Hôm nay,  

Đợi Chờ Giáng Sinh

23/12/202200:00:00(Xem: 5050)
vvnm122322
Hình của tác giả cung cấp
 
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021.
 
*
 
Trời đổ tuyết nặng hạt, mịt mù. Chiếc school bus đậu ngay trước nhà, tôi hé cửa vẫy tay ra hiệu, Amanda con gái tôi nhảy ra khỏi xe, ngửa mặt đón những bông tuyết mát lạnh rồi chân sáo tung tăng bước vào nhà. Chưa kịp rũ bỏ giày boots, áo mũ, nó liền huyên thuyên (giống ai hổng biết!), với cái ngôn ngữ nửa nạc nửa mỡ, nữa Việt nửa Anh:

- Mẹ ơi! Còn đúng bốn tuần nữa là đến Christmas rồi!

- Cái đó mẹ biết! Thế trường con có chương trình gì không?

- Yes, cô giáo nói, mỗi tuần chúng con làm một việc tốt, ý nghĩa, để chờ đón Chúa Giáng Sinh.

- Vậy tuần này con gái của mẹ sẽ làm gì?

- Con hứa sẽ phụ mẹ rửa chén mỗi ngày, chứ không phải “hai, tư, sáu” như trước nữa, và cũng sẽ nhường nhịn em con, không đánh nhau nữa.

- Mẹ cám ơn con. Giờ lên thay đồ rồi xuống ăn cơm, còn phụ mẹ rửa chén chớ.

Nó phụng phịu:

- Nhưng con cũng muốn mẹ tham gia, làm một việc tốt.

Tôi mỉm cười, ký đầu nó:

- Chuyện nhỏ, nói đi con…

- Con không thích mẹ swear cái chữ “Cha mày”.

- Trời ơi, người Việt mình, khi la mắng con cái hay khi nựng nịu, cũng đều dùng chữ này một cách âu yếm thân mật, hiểu chưa? Đó không phải là chửi thề.

- Con biết, nhưng con không thích.

- OK, mẹ hứa sẽ cố gắng.
 
Phải công nhận con bé này thông minh và nhạy cảm từ bé, khi nó vài ba tuổi, hễ tôi lên giọng chút xíu và gọi nó là “mày” là nó giãy nãy lên hổng chịu, bắt tôi phải gọi lại chữ “con” hay chữ “cưng” âu yếm, mới tí tuổi đầu đã hiểu rõ từ ngữ Việt Nam.

Hai mẹ con say sưa nói chuyện, mà quên mất nồi canh rau đang sôi sùng sục trên lò, trào bọt ra ngoài. Tôi chạy vội ra bếp, chữa cháy, rồi quay lại tính ký đầu nó cái nữa, và xuýt nữa buột miệng la “Cha mày!” thì nó đã nhanh chân chạy lên lầu từ lúc nào rồi.
 
Tuần thứ hai, tôi mở màn:

- Tuần này là đến mục gì hở con gái yêu quý?

- Con sẽ làm handmade Christmas cards để gửi cho người quen, mẹ thấy sao?

- Ý kiến hay đấy. Mẹ cũng chán mấy cái thiệp bán ngoài shop, in sẵn mấy câu chúc mừng rất máy móc. Chút nữa mẹ đưa đi mua giấy màu, và các vật dụng khác, rồi lên danh sách, tối nay mình có thể bắt đầu.

- Wow, vui quá! Con sẽ mua nhiều stickers để trang trí trên các tấm cards.
 
Tôi bâng khuâng nhìn ra ngoài cửa sổ, nhớ về những ngày cuối năm se lạnh khô ráo của Sài Gòn, cùng bạn bè lang thang trên vỉa hè Nhà Thờ Đức Bà ngắm nhìn những tấm thiệp Noel muôn màu muôn sắc, chọn vài tấm ưng ý tặng người thân và người thương. Rồi sau đó cả đám kéo nhau vào quán cà phê quen, có thể ở đường Nguyễn Đình Chiểu, hay Phan Kế Bính, nhâm nhi món thức uống diệu kỳ, dù chỉ là ly đen đá hay đen nóng, của một thời trẻ trung sôi động…thì có tiếng gọi của con gái đưa tôi trở lại hiện tại… lạnh lùng băng giá:

- Mẹ ơi, con đói!
 
Qua tuần lễ thứ ba, tôi đang đứng trong bếp chăm chút cho nồi phở, Amanda đến bên tôi thì thầm:

- Kỳ này lớp con sẽ collect đồ cho Food Bank giúp người nghèo, homeless đó mẹ!

