Hôm nay,  

Người Hàng Xóm

03/02/202300:00:00(Xem: 3869)
vvnm-.
Minh họa Đinh Trường Chinh

Cả hai tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014 với bài viết chung "Dòng Sông Êm Đềm", kể một chuyện tình tuổi nhỏ thất lạc nhiều năm, tìm lại được nhau trên đất Mỹ nhờ các sinh hoạt hội đoàn, họp mặt đồng hương. Sau đây là một bài mới nhất.

*
 
Chồng tôi bị bạo bệnh qua đời được vài năm thì tôi quyết định bán căn nhà cũ và văn phòng địa ốc của anh ấy để dời đi nơi khác, cố quên đi môt dĩ vãng đau thương. Tôi đã quá mệt mỏi với công việc làm ăn mà xưa kia anh ấy luôn gánh vác những phần nặng nhọc nhất. Chồng tôi là một người hiền hòa, hoạt bát rất lo cho vợ con, cho nên sự ra đi của anh ấy đã mang theo không những một chỗ dựa vững chắc cho mẹ con tôi mà cả linh hồn và thể xác của tôi.

Tôi đã sống những ngày tháng vất vưởng cô quạnh. Hằng đêm, tôi vẫn ngủ trên chiếc giường mà đã bao lần hạnh phúc ngất ngây với anh ấy. Đôi khi thức giấc nửa đêm, trong những cơn mưa tí tách trên mái nhà, tôi cứ tưởng hơi ấm của anh ấy như còn đâu đây, tôi chợt òa lên khóc và nhớ anh ấy vô ngần. Tôi vẫn sống trong căn nhà đó từ ngày mới lấy nhau, hình ảnh của chồng tôi hiện về khắp mọi nơi, mọi chỗ. Chúng tôi đã từng bên nhau trong phòng family ấm áp, cùng coi những phim hay và buồn mà hai đứa đều quay mặt đi âm thầm lau nước mắt. Anh ấy đã đứng trong nhà bếp để nếm món ăn tôi nấu, bao giờ cũng khen ngon, nhưng lại rủ đi ăn nhà hàng để chúng tôi có những giờ phút lãng mạn bên nhau! Tôi bắt đầu nghi ngờ tài nấu ăn của mình sau vài lần “lãng mạn” như thế. Chúng tôi từng ngồi bên nhau ngoài hàng hiên nhìn những nụ hoa nở rực rỡ vào đầu mùa xuân lúc trời còn se lạnh, thế mà lòng thật ấm áp. Bây giờ chỉ còn là kỷ niệm!

Anh ấy để lại cho ba mẹ con tôi vài căn nhà cho thuê, lợi tức đủ chi tiêu hàng tháng nên chúng tôi không phải lo lắng về tài chánh.

Tôi chưa đến tuổi lãnh tiền hưu, dù là hưu non, nên còn tiếp tục làm nghề địa ốc bán thời gian, chỉ đi show nhà cho khách quen thôi hay khi mọi người trong văn phòng đều đang bận rộn.

Rồi cũng đến lúc tôi phải rời xa nơi tràn đầy kỷ niệm. Tôi dọn đến khu mới này đã được hơn 5 năm, tương đối lịch sự và yên tĩnh. Đó là một khu gia cư lý tưởng, đất đai rộng rãi, nhà nào cũng có garage chứa được 3 xe, riêng biệt, với đường “Drive Way” rất dài. Ít khi thấy xe đậu ngoài đường làm cản trở lưu thông. Home Owner Association kiểm soát rất khắt khe nên nhà nào cũng giữ vườn tược ngăn nắp, sạch sẽ.

Tôi có hai người hàng xóm rất tử tế. Bên phải là một người đàn ông đứng tuổi, tóc hoa râm, tôi đoán xấp xỉ khoảng 50, tên Tim, dáng người cao thon gọn. Tôi thường thấy ông ấy mặc đồ vest, chắc làm cho một ngân hàng nào đó gần đây. Thời bây giờ ít ai mặc vest đi làm, trừ mấy ông làm nghề chào hàng hay nghề nhà băng. Ông Tim sống lủi thủi một mình, chẳng bao giờ thấy có bóng dáng một người nào khác trong nhà. Bên phải là một ông cựu quân nhân tên là Bob, đã về hưu có vợ là người Đại Hàn. Ông đi chiếc Honda cũ, còn để chiếc Cadillac mới toanh dành cho vợ. Ông có một đứa con gái, chẳng bao giờ thấy ló mặt ra ngoài. Ông thường than phiền với tôi: “Con gái đã gần 30 tuổi rồi mà chẳng chịu lấy chồng và cũng không đi làm gì cả”. Tôi chẳng biết an ủi ông ra sao. Tôi cũng it khi thấy bà ấy, còn ông chồng tối ngày cắt cỏ và chăm sóc vườn tược hoặc loay hoay với cái hồ tắm, mặc dù ít khi nghe tiếng ồn ào sau vườn bên hồ tắm. Ông Bob thường cắt cỏ nhà ông xong rồi cắt cỏ cho nhà tôi nữa, mặc dù sân cỏ nhà tôi bao giờ cũng gọn ghẽ vì tôi có mướn một ông Mễ săn sóc hàng tuần. Có lần tôi thấy bà vợ vừa lái xe đi, ông liền mang máy cắt cỏ ra cắt bên sân trước nhà tôi. Tôi ra gặp ông và nói ông không cần phải cắt cỏ cho tôi vì tôi có thuê người cắt rồi, nhưng ông nói chúng nó cắt xấu lắm làm mất vẻ thẩm mỹ. Thỉnh thoảng tôi làm chả giò, nhờ đứa con gái lớn mang biếu cho hai ông hàng xóm, cho nên họ quý mến gia đình tôi lắm. Ngày đám hỏi con gái tôi, bữa tiệc đãi khách cũng có hai ông sang dự. Cả xóm ra xem một đoàn trai gái mặc áo dài khăn đóng đội mâm hoa quả, quà cưới rất ngộ nghĩnh.

