Hôm nay,  

Đóa Daisy Nở Giữa Mùa Dịch

24/10/202213:44:00(Xem: 4314)
Kim Loan
Tác giả Kim Loan 

 

 

Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021.

*

Hoa làm part time, một tuần hai ngày ở cửa hàng cafe Starbucks tại Arlington, Texas. Tiệm dù đông khách nhưng một vài khách hàng thường xuyên đã trở nên gần gũi, quen thuộc.

Người đầu tiên là anh chàng nhân viên Home Depot tên Brad mà Hoa gọi là Brad Pitt. Để không khí làm việc thêm vui vẻ, Hoa hay đặt tên khách hàng thân thiết để cùng gọi nhau cho vui, ví dụ như chàng Brad này, Hoa cho thêm last name Pitt để ...ăn theo chàng tài tử Hollywood nổi tiếng . Còn có chàng Chinese lặng lẽ, hay mỉm cười, Hoa ngại hỏi tên nên gọi anh ta là Jakie Chan (tên tiếng Anh của diễn viên Thành Long). Rồi một ông khách da trắng, chậm chạp đủng đỉnh, có khuôn mặt giống tổng thống Mỹ Biden nên được gọi là Joe! Được cái, chẳng có ai... giận hờn khi được đặt thêm tên.

Trở lại chuyện chàng Brad nhân viên handy man của Home Depot, chàng rất lanh lợi hoạt bát và mạnh mẽ. Có khi Brad mua cafe qua cửa sổ DriveThru lúc gấp gáp, còn bình thường Brad phóng chiếc xe truck đậu ngay cửa, rồi lao vào tiệm, lắm lúc còn mặc nguyên bộ quần áo bảo hộ còn dính cả màu sơn tường, bụi bặm. Brad thích vào trong tiệm, mua ly cafe và một chiếc bánh rồi đứng ngay quầy nói vài câu mưa nắng với Hoa. Chàng này hào phóng nghĩa hiệp, khi xếp hàng mua cafe thỉnh thoảng lại giành trả tiền cho người phía sau vừa nhường chỗ cho chàng, hoặc có ai mua xong mới nhớ ra quên bóp tiền, Brad cũng móc ví ra thanh toán giúp . Một lần, có một chàng say rượu đi vào tiệm, lải nhải lung tung làm phiền phức các thực khách khác, Hoa mời anh ta ra khỏi tiệm, anh ta hung hăng hơn, cô phải bốc phone gọi cảnh sát, lúc ấy Brad vừa bước vào tiệm, chứng kiến sự việc, liền xắn tay áo, nói với Hoa:

-       Daisy! Để tôi “take care” hắn!

Cô cản:

-       Thôi anh, đừng nên dây dưa với kẻ say, cảnh sát đang đến.

Nhưng Brad đã tiến thẳng đến tên say rượu, lớn tiếng ra lệnh cho hắn, lúc đầu hắn chống đối, nhưng trong nháy mắt, Brad đã khóa tay hắn, kéo hắn ra cửa đúng lúc xe cảnh sát vừa đến, các khách hàng trong tiệm đồng loạt vỗ tay khen ngợi Brad như một “hero”.

Khoảng sáu giờ chiều, có một cặp trai gái hay ghé qua tiệm, họ ít nói nhưng khuôn mặt hiền hòa,  dễ mến. Hoa để ý, họ thay phiên nhau trả tiền, thỉnh thoảng khi cầm bịch bánh thơm phức mới lấy từ quầy, chàng trai đưa cô gái nếm thử miếng bánh ngon lành, rồi cả hai chặc lưỡi khen, Hoa bèn ...ngứa miệng tò mò (đúng... dòng máu người Việt Nam như má Hoa thường nói):

-       Hai đứa bay là người yêu hay là vợ chồng hả?

Họ bật cười:

-       Không! Chúng tôi là bạn, là dance partners. Cô có biết cái Dancing Studio ngoài góc đường? Chúng tôi dạy nhảy ngoài đó, và chúng tôi cũng tập dượt với nhau để đi thi Dancesport của tiểu bang.

-       Ôi! Khiêu vũ ? Tôi thích lắm, hồi tôi còn học Đại Học cũng hay nhảy nhót và thích nhất điệu Slow và Chachacha!

