Hôm nay,  

lẽ ra mùa này…

09/04/202315:22:00(Xem: 2997)

Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. 

 

***

 

Trời ảnh hưởng bão nên trở lạnh, lẽ ra mùa này rảnh lúc nào là ra hồ câu cá lúc nấy, ngược lại ngồi nhà như bị nhốt, bị cầm chân thời đại dịch. Ngồi nhà ắt sinh chuyện vì nhàn cư vi bất thiện, chẳng nghĩ đến cống hiến mà cứ nghĩ đến hưởng thụ. Mùa mưa về bên quê nhà khoảng tháng tư tháng năm, cũng là mùa cá nục ở vùng biển. Lái xe ngang qua Phan thiết thì không thể nào đếm hết có bao nhiêu bà Mệ bán gánh, nhưng cùng bán một món ngon ở Phan thiết là cá nục kho. Ngày xưa, làm nghề xe thì ai cũng nói về cánh lái xe là những người ăn như quan phủ ngủ như tôm kho vì đi ngang địa danh nào, ghé quán cơm nào cũng sẽ ăn món ngon nhất, không quan tâm chuyện mắc hay rẻ, nhưng ăn xong chui vô xe ngủ thì không đủ rộng để duỗi thẳng chân, cứ phải nằm co quắp như con tôm kho mà thành câu thành ngữ ăn như quan phủ ngủ như tôm kho.

 

   Riêng món cá nục kho ở Phan thiết là món của dân nghèo, bán rẻ đến không ngờ vì những bà Mệ bán gánh thì bán mắc cho ai được. Cứ cái lò than liu riu hâm nóng nồi cá kho bên trên đến xương cá mềm như xương cá hộp, cá nục đầu mùa mập ú ù u, mỡ rệu đến không cần cắn hay nhai mà chỉ cần miết lưỡi lên nóc họng là miếng mỡ tan ra vòm miệng, hoà theo cơm nóng sướng tê tái, lại không ngán như mỡ heo vì mỡ cá đâu phải ngày nào cũng được ăn. Thịt con cá nục vùng biển Phan thiết không trắng như biển Hà tiên hay ra phía ngoài cỡ Quy nhơn, Tuy hoà ra Đà nẵng, con cá nục Vũng tàu thịt cũng trắng nhưng ngon ngọt không bằng cá nục Phan thiết, thịt nó hồng hồng, chắc thịt, ngon ngọt và độ giai vừa đủ để giòn ngon. Các Mệ bán gánh kho cá với ớt bột, với gia vị gì không rõ chỉ thấy nước cá kho lên màu đỏ cam hấp dẫn với mỡ cá óng ánh… Nhìn nồi cá kho liu riu, không chỉ mùi cá mà có luôn mùi biển bốc lên nhẹ thoảng làm đói bụng.

 

    Thường khi đi xe du lịch tức lái xe hơi chở khách ra các tỉnh miền trung hay Hà nội thì không tiện mua cả nồi, nhưng khi đi xe vận tải thì chúng tôi thường đi ba tài, không có lơ xe để một người ngủ, một người lái và một người ngồi trò chuyện với người lái để anh ta không ngủ gục. Rồi thay phiên nhau ngủ, lái và nói chuyện từ Sài gòn lên Lạng sơn, qua Trung quốc và quay về. Đường ngày xưa xấu nên lái chậm, nên cần lái liên tục cho kịp hàng, nhất là mùa tết. Nhớ trời lạnh trên vùng tây bắc Việt nam, gặp hôm mưa rừng thì đừng chờ tạnh, chúng tôi ba đứa ở trong cabin xe riết cũng ngán nên ghé lại đâu đó; thường mưa thì xạt lở, đất đá trên núi trút xuống làm nghẽn đường, phải chờ những người lo về cầu đường ở địa phương họ dọn dẹp thì mới đi tiếp được. Đó là dịp chúng tôi dừng chân, lôi cái bếp dầu trong xe ra, bắc ấm nước trà uống cho bớt lạnh và tỉnh táo, sau đó bắc nồi cơm và lôi nồi cá nục kho ra. Ba đứa ăn tới quên thôi vì trời lạnh mà ăn cơm nóng với cá kho cay cay thì còn gì bằng, cá lại ngon nhất cả nước mới trở thành hàng qúy hiếm trên rừng, chia sẻ cho anh em lái xe khác cũng kẹt đường, ai cũng không ngờ món cá nục kho Phan thiết lại ngon đến vậy. Hầu như cánh xe tải thì trên xe ai cũng có gạo để nấu cơm vì khi qua những vùng không có người ở, không hàng quán thì phải tự nấu cơm ăn thôi; xe ai cũng có cá khô, cá hộp, chả lụa, nem chua để nhậu lai rai khi dừng chân qua đêm. Nhưng ăn hoài cũng ngán trừ món cá nục kho Phan thiết là ăn hoài được vì ăn miếng đầu hơi dội đũa với mùi cá biển, nhưng gắp vài miếng là bắt đầu ngây, gắp miết tới no không đứng dậy nổi.

