Hôm nay,  

Từ Thiên Đàng Tôi Trở Về Địa Ngục

19/03/200100:00:00(Xem: 176246)
Bài tham dự số: 02-193-vb0320


Thời gian gần đây tại Little Saigon, Orange County, ông Bùi Diễm, cựu đại sứ Việt Nam Cộng Hoà tại Hoà Kỳ, có cho ra mắt cuốn sách “Gọng kềm lịch sử” và mới đây lúc 8 giờ sáng ngày 15-2-2000, phát ngôn viên đài BBC Luân Đôn có làm một cuộc phỏng vấn ông Bùi Diễm, được phát thanh lại qua đài Little Saigon.
Ông Bùi Diễm trả lời là: “Sau hiệp định Paris năm 1973 Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không có đến Washington DC, vì thế Tổng thống Thiệu không có am tường nhiều về các giới chính trị ở Washington DC, Tổng thống Thiệu chỉ có đến Sacramento thủ phủ của tiểu bang California mà thôi.”
Ký ức dồn dập trong tâm tôi, trở lại một thời lịch sử cũ mà tôi là nạn nhân mà cũng là chứng nhân.
Tôi không phải là một nhà văn hay nhà báo, và cũng không quen viết lách. Là một nông dân thuần túy miền Nam, thật thà chất phác, thấy sao tôi viết vậy, coi đây như là một hồi ký được tóm gọn lại.
Tôi xin thưa với ông Bùi Diễm và quý thính giả của đài BBC Luân Đôn rằng: “Sau hiệp định Paris năm 1973 Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phu nhân có đến Washington DC. ”
Thời kỳ này tôi đang học tại trường Engineering School Fort Belron tiểu bang Virginia Hoa Kỳ. Sáng hôm đó trường có ra thông báo tất cả sinh viên Việt Nam của trường được nghĩ một ngày, để đi tiếp rước Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tại phi trường Washington DC.
Tại phi trường kiều bào Việt Nam đi đón Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phu nhân rất đông. Tôi cũng được cái hân hạnh Tổng thống phu nhân niềm nở bắt tay. ”Cám ơn anh! cực nhọc đến tiếp đón vợ chồng chúng tôi” và tôi cũng được hân hạnh bắt tay Tổng thống Thiệu. Ban tổ chức cho biết chiều nay tại tòa dại sứ Việt Nam Cộng Hòa, Tổng thống thiệu sẽ có một cuộc tiếp đón tãi Tòa Đại Sứ.
Chiều hôm đó khoảng 8 giờ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đến và Tổng thống Thiệu long trọng tuyên bố như sau: “Thưa kiều bào, tôi đến đây để thông báo cho kiều bào được rõ, hội nghị Paris chúng ta hoàn toàn thắng lợi. Ta và Việt Cộng không còn đánh nhau nữa, chúng ta hoàn toàn kiểm soát từ thành thị đến thôn quê. Việt Cộng họ có súng nhỏ, ta có súng to, chúng ta không cho họ một chén cháo làm sao họ thắng chúng ta được”.
Tôi đứng cách xa Tổng thống Thiệu không đầy một thước, lời phát biểu của Tổng thống Thiệu tôi còn nghe rõ mồm một trong tai. “Trời ơi Tổng thống Thiệu, vị nguyên thủ quốc gia, Tổng tư lệnh của quân lực Việt nam cộng hòa, tình thế đất nước như thế này mà tuyên bố là quân ta hoàn toàn thắng lợi, thì thật tình tôi hết biết ông Tổng thống này rồi”.
Mỗi ngày khi xong buổi ăn chiều, tôi đều lên phòng giải trí của trường, trước màn ảnh tia cực đại 60 inches, tôi theo dõi những buổi trực tiếp truyền hình ở bàn hội nghị Paris.
