Hôm nay,  

nhớ nhà

04/12/202219:14:00(Xem: 4400)

 

phan

 

"Nhớ nhà châm điếu thuốc/ khói huyền bay lên cây."

 

Ai xa quê cũng có những lúc trong đời “ngỡ lòng mình là rừng/ ngỡ hồn mình là mây/ nhớ nhà châm điếu thuốc/ khói huyền bay lên cây…”

 

Thơ Hồ Dzếnh đong đầy phiêu lãng của những người sống xa nhà đều có cảm nhận, cảm xúc quay về bất chợt trên đường cô lý, nếu không về được bằng thân xác để gặp lại người thân, xóm làng thì ít nhất trong một hoàn cảnh, một thời khắc nào đó trên đường phiêu bạt, tâm tư cô đơn, tâm hồn cô lữ của người đi bỗng hướng trọn về nơi từ đó ra đi dù thân xác đang ở nghìn trùng xa… nhớ chiều tây bắc năm nào, cảm giác nhớ nhà chợt đến bất ngờ như nắng như mưa, làm gì được hơn là châm điếu thuốc, nhìn nơi dừng chân qua làn khói mơ hồ, nhìn bản làng của người dân tộc ẩn hiện trong mây, đẹp hơn cả những bức tranh thiên nhiên đã từng được thấy. Trong bạt ngàn của núi rừng trùng điệp, trong mây ngàn vô tận bay… nhắm đôi mắt lại chạy trốn mệt mỏi lại thấy cả gia đình người dân tộc đang quây quần bên bếp lửa, làm chùn chân kẻ lãng du, muốn quay về hơn rong ruổi đến bao giờ…

 

Lần khác đi qua vùng biển Đại lãnh lúc sớm mai, sương còn phủ mờ làm không gian thêm ảo trải dài ra biển lúc mặt trời mọc thì làm sao có thể đi luôn được trước sự bình yên trong đời sống bấp bênh, tương lai vô định? Dừng chân, ngỡ lòng mình là rừng/ ngỡ hồn mình là mây, phiêu lãng đến bao giờ như sóng biển, phiêu bạt đến bao giờ một đời người? Nhớ nhà châm điếu thuốc trên quê hương điêu linh khi nhà không còn nữa thì người ta đi về đâu, khi ước mơ gia đạo bình an như thiên nhiên trước mắt là ảo tưởng trong bối cảnh xã hội phân biệt đối xử sau chiến cuộc tàn nhưng vạn nhà ly tán còn hơn thời chiến tranh…

 
Thời cả nước đói nghèo vì hoà bình, người ta biết rất rõ những thứ cần như tờ giấy chứng minh nhân nhân, tờ hộ khẩu. Nhưng hoà bình nghịch lý là người dân phải chứng minh cho được mình là nhân dân, không có giấy chứng minh nhân dân là người sống ngoài vòng pháp luật. Nhưng muốn có giấy chứng minh nhân dân thì phải có tờ hộ khẩu, tức tờ khai gia đình của chính quyền trước. Tờ khai gia đình xưa chỉ để chính quyền địa phương biết có bao nhiêu nóc gia trong khu hành chính quản trị như tỉnh, quận, xã, ấp, thị trấn, thành phố… tổng cộng có bao nhiêu người dân sinh sống khi thống kê dân số theo tờ khai gia đình trong một khu vực hành chính để chính quyền tính cách đối phó khi có thiên tai, dịch bệnh mà cứu trợ phù hợp. Nhưng tờ khai gia đình sau khi đổi thành tờ hộ khẩu là người dân trắng tay khi bị tịch thu hộ khẩu, ép đi kinh tế mới. Thế là không còn hộ khẩu, đồng nghĩa với không còn nhà, không có hộ khẩu thì khỏi xin giấy chứng minh nhân dân. Đất nước đã hoà bình, người dân miền nam được “giải phóng”, nhưng không chứng minh được mình là nhân dân, không còn sở hữu nhà ở, những người sống ngoài vòng pháp luật bởi thua cuộc chỉ còn quyển đứng (im) nhìn người ngoài bắc ồ ạt vô nam, dọn vô nhà mình ở, còn mình ở ngoài đường, nhớ là phải đứng im, nhìn thôi thì được chứ nhúc nhích là phản động. Phản động thì cho ăn kẹo đồng. cho đi tù cải tạo. Đúng là vừa cướp của vừa cướp nhà, cướp hết quyền sống. Đời ông bà trong ca dao bốn ngàn năm chỉ biết cướp đêm là giặc cướp ngày là quan, chưa từng gặp qua loại giặc vừa cướp của vừa cướp nhà, cướp cả quyền mưu cầu được sống, nên mừng cho ông bà, tổ tiên không biết cộng sản là gì?