 

   Đã bao năm xa nhà, xa quê, đã bao đêm chợt nhớ hay bỗng thèm một món dân dã đã mịt mù trong ký ức bỗng quay về. Đã đời thay cho cuộc sống hải ngoại khi ngoài trời đen kịt như đêm ba mươi, sấm sét như xé toang bầu trời rồi lại đen kịt như ngày tận thế, gió mưa gào thét làm nhớ rừng, nhớ biển, nhớ bạn, nhớ một thời rong ruổi từ nam ra bắc, xuôi ngược dải đất Việt nam hình chữ S đến vạt gót giày. Ngày ấy đâu ngờ có ngày ngồi nhớ những vất vả đến thương thân nhưng lại ước được sống lại một lần như thế, được ăn chén cơm nóng giữa rừng mưa tây bắc, cắn miếng cá kho đậm đà đến cả đời không quên được những bà Mệ lam lũ, bán gánh ngày mưa tháng nắng dãi dầu nhưng vui vẻ, tốt bụng, vừa bán vừa cho như giúp kẻ qua đường. Dù cái cách chúng tôi mua nồi cá kho thường làm các Mệ há hốc, không biết nói gì vì chỉ hỏi Mệ bán hết nối cá này được chừng bao nhiêu tiền, cái nồi để kho cá mua hết bao nhiêu tiền. Chúng tôi cộng lại rồi đưa Mệ gấp rưỡi, gấp đôi số tiền cá và nồi. Xong bưng cả nồi cá lên xe trong tiếng cười, những cái lắc đầu hết ý của những người phu khuân vác. Ánh mắt Mệ nhìn theo những đứa con ngổ ngáo đọng lại trong ký ức xa quê vẫn không quên được hương vị quê nhà.

 

   Đêm về sáng mày mò ra tủ đá ngoài garager kiếm cá kho ăn cho đỡ thèm. Cá hồi chợ Mỹ miếng miếng như miếng ngói đỏ. Cá này chỉ nướng mỡ hành, cuốn bánh tráng là khả dĩ ăn được. Nếu kho thì chỉ kho với cà chua là ăn được, nhưng ăn như thế ra mùi cá hộp, không phải hương vị đang thèm. Nhìn đến mớ cá Basa fillet, cá này chỉ làm được vài món không đúng hương vị đang thèm như muối sả ớt chiên, hay xào cà ri với nấm mèo, củ hành và miến sợi. Món nướng cho cá basa fillet thì nướng nghệ với rau thì là sẽ ngon lắm, nhưng cũng không phải hương vị đang thèm. Lục tung cái tủ đá ra được mấy chú cá chim vàng, cá này chỉ hấp hành gừng thôi… có con cá triped bass ngắn đòn nên goi là hybrid bass của bạn cho thì quá lớn, cá này không thể ăn một mình vì quá nhiều thịt. Đầu và đuôi của nó nấu canh chua thơm, bỏ ngò ôm cho nhiều càng ngon và ăn với bún. Bộ lòng với gan, bao tử cá đem xào tàu xì là đủ nhậu. Mình cá, nếu đông người ăn thì nướng cuốn bánh tráng cũng tạm ổn. Bằng không làm chà bông để dành ăn cháo trắng cũng ngon…

 