Đối diện nhà tôi là một gia đình chắc là đông người vì thấy có tới 4 chiếc xe đậu trên drive way. Đôi khi đậu cả ra ngoài đường nữa. Thỉnh thoảng gặp ông chủ nhà đang sửa xe tôi có chào ông ta “Hello” nhưng chẳng nghe ông trả lời. Riết rồi tôi cũng tảng lờ mỗi khi tình cờ gặp nhau. Mấy đứa con tôi gọi ông ta là “Redneck”. Chắc bạn cũng hiểu Redneck là mấy anh chàng nhà quê da trắng hay kỳ thị chủng tộc. Buổi sáng tôi thường ra trước nhà tưới cây và làm cỏ dại trong mấy luống hoa, như một thú tiêu khiển của người nhàn rỗi. Mỗi lần ông Tim lái xe đi làm gặp tôi, thường xuống xe hỏi thăm vài câu xã giao, tôi cũng chỉ mỉm cười và trả lời bâng quơ cho qua chuyện. Một buổi sáng còn đang tưới cây trước cửa nhà, tôi nghe tiếng kêu cứu ”Help! Help! Help!” từ bên nhà đối diện. Tôi vội vàng chạy qua, thấy ông “Redneck” đang bị chiếc xe truck của ông tuột dốc sắp đè qua người. Tôi vội vàng chạy về nhặt một cục đá, loại đá sắp dọc theo mấy luống bông trước nhà cho đẹp ấy mà, mang qua chặn sau bánh xe truck. Tôi chạy vội qua nhà ông Bob đập cửa kêu cứu, cả một con đường, ai còn ở nhà cũng chạy ra, kể cả con gái ông Bob nữa. Thế là nguyên một đám hàng xóm tiếp tay nhau đẩy chiếc xe truck cho ông “Redneck” chui ra. Đa số là đàn bà con gái, vì giờ đó đàn ông chẳng còn ai ở nhà cả, trừ ông Bob già. Từ đó ông Redneck rất thân thiện với tôi, có lần còn mang cả thịt BBQ cho tôi với lời cám ơn rất chân tình.

Thằng con tôi vừa xong đại học, xin làm cho một cơ quan của chính phủ Liên Bang, họ đòi hỏi phải có hai người giới thiệu. Tôi dẫn thằng bé qua nhờ hai ông hàng xóm, cả hai đều vui vẻ viết thư giới thiệu cho cháu. Từ đó thằng con tôi trở thành thân quen với hai ông hàng xóm. Họ luôn hỏi chuyện về mẹ nó, thằng con ngờ nghệch của tôi ruột để ngoài da, nên hai ông ấy biết tôi như hai ông bố ruột vậy.

Ngày nọ, Tim qua xin phép tôi cho sửa hàng rào chung giữa nhà tôi và nhà ông ấy. Tôi tình nguyện trả nửa tiền nhưng ông ấy nhất định từ chối. Ông nói, ông cũng không lấy tiền nhà hàng xóm bên kia vì ông ấy muốn sửa hàng rào cho đẹp chứ chưa hư hỏng. Ông Bob cũng đòi sửa hàng rào. Tôi ngỏ lời góp một nửa chi phí phần hàng rào chung, nhưng ông nói, ông sẽ mua gỗ vì ông được bớt 25% nhờ thẻ cựu quân nhân, tôi chỉ cần trả $300 tiền công cho ông thợ thôi. Tôi thật cám ơn hai người láng giềng tốt bụng. Ông Trời đã quá ưu đãi tôi!

Lễ Thanksgiving ai cũng có gia đình đoàn tụ, chỉ riêng ông Tim vẫn lui cui một mình. Tôi mời ông ấy qua chung vui với chúng tôi. Ông ấy mừng lắm, thế là từ đấy chúng tôi làm giao kèo miệng: Chiều đi làm về ông ấy qua nhà tôi ăn cơm, có gì ăn nấy, cuối tuần ông sẽ mời chúng tôi đi ăn tiệm. Tội nghiệp ông Tim, đôi khi theo lời yêu cầu của thằng con, tôi làm mấy món ăn Việt Nam khoái khẩu của nó, nhưng người hàng xóm của tôi cố gắng nuốt vài miếng, rồi nói chữa là hôm nay ăn trong sở lửng bụng rồi, nên không ăn được nhiều. Tôi cũng hiểu, nên làm sẵn mấy cái chả giò cho ông ấy mang về nhà.

Loay hoay chẳng mấy chốc mùa Christmas lại đến, ông Tim mời hai mẹ con tôi ăn ở một nhà hàng sang trọng bên hồ Woodlands. Thằng con tôi bận đi chơi với mấy người bạn trong sở, nên tôi đi một mình với ông Tim. Buổi chiều ăn xong, chúng tôi đi dạo bên bờ hồ dọc theo River Walk. Trời đổ lạnh bất thường với những cơn gió từ miền bắc thổi xuống từng đợt. Ông Tim cởi áo khoác và choàng lên vai tôi. Tôi chợt rùng mình, vì chồng tôi cũng hay làm như vậy những lần cùng đi bách bộ. Đi ngang công viên, chúng tôi ngồi nghỉ chân bên nhau, ngắm nhìn dòng nước lững lờ trôi, yên lặng. Được một lúc, ông Tim rụt rè nắm tay tôi và nói ông ấy muốn xin cưới tôi làm vợ. Sự bất ngờ làm đầu óc tôi quay cuồng, choáng váng, cố suy nghĩ làm sao để nói cho ông ấy hiểu hoàn cảnh của tôi mà không làm tổn thương trái tim đang tràn đầy hy vọng của ông ấy. Tôi bảo chúng ta chưa hiểu về nhau nhiều lắm, tôi có thể làm bạn với ông ấy nhưng chung sống vói nhau như vợ chồng tôi thật sự chưa sẵn sàng. Trong thâm tâm, tôi không muốn cảnh cha ghẻ, con ghẻ cãi nhau, thù ghét nhau, tôi làm mẹ làm vợ phải giải quyết sao đây. Tim  ôm lấy vai tôi với cặp mắt van xin, khiến tôi không thể từ chối được nụ hôn đầu tiên. Tôi nhẹ nhàng đẩy Tim ra một cách yếu ớt. Tiếng thì thầm bên tai trong hơi thở dồn dập “Anh yêu em!”. Chúng tôi, như những thửa ruộng khô hạn đã lâu, chỉ chờ một cơn mưa để những hạt mầm tình yêu đâm chồi nẩy lộc. Từ nay tôi đã có thể gọi “Anh Ấy”, tiếng “Anh Ấy” êm ái, ngọt ngào mà tôi thường dùng để kể về chồng tôi với bạn bè thân quen. Anh ấy tâm sự với tôi, hồi còn đi học ở với cha mẹ ở Chicago. Ra trường và bắt đầu sự nghiệp ở đó, vài năm sau cưới vợ và có một đứa con. Những năm đầu đi làm vất vả, lại phải đi công tác thường xuyên cho nên vợ chồng có những xích mích không thể hàn gắn được. Hai người chia tay và bà vợ mang đứa con nhỏ, theo người tình mới. Anh ấy vẫn nghi ngờ đứa con ấy không phải là con của mình, vì bà vợ nói trước khi chia tay: “Đứa con này không phải của anh, nên đừng ra tòa tranh tụng”. Từ ngày hai người xa nhau, chẳng còn liên lạc gì nữa. Chán cảnh đời đen bạc nên vẫn cu ki một mình. Tôi nghe cũng thấy chua xót.

