Hôm nay,  

Thăm Viếng Florida

31/05/202315:00:00(Xem: 3059)

 

 Ngọc Hạnh

 

Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới về chuyến thăm viếng Florida năm nay của tác giả.                                                                                                                                                                                                                                                                                                             

 

*

 

Năm nay vùng Hoa thinh Đốn mãi đến đầu tháng giêng mới có trận tuyết đầu mùa. Hôm nay là trận tuyết thứ 2, tuy không nhiều như lần đầu nhưng cũng rất lạnh. Ngồi nhà nhìn qua cửa kính đẹp lắm. Hoa tuyết rơi bám lên cành cây, sân cỏ, mái nhà… trắng xóa một màu, cảnh đẹp như trong phim ảnh. Nhìn tuyết lạnh ướt át tôi chợt nhớ những ngày ấm áp ở Florida.

 

Vào tuần lễ đầu tháng 11 năm vừa qua khi Hoa Thinh Đốn bắt đầu se lạnh, lá vàng lá đỏ rơi rụng chỉ còn cành trơ trụi, các con lấy ngày nghỉ, rủ nhau đi Florida. Ai cũng chích vaccine ngừa Covid đủ 3 lần. Vã lại từ Hoa thịnh Đốn đến Florida không xa lắm, chỉ cách nhau 2 giờ bay không ngại phải ngồi lâu một chỗ.

 

Chúng tôi đến Naples trước. Sáng sau khi điểm tâm các cháu cho xe chạy dọc theo bãi biển. Ít người tắm biển, họ chỉ đi bộ trên bãi biển rộng và sạch. Nhà vùng này rất đẹp, phần lớn là biệt thự rộng rãi, hàng rào cây xanh bao quanh, cắt xén gọn gàng mỹ thuật.  Họ có lối đi riêng ra biển, không dùng bãi biển công cộng. Hoa trong sân các kiến trúc này rực rỡ màu sắc, cây lớn bé trong vườn lá xanh tươi trong khi vùng Hoa thịnh Đốn cây rụng lá trơ cành, hoa kiểng phải mang vào nhà. Xe chạy lòng vòng ngang qua Beach Club, Beach Resort, Surf club, Medical Center... Nơi nào cũng đẹp.

 

Tối đến các cháu cho xe đến thị xã (downtown) Naples. Các khách sạn gần downtown to và đep. Tuy còn hơn 2 tuần nữa mới đến lễ Tạ Ơn nhưng phố phường lúc ấy đã trang hoàng hoa đèn rực rỡ cho ngày lễ. Các tiêm buôn hàng hóa bày biện nhiều và sáng trưng, hấp dẫn người mua. Trời ấm, người đi lại nhôn nhịp, chỉ số it mang khẩu trang mà thôi.

 

Naples Pier:  

 

Hôm sau chúng tôi đến Naples Pier, cầu tàu bằng gỗ chạy dài từ bờ biển ra biển. Cầu dài ngoằn, có lan can, có băng gỗ đặt rải rác dọc theo cầu gỗ. Gần cuối cầu có 2 cái nhà nhỏ (cái quán), 1 cái bên phải, 1 cái bên trái cầu, xéo xéo nhau. Cái bên trái bán bánh ngọt, pizza, sandwich, salad,...các loại nước giải khát, cafe... Cái bên phải có những bàn, ghế và băng gỗ để khách nhàn du ngồi nghỉ ngơi, thưởng thức gió biển. Thiên hạ đi lại trên cầu cũng nhiều. Có vài người ngồi trên ghế thấp câu cá. Một số it người tắm, phần lớn đi bộ trên bãi biển cát trắng. Xa xa các chiếc tàu nhỏ lướt trên mặt biển thật nhanh. Water ski? Cũng có người ngồi dưới những dù xanh đỏ, ghế xếp đọc sách hay trò chuyện với nhau. Nắng nhẹ và ấm, khoảng 75-80 độ F.

