món quà ghi dấu kỷ niệm của chúng tôi, của một thời đã qua khi cả hai còn rất trẻ.

Và đây là bài thơ tôi viết tại phi trường Denver trong một lần chờ chuyến bay và nghĩ về Don:

 

LẠC NHAU Ở DENVER

 

Máy bay vừa hạ cánh

Denver lạ mà quen

Phi trường tôi vừa đến

Chờ mong được gặp Don

 

Người người lướt qua nhau

Terminal kiếm tìm

Hành lý cũng vui theo

Tôi và những niềm riêng

 

Tôi đứng đây, ngơ ngẩn

Giữa đám đông đợi chờ

Hỡi anh, Don thân mến

Đừng để tôi bơ vơ

 

Chuyến bay này nối tiếp

Hẹn gặp tại Denver

Quán café Starbucks

Mình nhắc lại chuyện xưa

 

Anh mặc áo màu gì?

Xung quanh tôi xa lạ

Những bước chân vội vã

Vẫn thiếu vắng một người

 

Lẽ nào anh không nhớ!

Hay anh trễ chuyến bay?

Phi đạo trong nắng gió

Người thì như bóng mây

 

Tôi phải boarding rồi

Qua gate mà ngập ngừng

Thế là anh và tôi

Chẳng được phút tương phùng

 

Máy bay tung đôi cánh

Chìm vào trong mây trời

Anh vẫn là hình ảnh

Trong ký ức mà thôi

 

Edmonton, Valentine 2023

KIM LOAN

 

 

Ý kiến bạn đọc
15/02/202310:35:19
Khách
Lúc còn sinh thời, Nghệ Sĩ La thoại Tân đã nói với khán giả: "Người không có tình yêu cũng như chết mà biết thở."

Kể từ lúc sinh ra đã nói ngay được hai chữ "Hello World !" và trải qua "ba chìm bảy nổi chín lênh đênh", người đọc nhận thấy câu nói trên thấm thía làm sao [í].

Nhân dịp Ngày của Tình Yêu [Valentine's Day] và bắt chước tác giả, xin chia xẻ với độc giả những "câu chuyện tình" [không phân biệt thời gian và không gian] mà người đọc may mắn gặp được trên những nẻo đường đời đã đi qua:

- Đôi tình nhân đẹp nhất: Lý Tầm Hoan và Lâm Thi Âm trong bộ trường thiên tiểu thuyết võ lâm "Đa Tình Kiếm Khách, Vô Tình Kiếm" của Cổ Long

- Piano Concerto 1 & 2 của F. Chopin

- "Gẫy Cành Thiên Hương" của Thanh Hà

- Nhà Vật Lý và Thiên Văn Học [Physicist & Astrotnomist] Janna Levin của Columbia University trong "Black Hole Apocalypse"