Chúng tôi vẫn thường xuyên đến với nhau, tình cảm ngày càng thắm thiết. Đôi khi đi cruises đến những vùng xa xôi bên Âu Châu hay Nam Mỹ. Đó là những ngày hạnh phúc tuyệt vời. Chúng tôi sống vội vã và yêu thương nồng cháy như đôi trẻ mới lớn, bởi vì cả hai đều hiểu thời gian không còn nhiều. Đôi khi vì một lý do nào đó phải xa nhau vài ngày đã thấy nhớ nhung vô hạn. Thỉnh thoảng anh ấy vẫn nhắc đến việc chung sống với nhau nhưng tôi thoái thác:”Chưa đến lúc”. Anh ấy hứa sẽ chờ đợi tôi mãi mãi và tặng cho tôi một chiếc nhẫn cưới rất đẹp như một lời thề. Tôi muốn chờ đến khi thằng con tôi lập gia đình và ra ở riêng một thời gian cho tôi yên lòng. Đó là cách trả ơn cho chồng tôi, đã cho tôi hai đứa con ngoan ngoãn, hiếu thảo và biết vâng lời.

Tôi và anh ấy sống với nhau kiểu “Già nhân ngãi, non vợ chồng” như các cụ nhà mình thường nói. Tôi luôn bắt chước Ý lan ca bài “Hãy Cứ Là Tình Nhân” và rất thích thú thấy mình đã đi đúng con đường phải đi. “Để được chiều chuộng, để ngày nhớ đêm mong, rất thích thú háo hức”.

Vào những năm kinh tế bị trì trệ, ngành địa ốc hầu như phá sản, anh ấy đã giúp tôi vay ngân hàng mua được thêm vài căn nhà nữa với giá rẻ mạt. Bây giờ tôi đã có một tài sản đáng kể, không to tát gì lắm nhưng cũng đủ sống nốt cuộc đời một cách thoải mái. Có lần anh ấy bàn với tôi hay là cứ làm giấy hôn thú để tôi được hưởng tiền trợ cấp hưu bổng và được bảo hiểm sức khỏe từ công ty của anh ấy, nhưng tôi nhất quyết từ chối. Anh ấy cũng đề nghị chúng tôi có thể kết hôn, chỉ cần có một bữa tiệc nhỏ với những người thân trong gia đình. Bên phía anh ấy giờ chẳng còn ai, bên tôi chỉ có gia đình bà chị và mấy đứa em. Sau khi kết hôn ai ở nhà nấy cho được thoải mái tự do. Tôi vẫn từ chối, từ đó anh ấy không còn nhắc đến chuyện đó nữa. Chúng tôi vẫn êm đềm sống bên nhau như hai mà một, như một mà hai!

Một buổi sáng thứ bảy tôi còn nằm nướng trên giường, thằng con ngốc nghếch của tôi mở cửa leo lên giường và ôm hôn tôi, miệng nói con thương mẹ quá, sống cô đơn một mình không buồn sao mẹ. Tôi cú đầu nó, hỏi muốn vòi vĩnh gì đây, có phải đang bị con nhỏ nào lấy mất trái tim rồi không. Nó lại hôn tôi và nói, đâu có ai đâu, hay là mẹ lấy chồng đi, con và chị hai “Approve” rồi đó, mà mẹ chỉ được lấy “Uncle Tim” thôi nhá. Tôi bật cười, làm như nó là bố tôi không bằng, “Chấp Thuận” cho tôi lấy chồng. Tôi nhẹ nhàng gỡ tay nó ra và đuổi nó ra ngoài. Thằng ngốc bò ra khỏi giường còn nói với theo “Con nói thật đấy”, tôi nói với nó “Nếu con muốn mẹ đi lấy chồng thì qua bàn thờ thắp nhang cầu bố con đi”. Thằng ngốc cười ré lên rồi chạy ra khỏi phòng. Tôi hoang mang có phải ông bố của thằng ngốc mang anh ấy lại cho tôi hay không, dù sao tôi cũng cám ơn bố nó đã cho tôi một thằng con khờ khạo mà dễ thương như vây, nó biết quan tâm tới sự an vui, hạnh phúc của tôi. Đôi khi nó thấy tôi ngồi thẫn thờ một mình, lại chạy tới ôm hôn tôi và hỏi sao mẹ buồn thế. Tôi trả lời mẹ không sao, chỉ là nhớ bố con thôi. Có lần nó hỏi tôi sao lâu nay không thấy Uncle Tim chở tôi đi chơi, bộ giận nhau rồi hả mẹ, tôi nói ông ấy phải đi công tác xa 2 tuần lễ. Ông Bob hàng xóm cũng hỏi tôi một câu như vậy. Thì ra ít nhất tôi cũng có hai người quan tâm tới mình. Thằng ngốc nói con không muốn ông ấy làm mẹ buồn. Nó thật là “Thằng con trai của mẹ” như người Mỹ thường nói. Tôi lau vội hai hàng nước mắt trên má, sợ thằng ngốc quay trở lại, tôi sẽ không biết phải trả lời nó như thế nào.  Đôi khi tôi lo lắng, mai mốt nó lấy vợ chắc là bị vợ ăn hiếp rồi, nhưng cũng tự an ủi, chỉ có Trời mới giúp được nó thôi, “Trời đãi kẻ khù khờ”.

Cậu em tôi ở Denver mời hai mẹ con tôi đi dự đám cưới của thằng cháu. Tôi dặn Tim coi chừng nhà cửa, chúng tôi sẽ đi chơi chừng 1 tuần lễ thôi. Gần trưa ngày thứ hai ở Denver, điện thoại reo liên hồi, có tiếng lạ hoắc từ đầu giây bên kia:

-         Xin lỗi có phải bà Lê không ạ? Tôi là thư ký của ông Tim Ryan, Vice President of WoodForest Bank, có tin khẩn cấp ông ấy nhắn cho bà.
-         Tôi nghe, xin cứ nói.
-         Ông Ryan có dặn tôi, nếu có chuyện khẩn cấp, hãy gọi cho bà vì bà là người thân duy nhất của ông ấy.
-         Ông ấy có làm sao không ạ.
-         Bà nên đến bệnh viện gấp, ông ấy đã được xe cứu thương đưa đi khoảng 10 phút rồi, tôi vội vàng gọi cho bà ngay theo chỉ thị của ông ấy trong trường hợp khẩn cấp. Tôi sẽ gởi tin nhắn trong điện thoại của bà, địa chỉ và số điện thoại của nhà thương.
-         Vâng cám ơn cô, tôi đang ở Denver, nhưng sẽ về ngay.