    Hết cách nhưng chưa hết thèm, chưa qua cơn thèm cá kho cơm nóng khi trời mưa giông và đêm dài vô tận. May sao nhớ ra hộp cá mồi, loại cá yellow bass chỉ nhỏ bằng ba ngón tay, thịt của nó rất ngọt và giai nên người đi câu thường dùng loại cá này làm mồi câu chứ không ăn vì xương nó rất cứng và sắc bén; chỉ những người biết ăn cá mới chịu khó bỏ công làm loại cá này để kho tiêu là số một, ăn như ăn cá rô đồng kho tiêu những hôm mưa gió ở quê nhà. Cả hãng chỉ có một bà chị làm chung, chị không xin cá lớn như những người khác mà xin cá yellow bass để kho nước cơm, chấm rau dền, rau mồng tơi luộc là ăn quên thôi… Nói ra chị buồn chứ dân đi câu sợ cá bass vàng như giặc châu chấu vì bầy của chúng rất đông, hôm nào đi câu mà gặp cá bass vàng thì gỡ câu không kịp với chúng. Nhiều người đi câu gặp hôm đàn cá bass vàng vào bờ thì họ bỏ về, không câu nữa vì xương cứng, sợ đám nhỏ ở nhà ăn mắc họng thì câu làm chi.

 

   Đêm dần tàn nhưng thèm bất tử lại tăng lên. Thôi đi bắc nồi cơm vì cần chút nước cơm để kho cá. Hộp cá đông lạnh không lớn nên xả đá cũng nhanh, trụng qua nước sôi với rượu trắng, vài lát gừng sẽ hết tanh; trụng xong ngâm nước lạnh cho da cá giòn lại rồi để ráo. Bắc chảo phi hành tỏi, gốc hành lá cho thơm, nhưng đổ nước vô chảo nấu luôn mười phút, nêm tiêu xay, ớt bằm. Nấu nhừ tử hết rồi lược lại bỏ xác hành tiêu tỏi ớt. Bây chừ mới cho cá đã trụng vô kho lửa nhỏ với miếng đường phèn, ít tép mỡ trụng qua nước sôi, cho nước cơm vô là muốn ăn ngay vì nước cá kho sền sệt, màu cánh gián bắt mắt, thơm hành tỏi mà không lợn cợn xác hành tỏi mới là kho nghệ thuật. Cá kèo kho nước cơm của ngoại ngon hơn kho rau răm. Giờ ngoại xa rồi nên món cá kho nước cơm của ngoại là di sản văn hoá. Bởi đời sau của ngoại chỉ có một bà chị biết món cá kho nước cơm ngon hơn kho rau răm.

   Nồi cơm trong nhà chín tới, thơm mùi gạo mới như tưởng đang ở dưới quê hồi nhỏ. Hôm qua lại là ngày nghỉ lễ Phục sinh, cô cháu gái ăn chay nên luộc cả nồi cải xanh bát ngát, đem đi tiệm neo cho mọi người cùng ăn với nước tương và đậu hũ chiên. Chắc lễ Phục sinh nên ghé cho chú dĩa cải ăn lễ. Nghĩ đến cháu gái biết luộc cải xanh đã hơn bạn bè nó chỉ biết nấu mì gói bằng microway, thích ăn bánh tráng trộn là cái món quái đản của thời nhuộm tóc hai ba màu…

 

   Sáng chưa tỏ mặt người, lờ mờ bóng cây sồi già ngoài khung cửa gió mưa. Tạ ơn trên ban cho lương thực hàng ngày. Sáng nay con bắt đầu một ngày mới với cơm trắng, cá kho và rau luộc như gom hết tinh túy của đất trời vào một bữa ăn nên không dám than phiền vì lẽ ra mùa này ăn con cá nục đầu mùa ở biển Phan thiết mới đúng là con của Ngọc hoàng. Nhưng xa quê mịt mù cố thổ nên ăn cá vàng kho nước cơm trên đất Mỹ đã là một ân sủng trong ngày lễ Phục sinh đã qua mười hai giờ đêm thứ Sáu. Cầu chúc cho hai người bạn cá nục kho còn ở quê nhà được bình an, mỗi lần hai bạn ngang qua Phan thiết mùa cá nục, nhớ đên1 tôi là đủ. Cầu nguyện cho các Mệ trên thiên đàng được yên vui sau một đời lam lũ vẫn vui cười và tốt bụng…

 

Phan

Ý kiến bạn đọc
10/04/202308:22:28
Khách
Đoản văn này làm người đọc nhớ tới tác phẩm "Thương Nhớ Mười Hai" của Vũ Bằng đã một thời làm xao xuyến lòng người.