Cuộc sống ấm no ở miền nam biến mất sau hoà bình, người người, nhà nhà đều vất vả ngược xuôi kiếm miếng ăn nên người ta biết rất rõ những thứ cần để sinh tồn như tờ giấy chứng minh nhân nhân, tờ hộ khẩu, nhưng lại rất mông lung với ước mơ đích thực của đời người là về nhà. Vì thế tạo hoá luôn cho người tối mặt những quãng nghỉ để thư giãn, thu xếp lại những ngổn ngang của người thua cuộc qua những lần dừng chân trong đời phiên bạt bỗng nhớ nhà. Cho thi sĩ những ngập ngừng câu chữ để diễn tả, cho âm nhạc những quãng lặng để người nghe về lại mái nhà xưa trong cung bậc muộn phiền vì không còn nữa…

 

   Bài thơ của thi sĩ Hồ Dzếnh đi vào lòng người đơn giản như hơi thở, mộc mạc như quê nhà, nhưng từng câu từng chữ diễn tả nỗi lòng người lữ khách khó có thể hay hơn về mặt câu chữ, lại chính xác về nỗi da diết nhớ nhà của người phiêu bạt. Người bỏ xứ ra đi không hằn vì chí lớn, mộng cao như tráng sĩ, người phiêu bạt đôi khi chỉ vì hoàn cảnh phải sống tha phương cầu thực, điều đó nói lên quê nhà rách nát, tả tơi, áp bức ngút trời nên mới phải bỏ xứ ra đi. Sao người ta, người lữ khách nào cũng nhớ nhà dù nghèo đến đâu vẫn nhớ, nhớ hơn hết những tráng lệ mà chân đã đi qua, mắt đã từng nhìn, miệng đã tròn một tiếng ồ trầm trồ trước những kỳ quan. Nhưng tất cả phù hoa không đọng lại bằng quê nhà trong lòng người phiêu bạt với muôn vàn lý do, vô vô lượng cớ, một thoáng qua, một làn hương, một giai điệu, một tình cờ… đều kích thích ký ức người lữ khách cho đến khi trở thành lữ khách của cuộc đời lữ khách vẫn chưa hết nhớ nhà…

 

    Khi còn trẻ, đọc qua bài thơ “màu cây trong khói” của Hồ Dzếnh tôi mơ màng thấy “ông Đồ già” của Vũ Đình Liên ở những năm còn đi học, “…người thuê viết nay đâu/ giấy đỏ buồn không thấm/ mực đọng trong nghiên sầu… ông đồ vẫn ngồi đấy/ qua đường không ai hay/ lá vàng rơi trên gấy/ ngoài trời mưa bụi bay…” Sự điêu tàn nào không buồn, sự đào thải nào không tàn nhẫn như sự rứt ra nào không chạnh lòng người đi như câu ca dao, “chiều chiều ra đứng ngõ sau/ trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” Ai đọc không động lòng thương cảm cho người con gái lấy chồng xa. Trai lớn lấy vợ gái lớn lấy chồng là lẽ tự nhiên của cuộc sống, nhưng người con gái về nhà chồng như con chim lạc đàn. Nỗi nhớ nhà đến quặn lòng trong lặng lẽ đơn côi, nỗi buồn thấm đậm đến hạnh phúc lứa đôi không xoa dịu nổi. Những cảm nhận, cảm xúc khi còn trẻ chỉ chừng đó, thoáng qua để quên đi, để vào cuộc sinh ly tử biệt của đời người đích thực mới thấu nỗi nhớ nhà ray rứt lòng người đến mụ mị từ nơi mưa lạnh đóng đá trên sân cỏ khô sau nhà nhớ về cố thổ mịt mù trong ký ức vẫn hiển hiện còn thở những sinh linh tưởng rằng đã thành cát bụi từ lâu, tưởng rằng đã rêu phong lối cũ mịt mù thì khoảng sân nhà thời thơ dại vẫn đỏ hoa râm bụt, cây khế già thương tật bởi đám trẻ leo trèo vẫn đứng đợi người về, hàng lu nước vẫn chứa đầy tuổi nhỏ, nơi đầu máng xối vẫn rộn tiếng cười và những trò tinh nghịch của đám trẻ tắm mưa…

