Hôm nay,  

Đợi Chờ Giáng Sinh

23/12/202200:00:00(Xem: 5051)
vvnm122322
Hình của tác giả cung cấp
 
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021.
 
*
 
Trời đổ tuyết nặng hạt, mịt mù. Chiếc school bus đậu ngay trước nhà, tôi hé cửa vẫy tay ra hiệu, Amanda con gái tôi nhảy ra khỏi xe, ngửa mặt đón những bông tuyết mát lạnh rồi chân sáo tung tăng bước vào nhà. Chưa kịp rũ bỏ giày boots, áo mũ, nó liền huyên thuyên (giống ai hổng biết!), với cái ngôn ngữ nửa nạc nửa mỡ, nữa Việt nửa Anh:

- Mẹ ơi! Còn đúng bốn tuần nữa là đến Christmas rồi!

- Cái đó mẹ biết! Thế trường con có chương trình gì không?

- Yes, cô giáo nói, mỗi tuần chúng con làm một việc tốt, ý nghĩa, để chờ đón Chúa Giáng Sinh.

- Vậy tuần này con gái của mẹ sẽ làm gì?

- Con hứa sẽ phụ mẹ rửa chén mỗi ngày, chứ không phải “hai, tư, sáu” như trước nữa, và cũng sẽ nhường nhịn em con, không đánh nhau nữa.

- Mẹ cám ơn con. Giờ lên thay đồ rồi xuống ăn cơm, còn phụ mẹ rửa chén chớ.

Nó phụng phịu:

- Nhưng con cũng muốn mẹ tham gia, làm một việc tốt.

Tôi mỉm cười, ký đầu nó:

- Chuyện nhỏ, nói đi con…

- Con không thích mẹ swear cái chữ “Cha mày”.

- Trời ơi, người Việt mình, khi la mắng con cái hay khi nựng nịu, cũng đều dùng chữ này một cách âu yếm thân mật, hiểu chưa? Đó không phải là chửi thề.

- Con biết, nhưng con không thích.

- OK, mẹ hứa sẽ cố gắng.
 
Phải công nhận con bé này thông minh và nhạy cảm từ bé, khi nó vài ba tuổi, hễ tôi lên giọng chút xíu và gọi nó là “mày” là nó giãy nãy lên hổng chịu, bắt tôi phải gọi lại chữ “con” hay chữ “cưng” âu yếm, mới tí tuổi đầu đã hiểu rõ từ ngữ Việt Nam.

Hai mẹ con say sưa nói chuyện, mà quên mất nồi canh rau đang sôi sùng sục trên lò, trào bọt ra ngoài. Tôi chạy vội ra bếp, chữa cháy, rồi quay lại tính ký đầu nó cái nữa, và xuýt nữa buột miệng la “Cha mày!” thì nó đã nhanh chân chạy lên lầu từ lúc nào rồi.
 
Tuần thứ hai, tôi mở màn:

- Tuần này là đến mục gì hở con gái yêu quý?

- Con sẽ làm handmade Christmas cards để gửi cho người quen, mẹ thấy sao?

- Ý kiến hay đấy. Mẹ cũng chán mấy cái thiệp bán ngoài shop, in sẵn mấy câu chúc mừng rất máy móc. Chút nữa mẹ đưa đi mua giấy màu, và các vật dụng khác, rồi lên danh sách, tối nay mình có thể bắt đầu.

- Wow, vui quá! Con sẽ mua nhiều stickers để trang trí trên các tấm cards.
 
Tôi bâng khuâng nhìn ra ngoài cửa sổ, nhớ về những ngày cuối năm se lạnh khô ráo của Sài Gòn, cùng bạn bè lang thang trên vỉa hè Nhà Thờ Đức Bà ngắm nhìn những tấm thiệp Noel muôn màu muôn sắc, chọn vài tấm ưng ý tặng người thân và người thương. Rồi sau đó cả đám kéo nhau vào quán cà phê quen, có thể ở đường Nguyễn Đình Chiểu, hay Phan Kế Bính, nhâm nhi món thức uống diệu kỳ, dù chỉ là ly đen đá hay đen nóng, của một thời trẻ trung sôi động…thì có tiếng gọi của con gái đưa tôi trở lại hiện tại… lạnh lùng băng giá:

- Mẹ ơi, con đói!
 