Buổi họp cuối cùng là bản hiệp định hoàn tất, đại diện của mỗi phái đoàn, ký tên vào bản hiệp định Paris này. Ngoại trưởng Mỹ cầm bút ký vào bản hiệp định mặt buồn so. Bên ta cụ Trần văn Lắm cầm bút ký tên vào bản hiệp định như kẻ mất hồn. Bên Mặt trận giải phóng miền Nam bà Nguyễn Thị Bình mặc chiếc áo dài màu vàng rạng rở nét mặt vui tươi tay cầm bút, ký tên vào Bản Hiệp Định. Phía bên Cộng Sản Bắc Việt Hà Nội- Ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh mặc bộ đồ sang trọng, gương mặt sắt đá, lạnh như tiền, cặp mắt bén như dao cắt, bàn tay rắn chắc của y ký vào bản hiệp định.
Hội nghị Paris chấm dứt! Phái đoàn của bà Bình rất đông các bà, tha thướt với những chiếc áo dài màu vàng lộng lẫy, cùng với phái đoàn Cộng Sản Bắc Việt vui vẻ kéo nhau ra cửa. Tôi không thấy phái đoàn của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa ở đâu"
Trở về phòng, lòng tôi cảm thấy buồn vô hạn. Mỹ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, vũ khí của Liên xô và Trung Cộng được đưa qua bên vách, cho Cộng Sản Bắc Việt. Quân lực Việt nam Cộng Hòa chiến đấu sao đây"

Thời gian du học ở đây, đất nước Hoa Kỳ đã cho tôi những sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật tiến bộ, một cuộc sống tâm linh, về tình yêu thương giữa con người và con người rất tốt đẹp, nhưng lòng tôi cảm thấy không vui “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Một tuần tôi được nghỉ hai ngày thứ Bảy và Chủ Nhật, thường thường tôi đi Washington DC. Tôi đi thăm Tòa Bạch Ốc, Ngũ Giác Đài, museum, International Zoo, Washington monument Abraham Lincoln Memorial và còn nhiều lắm. Có khi tôi tản bộ ra phía khu rừng còn nguyên thủy nằm về phía Bắc của trường. Cảnh vật ở đây hoang sơ thanh vắng, nhìn ra bờ sông Potomac, hai anh Mỹ cho thuyền nhỏ ra khơi, buông câu kéo lên những con cá trắng phau phau vẫy vàng thoát lên mặt nước.
Có một lần tôi tham dự một cuộc Family tour (cuộc du ngoạn thăm viếng gia đình) do Giáo hội Christian Reformed Church (Giáo hội cơ đốc cải cách) xứ Lancaster thuộc tiểu bang Pennsylvania Hoa Kỳ. Ông bà Betty tổ chức. Ông bà là người đở đầu cho anh đại úy công binh Tăng Văn Ngàn và anh đã được làm lễ rửa tội và trở thành con cái Chúa của hội thánh này.
Chiếc xe bus lớn chở đầy 45 người, toàn là du học sinh của trường, chỉ có hai người Việt Nam, anh đại úy Tăng Văn Ngàn và tôi. Xe đến hội thánh vào khoảng 3 giờ chiều - con cái Chúa tại đây, họ đem đầy đủ gia đình gồm cha mẹ, con cái, một gia đình họ nhận một người khách chúng tôi. Gia đình Ông bà David tiếp tôi như là Cha Mẹ anh em ruột thịt, đi tiếp đón một người con thương yêu, đi từ phương xa lâu lắm rồi, nay mới được trở về.
Thành phố Lancaster đẹp như một thiên đàng, cư dân độ 70,000 người, 100% theo đạo Cơ Đốc Giáo gốc Đức, họ đến đây lập nghiệp khoảng 1719. Không khí thành phố hoàn toàn không bị ô nhiễm, họ dùng rất ít xe hơi, phương tiện di chuyển là xe ngựa, loại xe song mã (hai ngựa) họ dùng ngựa cày đất, dùng phân ngựa làm khí ủ metals làm chất đốt, phân ngựa làm phân bón hữu cơ đưa vào đồng ruộng . Ở trên những đồi cao họ xây những windmill (quạt gió) khổng lồ, những windmill này kéo máy phát điện để chạy những máy bơm nước, kéo từ dưới giếng lên, họ dùng nước giếng.
