Hôm nay,  

Thông...

16/04/202312:52:00(Xem: 2862)

bo sach vvnm

 

Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. 

 

***

Vạn sự không thông đều làm người ta khó chịu trong đời sống như kẹt xe làm trễ tàu, trễ chuyến bay… internet không thông làm dở dang công việc trong thời đại online, mất hứng với trận bóng đang hay mà internet ì ạch. Tiếng Việt có từ ghép hay là từ “dòng sống”, diễn tả cuộc sống như một dòng sông chảy mãi, chảy mãi. Dòng sông ngưng chảy biến thành ao hồ, không còn là dòng sông nữa, như cuộc sống không thông, cuộc sống bế tắc vậy.

 

   Nhưng cái không thông khó chịu nhất đời người là không thông hiểu, người ta rất khó chịu và khó chịu dài lâu khi không thông hiểu một việc gì đó! Việc đơn giản như bản thân có tình cảm với ai đó nên có biểu hiện quan tâm, thân thiện khi gặp gỡ, nhưng tình cảm ấy không có hồi âm theo thời gian, đành lụi tàn theo năm tháng vẫn không hiểu vì sao? Ngược lại với người bản thân không ưng họ, nhưng có cơ hội gặp gỡ thì người ấy lại biểu hiện ân cần hơn bình thường với ta, và cuối cùng rồi cũng tan theo mây khói những đối đãi tử tế, tình cảm của họ. Những bực dọc được đối xử không cần thiết của ta cũng phai mờ theo thời gian qua đi. Thời gian không chỉ không có câu trả lời cho một phía mà cả hai đều không thông hiểu vì sao không tiếp nhận, vì sao nỡ quay đi?

 

   Với ai thì những chuyện ấy cũng từng diễn ra trong cuộc đời, những vui buồn hay bực dọc đều qua đi vì cuộc sống không có thời gian cho quá khứ đầy dẫy những chuyện không thông rất đỗi khó chịu tới mức khi nhớ lại cũng còn khó chịu. Nhưng theo thời gian qua đi, vui buồn trong tâm lắng đọng như nước hồ trong đến đáy, thấy hết trầm tích một đời hồ, nhìn lại một đời người bỗng thấy mình có lỗi đã không thể hiện đủ tình cảm với người mong ước, đã thiếu tử tế với người không ưng. Dù chỉ một lời nói, một cử chỉ, một hành động lúc diễn ra rất bình thường như một phản ứng tự nhiên, nhưng thời gian đã trả lời điều tự nhiên ấy lẽ ra không nên có. Bỗng thông suốt hay thoát u mê? Người thiên về tâm linh cảm nhận có duyên không nợ nên thôi cũng đành. Người tính toán như một bản năng sẽ rõ ràng hơn về cái giá của điều kiện ắt có và đủ.

 

   Còn rất nhiều việc diễn ra trong đời người theo thời gian, theo dòng sống chảy trôi… đến một khúc quanh, một ngã rẽ, một chẳng đặng đừng ngoài ý muốn bỗng thông suốt nhiều bế tắc xưa cũ. Nhớ lâu rồi, cô nha sĩ là con gái của ông bà bạn cùng là nha sĩ. Cha mẹ cô về hưu, để lại cơ sở làm ăn cho con gái đã học xong, tay nghề vững vàng. Nhớ hôm cô nha sĩ trẻ, tài năng đã có tiếng trong cộng đồng. Cô ấy nói với tôi, “Chú không thể cứ uống thuốc trụ sinh hoài được. Cháu phải nhổ bốn cái răng khôn của chú thôi vì để thì chú không dùng tới mà vệ sinh cho bốn cái răng khôn mỗi ngày lại khó khăn. Đó là lý do nó cứ nhiễm trùng, chú cứ phải uống thuốc trụ sinh là vậy.”

