Hôm nay,  

Thông...

16/04/202312:52:00(Xem: 2861)

bo sach vvnm

 

Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. 

 

***

Vạn sự không thông đều làm người ta khó chịu trong đời sống như kẹt xe làm trễ tàu, trễ chuyến bay… internet không thông làm dở dang công việc trong thời đại online, mất hứng với trận bóng đang hay mà internet ì ạch. Tiếng Việt có từ ghép hay là từ “dòng sống”, diễn tả cuộc sống như một dòng sông chảy mãi, chảy mãi. Dòng sông ngưng chảy biến thành ao hồ, không còn là dòng sông nữa, như cuộc sống không thông, cuộc sống bế tắc vậy.

 

   Nhưng cái không thông khó chịu nhất đời người là không thông hiểu, người ta rất khó chịu và khó chịu dài lâu khi không thông hiểu một việc gì đó! Việc đơn giản như bản thân có tình cảm với ai đó nên có biểu hiện quan tâm, thân thiện khi gặp gỡ, nhưng tình cảm ấy không có hồi âm theo thời gian, đành lụi tàn theo năm tháng vẫn không hiểu vì sao? Ngược lại với người bản thân không ưng họ, nhưng có cơ hội gặp gỡ thì người ấy lại biểu hiện ân cần hơn bình thường với ta, và cuối cùng rồi cũng tan theo mây khói những đối đãi tử tế, tình cảm của họ. Những bực dọc được đối xử không cần thiết của ta cũng phai mờ theo thời gian qua đi. Thời gian không chỉ không có câu trả lời cho một phía mà cả hai đều không thông hiểu vì sao không tiếp nhận, vì sao nỡ quay đi?

 

   Với ai thì những chuyện ấy cũng từng diễn ra trong cuộc đời, những vui buồn hay bực dọc đều qua đi vì cuộc sống không có thời gian cho quá khứ đầy dẫy những chuyện không thông rất đỗi khó chịu tới mức khi nhớ lại cũng còn khó chịu. Nhưng theo thời gian qua đi, vui buồn trong tâm lắng đọng như nước hồ trong đến đáy, thấy hết trầm tích một đời hồ, nhìn lại một đời người bỗng thấy mình có lỗi đã không thể hiện đủ tình cảm với người mong ước, đã thiếu tử tế với người không ưng. Dù chỉ một lời nói, một cử chỉ, một hành động lúc diễn ra rất bình thường như một phản ứng tự nhiên, nhưng thời gian đã trả lời điều tự nhiên ấy lẽ ra không nên có. Bỗng thông suốt hay thoát u mê? Người thiên về tâm linh cảm nhận có duyên không nợ nên thôi cũng đành. Người tính toán như một bản năng sẽ rõ ràng hơn về cái giá của điều kiện ắt có và đủ.

 

   Còn rất nhiều việc diễn ra trong đời người theo thời gian, theo dòng sống chảy trôi… đến một khúc quanh, một ngã rẽ, một chẳng đặng đừng ngoài ý muốn bỗng thông suốt nhiều bế tắc xưa cũ. Nhớ lâu rồi, cô nha sĩ là con gái của ông bà bạn cùng là nha sĩ. Cha mẹ cô về hưu, để lại cơ sở làm ăn cho con gái đã học xong, tay nghề vững vàng. Nhớ hôm cô nha sĩ trẻ, tài năng đã có tiếng trong cộng đồng. Cô ấy nói với tôi, “Chú không thể cứ uống thuốc trụ sinh hoài được. Cháu phải nhổ bốn cái răng khôn của chú thôi vì để thì chú không dùng tới mà vệ sinh cho bốn cái răng khôn mỗi ngày lại khó khăn. Đó là lý do nó cứ nhiễm trùng, chú cứ phải uống thuốc trụ sinh là vậy.”

 

   Lúc ấy tôi nghĩ mình đã có bốn cái răng khôn mà vẫn còn ngu tới biết sợ mình luôn. Bây giờ nhổ bỏ đi thì ngu tăng lên gấp bốn lần. Bỗng ngộ ra, thông được câu mắng yêu của mẹ tôi khi còn nhỏ tôi đã không hiểu, mẹ tôi hay mắng tôi, “con dốt đến con bò cũng phải gọi con bằng cậu.”