-       Vậy sao? Hôm nào rảnh mời Daisy ghé qua chơi, ôn lại vài bước nhảy cho vui!

Một người khách quen thuộc đặc biệt khác, Trevor người Mễ với khuôn mặt của bệnh Down, cỡ tuổi xấp xỉ 30, hay cười nói vô tư như chốn không người. Trevor cũng hay đứng lại nói chuyện với Hoa tại quầy tính tiền, và trăm lần như một, Trevor bước vào tiệm với giọng nói oang oang, order đúng một món không hơn không kém, vừa nói vừa đưa tiền ra trước mặt:

-       Cho tôi một ly venti coffee, giá 2.50$ please!

 Bữa nọ, thấy Hoa ít nói, Trevor hỏi:

-       Are you ok, Daisy?

Tự dưng Hoa muốn tâm sự với Trevor:

-       Không! Trevor ơi, ba tôi ngày mai đi mổ một cục bướu ở đầu, tôi lo quá.

-       Đừng lo, đừnglo! Ông ấy sẽ ok, đừng lo nha!

Rồi Trevor cười nụ cười của trẻ thơ, ngây ngô, làm lòng Hoa cũng dịu lại. Vài tuần sau đó, Trevor vào tiệm như thường lệ, thông báo:

-       Daisy ơi! Má tôi mới qua đời ở hospital!

 -      Trời ơi! Cho tôi chia buồn nhé Trevor!


Trevor xua tay, cười như mọi lần:

-       Không sao! Không sao! I am OK, má tôi sẽ lên Thiên Đàng mà, phải vui lên chớ!

Vậy đó, hễ Trevor đến là cả tiệm vui nhộn vì nét mặt Down rất tội nghiệp dễ thương và lối nói chuyện đáng yêu.

Một người khách khác, là một phụ nữ da trắng tuổi cỡ trên 70 nhưng rất điệu đà . Bà giới thiệu tên Jones, rồi nói “Hãy gọi tui là Pretty Jones” (thấy cưng chưa!)!  Jones thích ăn mặc quần áo lòe loẹt, váy dài nhiều màu sắc, mái tóc bạch kim dài qua vai, đôi tai lúc nào cũng lủng lẳng mấy chiếc earings làm bằng tay thủ công, miệng hay cười và hay nói, dù nhiều khi bà nói hơi nhiều, nhất là mỗi khi bà mặc chiếc váy mới, áo choàng mới, đôi bông tai mới là luôn miệng hỏi, chúng có đẹp không, có hợp với “Pretty Jones” không?

Nhà của bà Jones gần đấy, bà sống một mình, bà luôn đón taxi đến tiệm, dù mùa hè hay mùa đông, đón lấy ly cafe, dĩa bánh rồi tìm một bàn trống nhâm nhi một mình, hoặc nói chuyện với khách hàng xung quanh. Bà rất lịch sự, luôn luôn mở miệng nói Thank you và Please như một thói quen. Mỗi lần ăn uống xong, bà Jones luôn đến bên quầy, nếu Hoa bận thì đứng chờ, chỉ để nói một câu bất di bất dịch:

-       Hôm nay bánh và cafe rất ngon, tui thích lắm, thôi bye nha, chúc buổi chiều an lành!

Rồi dịch Covid kéo đến, tiệm đóng cửa trong hai tháng cao điểm là tháng 3 và tháng 4 năm 2020. Qua tháng 5 tiệm mở lại cầm chừng, không mở cửa dining room mà chỉ bán qua Drive Thru ngoài cửa sổ. Vài tháng sau cho đến cả năm sau đó, tiệm mở lại hoàn toàn, dù có vaccine nhưng nhịp sống vẫn chậm chạp, xìu xìu ển ển, khách hàng chưa trở lại đông đủ.



Brad Pitt handyman là người trong nhóm “thân quen” trở lại tiệm đầu tiên. Gặp lại nhau suốt mấy tháng xa vắng, chẳng ai bảo ai, Hoa và Brad quên cả chuyện khoảng cách, mừng rỡ chạy đến ôm vai nhau, dù cả hai vẫn đang đeo masks! Hai người huyên thuyên nói chuyện, kể nhau nghe những khó khăn trong công việc và đời sống mùa dịch. Hoa tâm sự:

-       Brad! Cám ơn anh đã trở lại tiệm, tôi vui quá! Còn mấy người khách quen chưa trở lại, tôi nhớ họ quá chừng...