 

   Lúc ấy tôi nghĩ mình đã có bốn cái răng khôn mà vẫn còn ngu tới biết sợ mình luôn. Bây giờ nhổ bỏ đi thì ngu tăng lên gấp bốn lần. Bỗng ngộ ra, thông được câu mắng yêu của mẹ tôi khi còn nhỏ tôi đã không hiểu, mẹ tôi hay mắng tôi, “con dốt đến con bò cũng phải gọi con bằng cậu.”

 

    Cuối cùng thì cậu của con bò cũng đành nhắm mắt nằm trên ghế nhổ răng để nhổ bỏ đi bốn cái răng khôn như khẳng định đời mình không mắc mớ tới khôn. Nhổ xong, nhìn bốn cái răng trên cái dĩa inox như bốn người bạn vào sinh ra tử với mình. Là cứng hay mềm, là ngon hay dở, là nóng hay lạnh, là ngọt hay đắng, là chua hay cay… đều cùng nhau nhai nuốt cuộc đời. Nay âm dương cách biệt, thấy thương bốn người bạn chung thủy hơn bạn đời nên tôi lấy miếng giấy lau miệng gói bốn cái răng khôn để dành làm kỷ niệm. Nhưng cô nha sĩ la làng, “chú muốn giữ làm kỷ niệm thì để cháu nói nhân viên tẩy rửa sạch sẽ bốn cái răng ấy mới được, hôm nào chú trở lại lấy. Bây giờ chú mệt rồi, chú về nhà nghỉ ngơi đi.”

 

   Rồi bốn người bạn nhỏ ấy nằm trong cái hộp giấy nhỏ, lót bông gòn như món quà của tạo hoá ban cho. Tôi bỏ trong ngăn tủ bàn viết để thỉnh thoảng mở ra nhìn khi thấy trong lòng bỗng cô đơn lạ, sự trống rỗng vô bờ bến trong cõi lòng nhỏ nhoi, nghe có vẻ không hợp lý lại là thật nên thông được, hiểu được điều quan trọng nhất trong đời sống là có những ân sủng của tạo hoá ban cho nhưng chẳng để làm gì, thậm chí đem bỏ thì thương mà vương thì tội, như tôi là ân sủng của tạo hoá đã ban cho vợ tôi, nhưng cô ấy bỏ thì thương mà vương thì tội vì tôi vô dụng từ khi còn răng khôn, huống hồ chúng đã nằm trong hộc tủ như mộ phần. Hôm thông hiểu được cuộc sống, đời người một cách rõ ràng rồi thì tôi đem ra lò nướng sau nhà, đốt như thiêu xác mấy người bạn răng, bốn người anh em tự là khôn nên chết sớm, bỏ bạn ngu lay lất trên đời. Nhưng phải đốt, đốt đi như giải phóng cho người mình thương yêu khỏi khổ sở với việc bỏ thì thương mà vương thì tội cái anh chồng không bình thường mà chẳng có giấy chứng nhận khùng điên.

 