 

    Cuối cùng thì cậu của con bò cũng đành nhắm mắt nằm trên ghế nhổ răng để nhổ bỏ đi bốn cái răng khôn như khẳng định đời mình không mắc mớ tới khôn. Nhổ xong, nhìn bốn cái răng trên cái dĩa inox như bốn người bạn vào sinh ra tử với mình. Là cứng hay mềm, là ngon hay dở, là nóng hay lạnh, là ngọt hay đắng, là chua hay cay… đều cùng nhau nhai nuốt cuộc đời. Nay âm dương cách biệt, thấy thương bốn người bạn chung thủy hơn bạn đời nên tôi lấy miếng giấy lau miệng gói bốn cái răng khôn để dành làm kỷ niệm. Nhưng cô nha sĩ la làng, “chú muốn giữ làm kỷ niệm thì để cháu nói nhân viên tẩy rửa sạch sẽ bốn cái răng ấy mới được, hôm nào chú trở lại lấy. Bây giờ chú mệt rồi, chú về nhà nghỉ ngơi đi.”

 

   Rồi bốn người bạn nhỏ ấy nằm trong cái hộp giấy nhỏ, lót bông gòn như món quà của tạo hoá ban cho. Tôi bỏ trong ngăn tủ bàn viết để thỉnh thoảng mở ra nhìn khi thấy trong lòng bỗng cô đơn lạ, sự trống rỗng vô bờ bến trong cõi lòng nhỏ nhoi, nghe có vẻ không hợp lý lại là thật nên thông được, hiểu được điều quan trọng nhất trong đời sống là có những ân sủng của tạo hoá ban cho nhưng chẳng để làm gì, thậm chí đem bỏ thì thương mà vương thì tội, như tôi là ân sủng của tạo hoá đã ban cho vợ tôi, nhưng cô ấy bỏ thì thương mà vương thì tội vì tôi vô dụng từ khi còn răng khôn, huống hồ chúng đã nằm trong hộc tủ như mộ phần. Hôm thông hiểu được cuộc sống, đời người một cách rõ ràng rồi thì tôi đem ra lò nướng sau nhà, đốt như thiêu xác mấy người bạn răng, bốn người anh em tự là khôn nên chết sớm, bỏ bạn ngu lay lất trên đời. Nhưng phải đốt, đốt đi như giải phóng cho người mình thương yêu khỏi khổ sở với việc bỏ thì thương mà vương thì tội cái anh chồng không bình thường mà chẳng có giấy chứng nhận khùng điên.

 

    Tiếp đến hôm dịch cô-tập cô lập mọi người ở nhà. Tôi có cái răng muốn nói lời từ biệt nên ngày càng lung lay hơn, nhưng đang dịch thì có ai dám đi nha sĩ đâu. Thế là khổ sở với cái răng cả năm trời, ăn không được mỗi bữa ăn, đến đánh răng cũng bị đau ngày hai lần. Nhưng nhờ vậy mà thông được đạo lý sống cùng nghịch cảnh mới là cuộc sống có ý nghĩa. Tôi thích ăn gân bò trong món bò kho thì bây giờ chỉ nấu lên đó thôi, rồi nhìn người khác ăn. Từ nhỏ tới lớn chỉ biết đánh răng một tay, đánh răng xong là xong, sau đó đi học, đi làm, đi ngủ, đâu biết tới nỗi đau dịu dàng là đánh răng xong nhưng chưa xong, phải dùng cây que bông gòn, chấm chút kem đánh răng để làm vệ sinh cho cái răng lung lay. Một tay cầm cái que bông gòn, tay kia cầm cái răng lung lay thì mới chà rửa được; đánh răng hai tay và thấm thía nỗi đau từng ngày, từng ngày cho tới hôm trời lạnh kinh khủng. Nửa ngồi nửa nằm trên cái ghế bành, xem tivi phải trùm mền. Trời lạnh quá nên muốn rót thêm ly rượu cũng chỉ cho ra khỏi mền một tay thôi, lấy chai rượu trên bàn, cắn cái nút chai để mở. Rót xong được ly rượu, để chai xuống bàn tử tế, đưa tay lên miệng đón cái nút chai để đậy chai rượu lại. Nhưng từ miệng nhả ra nhiều hơn một cái nút chai, thì ra người bạn chia ngọt xẻ bùi đã từ giã cuộc chơi sau khi hành hạ tôi cả năm trời. Đó là cái răng ngu trong vũ trụ tuần hoàn sinh lão bệnh tử vì nó đói cả năm trời bởi có ăn được gì đâu, sao không rụng sớm đi mà hành hạ tôi chi cả năm trời rồi cuối cùng cũng rụng theo cái nút chai. Tình nghĩa nào hơn giữa con người với cái răng mình, gắn bó, chung thủy từ lúc được sinh ra tới khi qua đời. Có làm khổ, làm đau nhau, hay vui vẻ sống cùng thì chung cuộc vẫn là chia xa. Thông được đạo lý không có nỗi đau riêng lẻ vì mọi hậu quả đều có nguyên nhân, ngộ ra đạo lý làm đau kẻ khác thì mình đau hơn, bỏ đói kẻ khác thì mình đói hơn. Vấn đề tiếp theo là thay đổi hay cố chấp. Không biết cái răng ngu có hiểu đạo lý đó không nên tôi quyết định tắm rửa cho nó sạch sẽ rồi để ở góc bàn.