Nhưng bây giờ cảm giác đó không còn nữa do sống trong một môi trường [siêu tư bản] có quá nhiều vấn đề cần phải theo dõi, tìm hiểu, học hỏi và [khẩn trương] lo liệu [liên lỉ] nếu không muốn bị bỏ rơi, thiệt thòi và đào thải "tàn nhẫn" trong chu kỳ "tôi đi giữa hoàng hôn..."

Cám ơn tác giả đã cho người đọc vài phút thư giãn vì được thả hồn về một khung trời chỉ có trong giấc mơ [và sẽ không bao giờ trở thành sự thực].
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,287
Kể từ những năm tháng đầu tiên, khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, các chùa đã tổ chức Lễ Vu Lan. Ngày nay, Lễ Vu Lan không còn đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng ca ngợi lòng hiếu thảo đối với mẹ không thôi mà đã trở thành "lễ hội" mang tính cách nhân văn nói lên lòng hiếu kính của tất cả mọi người đối với cả mẹ lẫn cha hiện tiền, hay ông bà cha mẹ đã quá vãng nhiều đời nhiều kiếp. Lòng trân trọng hiếu kính mẹ cha, phụng thờ tổ tiên ông bà, chính là sợi dây liên kết giữa người còn kẻ mất, là truyền thống cao đẹp nêu cao tình người của dân tộc Việt.”
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân chính thức trở thành Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Ba tôi qua đời năm Mậu Thân 1968, còn trẻ lắm, em Út thứ 9 trong nhà nói: “em không nhớ mặt Ba”, tội nghiệp, lúc đó nó mới có ba tuổi; Má tôi vừa bỏ chúng tôi đầu xuân năm 2023, thượng thọ gần bách tuế. Từ thuở nhỏ, chúng tôi lớn lên không có Ông Bà cả hai bên Nội, Ngoại. Ông Bà Ngoại với con cái sống cuộc đời thương hồ, trôi nổi nước lớn nước ròng, buôn bán theo mùa ở Châu Đốc. Rồi Ông Bà lần lượt qua đời khi tuổi không thọ lắm. Má tôi có chồng, thì Má chồng đã mất, Ba chồng bồng ẳm hai cháu Nội mới chập chửng biết đi được vài lần thì gia đình tôi dọn nhà lên Sài Gòn. Rồi ông Nội qua đời. Nghe Ba và Cô Hai kể, Ông Nội nằm đọc báo ngủ trưa, ngủ luôn giấc ngàn thu, rời hơi thở nhẹ tênh, nhà quê gọi là đứt mạch máu. Năm đó, Ông vừa qua tuổi 50. Má kể, tôi cũng được Ông Nội bồng vài lần lúc mấy tháng,
Hằng ngày, một mình, tôi vẫn tiếp tục lặng ngắm bức tranh thêu hai con hạc trắng như ngày nào khi hai chúng tôi bên nhau. Con chim trống luôn luôn là hình ảnh oai phong - khỏe mạnh của chồng tôi những ngày đầu chúng tôi quen nhau cách đây hơn 50 năm. Thương làm sao, lúc về già, chồng tôi y như con hạc trống già vẫn ráng vươn cao cổ che chở con chim mái ướt sũng đứng nép mình cạnh bên. Thương, nhớ… những ngày hạnh phúc có nhau nhưng tôi không bị dày vò , xót xa vì tôi đã sống trọn vẹn và làm đầy đủ bổn phận của một người vợ, người mẹ …Sinh - Lão - Bệnh - Tử là quy luật nghiệt ngã, đời người rồi ai cũng phải đi tới các trải nghiệm đó. Chấp nhận và có chuẩn bị chu đáo vẫn hơn là né tránh!?
Tôi đã hứa với Văn, ngày thứ sáu và thứ bảy của tuần lễ nghỉ phép, tôi sẽ đến nhà làm giúp cho Văn cái giàn mướp. Sau khi mở cửa cho tôi vào nhà, Văn pha cho tôi ly cà phê rồi đến ngồi trên cái ghế xoay đối diện với máy điện toán, tiếp tục đọc trang mạng. Văn thường nói với bạn bè: Đọc và viết là một phương cách giúp cho não bộ hoạt động và thư giãn tâm trí, một món ăn tinh thần tốt lành, không tốn kém. Đọc xong bản tin đặc biệt và bài bình luận thời sự trên trang mạng, Văn đứng dậy, đi đến phòng ăn sửa soạn ăn sáng rồi cùng tôi làm cho xong cái giàn mướp thì điện thoại reo. Văn vừa nói câu hello thì đã nghe giọng nói lớn tiếng từ điện thoại.
