Hôm nay,  

Thăm Viếng Caribbean

01/03/202314:27:00(Xem: 2456)

 

Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây là bài bà mới viết về chuyến đi chơi Virginia Beach.


*

  

1Năm nay vùng Hoa thinh Đôn thời tiết khác với các năm trước. Mọi năm  tháng 11 đã có tuyết và lai rai đên tháng 3. Nay đã tháng hai  chưa có trận tuyết nào. Phần lớn  trời nắng đẹp nhưng rất lạnh. Cũng có đôi khi  mưa, ẩm ướt và lạnh. Tháng giêng tàu Royal Caribbean giá hạ đến 30% nên một nhóm bạn rủ nhau đi Caribbean sau mấy ngày Tết Nguyên Đán. It ra trốn lạnh được 8 ngày. Chúng tôi khởi hành từ bến cảng Baltimore, Maryland. Người nhà lái xe khoảng hơn tiếng, đưa chúng tôi đến bến cảng, thả chúng tôi xuống rồi về nhà. Mọi người chỉ chờ đến lượt mình làm thủ tục lên tàu, không phải ngồi máy bay  cả mấy tiêng mới đến bên cảng. Nếu đi bến cảng xa  phải  đáp máy bay, chờ đợi ở phi cảng, qua hệ thống an ninh  phiền phức trước khi lên phi cơ. Tàu rời bến lúc 17 giờ, chạy 2 ngày 3 đêm mới đến bến cảng Canaveral, Florida.Tàu Enchantment of the Seas  chở 2446 du khách, không kể thủy thủ đoàn. Tàu nhỏ so với chiếc Oasis of the Seas chở 6500 du khách, chỉ đậu ở các bến cảng lớn như New York hay Miami, Florida.

Bến cảng Canaveral, Florida:

 

Rộng lăm, cầu cảng dài, 5 chiếc du thuyền to đâu cùng 1 bến cảng. Chiếc du thuyền mới của hảng Royal Caribbean, tàu Wonder of the Seas đẹp và to gấp đôi du thuyền chúng tôi đi, bệ vệ chiếm khoảng lớn bến cảng. Khách lố nhố trên du thuyền, đông lắm.

 

Tàu Enchantment sẽ đậu nơi đây từ 8 giờ sáng đến 17 giờ tàu sẽ rời bến đi COCO CAY. Du khách  lên bờ viếng cảnh tự túc hay mua tua của tàu, thăm Disneyland và các thắng cảnh Florida. Chúng tôi đã viếng Florida, thăm Disneyland mấy lần nên không ai lên bờ. Người đọc sách, người chơi cờ hay xem phim chiếu ở rảp hát trên tàu nên thì giờ cũng qua mau. Rất nhiều người lên bờ nên tàu vắng hoe, hồ bơi, phòng ăn cũng vắng. 

 

Florida ấm, 79-80 độ F,nắng nhẹ nhàng ấm áp ai cũng thích và phần lớn du khách lên bờ. Trên tàu như các du thuyền khác, thức ăn, trái cây ê hề ở phòng ăn tự dọn (buffet) nhưng phòng ăn chính thì đóng cửa buổi sáng và trưa khi tàu đậu. Cafe mở cửa 24/24. Trên tàu có những trò giải trí như dạy xếp khăn ăn, xếp các con thú, dạy làm bánh, dạy khiêu vũ... hay trò chuyện với nhau nên thì giờ qua mau. Nhất là những bạn bè đến từ các tiểu bang khác, lâu ngày mới gặp nhau trò chuyên hết ngày cũng chưa hết chuyện.

 

Tàu Enchantment nhỏ nên không có các sô đăt tiền như trượt tuyết, nhào lộn dưới nước (AquaShow), đu dây, trượt nước hay vườn cây cảnh như các tàu lớn Allure hay tàu Oasis of the Seas.

 

COCO CAY, Bahamas:

 

 2

   

 

