Hôm nay,  

Thăm Viếng Florida

31/05/202315:00:00(Xem: 3061)

 

 Ngọc Hạnh

 

Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới về chuyến thăm viếng Florida năm nay của tác giả.                                                                                                                                                                                                                                                                                                             

 

*

 

Năm nay vùng Hoa thinh Đốn mãi đến đầu tháng giêng mới có trận tuyết đầu mùa. Hôm nay là trận tuyết thứ 2, tuy không nhiều như lần đầu nhưng cũng rất lạnh. Ngồi nhà nhìn qua cửa kính đẹp lắm. Hoa tuyết rơi bám lên cành cây, sân cỏ, mái nhà… trắng xóa một màu, cảnh đẹp như trong phim ảnh. Nhìn tuyết lạnh ướt át tôi chợt nhớ những ngày ấm áp ở Florida.

 

Vào tuần lễ đầu tháng 11 năm vừa qua khi Hoa Thinh Đốn bắt đầu se lạnh, lá vàng lá đỏ rơi rụng chỉ còn cành trơ trụi, các con lấy ngày nghỉ, rủ nhau đi Florida. Ai cũng chích vaccine ngừa Covid đủ 3 lần. Vã lại từ Hoa thịnh Đốn đến Florida không xa lắm, chỉ cách nhau 2 giờ bay không ngại phải ngồi lâu một chỗ.

 

Chúng tôi đến Naples trước. Sáng sau khi điểm tâm các cháu cho xe chạy dọc theo bãi biển. Ít người tắm biển, họ chỉ đi bộ trên bãi biển rộng và sạch. Nhà vùng này rất đẹp, phần lớn là biệt thự rộng rãi, hàng rào cây xanh bao quanh, cắt xén gọn gàng mỹ thuật.  Họ có lối đi riêng ra biển, không dùng bãi biển công cộng. Hoa trong sân các kiến trúc này rực rỡ màu sắc, cây lớn bé trong vườn lá xanh tươi trong khi vùng Hoa thịnh Đốn cây rụng lá trơ cành, hoa kiểng phải mang vào nhà. Xe chạy lòng vòng ngang qua Beach Club, Beach Resort, Surf club, Medical Center... Nơi nào cũng đẹp.

 

Tối đến các cháu cho xe đến thị xã (downtown) Naples. Các khách sạn gần downtown to và đep. Tuy còn hơn 2 tuần nữa mới đến lễ Tạ Ơn nhưng phố phường lúc ấy đã trang hoàng hoa đèn rực rỡ cho ngày lễ. Các tiêm buôn hàng hóa bày biện nhiều và sáng trưng, hấp dẫn người mua. Trời ấm, người đi lại nhôn nhịp, chỉ số it mang khẩu trang mà thôi.

 

Naples Pier:  

 

Hôm sau chúng tôi đến Naples Pier, cầu tàu bằng gỗ chạy dài từ bờ biển ra biển. Cầu dài ngoằn, có lan can, có băng gỗ đặt rải rác dọc theo cầu gỗ. Gần cuối cầu có 2 cái nhà nhỏ (cái quán), 1 cái bên phải, 1 cái bên trái cầu, xéo xéo nhau. Cái bên trái bán bánh ngọt, pizza, sandwich, salad,...các loại nước giải khát, cafe... Cái bên phải có những bàn, ghế và băng gỗ để khách nhàn du ngồi nghỉ ngơi, thưởng thức gió biển. Thiên hạ đi lại trên cầu cũng nhiều. Có vài người ngồi trên ghế thấp câu cá. Một số it người tắm, phần lớn đi bộ trên bãi biển cát trắng. Xa xa các chiếc tàu nhỏ lướt trên mặt biển thật nhanh. Water ski? Cũng có người ngồi dưới những dù xanh đỏ, ghế xếp đọc sách hay trò chuyện với nhau. Nắng nhẹ và ấm, khoảng 75-80 độ F.