 

    Nỗi nhớ nhà của cô dâu mới còn có người bạn đời kề bên an ủi, nỗi nhớ nhà của người cô lý đêm đông không nhà vì vận nước nổi trôi, nỗi nhớ nhà của kẻ phiêu lãng đã cùng trời cuối bể thì chỉ còn biết làm lữ khách của cuộc đời lữ khách khi nhìn tuyết rơi ngoài song cửa… “Tôi là người lữ khách/ màu chiều khó làm khuây/ ngỡ lòng mình là rừng/ ngỡ hồn mình là mây/ nhớ nhà châm điếu thuốc/ khói huyền bay lên cây…” Cây trơ cành lá trụi mà buồn nào có vơi?

   Thi sĩ Hồ Dzếnh viết bài thơ “Màu cây trong khói”  từ năm 1940, nhưng chỉ được nhiều người biết đến qua nhạc phẩm “Chiều” do nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ nhạc năm 1960. Bài thơ lặng lẽ quyện lấy những nốt nhạc như song kiếm hợp bích, theo bước phiêu bạt của nhiều thế hệ cùng quê hương điêu linh. Thế hệ cha anh đã mai một dần với nhiều thương hiệu thuốc lá cũng đi vào quên lãng như: Mic, Cotab, Melia, Bastos, Capstan, Ruby, Ruby quân đội... Đến thời ô-kê Salem, Mỹ sang Việt nam mang theo những thương hiệu Mỹ vào những năm 60-70 như: Salem, Pall Mall, Camel, 555, Lucky Strike, Philip Morris, Winston, Marlboro, Dunhill, More đỏ, More xanh… thời tôi còn chơi tạt lon, tạt bao thuốc lá xếp hình tam giác với bạn nhỏ nên nhớ nhiều hiệu thuốc lá xa xưa, nhớ điếu thuốc đầu đời làm ho muốn chết vào một trưa hè, thấy tía tôi ngủ trưa ngon lành trên bộ ván gõ ở nhà trước. Ông máng cái áo sơ mi trên thành ghế của bàn trà tiếp khách cho khỏi nhăn vì chiều ông còn đi họp. Tôi không rón rén ra xe ăn trộm vài viên đạn để cạy lấy thuốc đạn đốt chơi với bạn nhỏ trong xóm mà rón rén đến túi áo trên thành ghế, rút nhẹ lấy điếu Pall Mall. Xuống bếp không ổn vì bà vú đang nhóm bếp, bắc nước nhổ lông gà lo bữa cơm chiều, nên qua dãy chuồng trại, trộm bao diêm của bà vú thường dùng để nấu cám heo cho heo ăn. Lẻn sang nhà hàng xóm ra hiệu với thằng bạn nối khố đang bị bà ngoại nó cầm roi canh chừng, bắt ngủ trưa…

 

   Cuối cùng hai đứa cũng trốn được ra bờ sông, chui vào gốc cây bình bát cổ thụ cho không ai thấy, lúc ấy không nhớ nhà nhưng đã châm điếu thuốc định mệnh để ho như gọi đò, ói mửa hết tuổi thơ, đầu óc choáng váng như người say, chới với rằng đã lớn… để từ đó biết nhớ nhà vì không lâu sau nhà đã bị tịch thu, gia đình ly tán sau hoà bình, tương lai mù mịt trong khói thuốc vấn tay toàn lá khoai mì trên vùng kinh tế mới, trên đường phiêu bạt bắc nam sống qua ngày, tới về lại được Sài gòn thị thuốc lá Jet, Samit, Gold City từ bên Thái đưa sang thống lãnh thị trường bởi Việt nam chỉ sản xuất được những hiệu thuốc lá quốc doanh như Vàm cỏ, Hoà bình, Hải âu… vớ vẩn.

