Hôm nay,  

Vĩnh Biệt Sacha

19/05/202300:00:00(Xem: 3682)

Sacha
Cô cún Sacha của chúng tôi, ngày còn vui chơi, tung tăng đi dạo đường hoa vàng.

 

Nguyễn Văn Tới - Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018 và giải vinh danh Tác Phẩm 2019 và giải vinh danh tác giả, tác phẩm 2021. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ông định cư tại Mỹ từ 1990, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Đây là bài mới nhất của Ông kể về tình yêu thương giữa con người và thú nuôi trong nhà.

*  
 
Loài chó là một tạo vật tuyệt vời Thượng Đế đã ban cho con người, nó có một đức tính mà tự cổ chí kim, ai cũng nhận ra là sự trung thành tuyệt đối. Câu chuyện con chó Hachiko ở Nhật Bản đã làm rung động biết bao con tim trên thế giới. Trong 9 năm liền, ngày nào nó cũng đến nhà ga xe lửa nằm chờ chủ nó đi làm về, nhưng ông đã không bao giờ trở về nhà vì cơn đau tim đột ngột, ông chết tại sở làm. Ngày nào cũng vậy, dù mưa rơi, tuyết đổ, hay nắng hè oi bức, Hachiko vẫn kiên nhẫn chờ đợi chủ cho đến khi nó gục chết vì kiệt sức ở sân ga. Người Nhật đã tạc tượng con chó Hachiko như là biểu tượng của sự trung thành.

Trong xã hội ngày nay, chúng ta có thêm nhiều loại chó được huấn luyện dể giúp ích cho nhân loại như chó dẫn đường cho người mù (guide dogs), chó quân khuyển đánh hơi các loại chất cấm, bom mìn … (detection or sniffing dogs) mà cảnh sát hay quân đội thường dùng, và một loại chó mà chúng ta ai cũng yêu mến là chó dùng để xoa dịu bệnh nhân bị những biến chứng về tâm thần được gọi là chó trị liệu (therapy dogs). Như vậy chúng ta có thể thấy được chó là con vật hữu ích nhất trong những con vật được nuôi trong nhà.

Gia đình tôi sống trong một thành phố nhỏ đìu hiu ở tiểu bang Arizona, rất xa cộng đồng người Việt nên bạn bè cũng ngại đến thăm, vì thế, tôi tìm mua cô cún Sacha về nuôi để có thêm một người bạn 4 chân dễ thương, trung thành, và chia sẻ buồn vui trong nhà. Chúng tôi có 2 đứa con, nay có thêm Sacha, đứa con thứ 3, là thành viên không thể thiếu trong nhà. Chúng tôi vui, nó vui; chúng tôi buồn, nó cũng u sầu.  Mỗi khi đi làm về, nó chạy ra đón, vẫy đuôi mừng rỡ, quấn quýt quanh chân mình khiến quên đi bao phiền nhiễu ở chỗ làm.

Sacha rất tinh khôn và lúc nào cũng dư thừa năng lượng, nó có thể đọc được nét biểu cảm trên mặt từng người trong nhà và cảm thông mỗi khi chúng tôi vui hoặc buồn. Khi tôi buồn bực, nó sán lại gần, nằm kế bên, dụi đầu vào lòng cho đến khi nhìn thấy nét mặt tôi tươi lên, nó mới bỏ đi. Trong nhà có tin vui, nó cũng cảm nhận được niềm hạnh phúc, nó chạy lăng quăng từ chân người này đến người kia với đôi chân thoăn thoắt vui tươi. Mỗi lần tới giờ ăn, đôi mắt nó sáng lên mừng rỡ và nhẩy nhót không biết mệt, rồi chạy lại cái tô đồ ăn của vợ tôi đặt trước mặt nó. Cứ như thế, Sacha dần dần chiếm lĩnh trái tim và nhẹ đi vào tâm hồn chúng tôi từng ngày, từng giờ một cách tự nhiên như ánh sáng cần bóng tối để ban ngày hiện hữu và ban đêm ngự trị.
Con cái còn có lúc làm cha mẹ buồn lòng nhưng Sacha thì chưa bao giờ. Có bữa, cô ta không khỏe, lỡ làm bậy trong một góc nhà, trên sàn gỗ mới tinh thợ vừa làm xong; giận quá, tôi kêu nó đến, đầu nó cúi gằm, đôi mắt cụp xuống vẻ ăn năn làm lòng tôi mềm lại không nỡ la mắng nó. Dầu sao cũng phải daỵ cho nó hiểu. Tôi kéo nó đến gần “hiện trường”, dí mõm nó xuống, lớn tiếng mắng “no, no, and no”. Từ đó về sau, Sacha không bao giờ tái phạm nữa.
Vợ tôi và đứa con gái chăm sóc Sacha từng chút một, mua cho nó những bộ quần áo thật xinh, sắm sửa giường nệm mùa đông để giữ cho nàng ấm áp. Thằng con trai lo tắm rửa và đánh răng, đưa nó đi bác sĩ thú y theo định kỳ. Tôi hay đưa nó đi xén lông, hớt tóc 3 tháng một lần vì Sacha là giống Yorkie, lông xù và dài ra rất mau, nhưng đặc biệt lông không bao giờ rụng. Bản thân tôi chẳng bao giờ tốn một xu hớt tóc cho mấy cô thợ cạo vì chẳng còn… tóc để cắt; nhưng riêng Sacha, mỗi năm tôi phải trả vài trăm để làm đẹp cho cô nàng. Mỗi lần từ “thẩm mỹ viện” về, cô nàng đeo cái nơ đỏ hồng, tóc tai chải mượt mà, người thơm phức, rất đáng yêu.