Có lần thấy một hiện tượng lạ, tôi hỏi ông David xin ông nói cho tôi được rỏ: “Tại sao chung quanh nhà này, cỏ đều bị cháy rụi, đen thui, dấu vết còn mới tinh, mà lại có cái nhà đẹp đẽ như thế này"”. Ông David giải thích:
“Cư dân ở đây đều là con cái của Chúa, họ thương yêu nhau như anh em ruột thịt một nhà, cai quản bởi một người cha tinh thần (Đức Chúa Jesus Chirst) đấng toàn thiện toàn năng, gia đình này có 1 Mẹ góa và 4 đứa con cách đây 3 hôm không biết thế nào nhà bị cháy rụi, tức khắc anh em trong hội thánh đến cứu chữa, lửa được dập tắt, nhà lập tức được xây dựng lại, chỉ có hai ngày sau, nhà được xây xong mà gia chủ không phải tốn 1 cent nào cả.
Đây là một trong muôn ngàn câu chuyện xảy ra ở thành phố Lancaster này. Có đến bao giờ người tỵ nạn Việt Nam chúng ta tạo dựng được một thành phố tốt đẹp hoàn hảo như thành phố Lancaster này không"
Buổi chiều hôm đó, tôi đi thăm đài tưởng niệm Tổng thống Jefferson, đài có cái nóc tròn màu trắng, nằm bên kia bờ sông Potomac, đài được xây bằng một loại đá hoa cương vân nổi trắng ngần, chính giữa duy nhất chỉ có một tượng của Tổng thống Jefferson cao gấp đôi người thường, dáng uy nghi, hùng vĩ, với gương mặt nghiêm trang nhân từ được đắp bằng loại đồng đen bóng nhoáng nền đài tưởng niệm là bờ xi măng kiên cố rộng bao la, nhô ra khời sông rất xa, nhìn ra bên kia bờ sông là rặng hoa anh đào màu hồng nhạt, đang mùa hoa nở rộ, chạy dài hình như là bất tận. Cảnh đẹp tựa như chốn bồng lai hết sức êm ả thanh bình.


Buổi chiều tà yên lặng, gió hiu hiu thổi về hướng Tây đưa những đợt sóng lăn tăng ra biển cả, hướng về đại dương bao la, nhìn về đất nước Việt nam xa xăm bỗng nhiên tôi phát trộm lăm răm cầu nguyện: “Đức Phật quan thế âm bồ tát cứu khổ cứu nạn chúng sanh! Cho Viêt Nam chấm dứt được chiến tranh, cho những người Cộng Sản từ phương Bắc hãy dứt bỏ đi lòng thù hận, người Việt Nam coi nhau như anh em ruột thịt một nhà, cùng nhau xây dựng quê hương Việt Nam thanh bình tươi đẹp”.
Tết Nguyên đán năm đó Tòa Đại Sứ Việt Nam do Đại Sứ Trần Kim Phượng tổ chức lễ mừng xuân tại hội trường đại học Maryland số kiều bào tham dự có hơn hai ngàn người. Chúng tôi du học sinh của trường được Tòa Đại sứ mời làm đại diện cho đồng bào quốc nội làm lễ chào cờ, hát bản quốc ca Việt Nam Cộng Hòa. Khai mạc buổi lễ, mọi người ai ai cũng vui mừng một mùa xuân đầu tiên đất nước hết chiến tranh. Riêng tôi không nghĩ như vậy.

Nhớ lại năm đó vào mùa nước đổ (Tháng 6 âm lịch) sông Hậu Giang mang màu đất phù sa cuồn cuộn xuôi chảy một chiều, nông dân làng tôi sửa soạn đưa lúa mạ vào đồng, thì đến đợt làng tôi phải đưa dân đi làm công tác xây dựng “Khu Trù Mật Vị Thanh Hỏa Lựu” dân xã tôi được xây dựng, khu gia cư Xóm Chài, dân phải tự túc lương thực, gạo củi, nồi niu, soong chảo, vvv....công tác 15 ngày.