Lời tác giả: Gặp Nina Hòa Bình trên trang mạng! Nina nhắc nhở nhè nhẹ, lâu quá, không thấy tác giả Nguyễn Trung Tây trên trang “Viết Về Nước Mỹ.” Khi đó mới chợt nhớ ra, từ hồi Covid ghé vào, tàn phá ngôi làng toàn cầu, tác giả hãi đoàn quân Covid quá! Bởi thế, quân ta trốn trong phòng, không xuất hiện. Thật ra, tháng 6 năm 2016, tác giả đã rời Úc Châu, tu học tại Philippines. Tháng 10, 2020, tác giả bay về lại San Jose, California, trốn Covid. Tháng 5, 2022 tác giả bay về Philippines, lãnh văn bằng Tiến Sĩ Truyền Giáo tại Divine Word Institute of Mission Studies, nối kết với University of Saint Tomas.
Buổi sáng vào hãng, sau khi chào hỏi và cụng ngực với những người làm chung. Mình bị tay đốc công gọi vào văn phòng giũa: ”Tại sao mầy không coi ngó tụi nó, tuần rồi mấy lô hàng bị sai, ông chủ đang giận dữ”. Mình tức chết đi được, phận sự của mình là cung cấp phụ tùng linh kiện, còn việc khâu kỹ thuật là của thằng James, sao việc gì nó cũng đổ hết cho mình? Mà đâu chỉ mỗi việc này, còn nhiều chuyện bị áp lực nặng khác nữa. Mình làm lâu năm, kinh nghiệm tốt, được khen “good job” vậy mà bị tay đốc công đì, đối xử bất công. Những người làm cùng việc ở các tổ khác đã tăng lương hai lần rồi mà mình thì không được, đã thế cứ nhè những việc khó thì giao cho mình. Mình xin đổi qua tổ khác nó cũng không cho chuyển… Giận lắm nhưng nhịn thì tức, nhiều lúc muốn chơi nó cho bỏ ghét!
Có người bảo rằng tiếng chuông điện thoại là “niềm vui của tuổi trẻ và nguồn an ủi cho tuổi già” Đối với bà Thoa, tiếng chuông điện thoại còn là tiếng gọi của tình yêu khi còn trẻ, là tiếng lòng thương mến khi làm mẹ, là tiếng gọi mong chờ và là liều thuốc an thần khi nằm trong viện dưỡng lão. Nhớ thuở xa xưa, lúc tuổi xuân thì, bà có nhan sắc lại con nhà danh giá, nhiều thanh niên con nhà giàu, học giỏi, đẹp trai theo đuổi, nhưng không anh nào lọt vào vòng “chung kết”. Cuối cùng bà “phải lòng” anh phó quận vì tiếng chuông điện thoại.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây là bài viết mới nhất.
Cơn hồng thủy ngày ba mươi tháng tư năm một chín bảy lăm đã xô đẩy hàng triệu người Việt ra khỏi quê hương và trôi dạt khắp nơi trên thế giới mà đông nhất là ở Hoa Kỳ. Thời đó, hễ thấy ai đầu đen thì người ta chạy riết lại nhìn mặt xem có phải là người Việt không. Nếu phải thì người ta ôm chầm lấy nhau. Có người nước mắt ràn rụa, giọt ngắn giọt dài, vừa mừng vừa tủi vì “ tha hương ngộ cố tri” mà. Dần dà số người Việt định cư ở Mỹ ngày càng đông thì hình ảnh thân thương kia cũng phai nhạt dần khi người ta đã trở thành công dân Mỹ, hội nhập vào đời sống xã hội Mỹ, lúc nào cũng gấp gáp lo chuyện cơm áo, gạo tiền, không còn thì giờ để quan tâm, dòm ngó tới hàng xóm láng giềng, kể cả bà con thân thuộc, nhất là những người ở xa. Hình ảnh một người Mỹ ngồi trên xe bus đi đến chỗ làm, vừa uống tách cà phê, vừa đọc báo cho thấy là thì giờ ở Mỹ rất hiếm hoi và quý báu. Có ý kiến cho rằng người Mỹ rất lạnh lùng, đèn nhà ai nấy sáng. Điều này không đúng. Giá trị Mỹ nằm ngay ở chính tên gọi của nó
Nhạc sĩ Cung Tiến