Tôi thường hay dẫn nó đi bộ bên ngoài để không bị cuồng chân, được tắm nắng, và có dịp ngắm cây cỏ, trời mây, được đi dạo trong rừng, Sacha càng vui thích hơn, 4 cái chân nhỏ nhắn tung tăng reo vui trên đường đầy hoa vàng. Sacha không nói nhưng hiểu được hai ngôn ngữ vì 3 cha con tôi nói tiếng Mỹ với nó, còn bà xã nói tiếng Việt, vậy mà nàng ta nghe và hiểu được hết.

Thoáng một cái mà Sacha đã sống với chúng tôi vui vẻ, hạnh phúc được 14 năm. Năm ngoái, đứa con gái đi làm xa, thằng con trai còn đi học nên vẫn ở với chúng tôi. Dạo này Sacha có vẻ chậm lại, hình như nó già đi và hay ho hen. Chúng tôi đưa nó đi khám bệnh, chích thuốc, giải phẫu cái răng sâu nhưng cũng không thấy khá hơn, cơn ho kéo dài và nhiều hơn, tôi nghe nó ho mà xót ruột, đau lòng như thấy đứa con đau ốm.

Mùa hè đang đến gần, gió mang hơi ấm ngấp nghé tràn về thung lũng, cây cối xanh tươi, hoa lá đâm chồi, nẩy lộc, chúng tôi hy vọng Sacha sẽ bớt ho. Tiện dịp có mấy người bạn bay qua thăm, chúng tôi đi hiking lên núi và dẫn Sacha theo, nghĩ rằng được ra ngoài hít thở không khí trong lành, nó sẽ khỏe hơn. Tôi nắm sợi dây dẫn nó đi, Sacha vẫn chạy nhảy tung tăng phía trước dáng nhanh nhẹn, khỏe khoắn.

Đang đi lên một cái dốc khá cao, chợt sợi dây ở tay tôi thấy nặng, quay lại, tôi thấy Sacha nằm lăn quay, thở hào hễn, tôi vội cúi xuống bế nó lên tay và kiếm bóng mát ngồi nghỉ. Vợ tôi cho nó uống nước, ăn loại bánh mà nó thích. Lạ quá, nó không ăn mà cũng không uống được chút nước nào. Chúng tôi ngồi nghỉ 10 phút để Sacha lấy lại sức, lúc đó nó mới chịu ăn và uống một chút.

Chúng tôi quyết định cắt ngắn chuyến hiking và quay về. Dọc đường, chỗ nào khó đi, tôi bế nó trên tay, khi xuống tới chỗ đậu xe, Sacha đòi nằm nghỉ thêm một chút. Tôi thoáng lo lắng nhưng tự trấn an, chắc hôm nay nó bệnh. Về đến nhà, nó sẽ vui chơi và khỏe lại bình thường.