Công tác này nằm trong quốc sách “ấp chiến lược” do Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu chủ trương.
Là một nông dân, tôi được sinh ra và lớn lên nhờ hạt cơm của đồng quê nghèo khổ thấm đầy mồ hôi và nước mắt của xã này (Xã Phú Thú Quận Châu Thành, Thành phố Cần Thơ).
Tôi rất bất mãn với những kẻ chủ trương xây dựng những công tác không lợi ích gì, mà đầy mồ hôi và nước mắt của dân nghèo.
Chống Cộng Sản xâm lăng, là do tấm lòng và sự đoàn kết của toàn dân, chớ đâu có phải lo đi xây đồn xây ấp, cọc sắt, kẽm gai, bao vây kín mít, mà cọc sắt, kẽm gai là sản phẩm của ngoại bang, chớ đâu có phải là của dân mình.
Truyền thống nông dân Việt Nam là yêu làng quê: Yêu vườn rau, ao cá và yêu lũy tre làng, tre già thì măng mọc, truyền thống muôn đời, tre giống cây rất có ích lợi cho dân mình, trong sinh hoạt đòi sống hằng ngày từ thôn quê ra thành thị, thân tre già, đầu chuốt nhọn tổ tiên ta dùng nó phá tan đoàn chiến mã hùng mạnh nhất của Nguyên Mông, sao nở phá nó để thay bằng cọc sắt, kẽm gai.
Tôi trình bày tất cả những khó khăn của người dân làng tôi với ông đại diện của Tỉnh, và xin ông chấp thuận cho làng tôi làm công tác trong một thời gian ngắn nhất để cho bà con có thời gian đem lúa mạ vào đồng, điều thỉnh cầu của tôi được ông đại diện Tỉnh chấp thuận, dân làng tôi chỉ làm có mấy tiếng đồng hồ là xong công tác, ai ai cũng hết sức vui mừng.
Ba hôm sau vào khoảng 1 giờ khuya Việt Cộng đem cả một tiểu đoàn, đến bao vây nhà tôi kêu tôi ra, còng tay bịt mắt dẫn đi, họ để tôi xuống ngồi chính giữa chiếc xuồng con, hai người bơi trước và sau, đêm đi ngày nghĩ họ thay người bơi, qua hàng chục trạm giao liên có đến năm đêm mới đến trại giam mà họ gọi là trại giáo hóa.
Trại là một căn nhà lá ba gian, nền đất còn ướt chính giữa là một cái cùm bằng cây, chiều dài khoảng 8 thước, có khoét 20 cái lỗ tròn vừa cườm chân để phạm nhân tra chân vào đó, trên cũng là một cây dài 8 thước không khoét lỗ, đẩy vào là khóa lại, kéo ra là mở cùm, một cây tra vào ở đầu cửa ra vào, đa số phạm nhân là viên chức xã, ấp của ta.
Hôm đó tất cả phạm nhân được nghỉ lao động, vì có một chính ủy cao cấp Trung ương đi công tác ngang qua trại. Vị Chính ủy được gọi là chú Tư, khoảng chừng ba mươi mấy tuổi, áo bà ba quần xà lỏn đen đã bạc màu sương gió đầu trần, chân đất. Chú Tư tự giới thiệu tôi là một Chính ủy cao cấp Trung Ương đi công tác ngang qua đây. , nhân tiện tôi ghé qua nói chuyện với các anh em.