Qua tuần lễ thứ ba, tôi đang đứng trong bếp chăm chút cho nồi phở, Amanda đến bên tôi thì thầm:

- Kỳ này lớp con sẽ collect đồ cho Food Bank giúp người nghèo, homeless đó mẹ!

Tôi chỉ vào tủ thức ăn, reo lên:

- May quá, nhà mình còn một đống đồ hộp cũ, đã lâu không ai đụng tới. Ngày mai con đem hết lên trường giùm mẹ.

Con bé xịu mặt xuống:

- Mẹ ơi, người ta phải đến shopping như các chợ Walmart, Target có để một thùng bự ngay lối ra, rồi mua thêm đồ mà bỏ vào đó cho Food Bank, chứ ai mà mang đồ hư đồ cũ trong nhà đem cho bao giờ. Con nghĩ rằng nhiều đồ hộp nhà mình cũng expired rồi.

- Ờ…ờ…Ý của mẹ là, con vào trong tủ bếp xem lại các món, cái nào quá hạn thì cho vào thùng rác, còn những cái còn xài được thì đem cho, cũng có gì sai đâu nà!

- Nhưng mẹ phải cho con 10 đồng để con mua thêm nữa. À, con quên nhắc mẹ, năm nay nhớ gửi card và quà cho chú đưa thư nữa nha.

- Hả??? Chú đưa thư đâu phải homeless, mà lương bưu điện ở Mỹ cao lắm đó, mắc mớ gì cho quà?


- Mẹ thấy mùa đông lạnh căm, tuyết cao cả thước mà chú ấy vẫn phải đi bộ bỏ thư cho từng nhà, có khi còn bị té trượt chân. Năm ngoái con thấy hàng xóm mình bên kia đường, không những tặng quà mà còn pha một ly hot chocolate mời chú ấy nữa. Món quà không cần mắc tiền nhưng bày tỏ sự cám ơn khi Giáng Sinh về, nhe mẹ, please

- Ơ hay, cái con này! Hôm nay ăn món gì ở trường mà về nhà nói nhiều thế? Từ ngày nhà mình dọn về khu này, mẹ chỉ thấy mặt bác đưa thư cũ một lần, còn với chú đưa thư mới, mẹ chưa hề biết mặt ngang mũi dọc ra sao á! Nhưng mà thôi, mẹ đồng ý. Ngày mai kêu daddy chở đi mua quà cho thầy cô giáo của con, cho bác tài xế xe bus, và cho chú đưa thư luôn thể.
 
Tối thứ sáu, sau khi hai mẹ con check lại tất cả các thiệp viết bằng tay nắn nót, để hôm sau mang ra bưu điện gửi, cũng như bày biện các gói quà dưới cây thông, Amanda bỏ cả show truyền hình yêu thích, chạy vào phòng tôi để nói một chuyện rất quan trọng, đó là chuyện… ăn uống:

- Mom! Tuần tới tụi con được nghỉ học. Con muốn phụ mẹ đi chợ mua Turkey cho Christmas Eve Party, được không mẹ?

- Gà tây? Sao năm nay con lại muốn ăn Turkey?

Nó đổi giọng, nhõng nhẽo “mỹ nhân kế”:

- Tại năm nào sau kỳ nghỉ lễ, cô giáo thường cho cả lớp nói về những món ăn mùa Giáng Sinh, đứa nào trong lớp cũng đứng lên nói về Roast Turkey, nào là nhân stuffing ngon nhất, rồi món mashed potatogravy tuyệt vời, cranberry sauce, rồi leftover của turkey sẽ được xé nhỏ trộn mayonnaise cất trong tủ lạnh, kẹp vào sandwich mang đi học. Còn con thì năm nào cũng chỉ biết nói về spring rolls, fried rice, noodles và… nước mắm! Nên năm nay con muốn được nói về Gà Tây giống tụi nó!
 