 

   Đâu biết quê nhà đọng lại trong điếu thuốc Marlboro nơi đất lạ quê người tới bạc đầu, tới giã từ vì lý do sức khoẻ thì vẫn nhớ nhà, như chiều Thanksgiving lặng lẽ nơi này, ngoài trời mưa tuyết bay như mưa bụi tiễn biệt ông đồ già, cáo chung một thời đại áo the khăn đống; chỉ không biết châm cái gì lên cho có khói, cho lòng bớt quạnh hiu, chỉ biết nhớ nhà là bản năng của người lưu lạc nên nghe nhạc trong lòng, nghe nhạc Dương thiệu Tước phổ thơ Hồ Dzếnh trong một ngày mùa đông ở cách quê nhà nửa vòng trái đất thấy ơn đời ban tặng cho người viễn xứ một thi sĩ hiểu rõ nỗi nhớ nhà, một nhạc sĩ hiểu rõ cung bậc của cảm xúc thương về…

 

Phan

 

Ý kiến bạn đọc
15/12/202215:06:02
Khách
Dầu sao đi nữa có nhà để nhớ thì cũng còn đỡ hơn không có nhà sau 1975. "Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều" cũng đỡ hơn là không còn quê mẹ vì sau 1975 thì nhà cửa bị tich thu đuổi đi kinh tế mới, đói quá về lại Sàigòn sống viả hè hay nghĩa trang, đi qua nhà cũ đã có cán bộ ở thì càng đau rột hơn. Rồi bị CS hạch sách làm khó dễ kéo nhau bỏ nhà cửa quê cha đất tổ đi vuợt biên ra đến nuớc ngoài, trông về quê mẹ thì ruột càng đau hơn cô gái bị gã chồng xa vì ngày về xa lắm. Ai đi cải tạo về, đi tìm nguời thân thấy cảnh cũ nhưng nguời xưa đã đi phuơng nào, đi kinh tế mới hay vuợt biên mất tích thì đau hơn là thi sĩ Thôi Hộ xua tìm về vuờn đào mà nguời đẹp không còn nữa. Năm 1975 là đại nạn cho nhiều nguời dân miền Nam VN vì đói khổ và mất nhà, mất quê cha đất tổ, mất mồ mã ông cha bị san bằng để nhà nuớc lấy đất canh tác, không còn gì, không còn gì.
05/12/202209:16:41
Khách
Chu kỳ "Nhớ Nhà Châm Điếu Thuốc" để [thêm được] thơm râu, bổ phổi [nhất cử tam tiện] đã đi qua đời tôi từ thuở tám hoánh nào rồi.

Bây giờ thỉnh thoảng mà có nhớ nhà [thì ta] đăng nhập vào Amazon lục lọi một hồi thì bao nhiêu nỗi "vấn vươn là thươn nhớ" cũng tan theo không khí.