Những câu chuyện tình [quá đẹp và hay] trên đã để lại những dấu ấn sâu sắc [không bao giờ phai] trong lòng người đọc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,156
Rời Cali cả tuần nay rồi mà tâm trí tôi vẫn bềnh bồng với những sinh hoạt ngày Tết trôi qua vội vã – Gần bốn tuần lễ vui chơi ở Orange County, ngày nối tiếp ngày, đêm trôi qua đêm với những náo nức rộn rã như những ngày xưa tuổi nhỏ mỗi lần Tết đến. Tôi thật sự chưa tỉnh thức với chính mình. Cái gì làm tôi u mê đến vậy? Xin đừng hỏi tôi, tôi không trả lời được đâu. Không dấu được nỗi buồn còn đọng lại sau chuyến đi, tôi bỗng giật mình thảng thốt với chính mình. Vui chơi với bè bạn tuổi không còn trẻ nữa tuổi bảy lăm mà cứ tưởng mười lăm nên trận mưa đêm rã rít hiếm có ở Cali làm tôi có chút ngỡ ngàng.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây là bài bà mới viết về chuyến đi chơi Virginia Beach.
Tôi thật ngỡ ngàng khi anh đưa tôi đến chỗ cha anh đang làm việc, là một ga tàu điện trong downtown. Cha anh đang làm công việc ăn xin với cây gậy và cái nón rách. Một ông lão người Ấn độ lưng đã còng, râu tóc bạc phơ, ăn mặc cũ kỹ nhưng sạch sẽ. Ông lão vui mừng về việc con trai ông đã mua cho ông một phần ăn trưa, là món ông ưa thích nhất nữa chứ.
Giữa cao điểm của “đại ôn dịch” Covid-19, tôi tình nguyện làm việc tạm thời, đáp lời kêu gọi các nhân viên hồi hưu chia sẻ gánh nặng quá tải của bệnh viện. Sau nhiều năm không hành nghề, bỡ ngỡ ban đầu cũng qua. Gặp nhiều đồng nghiệp mới, đa số còn rất trẻ. Trong đó, có một vị luôn luôn tìm cơ hội tiếp cận với tôi. Hơi lạ.Chúng tôi hàn huyên đủ chuyện, dịch bệnh, công việc mới cũ, gia cảnh ...Dần dần trở nên thân thiết.
Nhớ ngày xưa ...liên quan về chuyện buôn bán. Khi tuổi thiếu nữ mười tám trăng tròn, tụi tôi không có tiền, nhịn ăn sáng chắt chiu từng đồng vì mơ ước có chiếc áo dài màu đầu đời…
Người Việt nam tại các tiểu bang khác sau khi thăm California thường hay nói câu Cali đi dễ khó về. Sở dĩ được ca ngợi như thế là vì California cái gì cũng có. Khí hậu thì dễ chịu. Ai thích tắm biển thì chỉ cần lái xe trong vòng từ 5 phút đến 2 tiếng đồng hồ, tùy theo ở gần bờ biển hay trong thung lũng sa mạc. Ai thích đi trượt tuyết thì cũng chỉ cần lái xe trong vòng hai tiếng đồng hồ là lên tới núi. Vì điều kiện thời tiết dễ chịu cho nên rất nhiều người chọn California làm nơi lập nghiệp. Một cái California có mà hầu như không ai muốn, đó là động đất. Tuy vậy tôi có quen một vài người thích động đất. Khi còn ở Vietnam vào thập niên 1980 để chờ đi Mỹ, tôi hay nghe đài tiếng nói Hoa kỳ, VOA, hằng đêm. Năm 1987, khi VOA đưa tin động đất tại Whittier miền nam California, tôi cảm thấy lo lắng không biết người thân có bị hề hấn gì không. Tôi lo lắng cũng cả tháng cho đến khi nhận được thư của ba gửi về báo rằng mọi người bằng an vô sự.
Tuổi già được hiểu một cách đơn giản là tuổi về hưu, không còn làm việc nữa. Gần suốt đời theo đuổi công danh sự nghiệp, đấu tranh xây dựng xã hội, kế đến lập gia đình, lo cho con cái, giờ chúng đã trưởng thành và yên bề gia thất, nhiệm vụ xem như đã hoàn thành. Thời gian dành cho tuổi già, cho bản thân không được bao nhiêu. Vấn đề còn lại là sống thế nào cho có ‎‎ ý nghĩa và hạnh phúc trong những năm tháng cuối đời?
Một giọt nước mắt rỏ xuống làm nhòe một chữ trên trang thư. Tôi có lầm lỗi không, khi nói hết sự thực cho Amelia? Không, trước khi nói điều đó, tôi đã suy nghĩ 8 năm trời đằng –đẵng. Bây giờ tôi đang ngồi trên một ghế xếp bên cầu đọc thư con gái; nhưng suốt tám năm, tôi chỉ đứng bên cầu nhìn giòng nước chảy, một tiếng đồng hồ mỗi sáng chủ nhật.
Chồng tôi bị bạo bệnh qua đời được vài năm thì tôi quyết định bán căn nhà cũ và văn phòng địa ốc của anh ấy để dời đi nơi khác, cố quên đi môt dĩ vãng đau thương. Tôi đã quá mệt mỏi với công việc làm ăn mà xưa kia anh ấy luôn gánh vác những phần nặng nhọc nhất. Chồng tôi là một người hiền hòa, hoạt bát rất lo cho vợ con, cho nên sự ra đi của anh ấy đã mang theo không những một chỗ dựa vững chắc cho mẹ con tôi mà cả linh hồn và thể xác của tôi.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017.
Nhạc sĩ Cung Tiến