Tôi vội vàng gọi hãng máy bay đổi lại chuyến bay sớm nhất để về nhà, đồng thời gọi vào nhà thương. Anh ấy bị ngã bất tỉnh trong phòng làm việc, nhưng chở vào bệnh viện kịp thời nên còn cứu kịp. Hôm sau về đến nhà tôi vào bệnh viện ngay, anh ấy vẫn còn thiêm thiếp ngủ. Tôi nắm tay anh ấy, chàng chỉ hé mắt một tí, nhếch mép như muốn nói điều gì. Tôi an ủi anh ấy, cố tĩnh dưỡng cho khỏe lại, có tôi ở đây săn sóc cho anh. Tôi cầu trời cho anh ấy qua cơn hiểm nghèo, đừng bỏ tôi lại một mình như bố thằng nhóc đã từng bỏ tôi. Tôi rùng mình nghĩ lại thời gian trước đây đã từng trải qua cùng hoàn cảnh như thế, bên giường bệnh của người thương yêu nhất đời mình, mong rằng có một phép lạ nào đó xảy ra. Nhưng trên đời này mấy khi được thấy phép lạ.

Qua hôm sau, Tim vẫn còn nửa thức nửa tỉnh, nhưng mặt mày có vẻ tươi tắn hơn. Ông luật sư riêng của anh ấy cũng vào thăm, do cô thư ký nhắn tin. Ông luật sư hỏi tôi có phải là bà Lê không ạ, mời tôi ra ngoài nói chuyện một chút. Ông dẫn tôi vào phòng khách của bệnh viện rồi nói:

-         Thưa chuyện này với bà, kể ra còn quá sớm, nhưng theo lời dặn của ông Ryan bà là người thân duy nhất mà ông ấy nhắc đến, hậu sự của ông ấy đã lo chu tất với nhà quàn và có để lại trong chúc thư mọi thứ cho bà. Đến lúc cần xin bà cứ ghé lại văn phòng tôi, chúng ta sẽ bàn sau.
-         Tôi cám ơn ông đã lo liệu cho anh Tim Ryan. Tôi có một chuyện muốn nhờ ông lo gấp giúp tôi.
-         Bà cứ cho biết, tôi là luật sư riêng của ông ấy, cả về phần công cũng như tư, có nghĩa là đại diện cho ông ấy về mặt pháp lý, kiện tụng trong công việc của ông ấy nữa.
-         Tôi muốn nhờ ông, bằng cách nào tùy ông, kiếm ra thằng con của ông ấy, nghe đâu trước kia ông ấy ở vùng Chicago. Lệ phí bao nhiêu tôi sẽ hoàn trả cho ông.
-         Bà đừng lo, tất cả dịch vụ văn phòng chúng tôi đã có giao kèo với ông Ryan và hãng của ông ấy rồi. Hình như trong hồ sơ tôi có ở văn phòng, có cả copy tờ ly hôn nữa. Tôi không chắc, nhưng sẽ nhờ một văn phòng tìm người mất tích, họ sẽ kiếm ra nhanh chóng thôi. Tôi chưa bao giờ nghe ông ấy nhắc đến một người con nào cả.
-         Vậy thì cám ơn ông nhiều lắm, tôi chờ đợi tin mừng của ông.

Trước khi chia tay, ông luật sư trao cho tôi danh thiếp. Hai ngày lặng lẽ, mệt mỏi trôi qua, anh ấy đã từ từ hồi phục, đã có thể ăn uống, nói chuyện. Anh rất cảm động vì luôn có tôi bên cạnh cả ngày lẫn đêm, mỗi khi anh chợt tỉnh giấc. Sáng hôm sau ông luật sư gọi, xin tôi bỏ chút thời giờ ghé văn phòng ông ấy. Tôi vội vàng dặn cô y tá: “Làm ơn coi chừng anh ấy, tôi ra ngoài một chút rồi sẽ quay lại ngay”. Đến văn phòng, ông luật sư giới thiệu với tôi một thằng nhóc tên Tom Ryan. Thoạt nhìn, tôi biết ngay là con của Tim, không cần thử DNA. Hai khuôn mặt giống nhau như đúc. Tôi được giới thiệu là người bạn thân của cha nó. Thằng bé lí nhí chào hỏi tôi rất lễ phép, có lẽ ông luật sư đã nói với nó về tôi. Tôi hỏi nó rất nhiều về hoàn cảnh của nó bây giờ, gia đình mẹ nó với người cha ghẻ, học tới lớp mấy rồi, tại sao lâu nay không đi tìm cha, vân vân … Ôi đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Mục đích cuộc nói chuyện xem tính tình nó thế nào, xem nó có quan tâm đến người cha đã lâu lắm rồi không gặp? Ông luật sư vẫn ngồi yên, lắng nghe chúng tôi nói chuyện. Cuối cùng, tôi cũng có một khái niệm về thằng bé: Tính tình ngoan ngoãn, lễ phép, nhưng khi nói về mẹ và cha ghẻ nó, thằng bé tỏ ra bất mãn, buồn rầu. Cha ghẻ cũng chẳng quan tâm về nó, chỉ săn sóc 3 đứa con riêng của ông thôi. Nó luôn cảm thấy cô đơn, buồn bực, cho nên hay chống đối mẹ và cha ghẻ nó. Mỗi lần hỏi về cha nó, mẹ nó đều nói ông ấy đã chết rồi! Nhiều lần nó đã muốn đi bụi đời, nhưng bản chất nhút nhát nên không biết đi đâu. Tôi nhờ ông luật sư, thay mặt Tim điều đình với mẹ nó để cho nó được sống gần gũi cha. Ông luật sư nhận lời.

