Hôm nay,  

Thăm Viếng Caribbean

01/03/202314:27:00(Xem: 2461)

 

Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây là bài bà mới viết về chuyến đi chơi Virginia Beach.


*

  

1Năm nay vùng Hoa thinh Đôn thời tiết khác với các năm trước. Mọi năm  tháng 11 đã có tuyết và lai rai đên tháng 3. Nay đã tháng hai  chưa có trận tuyết nào. Phần lớn  trời nắng đẹp nhưng rất lạnh. Cũng có đôi khi  mưa, ẩm ướt và lạnh. Tháng giêng tàu Royal Caribbean giá hạ đến 30% nên một nhóm bạn rủ nhau đi Caribbean sau mấy ngày Tết Nguyên Đán. It ra trốn lạnh được 8 ngày. Chúng tôi khởi hành từ bến cảng Baltimore, Maryland. Người nhà lái xe khoảng hơn tiếng, đưa chúng tôi đến bến cảng, thả chúng tôi xuống rồi về nhà. Mọi người chỉ chờ đến lượt mình làm thủ tục lên tàu, không phải ngồi máy bay  cả mấy tiêng mới đến bên cảng. Nếu đi bến cảng xa  phải  đáp máy bay, chờ đợi ở phi cảng, qua hệ thống an ninh  phiền phức trước khi lên phi cơ. Tàu rời bến lúc 17 giờ, chạy 2 ngày 3 đêm mới đến bến cảng Canaveral, Florida.Tàu Enchantment of the Seas  chở 2446 du khách, không kể thủy thủ đoàn. Tàu nhỏ so với chiếc Oasis of the Seas chở 6500 du khách, chỉ đậu ở các bến cảng lớn như New York hay Miami, Florida.

Bến cảng Canaveral, Florida:

 

Rộng lăm, cầu cảng dài, 5 chiếc du thuyền to đâu cùng 1 bến cảng. Chiếc du thuyền mới của hảng Royal Caribbean, tàu Wonder of the Seas đẹp và to gấp đôi du thuyền chúng tôi đi, bệ vệ chiếm khoảng lớn bến cảng. Khách lố nhố trên du thuyền, đông lắm.

 

Tàu Enchantment sẽ đậu nơi đây từ 8 giờ sáng đến 17 giờ tàu sẽ rời bến đi COCO CAY. Du khách  lên bờ viếng cảnh tự túc hay mua tua của tàu, thăm Disneyland và các thắng cảnh Florida. Chúng tôi đã viếng Florida, thăm Disneyland mấy lần nên không ai lên bờ. Người đọc sách, người chơi cờ hay xem phim chiếu ở rảp hát trên tàu nên thì giờ cũng qua mau. Rất nhiều người lên bờ nên tàu vắng hoe, hồ bơi, phòng ăn cũng vắng. 

 

Florida ấm, 79-80 độ F,nắng nhẹ nhàng ấm áp ai cũng thích và phần lớn du khách lên bờ. Trên tàu như các du thuyền khác, thức ăn, trái cây ê hề ở phòng ăn tự dọn (buffet) nhưng phòng ăn chính thì đóng cửa buổi sáng và trưa khi tàu đậu. Cafe mở cửa 24/24. Trên tàu có những trò giải trí như dạy xếp khăn ăn, xếp các con thú, dạy làm bánh, dạy khiêu vũ... hay trò chuyện với nhau nên thì giờ qua mau. Nhất là những bạn bè đến từ các tiểu bang khác, lâu ngày mới gặp nhau trò chuyên hết ngày cũng chưa hết chuyện.

 

Tàu Enchantment nhỏ nên không có các sô đăt tiền như trượt tuyết, nhào lộn dưới nước (AquaShow), đu dây, trượt nước hay vườn cây cảnh như các tàu lớn Allure hay tàu Oasis of the Seas.

 

COCO CAY, Bahamas:

 

 2

   

 