 

 1

 

Siesta Key Beach:    

 

Hôm sau chúng tôi đến Siesta Key Beach ở Sarasota County, Florida. Trên đường xe chạy chúng tôi thấy nhà thờ, các tiêm bán thức ăn đông khách. Dọc hai bên đường có những hàng cây kiểng xanh tươi, xinh đẹp, trù phú. Bãi đậu xe công cộng nơi bãi biển rộng lắm. Đối diện với bãi đậu xe là khu dân cư khang trang. Bãi đậu xe tuy rộng nhưng xe đậu kín phải loanh quanh một lúc mới tìm được chỗ đậu. Nơi này lịch sự, có nhà vệ sinh, nơi tắm nước ngọt, nhà thông tin (visitor center) to rộng, có nơi cho mướn phao, áo tắm, ghế, dù... Tôi thấy những xe đến sau chúng tôi họ mang theo ghế xếp, dù, xe đạp và thức ăn, người lớn trẻ con đông lắm. Có lẽ họ là người địa phương và thường đến nơi này. Có mấy quầy bán quà kỹ niêm, quần áo, khăn tắm, kiếng mát, kem chống nắng... Cạnh đó có 1 nơi bán thức ăn nhanh và cả thức ăn nóng, nấu tại chỗ theo yêu cầu như mì xào, trứng chiên... nhưng mắc hơn ngoài phố chút it. Người ta đứng xếp hàng chờ mua thức ăn

Bãi biển nơi đây rộng chưa từng thấy, từ bờ đến nước xa tít. Cát trắng và mịn như bột, như đường cát trắng và chắc, đi bộ hay xe chạy không bị lún.

 

Thỉnh thoảng có xe jeep, xe đạp chạy trên bãi biển. Họ mang thực phẩm, dụng cụ cho người cắm trại. Nhìn lên không trung lơ lửng những cái dù màu sắc (parasail) của những người yêu chuộng thể thao. Xa xa có các tàu nhỏ lướt thật nhanh trên mặt nước biển (Water ski ?) Vài cái chòi gát sơn xanh, sơn vàng trên bãi biển gần mực nước cho lifeguard? Một số người tắm biển nhưng không nhiều lắm. Trên bãi biển một nhóm người chăng lưới chơi bóng chuyền, bóng rổ, bày biện ăn uống. Thiên hạ đông ơi là đông, không thấy ai mang khẩu trang. Có lẻ họ nghĩ ”gió biển thổi bay Covid”. Một số phụ nữ mặc y phục bình thường, không phải áo tắm. Họ làm picnic và trải khăn lên cát nằm phơi nắng...

 

Từ sân visitor center ra biển có lối đi bằng gỗ đen (hay plastic màu đen?) bề ngang khoảng hơn 2 thước trải sát mặt cát dài ra gần đến mé nước biển. Cách hai bên lối đi chừng 3, 4 mét hàng trăm con cò đậu thành một nhóm trắng xóa, bay lên đáp xuống. Thỉnh thoảng mới có mươi con vạc mỏ dài cổ cao, to (pelican?) đi lẻ loi trên bãi biển. Có rất nhiều chim nhỏ, chiều dài khỏang độ gang tay, lông trắng hoặc xám, mỏ dài, chân nhỏ khẳng khiu tong teo, vừa đi nhanh nhanh, vừa mổ lia lịa trên cát. Con tôi gọi chúng là sandpiper, không biết có đúng không. Tất cả các loại chim trên bãi biển rất dạn. Có khi mình gần bên, chúng vẫn tỉnh queo, không sợ chi cả. Theo tài liệu phòng thông tin các chim biển khôn và nhanh lắm. Chúng quanh quẩn theo những người cắm trại có mang theo thức ăn. Cầm thức ăn trên tay hoặc để trong giỏ mà không đậy nắp ngó lơ là chúng nhào xuống mổ, ăn cắp rồi bay ra xa. Người ta nói biển này có nhiều rùa, chúng đẻ trứng trên cát nhưng tôi chẳng thấy con nào.

 

Ngoài ra những người tắm biển hay người đi bách bộ có thể đến nhà thông tin ngồi nghỉ và thửơng thức các món ăn vừa mua hoặc mang theo. Nơi đây bàn ghế tiện nghi rộng rãi, gió mát mẻ. Quầy sách báo có nhiều loại miễn phí.

 

Bãi Biển Siesta Tốt Nhất

 

2

           

Theo tài liệu của nhà thông tin bãi biển Siesta tốt hơn các nơi khác, kể cả Bahamas, được xem là 1 trong 10 bãi biển tốt trên thế giới. Cát trắng như bột và mịn, sạch sẽ, nước biển trong, màu xanh đẹp, không có rong rêu trôi từng chùm lên bãi cát như Cancun, sáng sáng công nhân phải đi quét, gom lại để xe đến đem đi nơi khác. Đi bộ chân trần không lún trong cát, êm, mát, thích lắm. Thât tình tôi cũng chưa thấy bãi biển nào rộng, sạch và đẹp như vậy: cát trắng mịn, không vỏ sò hay rác rến, rong biển. Người ta đông lắm, họ ăn uống chơi đùa nhưng có lẻ họ dẹp sạch sẽ trước khi rời bãi biển

 

 

Sanibel Island:

