Hôm nay,  

Xuân Florida, Tuyệt Vời

26/05/201500:00:00(Xem: 8170)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 3526-16-29926vb3052615

Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010 và mới đây, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây là ký sự xuân về Florida.

* * *

blank
Tác giả và bà xã dưới gốc dừa.

Điệu nhạc du dương từ cái phone tay trổi lên, phía bên kia là giọng nói dịu dàng nhưng không kém phần kiên quyết của cô em gái tôi. Cô mời chúng tôi xuống thành phố W. Palm Beach, Fl đổi gió vì nơi chúng tôi định cư, thành phố Greenville, SC đang lạnh tuy rằng đã vào mùa Xuân.

Cách đây ba năm vào năm 2012 chúng tôi cũng đã ghé thăm cô, chú rồi nhung năm đó tôi đến vào tháng 8 để mong đuọc thưởng thức cây trái mang hương vị quê hương cho bớt nỗi nhớ quê nhà nhưng rút cục chỉ có bà xã tôi là có dịp may khi cùng gia đình đứa con gái đi thăm mấy vườn trồng đủ loại trái cây như ở Việt Nam ta nào là mãng cầu,xoài, ổi, nhãn, mít v… và v…Còn tôi và vợ chồng chú em từ Pháp qua lại cùng nhau được anh T.,bạn cùng Trường Sinh Ngữ Quân Đội, chạy xe tới nhà cô em tôi đón và mời đi ăn và ghé thăm tổ âm của anh và chị. Năm 2012 anh T. còn khỏe tuy rằng anh đi đâu cũng phải mang theo bình oxy để thở nhưng anh vẫn lái xe được và đó là niềm vui của anh khi lái xe đưa bạn bè đi ăn, đi vãn cảnh đẹp nơi Tiểu bang đầy ánh nắng ấm mặt trời này.

Năm nay anh T. yếu nhiều hơn chúng tôi tìm nhà anh T. mãi mà sao không thấy điều này do lỗi của tôi vì chưa đi hết con đường chính tôi đã kêu lên oai oái là lạc rồi khiến cho chú em tôi lúng túng vì cả tin vào lời nói của tôi nên đã đổi hướng và chúng tôi bị lạc đường thật.Cuối cùng chúng tôi phải stop một chiếc xe truck chạy ngang qua và nhờ ông ta chỉ dẫn. Ông này làm về xây dựng vì đằng sau chiếc xe là một cái thang dính đầy sơn hay vôi gì đó màu trắng. Rất nhã nhặn và chân tình ông ta lắng nghe và mở GPS ra cho dữ kiện vào máy sau đó ông ta nói cứ chạy theo xe của ông ta, ông sẽ dẫn tụi tôi đến tận nơi. Chỉ ít phút sau thì chúng tôi đã đến trước nhà anh T.

Hồi còn ở trong cái “thiên đường mù” mỗi lần tôi đạp xe đi làm hễ có dịp thuận tiện là tôi lại ghé cái quán cóc của chị T. ngay trước nhà để giúp chị có thêm một người khách. Gia đình chúng tôi và gia đình chị cũng đều phải vất vả với cuộc sống sau khi anh T. và tôi cùng ra khỏi nhà tù sau những năm gọi là “cải tạo.” Bạn bè xưa luôn luôn dành sẵn cho nhau những cảm tình xâu đậm, qua ánh mắt nồng ấm của anh chị T hình như tôi thấy được điều đó.

Đến đây tôi xin lạc đề một chút để nói về cái văn hóa giúp đỡ của người Mỹ một lần nữa.(Xin mời đọc ba bài “Hành Trình Về Phương Đông I, II và III trên Vietbao online)Cái văn hóa giúp đỡ người cần giúp hình như đã ăn xâu vào tiềm thức của người Mỹ rồi vì ở bất cứ đâu và bất cứ ở nơi nào cần là có sự hiện diện của người Mỹ, nếu không là của chính phủ Mỹ thì cũng cùa các hội đoàn hay cá nhân người Mỹ.

Khi tới nhà anh T. chúng tôi chưa kịp nói lời cám ơn thì ông Mỹ tốt bụng này đã trở đầu xe và đi liền cho kịp giờ làm việc. Thế đấy đây là văn hóa giúp người của người Mỹ. Cái văn hóa này là do một nền giáo dục tốt tạo nên từ thế hệ này qua thế hệ khác hình như đó là đặc trưng của văn hóa Mỹ.