Tàu chạy cả đêm, sáng hôm sau đến Bahamas, đậu ở bến cảng COCO CAY Island. Thuyết trình viên cho biết Coco Cay là hòn đảo  nhỏ gần Nassau do hảng tàu Royal Caribbean làm chủ (private Island). Hảng tốn 250 triệu mỹ kim để sửa sang, xây cất, trồng trọt cây cảnh thành nơi tiện nghi xinh đẹp cho du khách thưởng ngoạn như ngày nay. Từ trên tàu du khách đã thấy hàng chữ thật to "Perfect Day at Coco Cay" màu mè nổi bật  cao hơn những  ngọn cây trên đảo. Cầu tàu dài bề ngang rộng rãi. Có xe con thoi của du thuyền đưa khách lên bờ đến trạm xe bus. Xe bus sẽ đưa khách một vòng trên đảo, ra bãi biển nếu khách muốn. Ai không đi thì rẽ vào nhà ăn. Hôm ây phần lớn du khách ăn trưa trên đảo, hưởng gió mát, tắm biển, mua  quà lưu niệm ở các lều nhỏ gần nhà ăn. Nhà ăn rộng, chung quanh  có nhiều bàn ăn, băng gỗ có dù che cho cả ngàn thưc khách. Thức ăn từ tàu mang lên bờ, đủ các món ăn nước uống như trên tàu. Gần nhà ăn là hồ bơi rộng lắm, xa hơn nữa có bãi biễn nước xanh cát trắng. Môt khu vực dù màu xanh, khu vực khác dù màu hồng. Ai muốn tắm phải mang khăn tắm từ trên tàu.

 

3Khi xe chạy vòng quanh đảo thấy hoa lá xanh tốt, những cây dừa cao đầy trái như thôn quê Viêt Nam trong khi vùng Hoa Thinh Đốn cây trụi lá trơ cành buồn hiu. Theo tôi những  hàng hóa trên đảo mắc hơn trên tàu thí dụ T Shirt trên tàu bán 15$ 1 cái thì trên đảo bán 25$, cái túi sách trên tàu bán 10$, trên đảo bán 15$ hay hơn... Những đồ thủ công, nữ trang bằng vỏ sò, vỏ ốc, quần áo mùa hè nhiều lắm. Khách xem cũng đông. Chúng tôi trở về tàu sau khi ăn trưa nhưng phần lớn du khách ở lại tắm biển hay dự các trò chơi trên đảo đến gần tới giờ tâp trung mới trở về tàu. Xe con thoi chay liên tục đưa khách đi và đón khách trở về du thuyền.

 

Paradise Island, Nassau:

 

Sáng hôm sau tàu đến bến cảng Nassau, Bahamas. Trên bến cảng có chừng 6 du thuyền khác của các hãng như Carnival, Norvegian, Royal Caribbean.... Trời ấm, nắng đẹp. Du khách mặc y phục mùa hè đi lại tấp nập trên cầu cảng. Họ từ các tàu khác lên bờ, người đi bộ, người dùng xe con thoi. Con đường từ cầu cảng lên bờ có khoảng dài có mái che và nhiều băng bằng xi măng đặt rải rác cho du khách nghỉ chân, hưởng gió biển. Gió mát lắm. Nhìn người đi lại, ngắm biển xanh và các hải điểu bay lượn quanh các con tàu cũng vui. Những người đi bộ và đi xe con thoi là những người lên bờ tự túc. Ai theo tua du thuyền đã có xe riêng đưa đi theo giờ giấc ấn đinh trong chương trình. Họ có thể du ngoạn bằng tàu nhỏ hay theo các xe  van chở khoảng 8 hay vài chục người.

 

4Từ trên tàu chúng tôi thấy lâu đài xinh đẹp và chòm cây xanh ở Paradise Island. Muốn đến đảo hoặc đi bằng các tàu nhỏ hay đi bằng xe và qua cầu. Từ du thuyền đến  đảo mất khoảng 15-20 phút. Chúng tôi đi xe van chung với những người trên tàu. Qua  khỏi cầu đến đảo thấy các tiêm buôn nhỏ, tiêm thuốc tây, tiêm bán thức ăn, nước giải khát... trước khi đến các kiên trúc  to và tráng lệ, xinh đẹp. Cây trên đảo xanh tốt. Trước nhà họ trồng nhiều hoa nhưng hoa dâm bụt nhà nào cũng có, làm hàng rào. Hoa to và nhiều màu khác nhau: hồng, trắng, đỏ... xen lẫn nhau rất đẹp. Đường tráng nhựa rộng, sạch sẽ. Có những kiosque bán quà lưu niêm ở vệ đường dưới bóng cây to hay cây dù rộng màu mè. Họ bán kính mát, nón, khăn áo tắm, áo sun-dress,váy, áo ngắn tay cho nam nữ... Người bán hàng là cô gái hay người nam trẻ tuổi đều tươi cười, vui vẻ, ân cần dù khách hàng chỉ xem mà không mua.