Ba ngày sau, Sacha trở bệnh nặng, ho nhiều hơn, hơi thở ngắn, và biếng ăn; thằng con trai đem đi bác sĩ khám và cho toa mua thuốc, nó đỡ ho hơn một chút. Sáng nay, nó chợt trở bệnh nặng hơn, không muốn ăn, đôi mắt lờ đờ không còn tinh anh như trước. Nó nằm lặng im, vợ tôi đem nó ra ngoài cho đi tiểu, nó cũng không muốn nhúc nhích, cứ nằm im một chỗ, cặp mắt u buồn nhìn chúng tôi như muốn nói điều gì.

Vợ tôi bế nó vô nhà, vừa đặt xuống, nó ói ra máu. Thằng con trai lấy khăn bọc lại và ôm nó lên xe chạy đi cấp cứu. Đến nơi, bác sĩ khám xong, lắc đầu, cho hay nó già rồi, lại bị trụy tim (heart failure), và ngạt thở vì xuất huyết bên trong, không có thể làm gì được nữa. Sacha lịm dần đi trên giường bệnh, thở hắt ra rồi ra đi mãi mãi.

Thằng con trai tôi vốn là lính Thủy Quân Lục Chiến mà cũng đứng như trời trồng, hai hàng nước mắt chảy dài trên má. Nó gọi cho tôi hay, qua phone, tôi nghe tiếng nó nức nở đứt đoạn; ở nhà, cả hai chúng tôi cũng không ngăn được giòng lệ, một nỗi buồn thương ghê gớm như vừa mất đi một đứa con. Tôi dặn con trai phải bình tĩnh khi lái xe về nhà, đừng xúc động thái quá; nó phải để Sacha lại cho bác sĩ lo việc hậu sự. Gọi cho đứa con gái ở xa, nó cũng nức nở khóc thương Sacha, nó luôn miệng trách chúng tôi không lo lắng tận tình.

Thật là đau lòng và không dễ dàng chút nào khi chứng kiến một sinh vật mình yêu thương biết bao, nay vĩnh viễn mất đi. Thằng con trai từ nhỏ đến bây giờ, nó chưa hề trải qua một cuộc chia ly nào, chưa từng cảm xúc, hoặc chứng kiến một thành viên trong gia đình mà nó yêu thương tha thiết nay phải lìa xa mãi mãi. Mắt nó đỏ hoe suốt dọc đường lái xe về nhà. Cả ngày, chúng tôi im lặng nhìn nhau, không ai nói một lời, không khí bao trùm một màu thê lương, buồn thảm. Ai nấy tự dành cho mình một khoảng trống thinh lặng để thương nhớ Sacha, nhớ đứa con, đứa em yêu thương giờ không còn gặp nữa. Niềm đau len lỏi vào tâm can, căn nhà như trống vắng hẳn đi khi không thấy Sacha chạy nhảy hay cào cửa đòi ra ngoài.

giay khai tu sacha
Giấy khai tử cùa Sacha
Mấy ngày nay, đi ra đi vô, nhìn thấy 2 cái chén ăn cơm, chén uống nước, sợi giây dẫn Sacha đi chơi, ngăn đựng quần áo của nó mà chúng tôi mới thực sự thấy một sự trống vắng to lớn, thiếu vắng đi một đứa con yêu thương. Nhìn cái sofa Sacha hay nằm mỗi ngày, cũng nhớ. Nhớ mỗi sáng, cửa phòng vừa mở, nó đã đứng chờ trước cửa từ bao giờ, đôi mắt đen to tròn mừng rỡ như muốn nói “chào bố mẹ”. Hai đứa con chúng tôi đã lớn, hình như đã quên điều đó, nhưng Sacha thì không; ngày nào nó cũng chào đón chúng tôi bằng ánh mắt yêu thương không bao giờ mệt mỏi, bằng cái vẫy đuôi mừng rỡ rất chân tình. Hỏi sao chúng tôi không đau lòng xót xa khi nó bỏ chúng tôi ra đi.

hop tro sacha
Hộp tro và dấu chân của Sacha
Mấy ngày sau, đứa con trai hỏi tôi lý do nào mà năm đó tôi đem Sacha về nhà, vì đây là một trách nhiệm rất lớn khi phải nuôi nấng và săn sóc cho nó. Tôi trả lời cha mẹ nào cũng muốn con cái mình vui, nên tôi tin sacha sẽ là một niềm vui, hạnh phúc cho các con. Nó nhìn tôi một hồi lâu và nói con thành thật cám ơn ba má đã cho con một thời gian dài sống vui và được săn sóc Sacha và cũng cho con biết thế nào là niềm đau của sự phân ly.