Anh T. là người hiếu khách.Năm nay anh không còn phong độ như ba năm trước tuy anh vẫn minh mẫn. Anh nhất định mời chúng tôi ở lại vì anh cho biết bà xã anh đang trên đường về nhà.Anh còn bật mí là bà xã đã mua đồ ăn rồi và lưu chúng tôi ở lại dùng bữa trưa với anh. Ít phút sau chị về tới tay xách tay mang. Tuy đã yếu nhưng anh T. vẫn có phong cách phong lưu như thuở nào. Bữa ăn trưa tuy giản dị nhưng thật vui, anh T. mời chúng tôi cùng nhau chạm ly rượu vang với anh. Qua ánh mắt và nụ cười hình như anh T. rất xúc động khi thấy bạn cũ từ xa đến thăm.Chị T. thật là người nội tướng tuyệt vời qua cách chăm sóc cử chỉ dịu dàng đối với anh T. Chị cũng không quên tặng cô em tôi hai cây mai thuộc loại quý, hiếm trước khi chúng tôi ra về.

Ra về rồi tôi vẫn còn bâng khuâng, bàng hoàng vì cái lẽ vô thường của cuộc đời vì với tuổi đời trên bảy bó khi đi ngủ cái vô thường đến hồi nào mình không hay.Thế là giã từ bạn bè anh em bà con mà mình không biết trước nên theo tôi nghĩ mình cứ chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng ra đi mà không trở lại. Ôi cuộc đời mới ngày nào còn xanh màu tóc với bao nhiêu ước mơ, nỗi niềm không trọn vẹn!

blank
Và ngon ngon, tuyệt vời.

Hôm sau chúng tôi đi chơi về hướng Fort Laudadale tại khu siêu thị có một hàng cờ bay phất phới trong đó có lá cờ thân yêu: cờ của nước Việt Nam Cộng Hòa như nhắc nhở Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn đó với những giá trị truyền thống mà chế độ CS vô nhân không tài nào so sánh được. Cờ VNCH

Cô em tôi liền đưa Ipad chụp cho tôi mấy tấm hình để làm kỷ niệm. Ở một nơi xa nửa vòng trái đất cờ VNCH vẫn ngạo nghễ tung bay mặc dù sau cái ngày bị CS Bắc Việt tay sai Tàu khựa xâm lăng đáng nguyền rủa đó, lá cờ đã bị vùi dập dưới chế độ baọ tàn CS nhưng sau này lá cờ sẽ lại tung bay trở lại trên quê hương dấu yêu trong một ngày hẳn là không xa vì chế độ độc tài nào mà không được lòng dân đều phải sụp đổ vì đó là điều tất yếu của lịch sử.

Bây giờ là mùa Xuân ở Tiểu Bang Florida, Tiểu Bang được mệnh danh là Tiểu Bang Đầy Nắng Ấm Mặt Trời(The sunshine state.)Khi đi vãn cảnh tôi không khỏi ngạc nhiên và thích thú khi bắt gặp một cây hoa vàng mà theo tôi thì cây hoa này có lẽ đẹp hơn cả hoa mai nữa. Chồng của cô em tôi tôi không quên dùng Ipad để chụp cho tôi mấy tấm hình cây hoa vàng này mà tôi không biết tên.

Tiểu Bang Cali cũng được mệnh danh là Tiểu Bang Đầy Nắng Ấm Mặt Trời thế nhưng cái nóng của Cali lại là cái nóng khô còn cái nóng của Florida là cái nóng ẩm, hầm hập y như cái nóng của Saigon. Một điều nữa là khi đi dạo dọc bờ biển ở đây luôn luôn có làn gió mát từ ngoài biển thổi vào khiến người đi dạo cảm thấy thật thú vị.

Cũng phải nói rằng nước Mỹ là nước của sự thay đổi hầu như hàng ngày. Trước đây phi trường Fort Laudadale chỉ là một phi trường nhỏ dành cho phi cơ nội địa bây giờ nơi đây đã trở thành phi trường quốc tế với những chuyến bay đi và đến có lẽ không thua gì phi trường Los Angeles hay phi trường Chicago hay Atlanta.