Tôi đưa thằng nhỏ vào nhà thương, đến trước cửa phòng bệnh nhân và dặn nó chờ ở đó. Tôi lấy khăn lau mặt cho Tim rồi nói: “Có người muốn gặp anh, hãy giữ bình tĩnh và nhắm mắt lại, em sẽ dẫn người ta vào gặp anh”. Tôi dẫn thằng bé vào, rồi bảo Tim mở mắt ra. Tôi thấy sự hân hoan lẫn ngạc nhiên trong mắt anh ấy. Hai cha con đã nhận ra nhau chẳng cần giới thiệu. Thằng bé ôm choàng lấy cha nó, hai hàng lệ chảy trên đôi má Tim. Tôi bỏ ra ngoài mà không cầm được nước mắt. Mặc cho cha con họ tâm sự và cảm nhận được giây phút thiêng liêng của sự trùng phùng. Họ đã xa nhau lâu lắm rồi, ai cũng tưởng như người kia không còn hiện diện trên cõi đời này nữa. Bao nhiêu cô đơn, dằn vặt, ray rứt trong lòng đã trôi theo dòng nước mắt. Thằng nhóc ra mời tôi vào, bảo cha nó muốn nói với tôi vài điều. Tôi đến bên giường bệnh, Tim nắm tay thằng nhóc đặt trong tay tôi và xin tôi săn sóc cho nó, chỉ có tôi anh ấy mới yên lòng. Tôi hứa sẽ săn sóc, yêu thương nó như tôi đã làm với thằng bé nhà tôi. Thằng nhóc chợt nắm lấy hai tay tôi, hai mắt nó nhìn tôi như cầu khẩn và gọi tôi một tiếng “MẸ”. Tôi ôm đầu nó: “Yên tâm đi, mẹ sẽ không bỏ con đâu!”

Buổi chiều tôi dẫn nó về nhà, thằng John con tôi cũng vừa đi làm về. Tôi dẫn hai đứa lại gặp nhau và dặn: “Đây là Tom Ryan, con của Uncle Tim, nó cũng là em của con, từ nay hãy gọi nó là Út Tư, còn đây là John Lê, từ nay nick name của nó là Anh Ba, mẹ chỉ gọi Anh Ba và Út Tư, hai đứa con phải biết mẹ gọi ai, nghe chưa?”. Hai đứa ngoan ngoãn vâng lời. Tôi dặn thằng John, dạy tiếng Việt cho cho thằng Tom, từ nay trong nhà chỉ nói tiếng Việt thôi. Trên lầu còn 3 phòng trống, Tôi sai John dọn 1 phòng có phòng tắm riêng cho Tom ở. Tôi dẫn hai đứa đến trước bàn thờ của bố thằng John, xin anh ấy nhận thêm một thằng con nữa, hãy phù hộ cho nó và yêu thương nó như anh ấy đã yêu thương và gìn giữ hai mẹ con tôi. Hai đứa thắp nhang và xá cha chúng. Thế là từ nay tôi có hai thằng con ngốc nghếch luôn ở bên cạnh. Hai đứa đều ôm lấy tôi, tôi không thể nào cầm được nước mắt!

Tim được ra khỏi bệnh viện và nghỉ phép 1 tháng, khi có chuyện khẩn cấp cô thư ký mang hồ sơ về tận nhà. Buổi tối cả nhà quây quần bên phòng ăn, rồi ra phòng gia đình nói chuyện dóc, coi TV. Thật ấm cúng.

Một thời gian sau, Tom đã nói được tiếng Việt kha khá, con nít học cái gì cũng mau! Nó cũng thích ăn đồ ăn Việt Nam như thằng John. Chủ nhật nào tôi cũng dẫn tất cả đi nhà thờ La Vang. Hai đứa nó đều tham gia các sinh hoạt cộng đồng và nhà Thờ. Chúng sống hòa thuận vui vẻ bên nhau như hai anh em ruột. Dù sao thằng John cũng sanh đẻ và lớn lên trên đất Mỹ, nó chẳng khác thằng Mỹ con là mấy. Còn thằng Tom đã bị Việt hóa mất rồi. Mỗi lần ở trường học thằng Tom có chuyện gì rắc rối, tôi cũng đến để can thiệp cho nó, nói chuyện với thầy cô. Nó cảm thấy được chăm sóc, bảo vệ như con gà con trong cánh ấp ủ của gà mẹ, nên càng kính yêu tôi hơn. Nó bắt chước thằng John mỗi khi về đến nhà đều đến bên tôi khoanh tay “Thưa Mẹ”, tôi ôm và hôn lên trán nó để an ủi và san sẻ tình thương cho nó.

Vài năm sau, Tim và tôi quyết định về hưu, thời gian của chúng tôi cũng không còn nhiều cho nhau. Chúng tôi sẽ nắm tay nhau đi hết ngõ ngách của thế giới này vì cả hai đều thích du lịch. Tom đã lên Đại Học, nó quyết định học ở Sam Houston State University, chỉ cách nhà tôi 30 phút lái xe để luôn được ở nhà với tôi và cha nó. Nếu muốn, sau này nó có thể thi vào trường Medical School gần nhà, rất tiện lợi và đỡ tốn tiền. Với tôi, cuộc đời thật hạnh phúc, thật tuyệt vời! Tôi nói với anh ấy hãy sửa lại di chúc, tôi có đầy đủ rồi không cần anh ấy để lại gì cho tôi, tôi cũng sẽ để một phần gia tài cho Tom, dù sao cũng nhờ anh ấy tôi mới có cuộc sống sung túc ngày hôm nay.

Bên ngoài, với mọi người, chúng tôi vẫn là hàng xóm tốt bên nhau, thường xuyên qua lại. Trong nhà là một gia đình ấm cúng 4 người. lễ lạc như Thanksgiving, Christmas, không còn ai lạc lõng cô đơn nữa.

Cuối tháng hai trời còn se lạnh, nhưng trong lòng tôi thật ấm áp. Mùa xuân đã kéo đến trước cửa nhà. Mấy bụi cúc nở vàng rực, hai hàng đỗ quyên trồng trước nhà nở đỏ tươi thật là đẹp, hoa đào, hoa mai cũng khoe sắc sân sau nhà. Ông Trời đã giúp tôi quá nhiều, an ủi tôi những ngày tháng cuối cuộc đời, sống an nhàn, hạnh phúc, cho tôi những đứa con ngoan ngoãn, hiếu thảo. Ông Trời thật công bằng, nếu lấy mất cái gì của mình, sẽ cho lại mình cái khác, và ngược lại, đã cho mình cái gì thì sẽ lấy lại cái khác. Cho nên được hay mất đừng tự đắc, hay oán than Ông Trời.
Cám ơn Ông Trời.
                                                                               