Tôi chỉ vào tủ thức ăn, reo lên:

- May quá, nhà mình còn một đống đồ hộp cũ, đã lâu không ai đụng tới. Ngày mai con đem hết lên trường giùm mẹ.

Con bé xịu mặt xuống:

- Mẹ ơi, người ta phải đến shopping như các chợ Walmart, Target có để một thùng bự ngay lối ra, rồi mua thêm đồ mà bỏ vào đó cho Food Bank, chứ ai mà mang đồ hư đồ cũ trong nhà đem cho bao giờ. Con nghĩ rằng nhiều đồ hộp nhà mình cũng expired rồi.

- Ờ…ờ…Ý của mẹ là, con vào trong tủ bếp xem lại các món, cái nào quá hạn thì cho vào thùng rác, còn những cái còn xài được thì đem cho, cũng có gì sai đâu nà!

- Nhưng mẹ phải cho con 10 đồng để con mua thêm nữa. À, con quên nhắc mẹ, năm nay nhớ gửi card và quà cho chú đưa thư nữa nha.

- Hả??? Chú đưa thư đâu phải homeless, mà lương bưu điện ở Mỹ cao lắm đó, mắc mớ gì cho quà?


- Mẹ thấy mùa đông lạnh căm, tuyết cao cả thước mà chú ấy vẫn phải đi bộ bỏ thư cho từng nhà, có khi còn bị té trượt chân. Năm ngoái con thấy hàng xóm mình bên kia đường, không những tặng quà mà còn pha một ly hot chocolate mời chú ấy nữa. Món quà không cần mắc tiền nhưng bày tỏ sự cám ơn khi Giáng Sinh về, nhe mẹ, please

- Ơ hay, cái con này! Hôm nay ăn món gì ở trường mà về nhà nói nhiều thế? Từ ngày nhà mình dọn về khu này, mẹ chỉ thấy mặt bác đưa thư cũ một lần, còn với chú đưa thư mới, mẹ chưa hề biết mặt ngang mũi dọc ra sao á! Nhưng mà thôi, mẹ đồng ý. Ngày mai kêu daddy chở đi mua quà cho thầy cô giáo của con, cho bác tài xế xe bus, và cho chú đưa thư luôn thể.
 
Tối thứ sáu, sau khi hai mẹ con check lại tất cả các thiệp viết bằng tay nắn nót, để hôm sau mang ra bưu điện gửi, cũng như bày biện các gói quà dưới cây thông, Amanda bỏ cả show truyền hình yêu thích, chạy vào phòng tôi để nói một chuyện rất quan trọng, đó là chuyện… ăn uống:

- Mom! Tuần tới tụi con được nghỉ học. Con muốn phụ mẹ đi chợ mua Turkey cho Christmas Eve Party, được không mẹ?

- Gà tây? Sao năm nay con lại muốn ăn Turkey?

Nó đổi giọng, nhõng nhẽo “mỹ nhân kế”:

- Tại năm nào sau kỳ nghỉ lễ, cô giáo thường cho cả lớp nói về những món ăn mùa Giáng Sinh, đứa nào trong lớp cũng đứng lên nói về Roast Turkey, nào là nhân stuffing ngon nhất, rồi món mashed potatogravy tuyệt vời, cranberry sauce, rồi leftover của turkey sẽ được xé nhỏ trộn mayonnaise cất trong tủ lạnh, kẹp vào sandwich mang đi học. Còn con thì năm nào cũng chỉ biết nói về spring rolls, fried rice, noodles và… nước mắm! Nên năm nay con muốn được nói về Gà Tây giống tụi nó!
 
Tôi phì cười, hiểu nỗi lòng của con. Đối với đa số người Việt mình thì món Gà Tây không đậm đà hấp dẫn bằng các món truyền thống Việt Nam. Vài lần vào mùa Thanksgiving, tôi cũng đã từng thử làm Gà Tây, dù đã lựa con nhỏ nhứt, và có mời thêm gia đình cô bạn thân đến dự, mà vẫn không hết một con gà Tây. Vẫn biết đó là món ăn không thể thiếu được của người bản xứ vào dịp lễ cuối năm, nhưng quả thật là tôi chưa quen, mỗi lần ăn món đó xong mà vẫn có cảm giác như... chưa ăn gì!

Tôi xoa đầu con gái:

- Mẹ cũng muốn ăn Turkey con à. Sống ở xứ Mỹ bao nhiêu năm rồi, đây cũng là lời Tạ Ơn đối với miền đất đã đón nhận và cưu mang chúng ta. Ngày mai, hai mẹ con mình lên youtube tìm những recipe tốt nhứt cho các món của bữa tiệc Turkey năm nay.
 