 

Các con đưa tôi đưa đến viếng đảo Sanibel, một trong đảo ở Florida nổi tiếng có nhiều ốc, sò nhất nước. Viện bảo tàng Sanibel có nhiều vỏ sò, ốc to và lạ. Trước kia Sanibel có cá sấu nhưng đã chết năm 2010 vì già và lạnh. Sanibel có nhiều thỏ và rùa...(theo Wikipedia)

 

Từ khách sạn chạy xe cả tiếng mới đảo Sanibel, đi qua cầu dài và đẹp. Sanibel có nhiều tua (tour) hấp dẫn, có nước giải khát và thức ăn nhẹ khi thăm viếng các nơi: tua xem dolphin, cá sấu, cá mập, câu cá, tua nhặt vỏ sò, xem cá, cua, tua xem chim và các thú hoang dã (widelife), tua xem phong cảnh bằng tàu nhỏ (canoe) chạy vòng quanh các đảo, xem mặt trời lặn trên biển... Mỗi tua dài từ vài tiếng đến cả ngày. Chúng tôi đi tự túc xem chim và thú hoang widelife. Phải trả số tiền nhỏ để mua vé vào cổng. Nơi đây thấy có xe chạy ra vào. Xe chúng tôi chạy vào con đường nhựa, phía bên phải là rừng cây chằng chịt lá xanh um, bên trái như đồng ruộng có nước, khi sâm sấp mặt ruộng, khi thấy toàn là nước như sông hay hồ. Đi chừng 20 phút thấy một nhóm cò trắng cả 100 con, đứng 1 chòm trên khoảng đất khô ráo bên tay trái. Thinh thoảng có con pelican,

 

 3

 

to gấp 5 lần con cò bay lên đáp xuống và bầy vịt trời. Hồng hạc năm bảy con lạc loài bên nhóm cò trắng... Bên tay phải thỉnh thoảng thấy vài con chim mỏ vàng lông xanh và vài con chim lạ đậu trên cành. Mấy con kỳ đà nằm bên vệ đường, thản nhiên nhìn xe qua lại... Tuy thế cũng có vài người xe đậu bên đường ngắm nghía chụp ảnh... Cũng có vài tấm bảng nhỏ ở vệ đường ghi: “không nên cho thú hoang ăn

 

Xe chạy khoảng 40 phút không thấy thú lạ, chúng tôi quay xe trở về visitor center lấy bản đồ vào thăm hải đăng Sanibel. Không biết tour guide đưa khách đi đường nào để thấy nhiều chim, thú hơn. Theo tài liêu visitor center khu hoang dã có hơn 200 loài chim và nhiều dã thú.

 

Hải Đăng và Bãi Biển Sanibel:

 

4Cho xe vào bãi đậu chúng tôi đi bộ trên đường trải nhựa chừng 15 phút thấy hải đăng xưa cũ cao 98 feet (30m), xây năm 1884, nằm về phía đông đảo Sanibel và vài kiến trúc nho nhỏ khác chung quanh. Hải đăng được thắp sáng lần đầu tháng 8 năm 1884, đến năm 1949 đèn được cháy tự động (theo bách khoa toàn thư) Từ hải đăng đi 5-7 phút là đến bãi biển. Nơi đây vỏ sò nhiều vô số nhưng phần lớn bị bể. Con nào còn nguyên thì bé quá không đáng kể. Có 2 phụ nữ trung niên da trắng, sách cái sô nhựa, lom khom nhặt vỏ sò.

 

Chúng tôi đi khoảng 10 phút dọc theo bãi biển thấy toàn vỏ sò, nhiều loại, phần lớn bể nát. Chúng bị sóng dạt vào bờ nằm chung nhau. Bề rộng đám vỏ sò có nơi rộng cả mét bề ngang, không biết bề dài bao nhiêu. Gần bờ nhiều vỏ sò hơn phía có nước biển. Tạo hóa nhiệm mầu, biển Siesta Key 1 vỏ sò cũng không thấy, biển Sanibel thì nhiều vô kể...

  

Sanibel City Pier:     

 

5Chúng tôi đến cầu tàu Sanibel City pier. Nơi đây đông người, trên cầu và dưới bãi cát. Bãi biển có vỏ sò nằm đó đây rải rác, không nhiều lắm. Nhiều vỏ còn nguyên không bị bể.