Tôi phì cười, hiểu nỗi lòng của con. Đối với đa số người Việt mình thì món Gà Tây không đậm đà hấp dẫn bằng các món truyền thống Việt Nam. Vài lần vào mùa Thanksgiving, tôi cũng đã từng thử làm Gà Tây, dù đã lựa con nhỏ nhứt, và có mời thêm gia đình cô bạn thân đến dự, mà vẫn không hết một con gà Tây. Vẫn biết đó là món ăn không thể thiếu được của người bản xứ vào dịp lễ cuối năm, nhưng quả thật là tôi chưa quen, mỗi lần ăn món đó xong mà vẫn có cảm giác như... chưa ăn gì!

Tôi xoa đầu con gái:

- Mẹ cũng muốn ăn Turkey con à. Sống ở xứ Mỹ bao nhiêu năm rồi, đây cũng là lời Tạ Ơn đối với miền đất đã đón nhận và cưu mang chúng ta. Ngày mai, hai mẹ con mình lên youtube tìm những recipe tốt nhứt cho các món của bữa tiệc Turkey năm nay.
 
Nó nhảy lên reo mừng, ôm hôn mẹ một cái thật kêu:

- Momnumber one. Con cũng sẽ tìm làm vài loại bánh holiday cookies, mình để trong các hộp giấy dưới cây Noel để ăn trong đêm tiệc và cả những ngày nghỉ lễ.
 
Nó đi ra cửa phòng, bỗng quay lại:

- Mẹ ơi, một điều nữa thôi nghe mẹ!?

- Gì nữa đây?

- Trong bữa tiệc năm nay, ba mẹ đừng mở mấy video Thuý Nga, Asia, hoặc các bài hát Giáng Sinh Việt Nam nữa…
 
Tôi chưa kịp trả lời, nó tiếp liền:

- Nhà mình có dĩa Xmas của Boney M rất hay, đã ăn Turkey thì phải nghe nhạc English cho vui nhộn, cho có không khí, và “đúng điệu”.
 
Nói xong, nó chạy đi lấy dĩa CD bỏ vào máy. Giai điệu thật sôi động:
 
Long time ago, in Bethlehem, so the Holy Bible said:
Mary’s boy child, Jesus Christ, was born on Christmas Day …”
 
Nhìn con gái nhún nhảy theo điệu nhạc, cái mỏ chu chu, cặp mắt kiếng thiếu điều muốn rớt xuống dưới sóng mũi, tôi cũng thấy lòng rộn ràng, nao nức mong chờ những ngày lễ thiêng liêng, sum họp gia đình, bè bạn.
 
Và thấy nó nói không sai. Mùa Giáng Sinh là mùa vui, phải nghe những bài nhạc hân hoan, mở ra niềm hy vọng tươi sáng cho năm mới, đặc biệt năm nay phải vui mừng vì nhân loại vừa thoát qua đại dịch Covid. Thế mà nhiều năm qua, tôi cứ rót vào tai nó, một con bé mới hơn mười tuổi đầu, những câu hát u buồn, tiếc nuối não nùng của một thời đau thương đã qua nơi quê nhà:

 “Bài thánh ca đó còn nhớ không em?!…”
 