Vĩnh biệt sacha, con ra đi bình an, chúng tôi ở lại với nỗi đau thương sâu thẵm trong lòng và giòng lệ lặng lẽ trong tim.

Nguyễn Văn Tới. 5/2023.

Ý kiến bạn đọc
06/06/202323:36:07
Khách
Gia đình chúng tôi cũng nuôi một chú chó lab lai tên Reggie. Nuôi từ lúc được 2 tháng nên coi như thành phần gia đình. Sau 14 năm Reggie đã đến ngày phải lìa xa chúng tôi. Câu nói chó là bạn thân nhất của con người có lẽ không sai!
26/05/202314:48:58
Khách
TOI CUNG CO NUOI MOT CON CHO,CHAU DA CHET VI UNG THU PHOI,NGAYDUA CHAU DI THIEU,TOI CUNG DA KHOC,CHO LA DONG VAT TOT NHAT VI CHUNG DA CHAP NHAN NGUOI CHU CUA MINH BAT CU TRONG MOI HOAN CANH
21/05/202320:18:59
Khách
Người Á Đông thường tỏ ra buồn rầu, đau khổ, thống thiết mỗi khi người/vật thân lìa bỏ cõi trần. Cường độ than khóc càng mạnh [fortissimo] càng chứng tỏ cho cõi lòng tan nát, tơi bời càng nhiều cho kẻ ở đối với người/vật đi.

Theo khoa học thì số tuổi của cô/chú khuyển được so sánh với số tuổi của loài người như sau: [khuyển] 1-2 năm = [người] 15-24 năm; 3-5 năm = 28-36 năm; 5-10 năm = 36-66 năm; 10-15 năm = 56-93 năm.

Nhà sáng tác nhạc Wolfgang Amadeus Mozart "thọ" 35 tuổi tương đương với 3-5 năm của loài khuyển.

Hai chú khuyển cưng đây được chủ nhân/gia đình thương tiếc, cầu nguyện, ma chay tử tế lúc mất.

Mozart lúc mất chỉ được lằng nhằng vài người tiễn đưa ra huyệt mà mãi sau này hậu thế cũng không biết xương cốt và huyệt nằm ở đâu.

Nhưng hằng năm [ngoại trừ 2 năm COVID], các quốc gia trên thế giới [Âu/ Mỹ, Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, etc. đều tổ chức trọng thể những buổi hòa nhạc trong những đại hí viện hoành tráng kéo dài cả mấy tuần lễ để hân hoan chào mừng sinh nhật của Mozart.

Có lẽ linh hồn [nếu có] của Wolfgang Amadeus Mozart cũng vui và được an ủi phần nào cho số phận/định mệnh quá hẩm hiu, phũ phàng của một thiên tài mà chưa ai có thể thay thế được.
21/05/202304:36:48
Khách
Ai có thương chó như con mới hiểu cái đau khi 1 thành viên trong nhà ra đi mãi mãi
Năm ngoái anh Bờm ( giống chó Dachshund) của tôi cũng ra đi khi gần 9 tuổi vì bịnh
Cả nhà đều thương xót, tui thì khóc ròng, con trai thứ 2 của tôi gần 25 tuổi cũng mang em đi bịnh viện và cũng khóc bù lu khi thằng em trai (chó) ra đi
Chúng tôi cũng thiêu và có dấu chân cùng hộp tro để kỷ niệm
Chia buồn cùng tác giả, tôi còn đang có 1 con gái ( giống cho Dachshund mini lông dài) năm nay gần 9 tuổi, tui tự nhủ, nếu nó già và ra đi không bao giờ tui nuôi chó hay bất cứ thú cưng nào nữa vì tự biết bản thân rất thương thú cưng nên sẽ rất đau khổ khi nó ra đi
Ai cũng hiểu có sinh có tử nhưng mấy ai không khổ đau khi chứng kiến người thân yêu ra đi .....ngày mai là đúng 1 năm giỗ anh bờm
Nguyện cầu cho con được vãng sanh về cõi Tây phương cực lạc thoát cảnh làm súc sinh
A Di Đà Phật 🙏🙏🙏
19/05/202310:10:31
Khách
Nếu không có bài viết này thì người đọc cũng quên khuấy mất sự ra đi [bình thản] của ông bạn vong niên BS Nguyễn ý Đức [năm ngoái và vào tháng này]. Ngoài tình bạn [mấy chục năm], tiện nội còn là là em họ [con chú con bác] với hiền thê của BS NYĐ.