 

 1

 

Siesta Key Beach:    

 

Hôm sau chúng tôi đến Siesta Key Beach ở Sarasota County, Florida. Trên đường xe chạy chúng tôi thấy nhà thờ, các tiêm bán thức ăn đông khách. Dọc hai bên đường có những hàng cây kiểng xanh tươi, xinh đẹp, trù phú. Bãi đậu xe công cộng nơi bãi biển rộng lắm. Đối diện với bãi đậu xe là khu dân cư khang trang. Bãi đậu xe tuy rộng nhưng xe đậu kín phải loanh quanh một lúc mới tìm được chỗ đậu. Nơi này lịch sự, có nhà vệ sinh, nơi tắm nước ngọt, nhà thông tin (visitor center) to rộng, có nơi cho mướn phao, áo tắm, ghế, dù... Tôi thấy những xe đến sau chúng tôi họ mang theo ghế xếp, dù, xe đạp và thức ăn, người lớn trẻ con đông lắm. Có lẽ họ là người địa phương và thường đến nơi này. Có mấy quầy bán quà kỹ niêm, quần áo, khăn tắm, kiếng mát, kem chống nắng... Cạnh đó có 1 nơi bán thức ăn nhanh và cả thức ăn nóng, nấu tại chỗ theo yêu cầu như mì xào, trứng chiên... nhưng mắc hơn ngoài phố chút it. Người ta đứng xếp hàng chờ mua thức ăn

Bãi biển nơi đây rộng chưa từng thấy, từ bờ đến nước xa tít. Cát trắng và mịn như bột, như đường cát trắng và chắc, đi bộ hay xe chạy không bị lún.

 

Thỉnh thoảng có xe jeep, xe đạp chạy trên bãi biển. Họ mang thực phẩm, dụng cụ cho người cắm trại. Nhìn lên không trung lơ lửng những cái dù màu sắc (parasail) của những người yêu chuộng thể thao. Xa xa có các tàu nhỏ lướt thật nhanh trên mặt nước biển (Water ski ?) Vài cái chòi gát sơn xanh, sơn vàng trên bãi biển gần mực nước cho lifeguard? Một số người tắm biển nhưng không nhiều lắm. Trên bãi biển một nhóm người chăng lưới chơi bóng chuyền, bóng rổ, bày biện ăn uống. Thiên hạ đông ơi là đông, không thấy ai mang khẩu trang. Có lẻ họ nghĩ ”gió biển thổi bay Covid”. Một số phụ nữ mặc y phục bình thường, không phải áo tắm. Họ làm picnic và trải khăn lên cát nằm phơi nắng...

 

Từ sân visitor center ra biển có lối đi bằng gỗ đen (hay plastic màu đen?) bề ngang khoảng hơn 2 thước trải sát mặt cát dài ra gần đến mé nước biển. Cách hai bên lối đi chừng 3, 4 mét hàng trăm con cò đậu thành một nhóm trắng xóa, bay lên đáp xuống. Thỉnh thoảng mới có mươi con vạc mỏ dài cổ cao, to (pelican?) đi lẻ loi trên bãi biển. Có rất nhiều chim nhỏ, chiều dài khỏang độ gang tay, lông trắng hoặc xám, mỏ dài, chân nhỏ khẳng khiu tong teo, vừa đi nhanh nhanh, vừa mổ lia lịa trên cát. Con tôi gọi chúng là sandpiper, không biết có đúng không. Tất cả các loại chim trên bãi biển rất dạn. Có khi mình gần bên, chúng vẫn tỉnh queo, không sợ chi cả. Theo tài liệu phòng thông tin các chim biển khôn và nhanh lắm. Chúng quanh quẩn theo những người cắm trại có mang theo thức ăn. Cầm thức ăn trên tay hoặc để trong giỏ mà không đậy nắp ngó lơ là chúng nhào xuống mổ, ăn cắp rồi bay ra xa. Người ta nói biển này có nhiều rùa, chúng đẻ trứng trên cát nhưng tôi chẳng thấy con nào.

 

Ngoài ra những người tắm biển hay người đi bách bộ có thể đến nhà thông tin ngồi nghỉ và thửơng thức các món ăn vừa mua hoặc mang theo. Nơi đây bàn ghế tiện nghi rộng rãi, gió mát mẻ. Quầy sách báo có nhiều loại miễn phí.