Nó nhảy lên reo mừng, ôm hôn mẹ một cái thật kêu:

- Momnumber one. Con cũng sẽ tìm làm vài loại bánh holiday cookies, mình để trong các hộp giấy dưới cây Noel để ăn trong đêm tiệc và cả những ngày nghỉ lễ.
 
Nó đi ra cửa phòng, bỗng quay lại:

- Mẹ ơi, một điều nữa thôi nghe mẹ!?

- Gì nữa đây?

- Trong bữa tiệc năm nay, ba mẹ đừng mở mấy video Thuý Nga, Asia, hoặc các bài hát Giáng Sinh Việt Nam nữa…
 
Tôi chưa kịp trả lời, nó tiếp liền:

- Nhà mình có dĩa Xmas của Boney M rất hay, đã ăn Turkey thì phải nghe nhạc English cho vui nhộn, cho có không khí, và “đúng điệu”.
 
Nói xong, nó chạy đi lấy dĩa CD bỏ vào máy. Giai điệu thật sôi động:
 
Long time ago, in Bethlehem, so the Holy Bible said:
Mary’s boy child, Jesus Christ, was born on Christmas Day …”
 
Nhìn con gái nhún nhảy theo điệu nhạc, cái mỏ chu chu, cặp mắt kiếng thiếu điều muốn rớt xuống dưới sóng mũi, tôi cũng thấy lòng rộn ràng, nao nức mong chờ những ngày lễ thiêng liêng, sum họp gia đình, bè bạn.
 
Và thấy nó nói không sai. Mùa Giáng Sinh là mùa vui, phải nghe những bài nhạc hân hoan, mở ra niềm hy vọng tươi sáng cho năm mới, đặc biệt năm nay phải vui mừng vì nhân loại vừa thoát qua đại dịch Covid. Thế mà nhiều năm qua, tôi cứ rót vào tai nó, một con bé mới hơn mười tuổi đầu, những câu hát u buồn, tiếc nuối não nùng của một thời đau thương đã qua nơi quê nhà:

 “Bài thánh ca đó còn nhớ không em?!…”
 