Viết là quên nhưng có lẽ không được chỉnh cho lắm vì: với nđ, BS NYĐ vẫn còn đây. Thí dụ, khi nhớ/nhắc tới những mẩu đối thoại giữa hai người với tiện nội/ người thân/bản thân, nđ bật cười thích thú và vẫn nhớ mồn một giọng nói và cử chỉ của người.

Viết tới đây, nđ chợt nhớ tới bài thơ "Cuối Đời" của nhà văn Tạ Quang Khôi aka Tạ Ống Khói:

Buổi tối vào giường chỉ ước mong
Sáng mai không dậy nữa là xong.
Cuộc đời lắm nỗi buồn tê tái,
Tha thiết chi cho nát cõi lòng.
Bao giờ tôi chết, xin đừng khóc
Để níu chân tôi vướng cõi trần.
Xin hãy cười vui giờ vĩnh biệt,
Mừng tôi đã thoát nợ gian truân.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,506
Hễ nhắc đến bao sự khó khăn của thủa ban đầu lập lại cuộc đời trên miền đất mới, nhiều người thường ví von, chẳng hạn họ như bắt đầu bằng con số không to tướng hoặc với hai bàn tay trắng. Riêng tôi chẳng những hơn họ hẳn tới ba con số không, lại thêm con số năm to tướng đứng đằng trước. Nghĩa là tôi bắt đầu cuộc sống trên đất Mỹ với món nợ trên năm ngàn đô la. Bởi tôi phải ký giấy nợ tiền vé máy bay đưa ba người trong gia đình nhỏ bé của tôi từ bên trại tị nạn Mã Lai đi định cư, cộng với mọi chi phí nhà thương lúc sinh đứa con trai thứ hai, sau đúng bốn ngày đến Mỹ. Vì chúng tôi đã rời Worthington, một thành phố nhỏ nằm phía cực Nam bang Minnesota, nơi tôi được bảo trợ vào nước Mỹ, để dọn về San Diego, nên không thể xin chính quyền duyệt xét lại được. Tuy nhận lãnh tới hai món nợ quá lớn, tôi lại cảm thấy nhẹ tênh, bởi chỉ phải trả góp tổng cộng hai mươi đô la một tháng. Giống như cắt bớt đi một phần nhỏ số tiền chính phủ trợ cấp cho gia đình tôi sinh sống.
Năm 2023 là năm mà chương trình Viết Về Nước Mỹ do Việt Báo California của anh chị Trần Dạ Từ-Nhã Ca chủ trương bước vào năm thứ 23. Với cá nhân tôi, đây là thời điểm đáng ghi nhớ vì tôi đã nhận được giải thưởng danh dự trong buổi lễ phát giải rất trang trọng và thân tình tổ chức ở studio đài truyền hình SBTN, thành phố Garden Grove quận Cam vào ngày 26/11/2023 vừa qua. Sự kiện này nhắc tôi nhớ lại những ngày tháng xa lắc xa lơ cách đây hơn nửa thế kỷ, tưởng đâu đã vĩnh viễn ngủ yên trong ký ức, không ngờ giờ đây nó sống lại. Đó là những bước đầu chập chững viết văn và dự thi viết văn, giống như trường hợp tham gia vào cuộc thi Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên cho tới bây giờ.
Sáng sớm hôm nay, tôi nhận message của OCTA (Orange County Transportation Authority) thông báo hôm nay nhân viên làm việc trong phần hành bảo trì các xe bus nói chung đình công. Hai tuần trước thì nhóm tài xế đình công mấy ngày, nhưng được giải quyết nhanh chóng. Lần này nhóm bảo trì đình công, chưa biết khi nào xong, nhưng phải thứ Hai tuần tới, tức một ngày trước ngày bầu cử, mới có thể giải quyết được. Thế là vợ nhìn chồng khi đang đút cháu Bồ Câu ăn sáng, chồng nhìn vợ, cháu Bồ Câu ư e khen món ăn của mẹ. Vợ lên tiếng trước “Anh nè, mấy khi Bồ Câu được khỏi đi học, thôi 3 đứa mình rủ nhau ra biển chơi”