    Tiếp đến hôm dịch cô-tập cô lập mọi người ở nhà. Tôi có cái răng muốn nói lời từ biệt nên ngày càng lung lay hơn, nhưng đang dịch thì có ai dám đi nha sĩ đâu. Thế là khổ sở với cái răng cả năm trời, ăn không được mỗi bữa ăn, đến đánh răng cũng bị đau ngày hai lần. Nhưng nhờ vậy mà thông được đạo lý sống cùng nghịch cảnh mới là cuộc sống có ý nghĩa. Tôi thích ăn gân bò trong món bò kho thì bây giờ chỉ nấu lên đó thôi, rồi nhìn người khác ăn. Từ nhỏ tới lớn chỉ biết đánh răng một tay, đánh răng xong là xong, sau đó đi học, đi làm, đi ngủ, đâu biết tới nỗi đau dịu dàng là đánh răng xong nhưng chưa xong, phải dùng cây que bông gòn, chấm chút kem đánh răng để làm vệ sinh cho cái răng lung lay. Một tay cầm cái que bông gòn, tay kia cầm cái răng lung lay thì mới chà rửa được; đánh răng hai tay và thấm thía nỗi đau từng ngày, từng ngày cho tới hôm trời lạnh kinh khủng. Nửa ngồi nửa nằm trên cái ghế bành, xem tivi phải trùm mền. Trời lạnh quá nên muốn rót thêm ly rượu cũng chỉ cho ra khỏi mền một tay thôi, lấy chai rượu trên bàn, cắn cái nút chai để mở. Rót xong được ly rượu, để chai xuống bàn tử tế, đưa tay lên miệng đón cái nút chai để đậy chai rượu lại. Nhưng từ miệng nhả ra nhiều hơn một cái nút chai, thì ra người bạn chia ngọt xẻ bùi đã từ giã cuộc chơi sau khi hành hạ tôi cả năm trời. Đó là cái răng ngu trong vũ trụ tuần hoàn sinh lão bệnh tử vì nó đói cả năm trời bởi có ăn được gì đâu, sao không rụng sớm đi mà hành hạ tôi chi cả năm trời rồi cuối cùng cũng rụng theo cái nút chai. Tình nghĩa nào hơn giữa con người với cái răng mình, gắn bó, chung thủy từ lúc được sinh ra tới khi qua đời. Có làm khổ, làm đau nhau, hay vui vẻ sống cùng thì chung cuộc vẫn là chia xa. Thông được đạo lý không có nỗi đau riêng lẻ vì mọi hậu quả đều có nguyên nhân, ngộ ra đạo lý làm đau kẻ khác thì mình đau hơn, bỏ đói kẻ khác thì mình đói hơn. Vấn đề tiếp theo là thay đổi hay cố chấp. Không biết cái răng ngu có hiểu đạo lý đó không nên tôi quyết định tắm rửa cho nó sạch sẽ rồi để ở góc bàn.

 

   Từ đó thỉnh thoảng lại nhìn cái răng ở góc bàn và tự hỏi, sao không đem đốt đi như bốn cái răng khôn? Có lẽ vì nó tên là răng ngu nên để đó để nhớ đừng bao giờ khôn quá trong cuộc đời khôn cũng chết mà dại cũng chết.

 

   Tôi thấy cuộc sống về già ngày càng dễ chịu hơn, có phần vui hơn khi cô nha sĩ không đòi nhổ răng tôi nữa mà tử tế hơn xưa, cô nói với tôi, “chú chuẩn bị tinh thần đi, cháu phải làm cho chú mấy cái răng chứ răng đâu ăn?” Cô không thông nụ cười của tôi rồi, tôi cười thay cho câu hỏi, câu trả lời của tôi. Câu hỏi đơn giản là: Ngày xưa, mỗi lần cô clean răng cho tôi, cô phải clean ba mươi hai cái răng. Bây giờ mỗi lần cô clean răng cho tôi, cô chỉ phải clean mười sáu cái. Sao không bớt nửa tiền mà tính công còn mắc hơn hồi xưa? Người ta làm nghề gì cũng phải có đạo đức nghề nghiệp chứ!

 

   Câu trả lời của tôi cho câu hỏi “răng đâu ăn?”. Cô lại không thông rồi, tôi từng có hàm răng ba mươi hai cái nên đã khổ vì ăn tới già. Cuối đời còn lại tôi mới biết vui sướng hơn ăn là nấu cho người khác ăn. Nhìn người khác ăn mà mình thấy ngon là một chân đã bước xuống mồ, chân còn lại đừng cố bám víu như cái răng ngu, hãy dứt khoát như bốn cái răng khôn để được bình an mãi mãi sau khi đã làm hết phần việc của mình.