Mùa Xuân  2023
 

Ý kiến bạn đọc
08/02/202303:41:29
Khách
Vợ chồng là duyên tiền định ?
Bản tin từ báo ở VN : Vợ xinh” Trần Lâm và Thu Hiền. Thu Hiền sở hữu gương mặt xinh xắn, dễ thương, trong khi đó Trần Lâm lại có gương mặt biến dạng với nhiều vết sẹo chằng chịt.
Sự chênh lệch ngoại hình đã khiến cặp đôi bất ngờ nổi tiếng trên mạng xã hội, đặc biệt là thời điểm tháng 7/2014 khi loạt ảnh cưới của cả hai được chia sẻ trên các diễn đàn.
Trong quá khứ, Trần Lâm chẳng may bị tai nạn bom mìn, gương mặt bị bỏng 90%. Suốt những năm tháng tuổi trẻ, anh luôn tự ti vì ngoại hình xấu xí của mình, không dám làm quen với cô gái nào. Thu Hiền chính là người chủ động nhắn tin trò chuyện với Trần Lâm vì cảm mến tính cách của anh.
Sau khi kết hôn, Thu Hiền và Trần Lâm quyết định sang Canada định cư. Tình yêu của họ nhanh chóng “đơm hoa kết trái”, sự ra đời của cậu con trai Jayden Nguyễn khiến gia đình nhỏ của họ hạnh phúc và trọn vẹn hơn.
Hiện tại, cậu bé đã lên 6 tuổi. Thu Hiền đang mang bầu em bé thứ hai.
Gia đình nhỏ của Hiền và Lâm vẫn sống tại Canada. Thu Hiền vừa làm nail vừa chăm sóc gia đình, còn Trần Lâm làm thuê. Nhờ chăm chỉ làm việc, họ có nguồn thu nhập ổn định để lo cho con cái.
Trần Lâm cho hay, ở Canada, anh thoải mái hơn với ngoại hình của mình. “Nói ra thì mọi người bảo mình phân biệt Việt Nam với nước ngoài nhưng quả thực, ở bên đây không ai quan tâm gương mặt mình xấu đẹp thế nào, còn ở Việt Nam thì có nhiều ánh nhìn kỳ thị. Sống ở đây, mình chưa bao giờ có cảm giác bị phân biệt đối xử hay ngượng ngùng bởi những ánh mắt nhóm ngó. Mình cũng không có ý định phẫu thuật thẩm mỹ cải thiện gương mặt vì vợ mình không muốn”, Lâm nói.
Cuộc sống hôn nhân bên trời Tây của Lâm và Hiền rất hạnh phúc.
07/02/202304:22:20
Khách
Vợ chồng là duyên tiền định ?

NSUT "Nghệ sĩ ưu tú " là danh vị do nhà cầm quyền CS ban tặng.
Bản tin từ báo ở VN : NSUT Mỹ Duyên sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn trong một gia đình giàu truyền thống nghệ thuật.
Ban đầu, Mỹ Duyên tham gia các tác phẩm kịch, sau đó đến các bộ phim với đa dạng hình tượng, nhân vật khác nhau. Không chỉ thành công với diễn xuất, Mỹ Duyên còn được đánh giá cao với vai trò người mẫu ảnh lịch, đại diện cho nhiều thương hiệu. Những năm 90, mọi người còn gọi cô với cái tên "nữ hoàng ảnh lịch" .
Nổi tiếng và xinh đẹp, Mỹ Duyên hoàn toàn có thể chọn một người chồng giàu có để làm chỗ dựa vững chắc như nhiều người đẹp khác trong showbiz. Quyết định lên xe hoa khi ngoài 40 tuổi, Mỹ Duyên khiến công chúng bất ngờ khi người đàn ông cô chọn để trao gửi tình cảm không phải là đại gia giàu có hay người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Chồng Mỹ Duyên - Hoàng Công Phước chỉ là một chàng "Việt kiều nghèo" đi làm thuê, lĩnh lương hàng tháng. Điều khiến cô yêu thương ông xã của mình là bởi sự chu đáo, chín chắn trong suy nghĩ của anh.
Chồng Mỹ Duyên khá gầy và không được điển trai. Tuy nhiên, về mức độ chiều vợ thì Hoàng Công Phước khó ai có thể bì kịp.
Sau một thời gian dài kết hôn, khi được hỏi , Mỹ Duyên cho biết cô không hối hận khi lấy Công Phước làm chồng.
06/02/202317:41:02
Khách
Lỡ hẹn với kiếp này làm người dân thường rồi.

Vậy xin hẹn với độc giả PhaoNg kiếp sau: người đọc sẽ là một vị lương y xuất chúng [không màng và vướng bận bất cứ thứ gì ngoại trừ có được sức khỏe tuyệt vời, bộ óc siêu việt và trường thọ] cống hiến cả cuộc đời cho y khoa để cố gắng xoa dịu những nỗi đau bệnh tật của mọi người.
06/02/202315:07:01
Khách
"Bố mẹ thương con thực sự thì không ép nó phải vào được y khoa vì sẽ có những phản ứng phụ xấu khôn lường sau này."
Thank you for the valuable insights Dr. "nate".
05/02/202313:06:03
Khách
Cám ơn độc giả durendo đã cất công góp ý.

Người đọc viết: "Bài viết cũng đường được*." chỉ là ý kiến cá nhân chẳng quan trọng gì sốt vì đó nhất định không phải là quan điểm của Tòa Soạn Việt Báo và nhiều độc giả khác.

Quan trọng là những lý do hoặc dữ kiện người đọc trình bầy vì nếu sai, không đúng sự thật sẽ gây nhiều phiền toái, chướng tai gai mắt cho các độc giả khác.

Mục đích viết của người đọc là chỉ hài hước chút đỉnh cho bớt căng thẳng và rất mong sự hiểu biết, ý kiến của mình được bổ túc thêm hoặc chỉnh lại cho đúng từ tác giả và các độc giả khác.

Được như vậy, người đọc mừng hơn là nhặt được vàng.

Chúc độc giả durendo được một ngày vui vẻ và hạnh phúc.

* I may not know how to make an omelette, but I have the right to criticize constructively [not destructively] the cook who made it.
05/02/202309:13:17
Khách
"Bản thân người thày thuốc chẳng sung sướng gì. Chỉ có những người thân yêu được hãnh diện ké và thụ hưởng thôi."

1. Không chỉ chuẩn bệnh cho nhiều bệnh nhân trong ngày, người thày thuốc còn phải đối phó với thân nhân của bệnh nhân và Bác Sĩ Google nữa. Mệt phờ râu cáo sau giờ làm việc nhưng vẫn phải nghiên cứu, tìm hiểu thêm bệnh tình của bệnh nhân trong những trường hợp phức tạp.