Tàu chạy cả đêm, sáng hôm sau đến Bahamas, đậu ở bến cảng COCO CAY Island. Thuyết trình viên cho biết Coco Cay là hòn đảo  nhỏ gần Nassau do hảng tàu Royal Caribbean làm chủ (private Island). Hảng tốn 250 triệu mỹ kim để sửa sang, xây cất, trồng trọt cây cảnh thành nơi tiện nghi xinh đẹp cho du khách thưởng ngoạn như ngày nay. Từ trên tàu du khách đã thấy hàng chữ thật to "Perfect Day at Coco Cay" màu mè nổi bật  cao hơn những  ngọn cây trên đảo. Cầu tàu dài bề ngang rộng rãi. Có xe con thoi của du thuyền đưa khách lên bờ đến trạm xe bus. Xe bus sẽ đưa khách một vòng trên đảo, ra bãi biển nếu khách muốn. Ai không đi thì rẽ vào nhà ăn. Hôm ây phần lớn du khách ăn trưa trên đảo, hưởng gió mát, tắm biển, mua  quà lưu niệm ở các lều nhỏ gần nhà ăn. Nhà ăn rộng, chung quanh  có nhiều bàn ăn, băng gỗ có dù che cho cả ngàn thưc khách. Thức ăn từ tàu mang lên bờ, đủ các món ăn nước uống như trên tàu. Gần nhà ăn là hồ bơi rộng lắm, xa hơn nữa có bãi biễn nước xanh cát trắng. Môt khu vực dù màu xanh, khu vực khác dù màu hồng. Ai muốn tắm phải mang khăn tắm từ trên tàu.

 

3Khi xe chạy vòng quanh đảo thấy hoa lá xanh tốt, những cây dừa cao đầy trái như thôn quê Viêt Nam trong khi vùng Hoa Thinh Đốn cây trụi lá trơ cành buồn hiu. Theo tôi những  hàng hóa trên đảo mắc hơn trên tàu thí dụ T Shirt trên tàu bán 15$ 1 cái thì trên đảo bán 25$, cái túi sách trên tàu bán 10$, trên đảo bán 15$ hay hơn... Những đồ thủ công, nữ trang bằng vỏ sò, vỏ ốc, quần áo mùa hè nhiều lắm. Khách xem cũng đông. Chúng tôi trở về tàu sau khi ăn trưa nhưng phần lớn du khách ở lại tắm biển hay dự các trò chơi trên đảo đến gần tới giờ tâp trung mới trở về tàu. Xe con thoi chay liên tục đưa khách đi và đón khách trở về du thuyền.

 

Paradise Island, Nassau:

 

Sáng hôm sau tàu đến bến cảng Nassau, Bahamas. Trên bến cảng có chừng 6 du thuyền khác của các hãng như Carnival, Norvegian, Royal Caribbean.... Trời ấm, nắng đẹp. Du khách mặc y phục mùa hè đi lại tấp nập trên cầu cảng. Họ từ các tàu khác lên bờ, người đi bộ, người dùng xe con thoi. Con đường từ cầu cảng lên bờ có khoảng dài có mái che và nhiều băng bằng xi măng đặt rải rác cho du khách nghỉ chân, hưởng gió biển. Gió mát lắm. Nhìn người đi lại, ngắm biển xanh và các hải điểu bay lượn quanh các con tàu cũng vui. Những người đi bộ và đi xe con thoi là những người lên bờ tự túc. Ai theo tua du thuyền đã có xe riêng đưa đi theo giờ giấc ấn đinh trong chương trình. Họ có thể du ngoạn bằng tàu nhỏ hay theo các xe  van chở khoảng 8 hay vài chục người.

 

4Từ trên tàu chúng tôi thấy lâu đài xinh đẹp và chòm cây xanh ở Paradise Island. Muốn đến đảo hoặc đi bằng các tàu nhỏ hay đi bằng xe và qua cầu. Từ du thuyền đến  đảo mất khoảng 15-20 phút. Chúng tôi đi xe van chung với những người trên tàu. Qua  khỏi cầu đến đảo thấy các tiêm buôn nhỏ, tiêm thuốc tây, tiêm bán thức ăn, nước giải khát... trước khi đến các kiên trúc  to và tráng lệ, xinh đẹp. Cây trên đảo xanh tốt. Trước nhà họ trồng nhiều hoa nhưng hoa dâm bụt nhà nào cũng có, làm hàng rào. Hoa to và nhiều màu khác nhau: hồng, trắng, đỏ... xen lẫn nhau rất đẹp. Đường tráng nhựa rộng, sạch sẽ. Có những kiosque bán quà lưu niêm ở vệ đường dưới bóng cây to hay cây dù rộng màu mè. Họ bán kính mát, nón, khăn áo tắm, áo sun-dress,váy, áo ngắn tay cho nam nữ... Người bán hàng là cô gái hay người nam trẻ tuổi đều tươi cười, vui vẻ, ân cần dù khách hàng chỉ xem mà không mua.