Có lẽ điều thú vị nhất trong chuyến đổi gió này là chúng tôi được thưởng thức dòng nước dừa ngọt lịm từ những trái dừa Xiêm vàng óng khi chú em rể qua nhà hàng xóm ngỏ ý muốn xin vài trái thì chủ nhân chẳng ngại ngần gì mà không ok cái một. Dọc đường quanh khu nhà chú em rể của tôi đi tới đâu tôi cũng thấy những hàng dừa cao vút với những buồng dừa trĩu quả. Trước khi đi hái dừa chú em rể của tôi mang theo một cây xào “hiện đại” làm bằng hai ống như ống nước có lẽ bằng nhôm vì đã sơn phía bên ngoài. Ống phía bên ngoài to hơn ống phía bên trong. Khi kéo ống phía bên trong ra hết cỡ thì cái xào, gồm cái ống to và nhỏ, vừa đủ chiều dài để với tới buồng dừa trên cao.

Đầu cái ống nhỏ có gắn một con dao cong có răng như cái liềm để cắt cỏ. Cái lưỡi liềm này có một sợi dây xuyên qua một cái lỗ và cái dây này kéo dài xuống tận tay người cầm xào. Khi cái ống bên trong đã kéo ra hết chiều dài thì phải xiết con ốc của cái niềng bằng sắt bao quanh cái ống nhỏ cho thật chặt để giữ cho cái ống bên ngoài và cái ống bên trong thành một cái xào thẳng tắp. Người hái dừa sẽ máng cái lưỡi liềm vào cuống của trái dừa và nắm cái dây giật thật mạnh 2 hay 3 cái là cái cuống trái dừa sẽ bị đứt. Công việc hái dừa thật là nhẹ nhàng.

Cây xào tiện dụng này làm tôi nhớ chuyện trái dừa ở quê nhà. Năm 1973 tôi về Vĩnh Long chơi thăm bà chị góa. Chồng chị bị CS phục kích chết và được truy thăng Thiếu Tá. Chị ở vậy nuôi con cho tới bây giờ. Tôi ghé thăm bà hàng xóm của chị tôi thì được bà tặng cho hái trái dừa Xiêm để tôi mang về trồng vì tôi khoe với bà ấy là phía sau căn nhà tôi ở có miếng đất trống. Sau 1975, trước hôm đi gọi là “học tập cải tạo” bà xã tôi hỏi chừng nào tôi về, tôi nhớ cây dừa vừa trồng, trả lời đại cho bả yên tâm là 5 năm sau tôi sẽ về khi dừa có trái (vì bả là người miền Nam bả chẳng hiểu gì về CS cả)

Năm năm sau cây dừa có trái thiệt nhưng cả nước đói dài dài vì “Đảng và Nhà Nước ta” cứ nhất định bắt toàn dân ăn bo bo để tiến lên Xã Nghĩa. Bà xã tôi và mấy nhỏ nhờ có hai cây dừa ra đầy trái nên khi kẹt tiền lại thuê mấy em nhỏ trong xóm trèo lên cây dừa bẻ nguyên buồng dừa đi bán lấy tiền mua bo bo mà tiến lên “xã nghĩa” thay vì là cây xào bẻ dừa thì bà xã tôi phải dùng “xào người.”

Vậy là xào người ngon hơn xào hiện đại vì xào người bẻ được nguyên buồng dừa còn cây xào hiện đại chỉ bẻ được từng quả!

Trở về hiện tại dưới bóng dừa ở Florida, tuy rằng tháng Tư chưa có những loại trái cây như mãng cầu, ổi, mít, nhãn, chôm chôm như tôi hằng ước ao bấy lâu nay, nhưng nhớ các cụ ta có câu “tùy ngộ nhi an”, tôi cứ tùy theo cảnh ngộ hiện tại mà thưởng thức nước dừa tươi, mát 100% vừa từ cây dừa hái xuống mà cùi dừa lại non, thơm, ngọt. Thật là tuyệt vời biết bao!

Có lẽ đây là Thiên Đàng hay Niết Bàn rồi. Tôi chẳng phải kiếm đâu xa!

Khi cô C., em họ tôi, hỏi tôi chuyến đi Florida có ngon không tôi chỉ trả lời có hai tiếng mà tôi nghĩ là đủ đó là “Tuyệt vời”

Xuân 2015

Sao Nam Trần ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
07/06/201523:07:56
Khách
Cám ơn Bạn để kỳ sau vậy.Chúc Bạn sức khỏe.Mến
01/06/201522:12:09
Khách
Tháng tư ở FL có vú sữa, có sapoche và vải đấu mùa, sao tác giả không thưởng thức được uổng hén...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,317,731
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.