 

   Từ những cái răng không còn xài được nữa, nếu bỏ qua theo lẽ thường tình là sau khi nhổ, nha sĩ ném vào thùng rác. Người nha sĩ vui đã hoàn thành nhiệm vụ, người nhổ răng vui đã trút bỏ được phiền thì không có gì để nói. Nhưng từ những cái răng không còn xài được nữa, nếu tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả; xuất xứ và nơi về của những cái răng từ khi mọc tới lúc bị nhổ hay rụng, tự thân sẽ thông được quy luật của muôn đời…

 

Phan

Ý kiến bạn đọc
20/04/202304:45:22
Khách
Cuối cùng cốt truyện là ý gì
17/04/202311:13:13
Khách
Người đọc [xin chịu] không hiểu tác giả muốn nhắn nhủ, gửi gấm điều gì qua bốn cái răng khôn [đã bị cô nha sĩ (người quen) nhổ] ? Quý độc giả nào THÔNG được xin dịch lại dùm. Đa tạ nhiều lắm ạ !!!

P.S: Trích "...Ngày xưa, mỗi lần cô clean răng cho tôi, cô phải clean ba mươi hai cái răng. Bây giờ mỗi lần cô clean răng cho tôi, cô chỉ phải clean mười sáu cái. Sao không bớt nửa tiền mà tính công còn mắc hơn hồi xưa? Người ta làm nghề gì cũng phải có đạo đức nghề nghiệp chứ!"