 

Chúng tôi vào resort nơi có khách sạn, các tiêm buôn sang trọng, các hàng hiêu, nữ trang, quần áo, giày, ví hay đồ điên tử loại mắc tiền. Cũng có nhà hàng ăn uống nơi đây. Nơi nào cũng đẹp, sang trọng. Casino rông lớn có nhiều khách. Chúng tôi không ai vào Casino nhưng khách trên tàu có người ở lại thử thời vận may rủi đến gần đến giờ tâp trung mới trở về du thuyền. Cách đây khoảng gần 10 năm, tôi và các con đến đây và đi xem hồ cá  rộng dưới hầm khu nghỉ mát. Mọi người đi trong đường hầm, trên đầu và 2 bên đường là nước và cá đẹp lội nhởn nhơ, nhiều lắm. Ngoài  ra còn có hồ cá lộ thiên rất rộng nuôi cá để bi biểu diễn. Lúc ấy đi xem hồ cá hay tắm trong khu nghỉ mát đều miễn phí. Sau này muốn xem cá phải mua vé, 150$ mỹ kim/ người.

 

Khu nghỉ mát này nếu tôi không lầm có tên là Atlantis Resort hay Atlantis Paradise, có 2 kiến kiến trúc to, đẹp, rộng như lâu đài nằm gần nhau. Đảo rộng 2.8 cây số vuông gồm bãi biển, hồ bơi, sân golf, hồ nuôi cá, sòng bạc, tiêm buôn và khách sạn.Paradise Island là hòn đảo tư nhân qua 3  đời chủ. Người  chủ hiên nay là  Sol Kerzner mua đảo  vào tháng 3 năm 2020 với giá 25 triêu mỹ kim (Vikipedia). Khách sạn  Royal Tower ở Paradise Island là môt trong những khách sạn đắt tiền trên thê giới.

 

5

 

Vị nào không muốn đến Paradise Island cũng có thể lên bờ qua khỏi cầu cảng quảng ngắn có những tiệm quần áo, nữ trang, cửa hàng ăn uống,  nơi bán quà lưu niệm... để mua sắm hay viếng cảnh.

Thưa quý độc giả theo tôi, người cao niên muốn thư giãn nghỉ ngơi đi du thuyền tiện và rẻ hơ đi đường bộ.Du khách không phải tìm khách sạn hay tiệm ăn mỗi ngày sau khi ngồi  bó gối trên máy bay xe hơi mấy tiếng hay cả buổi. Sau đó còn thuê xe  và mỗi ngày phải đổ xăng để đi viếng các thắng cảnh. Nhưng mỗi người mỗi ý. Xin ghi lại những điều nghe thấy. Dĩ nhiên là còn thiếu sót để quý vị chưa đi có chút khái niêm mà thôi

Tôi cầu mong dich cúm Covid bị diêt trừ vì cho đến nay vẫn có người bị Covid sau khi đến nơi đông người, và kinh tế khắp nơi được phục hồi, ai cũng có việc làm, ấm no hạnh phúc.

 

Xin có bài thơ tặng quý độc giả:

 

Thăm Paradise Island

 

Đầu năm một nhóm bạn thân thương

Rủ nhau đi viếng đảo Thiên Đường (Paradise Island)

Du thuyền chở khoảng vài ngàn khách

Họp mặt trên tàu từ bốn phương

 

Măc nắng mặc  mưa hay gió sương

Con tàu lướt sóng giữa trùng dương

Cầu mong dân chúng được an lạc

Hạnh phúc, ấm no và thiện lương

 