 

Bãi Biển Siesta Tốt Nhất

 

2

           

Theo tài liệu của nhà thông tin bãi biển Siesta tốt hơn các nơi khác, kể cả Bahamas, được xem là 1 trong 10 bãi biển tốt trên thế giới. Cát trắng như bột và mịn, sạch sẽ, nước biển trong, màu xanh đẹp, không có rong rêu trôi từng chùm lên bãi cát như Cancun, sáng sáng công nhân phải đi quét, gom lại để xe đến đem đi nơi khác. Đi bộ chân trần không lún trong cát, êm, mát, thích lắm. Thât tình tôi cũng chưa thấy bãi biển nào rộng, sạch và đẹp như vậy: cát trắng mịn, không vỏ sò hay rác rến, rong biển. Người ta đông lắm, họ ăn uống chơi đùa nhưng có lẻ họ dẹp sạch sẽ trước khi rời bãi biển

 

 

Sanibel Island:

 

Các con đưa tôi đưa đến viếng đảo Sanibel, một trong đảo ở Florida nổi tiếng có nhiều ốc, sò nhất nước. Viện bảo tàng Sanibel có nhiều vỏ sò, ốc to và lạ. Trước kia Sanibel có cá sấu nhưng đã chết năm 2010 vì già và lạnh. Sanibel có nhiều thỏ và rùa...(theo Wikipedia)

 

Từ khách sạn chạy xe cả tiếng mới đảo Sanibel, đi qua cầu dài và đẹp. Sanibel có nhiều tua (tour) hấp dẫn, có nước giải khát và thức ăn nhẹ khi thăm viếng các nơi: tua xem dolphin, cá sấu, cá mập, câu cá, tua nhặt vỏ sò, xem cá, cua, tua xem chim và các thú hoang dã (widelife), tua xem phong cảnh bằng tàu nhỏ (canoe) chạy vòng quanh các đảo, xem mặt trời lặn trên biển... Mỗi tua dài từ vài tiếng đến cả ngày. Chúng tôi đi tự túc xem chim và thú hoang widelife. Phải trả số tiền nhỏ để mua vé vào cổng. Nơi đây thấy có xe chạy ra vào. Xe chúng tôi chạy vào con đường nhựa, phía bên phải là rừng cây chằng chịt lá xanh um, bên trái như đồng ruộng có nước, khi sâm sấp mặt ruộng, khi thấy toàn là nước như sông hay hồ. Đi chừng 20 phút thấy một nhóm cò trắng cả 100 con, đứng 1 chòm trên khoảng đất khô ráo bên tay trái. Thinh thoảng có con pelican,

 

 3

 

to gấp 5 lần con cò bay lên đáp xuống và bầy vịt trời. Hồng hạc năm bảy con lạc loài bên nhóm cò trắng... Bên tay phải thỉnh thoảng thấy vài con chim mỏ vàng lông xanh và vài con chim lạ đậu trên cành. Mấy con kỳ đà nằm bên vệ đường, thản nhiên nhìn xe qua lại... Tuy thế cũng có vài người xe đậu bên đường ngắm nghía chụp ảnh... Cũng có vài tấm bảng nhỏ ở vệ đường ghi: “không nên cho thú hoang ăn

 

Xe chạy khoảng 40 phút không thấy thú lạ, chúng tôi quay xe trở về visitor center lấy bản đồ vào thăm hải đăng Sanibel. Không biết tour guide đưa khách đi đường nào để thấy nhiều chim, thú hơn. Theo tài liêu visitor center khu hoang dã có hơn 200 loài chim và nhiều dã thú.