 

   Từ đó thỉnh thoảng lại nhìn cái răng ở góc bàn và tự hỏi, sao không đem đốt đi như bốn cái răng khôn? Có lẽ vì nó tên là răng ngu nên để đó để nhớ đừng bao giờ khôn quá trong cuộc đời khôn cũng chết mà dại cũng chết.

 

   Tôi thấy cuộc sống về già ngày càng dễ chịu hơn, có phần vui hơn khi cô nha sĩ không đòi nhổ răng tôi nữa mà tử tế hơn xưa, cô nói với tôi, “chú chuẩn bị tinh thần đi, cháu phải làm cho chú mấy cái răng chứ răng đâu ăn?” Cô không thông nụ cười của tôi rồi, tôi cười thay cho câu hỏi, câu trả lời của tôi. Câu hỏi đơn giản là: Ngày xưa, mỗi lần cô clean răng cho tôi, cô phải clean ba mươi hai cái răng. Bây giờ mỗi lần cô clean răng cho tôi, cô chỉ phải clean mười sáu cái. Sao không bớt nửa tiền mà tính công còn mắc hơn hồi xưa? Người ta làm nghề gì cũng phải có đạo đức nghề nghiệp chứ!

 

   Câu trả lời của tôi cho câu hỏi “răng đâu ăn?”. Cô lại không thông rồi, tôi từng có hàm răng ba mươi hai cái nên đã khổ vì ăn tới già. Cuối đời còn lại tôi mới biết vui sướng hơn ăn là nấu cho người khác ăn. Nhìn người khác ăn mà mình thấy ngon là một chân đã bước xuống mồ, chân còn lại đừng cố bám víu như cái răng ngu, hãy dứt khoát như bốn cái răng khôn để được bình an mãi mãi sau khi đã làm hết phần việc của mình.

 

   Từ những cái răng không còn xài được nữa, nếu bỏ qua theo lẽ thường tình là sau khi nhổ, nha sĩ ném vào thùng rác. Người nha sĩ vui đã hoàn thành nhiệm vụ, người nhổ răng vui đã trút bỏ được phiền thì không có gì để nói. Nhưng từ những cái răng không còn xài được nữa, nếu tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả; xuất xứ và nơi về của những cái răng từ khi mọc tới lúc bị nhổ hay rụng, tự thân sẽ thông được quy luật của muôn đời…

 

Phan

Ý kiến bạn đọc
20/04/202304:45:22
Khách
Cuối cùng cốt truyện là ý gì
17/04/202311:13:13
Khách
Người đọc [xin chịu] không hiểu tác giả muốn nhắn nhủ, gửi gấm điều gì qua bốn cái răng khôn [đã bị cô nha sĩ (người quen) nhổ] ? Quý độc giả nào THÔNG được xin dịch lại dùm. Đa tạ nhiều lắm ạ !!!

P.S: Trích "...Ngày xưa, mỗi lần cô clean răng cho tôi, cô phải clean ba mươi hai cái răng. Bây giờ mỗi lần cô clean răng cho tôi, cô chỉ phải clean mười sáu cái. Sao không bớt nửa tiền mà tính công còn mắc hơn hồi xưa? Người ta làm nghề gì cũng phải có đạo đức nghề nghiệp chứ!"