Nếu không muốn vào Amazon, đại học M.I.T có những cua được giảng dậy miễn phí rất hay và thực tế tại YouTube. Nghe mấy ông giáo sư của trường này thao thao bất tuyệt một hồi là tinh thần sảng khoái liền tù tì.
05/12/202207:53:20
Khách
Bonjour Phan, hay dã man chịu không nổi Em phải viết thăm Phan rất ngưỡng mộ với những hoài niệm thật đẹp trong ký ức của Phan sống động vui quá đi mà sao Phan nhớ hết hay thật bravo chớ Em thì quên sạch chắc tại Em có tuổi rồi!
"những trò tinh nghịch của đám trẻ tắm mưa hi hi trong đó có Em đấy nhá, còn nữa châm điếu thuốc định mệnh để ho như gọi đò, ói mửa hết tuổi thơ..vớ vẩn và vân vân làm Em cười khúc khích Phan ạ.
Bonne semaine.
Bích Sen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,459
Một trong những người bạn nối khố của tôi vốn là nhà báo. Sau Giáng Sinh 2021, anh gọi cho tôi nói tôi còn nợ anh ấy bài viết cho số báo Xuân Nhâm Dần của anh sắp trình làng. Tôi cố tảng lờ, “Nợ gì nhỉ?” Bạn liền quát vào máy, “Tôi xin ông. Ông cứ cái tật đánh trống lãng với tôi đấy hả?” Tôi xởi lởi hỏi viết gì bây giờ, bạn liền ra lệnh, “Mùa Xuân, viết về tuổi già chứ còn gì nữa.” Tôi sực nhớ mình có hứa với bạn, nên phải trả cho xong món nợ cuối năm. Lục mãi trong trí nhớ của mình nay đang xuống cấp, tôi bèn chọn ngay việc tản mạn tuổi già của chính mình và của bạn bè đang lưu lạc ở Mỹ, nơi xứ lạ quê người.
Thôi để tôi tả một cuộc hèn hò trên sân khấu trường quay bạn muốn hẹn hò trong nước thì bạn đọc hải ngoại dễ hình dung hơn. Giữa sân khấu là một bức màn được buông xuốn để hai bên không thấy nhau. Bên nhà trai có người hướng dẫn chương trình là đàn ông, bên nhà gái là cô hướng dẫn duyên dáng. Thường thì bên cô gái được mời lên sân khấu trước, sau đó đến bên chàng trai. Cô gái giới thiệu về lý lịch trích ngang của bản thân, nói sơ lược về tình trường mà cô đã trải qua, thể hiện tài năng hay cũng có thể gọi là tài vặt như ca hát, nhảy múa để góp vui với chương trình. Điểm quan trọng nhất là cô nói thẳng ra ý muốn của cô với chàng trai bên kia bức màn về mẫu người đàn ông mà cô muốn hẹn hò.
Chẳng biết tại sao mà từ khi qua Mỹ cho tới nay tôi bị lời nguyền gì mà mỗi năm đều bị bệnh mất mấy ngày, nhẹ thì cảm, sổ mũi nóng sốt, nặng thì bỏ ăn một hai bữa. Còn không thì chạy xe bị người ta vượt đèn đỏ hít đít hoặc húc hông, có lẽ thấy tôi mỗi ngày mỗi hên nên vận bám vào người càng nặng. Năm ngoái trước đám cưới con trai là thằng Dũng thì Covid tới thăm và ở nhà chơi chung với tôi 50 ngày. Năm vừa rồi đám cưới thằng Duy sức khỏe chưa lấy lại được thì bị giời leo đau đến nỗi tôi không bước nổi. Vì cứ bị con bệnh đeo bám như vậy nên thằng Duy là con trai lớn đã thương mà trả hết nợ nhà cho để tôi yên tâm ở nhà nghỉ ngơi cho khỏe.
Trước hết căn cứ vào số lượng người mang họ Nguyễn (họ phổ biến nhất của người Việt) ở trong vùng rồi suy luận ra, ta có thể phỏng đoán được số lượng người Việt. Theo tin từ trang Wikipedia tiếng Việt thì tôi được biết theo thống kê năm 2005 ở Việt Nam người họ Nguyễn chiếm 38% dân số. Dĩ nhiên con số 38% này không phải là con số tuyệt đối có thể đại diện cho bất cứ tập thể nào. Nghĩa là không phải ở bất cứ nhóm người nào người họ Nguyễn cũng chiếm tỷ lệ 38%. Do đó trong ước tính của mình tôi áp dụng con số khiêm nhường hơn một chút đó là chỉ khoảng 1/3 người Việt mang họ Nguyễn.
Sở dĩ gọi là "nghề" vì chuyện trong nhà tôi, ông anh rể là sĩ quan đi "cải tạo", thằng con của anh ấy, là cháu ruột tôi, vào lớp Một, nhà trường gửi về bản khai lý lịch, tên bố tên mẹ và nghề nghiệp. Chị tôi điền lý lịch cho thằng bé, mặc dù lúc ấy chị đang chạy chợ trời, nhưng theo “kinh nghiệm” mấy chị hàng xóm thì không nên khai chợ trời, sẽ bị đánh giá là …tiểu tư sản, con mình sẽ bị trù dập, cho nên dù chẳng hiểu thằng bé 6 tuổi còn thò lò mũi xanh sẽ bị trù dập kiểu gì, chị bèn ghi là “nội trợ” cho an toàn. Còn phần nghề nghiệp bố thì để trống vì không biết khai thế nào. Đến lớp, cô giáo liền điền vào khoảng trống nghề nghiệp của bố nó là... "học tập cải tạo"! Mà nghề này còn sinh ra nhiều nghề khác cho những người tù, nào là chăn lợn, nuôi gà, trồng rau, nấu cám, đốn củi trên rừng. Lần đó tôi theo chị lên trại Thành Ông Năm thăm nuôi anh rể, anh ấy tặng vợ con và các em những chiếc vòng đeo tay, chiếc lược được chạm trổ rất xinh xắn do chính tay anh làm, anh bảo đó là "nghề"