 

Hải Đăng và Bãi Biển Sanibel:

 

4Cho xe vào bãi đậu chúng tôi đi bộ trên đường trải nhựa chừng 15 phút thấy hải đăng xưa cũ cao 98 feet (30m), xây năm 1884, nằm về phía đông đảo Sanibel và vài kiến trúc nho nhỏ khác chung quanh. Hải đăng được thắp sáng lần đầu tháng 8 năm 1884, đến năm 1949 đèn được cháy tự động (theo bách khoa toàn thư) Từ hải đăng đi 5-7 phút là đến bãi biển. Nơi đây vỏ sò nhiều vô số nhưng phần lớn bị bể. Con nào còn nguyên thì bé quá không đáng kể. Có 2 phụ nữ trung niên da trắng, sách cái sô nhựa, lom khom nhặt vỏ sò.

 

Chúng tôi đi khoảng 10 phút dọc theo bãi biển thấy toàn vỏ sò, nhiều loại, phần lớn bể nát. Chúng bị sóng dạt vào bờ nằm chung nhau. Bề rộng đám vỏ sò có nơi rộng cả mét bề ngang, không biết bề dài bao nhiêu. Gần bờ nhiều vỏ sò hơn phía có nước biển. Tạo hóa nhiệm mầu, biển Siesta Key 1 vỏ sò cũng không thấy, biển Sanibel thì nhiều vô kể...

  

Sanibel City Pier:     

 

5Chúng tôi đến cầu tàu Sanibel City pier. Nơi đây đông người, trên cầu và dưới bãi cát. Bãi biển có vỏ sò nằm đó đây rải rác, không nhiều lắm. Nhiều vỏ còn nguyên không bị bể.

 

Dân đi tắm biển hay ngồi trên ghế xếp dưới những cây dù to nhiều màu sắc, ngắm trời mây... Cầu Sanibel bằng gỗ chạy dài từ bờ ra biển khá xa. Có hai nhà gỗ nhỏ và băng gỗ trên cầu cho khách giải lao và nghỉ chân. Nhiều người câu cá nơi đây. Có người câu được cá khá to, mừng lắm, người ta xúm lại xem nhưng ông ấy gở câu và... thả cá xuống biển. Người ta cũng ra gần cuối cây cầu để xem dolphin. Tôi thấy mấy đuôi cá to nhô lên khỏi mặt nước nhưng không thấy nguyên con cá...

 

Thưa quý độc giả tôi định cư Hoa Kỳ hơn 40 năm có đi đến một số bãi biển nhưng chưa thấy nơi nào có vỏ sò, vỏ ốc nhiều và đẹp như ở Sanibel. Bãi biển Siesta rộng, sạch, cát trắng mịn màng. Dĩ nhiên dân Hoa Kỳ hay người đia phương không lạ gì các nơi này.

 

Xin chia sẻ những điều nghe thấy với quý đôc giả chưa có cơ hội thăm viếng các bãi biển Florida chút khái niệm chuyến đi “cỡi ngưa xem hoa” vùng đất ấm tình nồng. Ước mong quý vị có thể giải trí trong chốc lát. Hy vọng dich cúm sớm bị diệt trừ cho mọi nguời an tâm khi thăm viếng gia đình, họp mặt đông người, mua sắm...

 

 

Ngọc Hạnh

Ý kiến bạn đọc
05/06/202314:35:55
Khách
Sau Hawaii, biển Florida là thiên đuờng hạ giới và vật giá phải chăng. Chánh phủ tiểu bang và thành phố Florida biết cách thu hút du khách bằng cách giữ bãi biển sạch sẽ, xây dựng nhiều toilet, và nhà tắm nuớc ngọt miễn phí để du khách tận huởng thiên nhiên. Các nuớc khác không thể sánh kịp Mỹ vì thiếu toilet và nơi tắm nuớc ngọt miễn phí. Ở VN thì các khách sạn nhà hàng bãi biển tháo nuớc thải (sewage) thẳng vào biển nên bãi biển bị hôi thối và nhiễm độc. Có nơi như vịnh Hạ Long đầy rác bao nylon trôi trên biển. Nếu VN muốn thu hút du khách thì nên bắt chuớc Mỹ giữ bãi biển sạch sẽ, không cho nuớc thải đổ vào biển và làm thật nhiều nhà tắm và toilet công cộng miễn phí vì du khách tiêu xài và đã đóng thuế cho chánh quyền địa phuơng khi họ đến chơi.
01/06/202318:51:14
Khách
Được đọc những đoản văn [Đông/Tây/Nam/Bắc]* Du Ký của tác giả, phải thầm thán phục trí nhớ quá tốt của tác giả ở vào số tuổi này. Ước gì người đọc được trời ban cho bộ gene hoặc nắm được bí quyết nhớ lâu giống như của tác giả thì sung sướng không bút mực nào tả xiết niềm vui đó.