Edmonton, Tháng 12/2022
KIM LOAN
 

Ý kiến bạn đọc
07/01/202518:15:49
Khách
Bài nào của KLoan cũng cảm động, đầy tình người và dí dỏm...
26/01/202314:18:46
Khách
haha VIET VE NUOC MY Hoang Vu
27/12/202221:03:52
Khách
Chuyện hay, vui và ý nghĩa cho mùa Giáng Sinh! Cám ơn tác giả!
24/12/202213:51:20
Khách
Hihihi
Cảm ơn bạn Hoàng Vũ vì câu théc méc bạn viết !
Đọc chuyện của KL nhiều lúc thay thấy tác giả viết hơi phóng tay , nhất là hay "xía " vô chuyện nước Mỹ với lời bàn Mao Tôn Cương đôi lúc khiến người ở Mỹ như chúng tôi thấy .."bức xúc " hết sức!
Nhưng dù sao cũng xin cảm ơn KL đã viết bài cho những người như tôi một ngày bói không ra lấy một chữ...
"...Bình an dưới thế cho người Thiện Tâm..."
23/12/202223:25:35
Khách
Hay , mà sao ở Canada mà lương chú bưu điện ở Mỹ?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 495,825
Nhập ngũ vào Thủ Đức sau biến cố Mậu Thân 1968 khi đang theo học năm thứ hai Cao Học Sử Địa tại Văn Khoa Saigon, anh được chọn vào Không Quân, và có lẽ do bản chất yêu thích văn nghệ với sở trường ca hát và đờn địch, anh vào làm việc trong ban Tâm Lý Chiến của Sư Đoàn 3 Không Quân tại Biên Hòa, đi từ cấp bậc Chuẩn Úy cho đến Đại Úy. Đầu năm 1975, anh lấy vợ, một nữ quân nhân phục vụ trong phòng Xã Hội cũng tại sư đoàn 3 Không Quân. Vợ chồng anh ở trong trại sĩ quan của đơn vị cho đến ngày mất nước. Khi anh vào tù, chị trở về quê sống với cha mẹ chị gần Cần Thơ.
Phải nhìn nhận rằng Lão là con người hiền lành, rất hiền lành! Nói theo kiểu người mình hay nói là hiền như cục đất! Lão hiền từ trong nhà ra tới ngoài đường. Chưa bao giờ lão lớn tiếng, hay nói những lời nóng nảy, cộc cằn với bất cứ ai! Cái tâm lão cũng vô cùng là hiền, hiền cả với cây cỏ, với thú vật! Lân la ngoài vườn nhiều khi thấy ớt con hoặc é quế mọc nhiều quá, mụ vợ nhổ quăng bớt. Nếu thấy được lão nhặt chúng đem đi chỗ khác trồng! Mụ kền rền, lão bảo: “Chúng nó cũng muốn sống mà!” Bất cứ con bọ nào bất chợt lọt vào trong nhà là lão túm lấy mở cửa quăng ra ngoài, vừa quăng lão vừa nói: - Đi về nhà mày đi, ở đây lâu là có cơ hội xuống ống cống đấy! Ý lão ám chỉ mụ! Mụ ghét nhất bất cứ con gì chui vào nhà, trông thấy là mụ quăng ngay vào bồn cầu, giật nước mất tích luôn!
Hôm nay trời trong, nắng vàng rực rỡ nhưng lạnh. Hàn thử biểu cho thấy buổi sáng 47độ và trưa được 54 độ F. Vào buổi chiều 16 giờ khí tượng cho biết sẽ có mưa. Từ hôm qua các con đã khuyến khích tôi đi xem hoa đào vì sợ sau cơn mưa, phần lớn hoa sẽ rơi rụng, tơi tả không còn đẹp nữa. Qua video người bạn gửi cho xem thấy hoa đào ở Tidal Basin thủ đô Hoa Thinh Đốn đã nở rộ.
Với Hai Búng thì có nhiều chuyện để nói. Tên trên giấy tờ là Phạm Bình Nhâm, nhưng từ khi vào quân đội, ban bè cùng khóa đặt cho hắn cái tên mới là Búng - Hai Búng. Sở dĩ hắn mang cái biệt danh (nickname) này vì nhà hắn gần chợ Búng mà khi nhắc đến chợ Búng, hắn say sưa nói miết - quên thôi! Hắn tả cảnh, tả tình về quê hương của hắn với những vườn cây ăn trái ở Lái Thiêu, An Sơn, Bình Nhâm (nơi sinh quán của hắn) hấp dẫn đến mức mà người nghe thấy mát rượi với những cây chôm chôm, măng cụt, sầu riêng... ngát hương vườn lài, thơm phức mùi sầu riêng và ngọt lịm mùi lò đường, ruộng mía ven sông …Và bao gìờ kết thúc câu chuyện cũng là lời mời rất chân tình: “Khi nào đi qua Chợ Búng, nhớ ghé nhà tao, tao sẽ đưa tụi mày đi ăn bánh bèo bì Mỹ Liên, hay Ngọc Hương, hai tiệm bánh bèo bì nổi tiếng không những ở chợ Búng mà khắp nước đấy. Rồi về nhà tao, mẹ tao sẽ đãi một bữa cháo vịt – thịt vịt bầu mà chấm nuớc mắm gừng do mẹ tao pha chế thì hết sẩy – Tụi mày sẽ nhớ đời …”