 

Chúng tôi vào resort nơi có khách sạn, các tiêm buôn sang trọng, các hàng hiêu, nữ trang, quần áo, giày, ví hay đồ điên tử loại mắc tiền. Cũng có nhà hàng ăn uống nơi đây. Nơi nào cũng đẹp, sang trọng. Casino rông lớn có nhiều khách. Chúng tôi không ai vào Casino nhưng khách trên tàu có người ở lại thử thời vận may rủi đến gần đến giờ tâp trung mới trở về du thuyền. Cách đây khoảng gần 10 năm, tôi và các con đến đây và đi xem hồ cá  rộng dưới hầm khu nghỉ mát. Mọi người đi trong đường hầm, trên đầu và 2 bên đường là nước và cá đẹp lội nhởn nhơ, nhiều lắm. Ngoài  ra còn có hồ cá lộ thiên rất rộng nuôi cá để bi biểu diễn. Lúc ấy đi xem hồ cá hay tắm trong khu nghỉ mát đều miễn phí. Sau này muốn xem cá phải mua vé, 150$ mỹ kim/ người.

 

Khu nghỉ mát này nếu tôi không lầm có tên là Atlantis Resort hay Atlantis Paradise, có 2 kiến kiến trúc to, đẹp, rộng như lâu đài nằm gần nhau. Đảo rộng 2.8 cây số vuông gồm bãi biển, hồ bơi, sân golf, hồ nuôi cá, sòng bạc, tiêm buôn và khách sạn.Paradise Island là hòn đảo tư nhân qua 3  đời chủ. Người  chủ hiên nay là  Sol Kerzner mua đảo  vào tháng 3 năm 2020 với giá 25 triêu mỹ kim (Vikipedia). Khách sạn  Royal Tower ở Paradise Island là môt trong những khách sạn đắt tiền trên thê giới.

 

5

 

Vị nào không muốn đến Paradise Island cũng có thể lên bờ qua khỏi cầu cảng quảng ngắn có những tiệm quần áo, nữ trang, cửa hàng ăn uống,  nơi bán quà lưu niệm... để mua sắm hay viếng cảnh.

Thưa quý độc giả theo tôi, người cao niên muốn thư giãn nghỉ ngơi đi du thuyền tiện và rẻ hơ đi đường bộ.Du khách không phải tìm khách sạn hay tiệm ăn mỗi ngày sau khi ngồi  bó gối trên máy bay xe hơi mấy tiếng hay cả buổi. Sau đó còn thuê xe  và mỗi ngày phải đổ xăng để đi viếng các thắng cảnh. Nhưng mỗi người mỗi ý. Xin ghi lại những điều nghe thấy. Dĩ nhiên là còn thiếu sót để quý vị chưa đi có chút khái niêm mà thôi

Tôi cầu mong dich cúm Covid bị diêt trừ vì cho đến nay vẫn có người bị Covid sau khi đến nơi đông người, và kinh tế khắp nơi được phục hồi, ai cũng có việc làm, ấm no hạnh phúc.

 

Xin có bài thơ tặng quý độc giả:

 

Thăm Paradise Island

 

Đầu năm một nhóm bạn thân thương

Rủ nhau đi viếng đảo Thiên Đường (Paradise Island)

Du thuyền chở khoảng vài ngàn khách

Họp mặt trên tàu từ bốn phương

 

Măc nắng mặc  mưa hay gió sương

Con tàu lướt sóng giữa trùng dương

Cầu mong dân chúng được an lạc

Hạnh phúc, ấm no và thiện lương

 