Cám ơn tác giả nhiều cho những bài viết về những chuyến "cỡi ngựa xem hoa" tuy tỉ mỉ nhưng đầy thú vị.

* Nếu người đọc nhớ đúng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,083
Con Kelly khá nhỏ nhắn xinh xắn, da trắng, nét mặt người Âu. Nó rất khác với những đồng hương của nó, bọn họ thì to bè bự xương, da ngăm đen, nét mặt thô. Có lẽ tổ tiên nhà con Kelly lai hoặc là di cư từ Tây Ban Nha. Những lúc ăn trưa hay những lúc tụ tập đùa giỡn, con Kelly kể chuyện nó vượt biên từ Honduras qua Mexico và rồi theo đường dây nhập cư lậu để vào Cali và sau đó thì sang thành Ất Lăng này. Nó vào hãng này cũng được năm năm rồi, công việc ở xưởng Debug không nặng, chuyên gắn các bộ phận máy điện toán như Hard drive, Memory, Motherboard… Tuy nhiên hai ngón tay cái và cổ tay thì đau nhiều vì phải nhấn và sử dụng nhiều, với lại thời gian kéo dài mười tiếng một ngày. Hôm nó xỉu vì mệt và có thể nó bỏ bữa ăn sáng.
Đôi lúc mẹ có cảm tưởng con gái bây giờ là mẹ của mẹ. Con học cao hiểu rộng luôn chỉ huy mẹ chuyện này điều kia, những chuyện mẹ kể ngày xưa con bác ra không cần nghe. Giọng nói con từ từ oai phong và mang âm điệu ra lệnh, mẹ chỉ biết tuân hành và không cần thắc mắc.
Hễ má gọi Tí là “mày” là Tí biết má đang hổng dzui nên Tí không dám hé miệng thắc mắc nữa. Mà thực ra, trong lớp học, trong xóm khu apartments này đâu phải đứa nào cũng có ba, như chị em con Cẩm thằng Tú con của cô Xuyến bạn của má, họ cũng chỉ có ba mẹ con sống với nhau đấy thôi. Một buổi tối, Tí đang chơi các đồ chơi một mình, rồi như nhớ ra điều gì
Chuyện xảy ra cách đây 8 năm, khi đó tiệm Nails của tôi vẫn còn hoạt động, và tôi còn sống ở Augusta. Thành phố Augusta không lớn lắm, nhưng được nhiều người biết đến, vì nơi đó có Master week. Hằng năm, vào đầu tháng tư, từ khắp nơi trên thế giới, các danh thủ golf sẽ đến đây tranh tài để giành danh hiệu Master. Và đây cũng là dịp để mọi người từ các nước đến tham dự. Không phải nói, ai cũng biết Augusta rất tấp nập vào dịp này. Bình thường, tiệm tôi đã đông vào những ngày cuối tuần. Nhưng thứ bảy của tuần lễ Master, thì đông đến… mệt không nghỉ. Cuối ngày, khi tôi vừa với tay định tắt bảng “open”, thì ba người khách bước vào.
Bố mẹ tôi là một đôi đũa lệch, không phải ở bề ngoài. Bởi vì bố mẹ tôi rất đẹp người, bố cao ráo đẹp trai, mẹ xinh như người mẫu. Nhưng anh em tôi, sau lưng vẫn gọi bố mẹ tôi là đôi đũa lệch. Khi có quá nhiều xung đột, người ta thường chia tay nhau mỗi người một ngả, tan đàn xẻ nghé, mặc cho con cái lêu bêu. Nhưng bố mẹ tôi thì không bao giờ nói đến chuyện ly dị, hai ông bà vẫn ở với nhau gần 60 năm, dù có nhiều lệch lạc.