Mặt trời sắp lặn ở phía Tây sau dãy núi xa xa, những tia nắng mặt trời ửng lên như những sợi tơ trời màu hồng cam, từng sợi một hắt lên bầu trời một gam sắc màu huy hoàng thật đẹp, lay động tâm hồn người khách phương xa đang ngơ ngẩn nhìn. Năm nay tôi lại lái xe từ Arizona qua miền Nam California để tham dự lễ Phát Giải thưởng VVNM năm thứ 23. Hai năm trước, tôi được vinh dự là người lên lãnh giải thưởng cuối cùng, đồng nghĩa với giải thưởng cao quý nhất của buổi lễ truyền thống tốt đẹp do Việt Báo tổ chức mỗi 2 năm tại miền nam tiểu bang California. Năm nay tôi lại gặp gỡ những khuôn mặt các tác giả thân quen và biết thêm nhiều tác giả mới. Nhiều cảm xúc vui mừng pha lẫn háo hức của người tham dự khi sắp biết ai sẽ là các tác giả trúng giải thưởng cao quý của chương trình này.
Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”. Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải vinh danh tác giả 2023. | .Suốt tuần nay loay hoay sửa soạn hành lý cho buổi họp mặt dưới Santa Ana. Lòng buồn vui lẫn lộn, có lúc ngồi sững sờ nhìn ra cửa nghĩ ngợi mông lung ... Chúng ta ai cũng có ký ức về tuổi thơ. Nhớ thuở lên bảy được cha dẫn đến trường buổi đầu tiên, thuộc lòng đoạn viết của nhà văn Thanh Tịnh “Tôi Đi Học”.
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021 và mới nhận Giải Vinh Danh Tác Giả năm 2023. Về đến nhà sau chuyến bay sang Cali nhận giải Vinh Danh Tác Giả VVNM 2023 chủ nhật qua, tác giả gửi bài "cảm tưởng" mới viết.
Vào trưa ngày Chủ Nhật 26/11/2023, tại hội trường đài truyền hình SBTN, buổi lễ phát giải thưởng Viết Về Nước Mỹ (VVNM) năm thứ 23 đã diễn ra trong không khí trang trọng nhưng vẫn ấm áp tình thân truyền thống, giữa những người yêu đất nước, con người, ngôn ngữ và nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại hải ngoại. Buổi lễ có sự tham dự của khoảng 200 khách mời với toàn bộ chương trình được truyền hình LIVE trên Youtube SBTN, Việt Báo online và Facebook Việt Báo để các tác giả và độc giả VVNM khắp nơi cùng xem trực tiếp. Đến với buổi lễ có đông đảo những tác giả tham gia gởi bài, các tác giả thắng giải trong năm nay cũng như nhiều năm trước, từ khắp nơi trên đất Mỹ về hội tụ.
Xin nhắn với những ai được người bảo trợ đứng ra làm hồ sơ bảo lãnh đến Hoa Kỳ, đừng bao giờ nghĩ rằng người bảo trợ sẽ được giảm thuế, được hưởng nhiều quyền lợi của chính phủ khi đứng ra bảo trợ mình. Do đó, xảy ra nhiều hiểu lầm đáng tiếc, đưa đến oán hận người bảo trợ và không còn nhìn mặt nhau
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021. Đây là bài viết mới mùa Thanksgiving trước khi tác giả cùng các tác giả từ khắp nơi bay sang Cali lãnh giải VVNM vào Chủ Nhật tuần này. Hẹn gặp!
Trước khi lập gia đình, tôi thường hay nghe người đời ba điều bốn chuyện về chuyện vợ chồng. Nào là cuộc hôn nhân giữa hai người là duyên số do ông trời đã sắp đặt từ kiếp trước, vì vậy ở kiếp này phải có duyên nợ với nhau thì họ mới gặp lại và lấy nhau. Thế gian còn nói là duyên phận của một người tốt hay xấu còn tùy thuộc vào kiếp trước người đó có gieo nhân lành hoặc tạo nghiệp dữ hay không nữa. Do đó ở kiếp này người ấy sẽ có một cuộc sống hạnh phúc vì gặp được người vừa ý hay phải chịu đựng sự đau khổ vì bị lận đận về tình duyên.
Nhạc sĩ Cung Tiến