 

Dân đi tắm biển hay ngồi trên ghế xếp dưới những cây dù to nhiều màu sắc, ngắm trời mây... Cầu Sanibel bằng gỗ chạy dài từ bờ ra biển khá xa. Có hai nhà gỗ nhỏ và băng gỗ trên cầu cho khách giải lao và nghỉ chân. Nhiều người câu cá nơi đây. Có người câu được cá khá to, mừng lắm, người ta xúm lại xem nhưng ông ấy gở câu và... thả cá xuống biển. Người ta cũng ra gần cuối cây cầu để xem dolphin. Tôi thấy mấy đuôi cá to nhô lên khỏi mặt nước nhưng không thấy nguyên con cá...

 

Thưa quý độc giả tôi định cư Hoa Kỳ hơn 40 năm có đi đến một số bãi biển nhưng chưa thấy nơi nào có vỏ sò, vỏ ốc nhiều và đẹp như ở Sanibel. Bãi biển Siesta rộng, sạch, cát trắng mịn màng. Dĩ nhiên dân Hoa Kỳ hay người đia phương không lạ gì các nơi này.

 

Xin chia sẻ những điều nghe thấy với quý đôc giả chưa có cơ hội thăm viếng các bãi biển Florida chút khái niệm chuyến đi “cỡi ngưa xem hoa” vùng đất ấm tình nồng. Ước mong quý vị có thể giải trí trong chốc lát. Hy vọng dich cúm sớm bị diệt trừ cho mọi nguời an tâm khi thăm viếng gia đình, họp mặt đông người, mua sắm...

 

 

Ngọc Hạnh

Ý kiến bạn đọc
05/06/202314:35:55
Khách
Sau Hawaii, biển Florida là thiên đuờng hạ giới và vật giá phải chăng. Chánh phủ tiểu bang và thành phố Florida biết cách thu hút du khách bằng cách giữ bãi biển sạch sẽ, xây dựng nhiều toilet, và nhà tắm nuớc ngọt miễn phí để du khách tận huởng thiên nhiên. Các nuớc khác không thể sánh kịp Mỹ vì thiếu toilet và nơi tắm nuớc ngọt miễn phí. Ở VN thì các khách sạn nhà hàng bãi biển tháo nuớc thải (sewage) thẳng vào biển nên bãi biển bị hôi thối và nhiễm độc. Có nơi như vịnh Hạ Long đầy rác bao nylon trôi trên biển. Nếu VN muốn thu hút du khách thì nên bắt chuớc Mỹ giữ bãi biển sạch sẽ, không cho nuớc thải đổ vào biển và làm thật nhiều nhà tắm và toilet công cộng miễn phí vì du khách tiêu xài và đã đóng thuế cho chánh quyền địa phuơng khi họ đến chơi.
01/06/202318:51:14
Khách
Được đọc những đoản văn [Đông/Tây/Nam/Bắc]* Du Ký của tác giả, phải thầm thán phục trí nhớ quá tốt của tác giả ở vào số tuổi này. Ước gì người đọc được trời ban cho bộ gene hoặc nắm được bí quyết nhớ lâu giống như của tác giả thì sung sướng không bút mực nào tả xiết niềm vui đó.

Cám ơn tác giả nhiều cho những bài viết về những chuyến "cỡi ngựa xem hoa" tuy tỉ mỉ nhưng đầy thú vị.