Vật giá leo thang mà cứ tính theo giá cũ thì lấy gì để cô nha sĩ trả một lô một lốc bills đây ? Quen biết thì nhẹ tay chút xíu gọi là. Bên này nha sĩ [không như bác sĩ] nhiều như cá bẩy mầu tha hồ lựa chọn cho vừa ý.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,287
Năm tháng trôi qua, bao nhiêu lượt người đến đi, không có gì xảy ra; bà quen dần với những người khách trọ xa lạ, tự cho mình là chủ quán trọ. Bà tế nhị quan sát cách sinh hoạt, lời ăn tiếng nói của từng vị khách, đánh giá từng người, xã giao vừa phải. Bà nghĩ xử thế làm sao để khi người ta đi vẫn giữ được thiện cảm với nhau.
Cuối năm 2021 tôi về hưu sau khi đã làm việc 31 năm ở công ty, nhận được một cái Rolex sau 25 năm, một đồng hồ Apple sau 30 năm, một đồng hồ grandfather clock treo tường, một đồng hồ để bàn bằng gỗ đỏ sang cả quí phái, một đĩa bạc “ghi công” để chưng bày khoe khoang tại phòng khách. Mọi thứ đồ đoàng có trong kho mình đều thu tóm cả. Bây giờ thì về đi thôi! Lúc này tôi mới nghĩ đến nơi ăn chốn ở trong giai đoạn mới của cuộc đời. Ngày xưa còn miệt mài cày bừa trả nợ nhà, nợ xe, nợ “con”, mình gồng mình vớt lấy một căn nhà trong khu trường tốt, vượt cả khả năng tài chính, để rồi phải nhịn ăn nhịn mặc, còng lưng trả tiền nhà mút chỉ hụt hơi. Nay con đã lớn, thôi thì nhường khu này lại cho những cặp vợ chồng trẻ đang nhắm nhía trường xịn cho con họ.
Lúc tôi viết bài 32 Năm Người Mỹ Và Tôi, đã cảm thấy là “coi bộ vợ chồng mình cũng bền vững dữ há, nhứt là khi ngôn ngữ bất đồng, Đông Tây không gặp nhau” Những tưởng sẽ còn sống với nhau cho tới khi ăn được cái ngày kỷ niệm “ lễ cưới hột xoàn” chớ, ngờ đâu, mới hơn 53 năm anh bỏ tôi, mau chóng ra đi một mình.
Tác giả Phi Nguyễn lần đầu tham dự VVNM với bài "Trái mít". Bà sinh sống và làm việc tại thành phố Brunswick, Georgia. Đây là bài mới nhất của Bà, viết để chia xẻ một kinh nghiệm chìa khóa xe bỗng dưng không mở được cửa nữa và những điều cần phải làm sau đó thay vì hoảng sợ.
Tôi bấm chuông và đứng đợi. Mùi hương thoảng nhẹ trong không khí khiến tôi chú ý đến mấy khóm hồng dọc hai bên lối vào. Những cụm hồng nhung đủ màu mới vài ngày trước còn đẹp rực rỡ, vậy mà giờ đây đã xuống sắc, cánh hoa rơi tan tác vương vãi khắp nơi. Tôi nhìn lên tấm bảng nhà dưỡng lão (Residential Care Home) và bỗng thấy lòng chùng xuống. Bên trong cánh cửa này, có bao cuộc đời từng một thời tung hoành ngang dọc, nhưng nay họ đều đang thập thò bước thấp bước cao đi vào đoạn cuối đời, cho dù có an phận sẵn sàng hay vẫn còn luyến tiếc.
Nhờ Đi Dự Đám Cưới Cô Cháu, Tôi Biết Có Những Người Bị Đồng Bệnh Mắt Với Mình Để Chia Sẻ Thứ bảy tuần vừa qua April 8th, 2023. Toàn thể đại gia đình chúng tôi đã đi dự tiệc cưới của cô cháu, con gái của cô em tôi. Trong buổi tiệc cưới ấy, chúng tôi ngồi cùng bàn với cha mẹ của cô dâu. Mọi người trong bàn đều nhìn nhau bằng ánh mắt băn khoăn, như tự hỏi, sao không thấy sự hiện diện của hai ông bác, là anh của ba cô dâu. Mặc dù thắc mắc như vậy, nhưng mọi người hơi ngần ngại, chưa ai dám cất lời hỏi cả. Thần giao cách cảm! Như đã nằm lòng, đoán biết thế nào cũng có người hỏi về sự vắng mặt của hai ông anh mình. Với sắc thái nhạy cảm, ba của cô dâu đã lên tiếng trước để chia sẻ với chúng tôi là cả hai bác đều bị bệnh đau mắt giống nhau, nên không ai dám lái xe nữa, vì khi lái xe, nhìn xa thấy cái gì cũng nhiều gấp đôi, bảng tên đường, lằn gạch vẽ trên mặt đường, mũi tên quẹo phải, hay trái và những đèn đường toàn là nhiều nhân gấp hai lần, nên sợ quá, bỏ lái xe luôn.