2. Số lương và tiền thưởng của người thày thuốc khá cao nên có thể thỏa mãn mức chi tiêu cho gia đình được rộng rãi hơn hoặc những lúc cần phải gặp bác sĩ chuyên môn ngay và thay vì phải đợi trung bình từ 3 tuần tới hai tháng hoặc hơn nữa, thì nay rút ngắn lại chỉ còn vài ngày [không kể hai ngày cuối tuần].
05/02/202302:41:01
Khách
>>Bài viết cũng đường được.
Cung kính chào nhà văn chân chính ... Chữ ta và vợ người...ha ha...
04/02/202309:45:35
Khách
Có ba tiêu chuẩn chính và quan trọng nếu muốn được nhận vào chương trình MD [Allopathic Medical] ở Hoa Kỳ:

1. Số điểm GPA trong 4 năm ở đại học phải ít nhất 3.70
[Hai khóa học được điểm B liền cho môn học Organic Chemistry (môn học hung thần) thì giấc mơ được vào Y Khoa giảm mạnh vì sẽ khó mà địch nổi với các sinh viên khác được điểm A]

2. Điểm tổng quát của MCAT phải tốt và số điểm từng môn thi phải đều và không được quá chênh lệch.

[Xác định chính xác việc học tập và số điểm GPA đạt được]

3. Ngoài việc học, phải năng nổ làm thiện nguyện cho các nhà thương, hoạt động xã hội, tham gia nghiên cứu [research] cho các cơ quan y tế, giúp việc cho văn phòng bác sĩ, etc. Cần ba lá thư giới thiệu từ giáo sư dậy hoặc từ các cơ quan, cơ sở đã thừng tham gia.

[Đại Học Y Khoa muốn sinh viên của họ không là con mọt sách mà phải biết các sinh hoạt khác. Điều này rất quan trọng trong 4 năm học và thời gian nội trú vì cần phải 'giải trí' để giảm bớt căng thẳng và lấy lại thăng bằng.]

Nếu không đạt được ba điều kiện trên mà vẫn quyết tâm trí để thành bác sĩ thì nộp đơn xin học ở những trường y khoa có chương trình thuộc Osteopathic Medical [DO] hoặc ngoài nước Mỹ.

Bố mẹ thương con thực sự thì không ép nó phải vào được y khoa vì sẽ có những phản ứng phụ xấu khôn lường sau này.
03/02/202316:49:17
Khách
Cám ơn độc giả PhaoNg đã nêu câu hỏi rất hay và xin được trả lời rằng:

Trong nghành y tế, Family Medicine là một trong những chuyên khoa.

Học xong bốn năm y khoa và qua được ba kỳ thi trắc nghiệm như Step I, Step II và Step III thì được văn bằng MD.

Sau Step II, sinh viên y khoa nộp đơn xin vào nội trú để chuẩn bị cho chuyên khoa về Da [Dermatology], Mổ Xẻ Tổng Quát [General Surgery], etc. hoặc vào luôn chuyên khoa như Family Medicine, Psychiatry, etc.

Vào được nội trú không có nghĩa là bác sĩ thực thụ. Phải trải qua một thời gian dài hoặc ngắn tùy nghành chuyên môn, phải thi đậu trắc nghiệm và cuối cùng được cấp giấy phép hành nghề.

Tóm lại, PHẢI vào và tốt nghiệp nội trú mới được trở thành bác sĩ thực thụ và được hành nghề.

Vì bất cứ lý do nào đó, bác sĩ nội trú xin nghỉ học vì đuối sức, không chịu đựng nổi sức ép [pressure], tinh thần không được bình thường, etc. bao nhiêu công trình, công sức cá nhân cũng như của trường y khoa đều bị coi là lãng phí và điều này không thể chấp nhận được cho trường y khoa.

P.S: Đang học y khoa, một hoặc nhiều giáo sư phụ trách nhận thấy sinh viên có vấn đề về tinh thần, sức khỏe thì họ sẽ bắt sinh viên y khoa đó phải tạm ngưng và nếu muốn tiếp tục học phải có giấy của bác sĩ cho phép.