Tháng 2 năm 2023

Ngọc Hạnh

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,374
Sau vài lần vượt biên thất bại, ông anh thứ năm của tôi đến được Songkhla, Thailand. Trong lá thư gửi về, anh kể chuyến tàu của anh trải qua bao biến cố hãi hùng, cướp bóc, hải tặc, và cuối lá thư, anh nhấn mạnh, một câu mà viết cả chục lần: “Đàn bà con gái đừng bao giờ vượt biên”. Ý của anh là nhắn nhủ tôi đấy, vì chuyến đó tôi đòi đi theo nhưng ba tôi không cho vì lo cho tôi hiểm nguy nơi biển cả.
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 8 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn dương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Một ngày trước mùa lễ Giáng Sinh, mẹ tôi gọi điện thoại cho tôi. Trong đường dây điện thoại tôi nghe bà khóc. Vừa khóc bà vừa kể chuyện thằng Út bỏ học. Bà nói cả nhà chúng tôi ai cũng khuyên bảo to nhỏ với nó, nhưng nó không nghe. Nhà chỉ còn mình tôi là chưa khuyên răn nó. Mẹ tôi nói: "Con gần tuổi với nó nhất, biết đâu con khuyên răn được nó đi học trở lại." Tôi lặng người nghe mẹ kể mà không biết an ủi mẹ như thế nào. Tôi nói với mẹ cuối tuần này, anh Đức, một người bạn của tôi về thăm nhà tôi sẽ quá giang nhờ xe để thăm nhà và nói chuyện với Út để coi sao. Tôi nói bà hãy yên tâm. Tôi hy vọng rằng sẽ khuyên bảo được Út trở lại trường để học.
Mấy hôm nay trời vẫn có nắng tuy khí hậu rất lạnh. Tôi hồi hộp nhìn những bông mai vàng của Mỹ đang nở sớm, hoa hồng vẫn còn ra nhiều búp, hoa giấy mọc xum xoe tươi đỏ, hoa chuối may mắn còn một nụ đang nở. Tay run run nâng niu những đóa hoa thầm cám ơn chúng vẫn chưa tàn trong thời tiết giá đông.
Năm nào cũng thế, trước Tết tôi thường dạo vài vòng trên các con đường quanh phố Bolsa, khu thương mại của người Việt, để được hưởng sớm không khí Tết và để lòng thấy thêm yêu đời. Hình ảnh, cảnh vật Tết ngày xưa được tái hiện lại làm cho cảnh phố phường trở nên thật đặc biệt. Nhìn xem cảnh vật và mọi người chuẩn bị đón Tết, lòng tôi bỗng lâng lâng một cảm xúc rộn ràng xen lẫn với cảm giác vui sướng như khi còn ấu thơ được hưởng ba ngày Tết tại quê nhà.
Cách nay mấy tuần, tôi đến thăm một người bạn thân đang ở trong nhà dưỡng lão Elmwood House ở Quận Arlington. Cái khung cảnh ấy khiến tôi suy nghĩ về cuộc đời và thân phận tuổi già. Ra khỏi thang máy tầng lầu 2, trước mặt là một phòng rộng, bày biện mấy bộ salon, năm ba chiếc bàn vuông, bàn tròn sắp xếp gọn gàng; bên phải, bên trái là hai dãy hành lang dẫn vào các phòng ngủ – hun hút, im lìm. Năm bảy cụ quây quần trong phòng giải trí này chuyện trò, đánh cờ tướng, xoa mạt chược, chơi tứ sắc hay bài Tây. Bỗng tôi trông thấy ông Phan đang ngồi đánh cờ tướng với ông cụ cùng trạc tuổi ở chiếc bàn gần cửa. Một chút ngỡ ngàng, tôi tự hỏi: “chẳng lẽ ông ta cũng vào nhà dưỡng lão?” Hỏi thế, bởi vì ông Phan có đến bốn đứa con học hành thành đạt, đứa nào cũng có nhà cửa khang trang, tưởng chừng về già ông ta sẽ có cuộc sống hạnh phúc sum vầy bên con cháu. Nhưng cuộc đời nào ai biết chắc tuơng lai?
Cái gì? Trại hè Niềm Tin 10 hả? Trời đất quỷ thần ơi, mới ngày nào còn là trại Niềm Tin 1 mà bây giờ đã trại Niềm Tin 10 rồi sao? Thời gian đi nhanh khủng khiếp. Tôi vẫn còn nhớ….
Tác giả là Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Hiện tại bà đã về hưu, vui thú điền viên. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thượng Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Bài viết mới của tg về câu chuyện muôn thuở: "Tình".
Ông Ronnie năm mươi bảy tuổi, Mỹ đen nhưng nhỏ con cũng xêm xêm Steven, đã thế mắt lại hơi xếch, tóc nối và thắt thành cái bím dài giống hệt mấy anh thổ dân da đỏ, lại giống đuôi sam mấy anh ba Tàu. Ông Ronnie có trách nhiệm giao và nhận hàng đến đi, hổng biết sao ổng lại nhanh nhạy như những tay thám thính, hễ trong hãng có động tịnh gì là ổng biết sớm nhất, ai còn ai bị ra đi, ai lên hương, ai xuống chó, phúc lợi thế nào… Ổng biêt hết ráo và luôn mách cho Steven, dĩ nhiên là lúc nào cũng kèm theo câu căn vặn:” Im miệng đấy nhé! Tao chỉ cho mày biết thôi đấy!”
Lúc nhỏ tôi rất kỵ cái kiểu người ta hay nói “ngồi lê đôi mách”. Thường bạn bè đi đâu chơi chung, những khi đùa giỡn hay chuyện trò, tôi luôn bị rơi vào khoảng không, khó tiếp nhận niềm vui đang có mà tâm tư đi tìm điều gì xa vắng, rồi lại sống với hình ảnh khác bằng tưởng tượng, thêu dệt mây trời với hoa thơm cỏ lạ, dù bạn bè trước mắt rất dễ thương tốt bụng thường lo lắng khi thấy tôi không cười nói và buồn bã.
Nhạc sĩ Cung Tiến