* Nếu người đọc nhớ đúng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,156
Sau vài lần vượt biên thất bại, ông anh thứ năm của tôi đến được Songkhla, Thailand. Trong lá thư gửi về, anh kể chuyến tàu của anh trải qua bao biến cố hãi hùng, cướp bóc, hải tặc, và cuối lá thư, anh nhấn mạnh, một câu mà viết cả chục lần: “Đàn bà con gái đừng bao giờ vượt biên”. Ý của anh là nhắn nhủ tôi đấy, vì chuyến đó tôi đòi đi theo nhưng ba tôi không cho vì lo cho tôi hiểm nguy nơi biển cả.
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 8 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn dương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Một ngày trước mùa lễ Giáng Sinh, mẹ tôi gọi điện thoại cho tôi. Trong đường dây điện thoại tôi nghe bà khóc. Vừa khóc bà vừa kể chuyện thằng Út bỏ học. Bà nói cả nhà chúng tôi ai cũng khuyên bảo to nhỏ với nó, nhưng nó không nghe. Nhà chỉ còn mình tôi là chưa khuyên răn nó. Mẹ tôi nói: "Con gần tuổi với nó nhất, biết đâu con khuyên răn được nó đi học trở lại." Tôi lặng người nghe mẹ kể mà không biết an ủi mẹ như thế nào. Tôi nói với mẹ cuối tuần này, anh Đức, một người bạn của tôi về thăm nhà tôi sẽ quá giang nhờ xe để thăm nhà và nói chuyện với Út để coi sao. Tôi nói bà hãy yên tâm. Tôi hy vọng rằng sẽ khuyên bảo được Út trở lại trường để học.
Mấy hôm nay trời vẫn có nắng tuy khí hậu rất lạnh. Tôi hồi hộp nhìn những bông mai vàng của Mỹ đang nở sớm, hoa hồng vẫn còn ra nhiều búp, hoa giấy mọc xum xoe tươi đỏ, hoa chuối may mắn còn một nụ đang nở. Tay run run nâng niu những đóa hoa thầm cám ơn chúng vẫn chưa tàn trong thời tiết giá đông.
Năm nào cũng thế, trước Tết tôi thường dạo vài vòng trên các con đường quanh phố Bolsa, khu thương mại của người Việt, để được hưởng sớm không khí Tết và để lòng thấy thêm yêu đời. Hình ảnh, cảnh vật Tết ngày xưa được tái hiện lại làm cho cảnh phố phường trở nên thật đặc biệt. Nhìn xem cảnh vật và mọi người chuẩn bị đón Tết, lòng tôi bỗng lâng lâng một cảm xúc rộn ràng xen lẫn với cảm giác vui sướng như khi còn ấu thơ được hưởng ba ngày Tết tại quê nhà.
Cách nay mấy tuần, tôi đến thăm một người bạn thân đang ở trong nhà dưỡng lão Elmwood House ở Quận Arlington. Cái khung cảnh ấy khiến tôi suy nghĩ về cuộc đời và thân phận tuổi già. Ra khỏi thang máy tầng lầu 2, trước mặt là một phòng rộng, bày biện mấy bộ salon, năm ba chiếc bàn vuông, bàn tròn sắp xếp gọn gàng; bên phải, bên trái là hai dãy hành lang dẫn vào các phòng ngủ – hun hút, im lìm. Năm bảy cụ quây quần trong phòng giải trí này chuyện trò, đánh cờ tướng, xoa mạt chược, chơi tứ sắc hay bài Tây. Bỗng tôi trông thấy ông Phan đang ngồi đánh cờ tướng với ông cụ cùng trạc tuổi ở chiếc bàn gần cửa. Một chút ngỡ ngàng, tôi tự hỏi: “chẳng lẽ ông ta cũng vào nhà dưỡng lão?” Hỏi thế, bởi vì ông Phan có đến bốn đứa con học hành thành đạt, đứa nào cũng có nhà cửa khang trang, tưởng chừng về già ông ta sẽ có cuộc sống hạnh phúc sum vầy bên con cháu. Nhưng cuộc đời nào ai biết chắc tuơng lai?
Cái gì? Trại hè Niềm Tin 10 hả? Trời đất quỷ thần ơi, mới ngày nào còn là trại Niềm Tin 1 mà bây giờ đã trại Niềm Tin 10 rồi sao? Thời gian đi nhanh khủng khiếp. Tôi vẫn còn nhớ….
Tác giả là Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Hiện tại bà đã về hưu, vui thú điền viên. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thượng Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Bài viết mới của tg về câu chuyện muôn thuở: "Tình".
Ông Ronnie năm mươi bảy tuổi, Mỹ đen nhưng nhỏ con cũng xêm xêm Steven, đã thế mắt lại hơi xếch, tóc nối và thắt thành cái bím dài giống hệt mấy anh thổ dân da đỏ, lại giống đuôi sam mấy anh ba Tàu. Ông Ronnie có trách nhiệm giao và nhận hàng đến đi, hổng biết sao ổng lại nhanh nhạy như những tay thám thính, hễ trong hãng có động tịnh gì là ổng biết sớm nhất, ai còn ai bị ra đi, ai lên hương, ai xuống chó, phúc lợi thế nào… Ổng biêt hết ráo và luôn mách cho Steven, dĩ nhiên là lúc nào cũng kèm theo câu căn vặn:” Im miệng đấy nhé! Tao chỉ cho mày biết thôi đấy!”
Lúc nhỏ tôi rất kỵ cái kiểu người ta hay nói “ngồi lê đôi mách”. Thường bạn bè đi đâu chơi chung, những khi đùa giỡn hay chuyện trò, tôi luôn bị rơi vào khoảng không, khó tiếp nhận niềm vui đang có mà tâm tư đi tìm điều gì xa vắng, rồi lại sống với hình ảnh khác bằng tưởng tượng, thêu dệt mây trời với hoa thơm cỏ lạ, dù bạn bè trước mắt rất dễ thương tốt bụng thường lo lắng khi thấy tôi không cười nói và buồn bã.
Nhạc sĩ Cung Tiến