Ai cũng có một thời thơ ấu và thanh xuân riêng của mình. Vậy mà ngày còn nhỏ tôi không bao giờ quan tâm đến tâm tư tình cảm và suy nghĩ riêng của má. Tôi cứ thấy má là của gia đình, là của chúng tôi. Tất cả suy nghĩ, việc làm của má đều dành cho chồng con, cho gia đình này. Tôi đã nhận những yêu thương, chăm sóc một chiều của má như một chuyện đương nhiên. Giờ ngồi nhớ lại hồi nhỏ chẳng bao giờ thấy má gặp lại các bạn học xưa để cười đùa rộn rã nhắc về tuổi thơ như thế hệ chúng tôi bây giờ. Chỉ lâu lâu dì Nghiêm là em ruột của má từ Sài Gòn về là 2 chị em ríu rít như chim và nói toàn tiếng lóng với nhau kiểu như mật mã nghe ngộ lắm. Má tôi và dì cứ cười nói rộn ràng còn chúng tôi thì ngơ ngác chẳng hiểu gì. Chắc thuở còn con gái mấy dì và má nói chuyện với nhau kiểu này để giữ bí mật những chuyện riêng tư, qua mặt người lớn mà hẹn hò, nghịch ngợm đây. Ghê thật! Ai bảo thế hệ xưa hiền hơn bây giờ? Chỉ là họ giấu kỹ và không có mạng Internet hay Facebook để ai cũng biết như ngày nay thôi
Dưới ánh mặt trời như thiêu đốt làm bầu không khí rung rinh, nhảy múa đến lóa mắt, đoàn tù nhân đi chân không, ở trần trùng trục, chỉ mặc độc nhất cái quần xà lỏn, vài người đầu đội các chiếc nón cũ kỹ, rách rưới mà họ lượm được đâu đó, đang mệt nhọc lê thân xác mỏi nhừ sau một ngày lao động vất vả trở về trên con đường đất đỏ nóng hừng hực khiến chân họ muốn bỏng, vai thì đỏ và rát bởi nắng cháy. Hai bên đường, rẫy được tù nhân khai khẩn rộng thênh thang, chạy ngút mắt đến tận bìa rừng chỉ chừa lại những gốc rạ khô cằn sau mùa gặt. Giữa cánh đồng một cây Cầy cháy sạm, còn trơ lại vài nhánh đen đúa, cháy dở, chơ vơ chĩa lên cao như cố chống giữ lấy bầu trời to lớn tạo cho khung cảnh một nỗi buồn thê lương như phận người tù ở trại Đồng Phú này!
Hôm nay xé tờ lịch qua tháng tư, tim tôi thấy bồi hồi, xáo trộn những suy nghĩ mông lung bên tách cà phê, ký ức trở về miên man biết bao nhiêu hình ảnh, bao nhiêu câu chuyện ngày ấy, rõ in trong đầu như mới vừa xảy ra đâu đây...
Sau nhà tôi là rừng, rừng ngày xưa không nhìn thấy gì ngoài màu lá xanh, những con chim sặc sỡ màu nhưng chúng chỉ cất tiếng hót lẻ loi một mình, không buồn cũng không vui. Những con thú hiền hoà như sóc với thỏ là những kẻ lãng du tử tế. Chúng thấy người không thích mắt khi nhìn chúng nữa thì sóc nhập thiền nơi những hốc cây, những hốc đá ven bờ suối là tịnh thất của thỏ. Trong khu rừng có con suối nhỏ, có đàn vịt trời khi lội khi baydưới chân đồi bluebonnet tượng trưng cho tiểu bang Texas. Mùa hoa rộ tháng tư thì cơ man là người đến chụp hình, xe đậu quanh đồi không đủ chỗ thì người ta lái xe vào xóm nhà đậu tạm. Tôi thích bị làm phiềm kiểu Mỹ vì chỉ có ở Mỹ khi người không quen biết bấm chuông nhà chỉ để xin phép cho họ đậu cái xe trước nhà mình một lát, họ lên đồi chụp vài tấn hình sẽ đi ngay. Tôi hình dung ra những bức ảnh gia đình, tình nhân, bạn hữu của những người tử tế đã làm nên phong cách Mỹ khác biệt.
Tháng 4 luôn nhắc nhớ, chúng ta từ đâu đến đây, chúng ta may mắn hơn người còn ở lại VN, hạnh phúc hơn người bỏ xác trên biển, hãy sống xứng đáng với cái giá chúng ta phải trả mới có ngày hôm nay. Hãy tôn trọng và nhớ ơn đất nước đã cưu mang gia đình chúng ta, QUÊ HƯƠNG THỨ HAI đã đón nhận và giúp đỡ chúng ta, nơi đây là điểm dừng cuối đời của chúng ta và là Quê Hương thật sự của con cháu chúng ta.
Nhạc sĩ Cung Tiến