Sui gia là mối quan hệ đặc biệt từ chỗ không quen biết nhau rồi thì kết thông gia, đi đến chỗ tương kính và thân thiết như người trong một gia đình. Đây là nét đẹp văn hóa và phong tục của người Việt mà người Mỹ không có. Riêng tôi, có lẽ vì không có duyên nên anh sui thì có mà cũng như không. Ngược lại, tôi lại có duyên với chị sui. Phải nói ngay để tránh hiểu lầm : Duyên ở đây không phải là duyên nợ theo quan niệm thông thường mà là duyên nợ văn chương.
Năm mươi năm là quãng thời gian không đáng kể trong vũ trụ tính tỷ tỷ năm, nhưng là nửa đời người, là ba thế hệ: Thế hệ tham chiến, thế hệ chạy giặc, thế hệ bỏ nước ra đi để làm giàu. Có lẽ nhìn lại từng góc quán một lần để tưởng niệm những bậc cha chú, đàn anh đã ngồi và trò chuyện với đời sau để chúng tôi hiểu biết hơn về chiến tranh ở quê nhà.
Tác giả tên thật Trần Hương Thủy hiện sống tại South Carolina. Lần đầu tham dự chương trình VVNM với bài viết “Ngày qua giông bão". Bà đã từng cộng tác với nhiều tờ báo tại hải ngoại. Sau đây là câu chuyện tác giả gởi cho VVNM ngày 30 tháng 4 với ghi chú: “Câu chuyện bắt đầu từ những ngày của tháng 4/1975 , nhưng nỗi đau vẫn còn lại mãi..."
Tháng Tư đây là Tháng Tư Đen 1975 khi Miền Nam Việt Nam bị “trời sập”! Lúc ấy, tôi mới 9 tuổi nhưng những ký ức vẫn còn đậm trong trí óc dù gần 50 năm đã trôi qua. Trong khi gia đình bác ruột và chú ruột tôi chạy ra Bến Bạch Đằng xuống tàu Trường Xuân thì gia đình tôi lại chạy loạn trong thành phố. Vì nhà tôi gần cửa ngõ sân bay, xung quanh là các căn cứ quân sự, công xưởng của VNCH và kế bên vùng “xôi đậu” An Phú Đông, nên phải kéo nhau vào Ngã Bảy, chung cư Ngô Gia Tự, tá túc nhà người quen. Tưởng đâu sẽ an toàn hơn, nhưng ban đêm khi lũ trẻ chúng tôi nằm chồng chất bên chiếc giường trong nhà thì người lớn ngồi ngoài hiên, đếm từng đóm hoả châu rơi, vọng tiếng đại bác hoặc hoặc tiếng súng lẻ loi, chả biết của “bên nào”.
Nghĩ đi nghĩ lại sao mấy năm nay đi lấy máu kiểm tra sức khỏe hàng năm mà chẳng phát hiện ra bệnh ung thư? Nếu không vì cú té làm bị gãy xương không biết Hoàng vẫn khỏe mạnh, ăn ngon miệng, làm vườn, xúc tuyết hùng hục như trâu không? Có lẽ lâu nay tế bào ung thư nằm phục sẵn chờ xương bị tổn thương là nhào vô tấn công mà cũng có thể là đến thời kỳ bịnh ung thư phát tán và cú té chỉ là chuyện xảy ra trùng hợp? Sau này Hoàng vào Mayo Clinic thay tủy sống mới biết đa số bệnh nhân đa u tủy đều bị té gãy xương trước rồi càng ngày càng rạn gãy thêm mới khám phá ra. Nhưng cũng vì cú té đó mà chụp MRI chỉ thấy nứt 2 đốt xương làm cả bác sĩ lẫn bệnh nhân cứ nghĩ là do bị loãng xương mà phí thời gian điều trị, tà tà mấy tháng trời để tụi ung thư hoành hành phá thêm mấy cái xương tội nghiệp!
Nhạc sĩ Cung Tiến