Vật giá leo thang mà cứ tính theo giá cũ thì lấy gì để cô nha sĩ trả một lô một lốc bills đây ? Quen biết thì nhẹ tay chút xíu gọi là. Bên này nha sĩ [không như bác sĩ] nhiều như cá bẩy mầu tha hồ lựa chọn cho vừa ý.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,336
Sau vài lần vượt biên thất bại, ông anh thứ năm của tôi đến được Songkhla, Thailand. Trong lá thư gửi về, anh kể chuyến tàu của anh trải qua bao biến cố hãi hùng, cướp bóc, hải tặc, và cuối lá thư, anh nhấn mạnh, một câu mà viết cả chục lần: “Đàn bà con gái đừng bao giờ vượt biên”. Ý của anh là nhắn nhủ tôi đấy, vì chuyến đó tôi đòi đi theo nhưng ba tôi không cho vì lo cho tôi hiểm nguy nơi biển cả.
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 8 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn dương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Một ngày trước mùa lễ Giáng Sinh, mẹ tôi gọi điện thoại cho tôi. Trong đường dây điện thoại tôi nghe bà khóc. Vừa khóc bà vừa kể chuyện thằng Út bỏ học. Bà nói cả nhà chúng tôi ai cũng khuyên bảo to nhỏ với nó, nhưng nó không nghe. Nhà chỉ còn mình tôi là chưa khuyên răn nó. Mẹ tôi nói: "Con gần tuổi với nó nhất, biết đâu con khuyên răn được nó đi học trở lại." Tôi lặng người nghe mẹ kể mà không biết an ủi mẹ như thế nào. Tôi nói với mẹ cuối tuần này, anh Đức, một người bạn của tôi về thăm nhà tôi sẽ quá giang nhờ xe để thăm nhà và nói chuyện với Út để coi sao. Tôi nói bà hãy yên tâm. Tôi hy vọng rằng sẽ khuyên bảo được Út trở lại trường để học.
Mấy hôm nay trời vẫn có nắng tuy khí hậu rất lạnh. Tôi hồi hộp nhìn những bông mai vàng của Mỹ đang nở sớm, hoa hồng vẫn còn ra nhiều búp, hoa giấy mọc xum xoe tươi đỏ, hoa chuối may mắn còn một nụ đang nở. Tay run run nâng niu những đóa hoa thầm cám ơn chúng vẫn chưa tàn trong thời tiết giá đông.
Năm nào cũng thế, trước Tết tôi thường dạo vài vòng trên các con đường quanh phố Bolsa, khu thương mại của người Việt, để được hưởng sớm không khí Tết và để lòng thấy thêm yêu đời. Hình ảnh, cảnh vật Tết ngày xưa được tái hiện lại làm cho cảnh phố phường trở nên thật đặc biệt. Nhìn xem cảnh vật và mọi người chuẩn bị đón Tết, lòng tôi bỗng lâng lâng một cảm xúc rộn ràng xen lẫn với cảm giác vui sướng như khi còn ấu thơ được hưởng ba ngày Tết tại quê nhà.
Cách nay mấy tuần, tôi đến thăm một người bạn thân đang ở trong nhà dưỡng lão Elmwood House ở Quận Arlington. Cái khung cảnh ấy khiến tôi suy nghĩ về cuộc đời và thân phận tuổi già. Ra khỏi thang máy tầng lầu 2, trước mặt là một phòng rộng, bày biện mấy bộ salon, năm ba chiếc bàn vuông, bàn tròn sắp xếp gọn gàng; bên phải, bên trái là hai dãy hành lang dẫn vào các phòng ngủ – hun hút, im lìm. Năm bảy cụ quây quần trong phòng giải trí này chuyện trò, đánh cờ tướng, xoa mạt chược, chơi tứ sắc hay bài Tây. Bỗng tôi trông thấy ông Phan đang ngồi đánh cờ tướng với ông cụ cùng trạc tuổi ở chiếc bàn gần cửa. Một chút ngỡ ngàng, tôi tự hỏi: “chẳng lẽ ông ta cũng vào nhà dưỡng lão?” Hỏi thế, bởi vì ông Phan có đến bốn đứa con học hành thành đạt, đứa nào cũng có nhà cửa khang trang, tưởng chừng về già ông ta sẽ có cuộc sống hạnh phúc sum vầy bên con cháu. Nhưng cuộc đời nào ai biết chắc tuơng lai?
Cái gì? Trại hè Niềm Tin 10 hả? Trời đất quỷ thần ơi, mới ngày nào còn là trại Niềm Tin 1 mà bây giờ đã trại Niềm Tin 10 rồi sao? Thời gian đi nhanh khủng khiếp. Tôi vẫn còn nhớ….
Tác giả là Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Hiện tại bà đã về hưu, vui thú điền viên. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thượng Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Bài viết mới của tg về câu chuyện muôn thuở: "Tình".
Ông Ronnie năm mươi bảy tuổi, Mỹ đen nhưng nhỏ con cũng xêm xêm Steven, đã thế mắt lại hơi xếch, tóc nối và thắt thành cái bím dài giống hệt mấy anh thổ dân da đỏ, lại giống đuôi sam mấy anh ba Tàu. Ông Ronnie có trách nhiệm giao và nhận hàng đến đi, hổng biết sao ổng lại nhanh nhạy như những tay thám thính, hễ trong hãng có động tịnh gì là ổng biết sớm nhất, ai còn ai bị ra đi, ai lên hương, ai xuống chó, phúc lợi thế nào… Ổng biêt hết ráo và luôn mách cho Steven, dĩ nhiên là lúc nào cũng kèm theo câu căn vặn:” Im miệng đấy nhé! Tao chỉ cho mày biết thôi đấy!”
Lúc nhỏ tôi rất kỵ cái kiểu người ta hay nói “ngồi lê đôi mách”. Thường bạn bè đi đâu chơi chung, những khi đùa giỡn hay chuyện trò, tôi luôn bị rơi vào khoảng không, khó tiếp nhận niềm vui đang có mà tâm tư đi tìm điều gì xa vắng, rồi lại sống với hình ảnh khác bằng tưởng tượng, thêu dệt mây trời với hoa thơm cỏ lạ, dù bạn bè trước mắt rất dễ thương tốt bụng thường lo lắng khi thấy tôi không cười nói và buồn bã.
Nhạc sĩ Cung Tiến