“Hồi nhỏ, tôi được theo học tại trường nam tiểu học Cần Thơ, rồi qua học trường Trung học Phan Thanh Giản, đậu xong bằng tú tài toàn phần, tôi nhận thấy con đường đi theo Cách Mạng là đứng đắn nhất, các anh em hãy nhìn bàn chân của tôi đây, chú Tư đưa thẳng hai bàn chân ra, da bàn chân của chú Tư dày như lớp dép da của Bác Hồ, đôi chân này tôi đã đi từ Nam ra Bắc, mấy lần vượt Trường Sơn để mưu cầu hạnh phúc cơm no áo ấm cho dân. Sứ mạng cao cả này Phật, Chúa có làm được không" chú Tư hăng say thao thao bất tuyệt về con đường đi lên thiên đàng xã hội chủ nghĩa. Cách Mạng rất sáng suốt, nghĩa là bắt ai thì chắc chắn, là người đó có tội, Cách mạng không để cho ai bị hàm oan! Mong các anh em thức tỉnh để mà hưởng sự khoan hồng của Cách Mạng mà làm lại cuộc đời”.
Càng ngày tôi thấy càng nóng mặt quá! Tôi đứng lên thẳng tay xin phát biểu
- Anh nói đi.
- Thưa chú Tư! Tôi bị bắt đưa vào đây đã hơn một năm rồi, đạo đức của người Cách Mạng cao cả đến đâu tôi chưa được thấy! Sự sáng suốt của Cách Mạng đến đâu tôi chưa được biết! Điều tôi biết chắc chắn là tôi là người vô tội!
Chú Tư nghiêm trang nhìn tôi điềm đạm trả lời:
- Tôi rất buồn là anh đã vào đây hơn một năm rồi mà anh chưa biết được tội của anh làm. Cách Mạng chắc còn phải tốn công giáo dục anh thêm một thời gian dài lắm! Tôi nói cho anh được biết cái tội của anh.
“Tôi ví nước Việt Nam của mình, từ Ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau là một chiếc thuyền, mà người dân của mình là những người ngồi trong chiếc thuyền đó. Cách Mạng là những người cầm lái con thuyền, những người ngồi trong chiếc thuyền đó là phải bơi, cho con thuyền mau đến bến bờ thành công, anh là người không chịu bơi, mà anh còn đưa chân rà nước nữa, tội của anh có đáng chết chưa”
Người Cộng Sản chỉ biết con đường của họ, không theo họ là phản động, là theo đế quốc Mỹ Diệm, bóc lột người dân. Họ muốn tôi phải nhận tôi để được hưởng sự khoan hồng, phải lấy công chuộc tội, phải đào lộ, đắp mô, đặt mìn, ngăn đường, cấm chợ, phá trường học, nhà thương, chùa chiền, nhà thờ thánh thất làm một kẻ chuyên môn đi phá hoại, bởi mệnh lệnh của những người chủ trương đi phá hoại, thì nước nhà làm sao cho được khá hơn.
Vị đại diện của Tỉnh biết lắng nghe tiếng nói chính đáng của người dân, dể dàng chấp nhận cho dân công tác của xã tôi, có hơn tám trăm người làm có mấy tiếng đồng hồ là xong công tác, còn có tấm lòng nhân đạo biết thương người dân nghèo khổ.
Bất chấp mọi hiểm nguy tôi vượt trại tù Cộng Sản và giải quyết được cho anh Chín Trưởng ấp của ta, nhà anh ở gần chợ Cái Răng. Sau đó tôi trở thành một quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Hoài bão của đời tôi là phải làm được một cái gì để đóng góp vào việc xây dựng cho làng tôi trở nên tốt đẹp. Xã Phú Thứ là một xã duy nhất trên toàn quốc an ninh được bảo đảm cho việc thi hành một cuộc bầu cử tự do.
Tôi được đắc cử với số phiếu rất cao, nhận được quyết định của Tỉnh trưởng. Hai tuần sau miền Nam Việt Nam hoàn toàn lọt vào tay của Cộng Sản. Họ cho tôi là một thứ CIA cở bự, được huấn luyện kỹ càng ở ngoại quốc đưa vào thôn xã để phát động chiến tranh chính trị đương đầu với Cộng Sản trong một cuộc bầu cử tự do, được Liên Hiệp Quốc đứng ra tổ chức.
Cuộc đời của tôi, từ từ lún dần vào, lún dần vào... tận cùng đáy Hỏa Ngục của Cộng Sản Việt Nam.

Trương Quang Tố

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,316,177
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.