Tháng 2 năm 2023

Ngọc Hạnh

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,033
Rời Cali cả tuần nay rồi mà tâm trí tôi vẫn bềnh bồng với những sinh hoạt ngày Tết trôi qua vội vã – Gần bốn tuần lễ vui chơi ở Orange County, ngày nối tiếp ngày, đêm trôi qua đêm với những náo nức rộn rã như những ngày xưa tuổi nhỏ mỗi lần Tết đến. Tôi thật sự chưa tỉnh thức với chính mình. Cái gì làm tôi u mê đến vậy? Xin đừng hỏi tôi, tôi không trả lời được đâu. Không dấu được nỗi buồn còn đọng lại sau chuyến đi, tôi bỗng giật mình thảng thốt với chính mình. Vui chơi với bè bạn tuổi không còn trẻ nữa tuổi bảy lăm mà cứ tưởng mười lăm nên trận mưa đêm rã rít hiếm có ở Cali làm tôi có chút ngỡ ngàng.
Tôi thật ngỡ ngàng khi anh đưa tôi đến chỗ cha anh đang làm việc, là một ga tàu điện trong downtown. Cha anh đang làm công việc ăn xin với cây gậy và cái nón rách. Một ông lão người Ấn độ lưng đã còng, râu tóc bạc phơ, ăn mặc cũ kỹ nhưng sạch sẽ. Ông lão vui mừng về việc con trai ông đã mua cho ông một phần ăn trưa, là món ông ưa thích nhất nữa chứ.
Giữa cao điểm của “đại ôn dịch” Covid-19, tôi tình nguyện làm việc tạm thời, đáp lời kêu gọi các nhân viên hồi hưu chia sẻ gánh nặng quá tải của bệnh viện. Sau nhiều năm không hành nghề, bỡ ngỡ ban đầu cũng qua. Gặp nhiều đồng nghiệp mới, đa số còn rất trẻ. Trong đó, có một vị luôn luôn tìm cơ hội tiếp cận với tôi. Hơi lạ.Chúng tôi hàn huyên đủ chuyện, dịch bệnh, công việc mới cũ, gia cảnh ...Dần dần trở nên thân thiết.
Nhớ ngày xưa ...liên quan về chuyện buôn bán. Khi tuổi thiếu nữ mười tám trăng tròn, tụi tôi không có tiền, nhịn ăn sáng chắt chiu từng đồng vì mơ ước có chiếc áo dài màu đầu đời…
Người Việt nam tại các tiểu bang khác sau khi thăm California thường hay nói câu Cali đi dễ khó về. Sở dĩ được ca ngợi như thế là vì California cái gì cũng có. Khí hậu thì dễ chịu. Ai thích tắm biển thì chỉ cần lái xe trong vòng từ 5 phút đến 2 tiếng đồng hồ, tùy theo ở gần bờ biển hay trong thung lũng sa mạc. Ai thích đi trượt tuyết thì cũng chỉ cần lái xe trong vòng hai tiếng đồng hồ là lên tới núi. Vì điều kiện thời tiết dễ chịu cho nên rất nhiều người chọn California làm nơi lập nghiệp. Một cái California có mà hầu như không ai muốn, đó là động đất. Tuy vậy tôi có quen một vài người thích động đất. Khi còn ở Vietnam vào thập niên 1980 để chờ đi Mỹ, tôi hay nghe đài tiếng nói Hoa kỳ, VOA, hằng đêm. Năm 1987, khi VOA đưa tin động đất tại Whittier miền nam California, tôi cảm thấy lo lắng không biết người thân có bị hề hấn gì không. Tôi lo lắng cũng cả tháng cho đến khi nhận được thư của ba gửi về báo rằng mọi người bằng an vô sự.
Khi tôi kể câu chuyện này cho các chị trong một nhóm Văn Thơ, mọi người xúm lại đưa ra những giả thuyết khác nhau về sự “biến mất” của Don, thậm chí các chị còn rủ nhau “viết tiếp đoạn kết” cho câu chuyện “tình” vượt đại dương giữa tôi và Don.
Tuổi già được hiểu một cách đơn giản là tuổi về hưu, không còn làm việc nữa. Gần suốt đời theo đuổi công danh sự nghiệp, đấu tranh xây dựng xã hội, kế đến lập gia đình, lo cho con cái, giờ chúng đã trưởng thành và yên bề gia thất, nhiệm vụ xem như đã hoàn thành. Thời gian dành cho tuổi già, cho bản thân không được bao nhiêu. Vấn đề còn lại là sống thế nào cho có ‎‎ ý nghĩa và hạnh phúc trong những năm tháng cuối đời?
Một giọt nước mắt rỏ xuống làm nhòe một chữ trên trang thư. Tôi có lầm lỗi không, khi nói hết sự thực cho Amelia? Không, trước khi nói điều đó, tôi đã suy nghĩ 8 năm trời đằng –đẵng. Bây giờ tôi đang ngồi trên một ghế xếp bên cầu đọc thư con gái; nhưng suốt tám năm, tôi chỉ đứng bên cầu nhìn giòng nước chảy, một tiếng đồng hồ mỗi sáng chủ nhật.
Chồng tôi bị bạo bệnh qua đời được vài năm thì tôi quyết định bán căn nhà cũ và văn phòng địa ốc của anh ấy để dời đi nơi khác, cố quên đi môt dĩ vãng đau thương. Tôi đã quá mệt mỏi với công việc làm ăn mà xưa kia anh ấy luôn gánh vác những phần nặng nhọc nhất. Chồng tôi là một người hiền hòa, hoạt bát rất lo cho vợ con, cho nên sự ra đi của anh ấy đã mang theo không những một chỗ dựa vững chắc cho mẹ con tôi mà cả linh hồn và thể xác của tôi.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017.
Nhạc sĩ Cung Tiến