Edmonton, Tháng 12/2022
KIM LOAN
 

Ý kiến bạn đọc
07/01/202518:15:49
Khách
Bài nào của KLoan cũng cảm động, đầy tình người và dí dỏm...
26/01/202314:18:46
Khách
haha VIET VE NUOC MY Hoang Vu
27/12/202221:03:52
Khách
Chuyện hay, vui và ý nghĩa cho mùa Giáng Sinh! Cám ơn tác giả!
24/12/202213:51:20
Khách
Hihihi
Cảm ơn bạn Hoàng Vũ vì câu théc méc bạn viết !
Đọc chuyện của KL nhiều lúc thay thấy tác giả viết hơi phóng tay , nhất là hay "xía " vô chuyện nước Mỹ với lời bàn Mao Tôn Cương đôi lúc khiến người ở Mỹ như chúng tôi thấy .."bức xúc " hết sức!
Nhưng dù sao cũng xin cảm ơn KL đã viết bài cho những người như tôi một ngày bói không ra lấy một chữ...
"...Bình an dưới thế cho người Thiện Tâm..."
23/12/202223:25:35
Khách
Hay , mà sao ở Canada mà lương chú bưu điện ở Mỹ?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,129
Gần hai năm tôi bị ép buộc phải nghỉ dưỡng sức vì dịch Covid tung hoành trên toàn thế giới, và vì hãng đang làm đóng cửa để chuyển qua tiểu bang khác, trong khi tiền thất nghiệp chỉ lãnh được có $447 một tuần. Căn nhà đang ở dù đã trả xong, tiền bills hàng tháng không đáng kể, nếu xài tằn tiện thì với công việc đang làm thêm, may đồ cho lính được trả tiền theo sản phẩm cũng đủ sống lây lất qua ngày, nhưng muốn chi tiêu việc gì to to, hoặc giúp đỡ chỗ nào thì phải tính toán một chút, nên tôi quyết định tìm công việc ở hãng xưởng để làm.
Rặng Smoky Mountain tọa lạc trên hai tiểu bang: North Carolina và Tennessee. Vốn được công nhận là công viên quốc gia đầu tiên của nước Mỹ (1940), tiếp đến năm 1983 được Unesco công nhận là di sản của nhân loại… núi rừng trùng điệp và hùng vĩ, có nhiều chặng sương khói phủ mờ, mây trắng quyện lấy lững lờ chẳng tan. Có lẽ người xưa nhìn thấy cảnh tượng này mà gọi tên là Smoky chăng? Hoặc giả những trận cháy rừng, khói bốc cao mà gọi là Smoky? Cũng có giả thuyết cho rằng: Người Mỹ bản địa (Indian) xa xưa, thường đốt khói thơm trong những nghi lễ hiến tế ở những địa điểm linh thiêng trên dãy núi này, vì thế mà được gọi là Smoky.
Tôi có 3 anh em và là những trẻ sớm mồ côi cha. Ba tôi mất lúc cô em út của chúng tôi được 6 tháng. Khi em đang còn ở Tiểu học thì người Mẹ hiền hậu, dịu dàng của chúng tôi lại ra đi. Vậy là chúng tôi mồ côi cả Cha và Mẹ từ thơ ấu nhưng anh em tôi may mắn đươc hai bên ông bà Nội, Ngoại thương yêu, chăm sóc. Anh Cả tôi được cưng nhất nhà vì anh là cháu đích tôn lại ngoan ngoãn, chăm học. Anh được ông Nội gởi về thủ đô học trước tiên, rồi lần lượt mới tới các em.
Thế là hết Tết. Mọi sinh hoạt trở lại bình thường. Trẻ con đi học người lớn đi làm, chúng không còn phải chạy hỏi lung tung, mua cho được những thứ mẹ già muốn cho ngày Tết Việt Nam. Chẳng biết vài chục năm nữa, cháu chắt toàn mắt xanh, tóc vàng kiếm đâu ra giò thủ, nem chua để cúng các cụ.