Đại khái là như vậy.
03/02/202315:55:25
Khách
Ong Nate viet:
"Từ lúc được nhận vào y khoa và tới ngày nắm trong tay bằng hành nghề được ví như cá chép vượt vũ môn hóa rồng vì tuy trong tay đã có bằng MD tốt nghiệp y khoa rồi, nhưng cuối cùng bác sĩ tương lai đành phải bỏ cuộc khi vào nội trú sau một thời gian. ... Bản thân người thày thuốc chẳng sung sướng gì."
Xin ông Nate viết thêm vào truờng hợp đã có MD mà bỏ cuộc để cha mẹ mong con cái đi học ngành Y hiểu thêm. Tôi cứ tuởng là đã có MD mà không muốn đi học chuyên môn thì chỉ cần xin đi làm tại clinic gia đình (family medicine) là đủ sống đời nhàn hạ. Cám ơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,771
Kể từ những năm tháng đầu tiên, khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, các chùa đã tổ chức Lễ Vu Lan. Ngày nay, Lễ Vu Lan không còn đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng ca ngợi lòng hiếu thảo đối với mẹ không thôi mà đã trở thành "lễ hội" mang tính cách nhân văn nói lên lòng hiếu kính của tất cả mọi người đối với cả mẹ lẫn cha hiện tiền, hay ông bà cha mẹ đã quá vãng nhiều đời nhiều kiếp. Lòng trân trọng hiếu kính mẹ cha, phụng thờ tổ tiên ông bà, chính là sợi dây liên kết giữa người còn kẻ mất, là truyền thống cao đẹp nêu cao tình người của dân tộc Việt.”
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân chính thức trở thành Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Ba tôi qua đời năm Mậu Thân 1968, còn trẻ lắm, em Út thứ 9 trong nhà nói: “em không nhớ mặt Ba”, tội nghiệp, lúc đó nó mới có ba tuổi; Má tôi vừa bỏ chúng tôi đầu xuân năm 2023, thượng thọ gần bách tuế. Từ thuở nhỏ, chúng tôi lớn lên không có Ông Bà cả hai bên Nội, Ngoại. Ông Bà Ngoại với con cái sống cuộc đời thương hồ, trôi nổi nước lớn nước ròng, buôn bán theo mùa ở Châu Đốc. Rồi Ông Bà lần lượt qua đời khi tuổi không thọ lắm. Má tôi có chồng, thì Má chồng đã mất, Ba chồng bồng ẳm hai cháu Nội mới chập chửng biết đi được vài lần thì gia đình tôi dọn nhà lên Sài Gòn. Rồi ông Nội qua đời. Nghe Ba và Cô Hai kể, Ông Nội nằm đọc báo ngủ trưa, ngủ luôn giấc ngàn thu, rời hơi thở nhẹ tênh, nhà quê gọi là đứt mạch máu. Năm đó, Ông vừa qua tuổi 50. Má kể, tôi cũng được Ông Nội bồng vài lần lúc mấy tháng,
Hằng ngày, một mình, tôi vẫn tiếp tục lặng ngắm bức tranh thêu hai con hạc trắng như ngày nào khi hai chúng tôi bên nhau. Con chim trống luôn luôn là hình ảnh oai phong - khỏe mạnh của chồng tôi những ngày đầu chúng tôi quen nhau cách đây hơn 50 năm. Thương làm sao, lúc về già, chồng tôi y như con hạc trống già vẫn ráng vươn cao cổ che chở con chim mái ướt sũng đứng nép mình cạnh bên. Thương, nhớ… những ngày hạnh phúc có nhau nhưng tôi không bị dày vò , xót xa vì tôi đã sống trọn vẹn và làm đầy đủ bổn phận của một người vợ, người mẹ …Sinh - Lão - Bệnh - Tử là quy luật nghiệt ngã, đời người rồi ai cũng phải đi tới các trải nghiệm đó. Chấp nhận và có chuẩn bị chu đáo vẫn hơn là né tránh!?
Tôi đã hứa với Văn, ngày thứ sáu và thứ bảy của tuần lễ nghỉ phép, tôi sẽ đến nhà làm giúp cho Văn cái giàn mướp. Sau khi mở cửa cho tôi vào nhà, Văn pha cho tôi ly cà phê rồi đến ngồi trên cái ghế xoay đối diện với máy điện toán, tiếp tục đọc trang mạng. Văn thường nói với bạn bè: Đọc và viết là một phương cách giúp cho não bộ hoạt động và thư giãn tâm trí, một món ăn tinh thần tốt lành, không tốn kém. Đọc xong bản tin đặc biệt và bài bình luận thời sự trên trang mạng, Văn đứng dậy, đi đến phòng ăn sửa soạn ăn sáng rồi cùng tôi làm cho xong cái giàn mướp thì điện thoại reo. Văn vừa nói câu hello thì đã nghe giọng nói lớn tiếng từ điện thoại.
Lời tác giả: Gặp Nina Hòa Bình trên trang mạng! Nina nhắc nhở nhè nhẹ, lâu quá, không thấy tác giả Nguyễn Trung Tây trên trang “Viết Về Nước Mỹ.” Khi đó mới chợt nhớ ra, từ hồi Covid ghé vào, tàn phá ngôi làng toàn cầu, tác giả hãi đoàn quân Covid quá! Bởi thế, quân ta trốn trong phòng, không xuất hiện. Thật ra, tháng 6 năm 2016, tác giả đã rời Úc Châu, tu học tại Philippines. Tháng 10, 2020, tác giả bay về lại San Jose, California, trốn Covid. Tháng 5, 2022 tác giả bay về Philippines, lãnh văn bằng Tiến Sĩ Truyền Giáo tại Divine Word Institute of Mission Studies, nối kết với University of Saint Tomas.
Buổi sáng vào hãng, sau khi chào hỏi và cụng ngực với những người làm chung. Mình bị tay đốc công gọi vào văn phòng giũa: ”Tại sao mầy không coi ngó tụi nó, tuần rồi mấy lô hàng bị sai, ông chủ đang giận dữ”. Mình tức chết đi được, phận sự của mình là cung cấp phụ tùng linh kiện, còn việc khâu kỹ thuật là của thằng James, sao việc gì nó cũng đổ hết cho mình? Mà đâu chỉ mỗi việc này, còn nhiều chuyện bị áp lực nặng khác nữa. Mình làm lâu năm, kinh nghiệm tốt, được khen “good job” vậy mà bị tay đốc công đì, đối xử bất công. Những người làm cùng việc ở các tổ khác đã tăng lương hai lần rồi mà mình thì không được, đã thế cứ nhè những việc khó thì giao cho mình. Mình xin đổi qua tổ khác nó cũng không cho chuyển… Giận lắm nhưng nhịn thì tức, nhiều lúc muốn chơi nó cho bỏ ghét!
Có người bảo rằng tiếng chuông điện thoại là “niềm vui của tuổi trẻ và nguồn an ủi cho tuổi già” Đối với bà Thoa, tiếng chuông điện thoại còn là tiếng gọi của tình yêu khi còn trẻ, là tiếng lòng thương mến khi làm mẹ, là tiếng gọi mong chờ và là liều thuốc an thần khi nằm trong viện dưỡng lão. Nhớ thuở xa xưa, lúc tuổi xuân thì, bà có nhan sắc lại con nhà danh giá, nhiều thanh niên con nhà giàu, học giỏi, đẹp trai theo đuổi, nhưng không anh nào lọt vào vòng “chung kết”. Cuối cùng bà “phải lòng” anh phó quận vì tiếng chuông điện thoại.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây là bài viết mới nhất.
Cơn hồng thủy ngày ba mươi tháng tư năm một chín bảy lăm đã xô đẩy hàng triệu người Việt ra khỏi quê hương và trôi dạt khắp nơi trên thế giới mà đông nhất là ở Hoa Kỳ. Thời đó, hễ thấy ai đầu đen thì người ta chạy riết lại nhìn mặt xem có phải là người Việt không. Nếu phải thì người ta ôm chầm lấy nhau. Có người nước mắt ràn rụa, giọt ngắn giọt dài, vừa mừng vừa tủi vì “ tha hương ngộ cố tri” mà. Dần dà số người Việt định cư ở Mỹ ngày càng đông thì hình ảnh thân thương kia cũng phai nhạt dần khi người ta đã trở thành công dân Mỹ, hội nhập vào đời sống xã hội Mỹ, lúc nào cũng gấp gáp lo chuyện cơm áo, gạo tiền, không còn thì giờ để quan tâm, dòm ngó tới hàng xóm láng giềng, kể cả bà con thân thuộc, nhất là những người ở xa. Hình ảnh một người Mỹ ngồi trên xe bus đi đến chỗ làm, vừa uống tách cà phê, vừa đọc báo cho thấy là thì giờ ở Mỹ rất hiếm hoi và quý báu. Có ý kiến cho rằng người Mỹ rất lạnh lùng, đèn nhà ai nấy sáng. Điều này không đúng. Giá trị Mỹ nằm ngay ở chính tên gọi của nó
Nhạc sĩ Cung Tiến