Hồi tôi ở trại tỵ nạn, trầy trật bốn năm trời mới vượt qua cuộc thanh lọc đáng ghét, và khi gặp phái đoàn Mỹ phỏng vấn thì bị từ chối, mặc dù tôi có đầy đủ gia đình ở bển. Còn chồng tôi, cả giòng họ rủ nhau đi vượt biên rất sớm, năm 1977 khi cả miền Nam đang vào cơn tàn tạ dưới bàn tay của “bên thắng cuộc”. Trong khi ở trại Mã Lai chờ phái đoàn Mỹ, thì phái đoàn Canada lơn tơn xuất hiện, gia đình chồng tôi nôn nóng thoát khỏi cuộc sống tù túng ở trại nên nhắm mắt đưa chân qua Canada định cư luôn một lèo. Sau đó, chồng tôi đi học, vào cấp ba rồi Đại Học, quyết chí thực hiện giấc mơ Mỹ Quốc năm xưa, bèn nộp vào trường Đại Học tại New York. Khi nộp đơn thì hào hứng, đến khi được nhận thì bị bà má chồng “bàn ra”, vì sợ tốn kém với số “student loan” quá lớn, chồng tôi cũng bị nản chí, không qua đó học nữa.
Thời gian gần đây, tôi đọc được bài ký sự sống động đã cho tôi một bài học trân quý về nền giáo dục của Hoa Kỳ từ tác giả Hạ Vũ, với câu chuyện “Tôi làm Cô giáo nhà trẻ Mỹ” trên mục VVNM trang Việt Báo. Tác giả kể chi tiết từng hoạt động và phương pháp chăm sóc trẻ nhỏ tại lớp học. Từ việc chuẩn bị môi trường sạch sẽ, an toàn và cách cho trẻ ăn uống, vệ sinh đến giấc ngủ trưa yên lành; ngay cả việc vệ sinh cho bé cũng phải hết sức kiên nhẫn và luôn dùng chữ “please” để khởi đầu và cho biết mình sắp làm gì đó cho trẻ, chữ “thank you” để cảm ơn trẻ đã cộng tác, dù việc đó là phục vụ cho chính các em.
Trong 53 năm, chúng tôi kề cận, nhường nhịn, yêu thương và chăm sóc nhau để cùng xây dựng cuộc sống riêng sau khi cả hai chúng tôi học xong đại học. Chúng tôi đã có một gia đình nhỏ an vui với hai con trai. Và từ khi chúng tôi đem hai cô con gái nhà người dưng, mang về làm hai con gái ruột nhà mình thì gia đình chúng tôi có thêm ba đứa cháu. Nay, các con đã thành nhân, các cháu thì đã có đứa chuẩn bị vào đại học. Hai con trai của chúng tôi đã có nghề nghiệp vững vàng, chúng đã có nhà riêng. Chúng tôi già dặn hơn cùng với sự trưởng thành của con cháu. Hai chúng tôi đã về hưu, vẫn cùng có nhau, tiếp tục nhường nhịn, chăm lo cho nhau trong những năm tháng cuối đời...
Dallas mới qua một đợt lạnh khủng hoảng sau lễ tình yêu, nghỉ học nghỉ làm tuyết đá đầy đường. Hy vọng là đợt lạnh cuối mùa vì thời tiết Texas khó đoán bởi đôi khi sang tháng tư còn tuyết. Tội nghiệp những người thích trồng, họ thường gieo hạt giống trong garage từ cuối tháng hai để sang tháng ba là đậu bắp đã cao được gang tay, cà chua non nhìn mắc ham, những cây ớt xanh mát mắt... Đợi tháng ba cho ra vườn là sớm có ăn, nhưng đầu tháng tư trời lại đổ cho trận tuyết làm cây con chết ráo. Những người mê trồng tính khôn ăn sớm nên gieo hạt trong garage từ cuối tháng hai lại hoá ra ăn muộn vì phải gieo hạt lại lần nữa.
Các nhà khoa học có thể đưa ra tuổi thọ trung bình của một người, nhưng chưa có một thống kê nào cho biết mỗi người từ khi sinh ra cho đến khi nằm xuống đã ở được khoảng bao nhiêu căn nhà! Điều này có thể nói lên mỗi người có những nhu cầu “xê dịch” rất khác nhau. Sau hiệp định Genève 1954, cuộc sống của người Việt Quốc Gia chỉ trong phạm vi từ vĩ tuyến 17 cho đến Mũi Cà Mau. Nhưng kể từ năm 1975 cho đến nay thì “nhà Việt Nam” đã có mặt tại hơn 130 quốc gia trên thế giới. Mỗi một căn nhà của người Việt trên quê người gói ghém tất cả những thăng trầm của một đời lưu lạc nơi đất khách; là những vinh nhục, được mất, hy sinh, đánh đổi để tồn tại. Biết bao người bôn ba ra hải ngoại đang sống trong những căn nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi; nhưng từ trong sâu thẳm họ vẫn không quên được căn nhà cũ của mình trên quê mẹ!
Chị Bông đọc xong email của người bạn chỉ cách muối cà pháo ăn liền, lại còn minh họa theo một bát cà pháo dầm nước mắm tỏi ớt trông thật ngon lành hấp dẫn. Suốt hai tuần lễ qua chị lấy vacation về phố Bolsa California thăm người nhà, ăn uống thịt thà, tôm cá mỡ màng nên bỗng thèm món ăn nhà quê dân dã này. Chị lái xe ngay ra chợ mua vài pound cà pháo, ăn đổi món và để giảm cân. Sau chuyến đi chơi Cali chị đã tăng 2 pounds.Về nhà chị thực hiện như bạn chỉ, xẻ cà ra, ngâm nước muối cho ra bớt chất độc hại thâm đen. Trong khi chờ đợi cà còn ngâm trong chậu, chị Bông pha sẵn một bát nước mắm tỏi ớt đậm đà. Món này chỉ ăn với cơm trắng cũng đủ ngon nhớ đời.
Nhạc sĩ Cung Tiến