Cứ tưởng chuyện lừa đảo chỉ thường xảy ra ở các nước chậm phát triển, nhưng xét cho cùng và theo kinh nghiệm bản thân, chuyện lừa đảo còn khiếp đảm hơn ở Mỹ. Lừa đảo kiểu mánh mung là chuyện nhỏ; lừa đảo qua khoa học, kỹ thuật thì rất khó mà tránh. Chắc chắn những ai đã từng ở Mỹ một thời gian ngắn cũng đã chiêm nghiệm rất nhiều cách người lừa đảo người từng giờ, từng ngày. Tôi không dám lạm bàn vô vàn trường hợp của người khác; trong phạm vi bài nầy tôi chỉ muốn chia sẻ với quý vị kinh nghiệm bản thân. Có ngu ngơ, có cả tin, có tính toán… sai lầm, và phần nhiều là do người ta khai thác lòng tham ẩn giấu trong tôi.
Tiếng vợ tôi hốt hoảng hét vang lên, tôi quýnh quáng và hình như tôi đã thả chân ga cho xe chạy chậm lại vì không còn nhìn thấy gì ở trước mặt bởi tấm kính xe đã rạn nát, vô số mảnh vỡ nhỏ li ti rơi vung vải trong xe nhưng tôi không cảm thấy đau đớn chút nào và vội quay qua nhìn bà xã tôi thì thấy mặt cô ấy xanh mét nhưng cũng không bị gì. Trong khi ấy thì vợ tôi lớn tiếng hối thúc: - Tấp vô lề…tấp vô lề nhanh lên anh!
Theo thần thoại La Mã, “bông hoa nhỏ bé này có nguồn gốc từ Belides một trong các nữ thần chăm sóc những khu rừng. Một hôm khi Belides đang nhảy múa với người yêu là Ephigeus, cô đã lọt vào mắt xanh của Vertumnus (vị thần cai quản các vườn cây). Để bảo vệ cô khỏi sự săn đuổi này, Flora, nữ chúa các loài hoa, đã biến cô thành một đóa hoa Cúc trắng.
Cơn mưa nửa đêm làm tôi tỉnh giấc. Không gian thật im ắng. Mới hai giờ sáng. Nhìn lên màn hình camera phòng mẹ, trong cái ánh sáng mờ mờ, dáng mẹ nằm co ro, không nhúc nhích động đậy cũng chẳng nghe tiếng húng hắng ho hay tiếng trở mình như mọi đêm. Với một linh cảm không tốt, tôi choàng dậy rón rén xuống cầu thang, bước nhanh vào phòng mẹ. Dưới lớp chăn dày, mẹ nằm co quắp, khổ sở đến tội nghiệp. Đã bị nhắc nhở nhiều lần nhưng cái tật ngủ trùm mặt trùm đầu kín mít vẫn không chịu bỏ. Vừa ngộp thở vừa xấu xí. Kéo nhẹ tấm chăn che, cúi thật sát mới nghe tiếng thở yếu ớt của mẹ, lúc đó tôi mới thật hoàn hồn. Cám ơn Trời Phật, mẹ vẫn còn đó với chúng tôi.
Tâm vẫn còn trẻ, khi vào xin việc khoảng 30 trở lại và có trên 5 năm kinh nghiệm trong nghề. Phỏng vấn interview kiến thức khá vững, không đòi hỏi lương quá cao, là người lý tưởng với công việc tôi đang cần, mặc dù khi đó một nhân viên khác trong hãng cho biết Tâm ở một hãng khác mấy năm trước làm việc bê bối và từng bị đuổi. Nhưng tôi đang cần người, vả lại nghĩ rằng Tâm có bê bối mấy năm trước, bây giờ biết đâu đã thay đổi? Cho Tâm một cơ hội thử xem.
Ngày ban tổ chức làm lễ trao giải Viết Về Nước Mỹ, tôi và ông xã xem qua hình ảnh, và vài ngày sau được xem cả chương trình qua đài SBTN mà một thân hữu gửi link. Buổi lễ trang trọng, ấm cúng, phần ca nhạc là những nhạc phẩm giá trị được trình bày qua những tiếng hát có nội lực. Tôi được thấy những khuôn mặt xưa nay chỉ biết tên qua các bài dự thi, được biết thêm nhiều điều rất thú vị. Thấy tôi ngẩn ngơ tiếc nuối, ông xã tôi lại… khơi mào: - Lần trước em gửi chục bài, vậy lần này còn …ý tưởng gì để dự thi nữa không? Tôi ỡm ờ: - Dĩ nhiên là vẫn còn, anh...đợi đấy...!
Nhạc sĩ Cung Tiến