Tôi từng đi Mỹ thăm gia đình từ thập niên 90 của thế kỷ trước, nhưng lần này thì khác, sau 14 năm chờ đợi, thật ra tôi nhận được giấy báo của NVC (National Visa Center) năm 2019 chuẩn bị hồ sơ đến Tòa Đại Sứ Mỹ tại Paris cho buổi phỏng vấn đi Mỹ. Nhưng dịch covid đã treo buổi phỏng vấn vô thời hạn, tôi tự hỏi có nên phiêu lưu làm lại cuộc đời lần thứ hai vào tuổi đã xế chiều ?
Cây cam trước cửa sổ phòng làm việc của bà Vi đã nở đầy hoa, dày đặc những chùm hoa trắng nõn nà. Một số cánh hoa từ từ rụng xuống để lại những chùm trái nhỏ xíu lấm tấm như những đầu chiếc đinh ghim mầu xanh ngộ nghĩnh. Sáng nay bà Vi dậy sớm, thư thả ngồi nhìn ra cửa sổ, mải mê ngắm hai con chim đang bay ra bay vào xây cái ổ tít trên cành cao của cây cam. Chiếc tổ chim vừa hoàn thành, những sợi cỏ khô mỏng mảnh đã được bện thành một cái tổ gọn gàng, nhỏ bằng hai bàn tay chụm lại. Chúng khôn quá, xây tổ trên cành cam, khi chim con ra đời sẽ được thưởng thức mùi hương hoa cam thơm ngát. Bà mỉm cười nghĩ thầm, rồi rảo mắt nhìn ra phía vườn sau.
Ông nhếch môi cười chua xót ngẫm lại cuộc đời mình: tuổi trẻ làm người lính VNCH, rồi bị tù hơn 13 năm, cũng mộng ước như bao nhiêu người khác nghĩ đến tổ quốc thân yêu, nhưng rồi lực bất tòng tâm, quay đi bước lại soi gương đầu đã bạc. Ông chạnh nhớ người vợ đầy xót xa đau ruột, chịu đựng biết bao nhiêu gian khổ trong thời gian ông bị tù đày. Qua Mỹ tìm tiểu bang Minnesota lập nghiệp, vợ chồng làm việc siêng năng, bắt tay vào cuộc sống cày bừa gầy dựng tương lai, lo các con ăn học và muốn an cư lạc nghiệp. Các con tốt nghiệp ra trường, lập gia đình và có cuộc sống riêng. Một ngày mùa hè người vợ bỏ cuộc với căn bệnh tàn nhẫn, dứt áo ra đi khi tuổi đời chưa tới 60. Ông chới với hỏng chân, tinh thần suy sụp chỉ biết mượn rượu uống cho say, công việc bỏ bê bị laid-off. Ông chẳng còn thiết sống, nhà cửa do vợ chồng gầy dựng tưởng sống tới bạc đầu, bù đắp những ngày khốn cùng cay nghiệt ở VN, thế mà vợ chồng ông đã đầu hàng... buông hết. Con trai sợ ông sinh bệnh ép về ở chung để chăm sóc,
Việc gì Bố làm, ai cũng tấm tắc khen. Trong mắt tôi, Bố thật tuyệt vời. Vậy mà bố không biết chữ! Lúc còn nhỏ, tôi không hề biết rằng, những chuyện do bản năng như đi đứng nằm ngồi thì không cần phải học. Còn lại không học thì không biết, bằng chứng khi học lớp hai, tôi đã biết đạp xe vù vù, trong khi nhiều bạn trong lớp cho tới lớp năm, vẫn chưa biết đạp xe. Lớn lên ở vùng sông nước, Bố cũng tập cho tôi bơi như con rái cá khi còn rất nhỏ, nên trong mắt các bạn, Bố thật cừ khôi. Từ khi biết Bố mù chữ, tôi không còn cười toe toét mỗi khi nghe các bạn khen bố nữa. Có một cái gì "lấn cấn" mà tôi không nói được: bực bội, mặc cảm, giận dỗi! Bây giờ tôi rất ngại ngùng, khi đi cùng Bố đến những nơi hội họp đông người, nhất là khi có mặt Bố mẹ của các bạn trong lớp. Bố của bạn này là Bác Sĩ, mẹ của bạn kia là cô giáo.
Nhạc sĩ Cung Tiến