Brad bỗng nói:

-       Cô chưa biết Trevor đã chết trong mùa dịch sao?

-       Có thật không, mà sao anh biết?

-       Tình cờ tôi gặp chàng social worker của Trevor, thỉnh thoảng hay theo Trevor đến đây mua cafe, cô nhớ chưa! Chàng đó đến Home Depot mua đồ, tui hỏi thăm thì mới biết Trevor bị dính ngay đợt đầu, không qua khỏi.

-       Trời ơi, đau lòng quá, tội Trevor quá đi thôi.

-       Cô chớ buồn, vì Trevor ra đi trong giấc ngủ, miệng còn mỉm cười, không đau đớn, coi như Trevor đang gặp Mẹ trên Thiên Đàng như Trevor từng hớn hở kể cho chúng ta đó.

Cả hôm đó Hoa bâng khuâng cõi lòng, phảng phất hình ảnh và nụ cười hồn nhiên của Trevor mỗi khi có khách vào cửa. Buổi chiều thì cặp Dancing partners đẩy cửa vào tiệm, sau khi order thức uống và hỏi thăm vài câu về những ngày dịch, họ thông báo:

-       Chúng tôi vừa mới cưới nhau, một đám cưới nhỏ bé ấm cúng với hai bên gia đình.

Chẳng lẽ linh hồn Trevor xui khiến cho Hoa có tin vui của cặp đôi này, như một chút ủi an của mùa dịch đầy buồn bã!? Cô vui sướng:

-       Thật ư ? Chúc mừng hai người! Mà có phải vì hồi đó tui hỏi cái câu hơi...vô duyên mà tụi bay... yêu nhau không?

Chàng trai vui vẻ:

-       Có lẽ thế! Nhưng lý do chính là suốt hơn một năm mùa dịch, chúng tôi không đến studio nhưng vẫn tập nhảy tại nhà cho đỡ nhớ nghề và luyện tập cho cuộc thi nhảy toàn tiểu bang sắp tới, thành ra... gần nhau nhiều rồi yêu nhau hồi nào hổng hay!

Cuối cùng, chỉ còn bà “Pretty Jones” vẫn chưa thấy trở lại tiệm. Brad vừa nhấp ly cafe vừa nói:

-       Tui thì nghĩ bi quan, là có thể bà Jones... không còn nữa, bởi vì nhà bà gần đây, bà còn ở đây thì bà đã đến tiệm rồi. Hồi đó bả từng nói với tui, một ngày không đến tiệm uống cafe sẽ là một ngày buồn!

Hoa rầu rĩ:

-       Tôi biết, nhưng không dám nghĩ đến chuyện xui xẻo đó, Trevor khỏe mạnh là thế, thì bà Jones tuổi cao làm sao chống cự được nếu bị dính Covid khi chưa có vaccine.

Cuộc sống vẫn cứ tiếp tục, nỗi nhớ bà Jones cũng đi vào quên lãng dù nơi góc bàn bà thường ngồi đôi lúc làm Hoa thoáng chút ngậm ngùi. Bỗng một hôm, Brad phóng xe truck ào ào dừng ngay cửa tiệm, chạy hối hả vào quầy, cười rạng rỡ:

-       Hoa ơi! Hoa ơi! Tin vui, tin vui: tui đã gặp bà Jones!

Brad biết tên Việt của cô là Hoa, hễ lần nào vào tiệm đúng lúc Hoa bận túi bụi hoặc đang có chuyện bực mình với khách hàng, mặt mũi bí xị, là chàng gọi tên cô “Hoa! Hoa!” bằng cái giọng Mỹ nói tiếng Việt ngọng ngịu để chọc cô cười!

Hoa gần như hét lên:

-       Bà Jones đâu, bà Jones đâu?

-       Hôm kia tui đi công tác ở Houston, xong việc chuẩn bị lái xe về đây, tui ghé vào Starbucks , vừa dừng xe ở parking lot, tui thấy một bóng người với chiếc váy sặc sỡ, mái tóc bạch kim, đúng là bà Jones của chúng ta, đang chui vào một xe taxi đón bà ngay cửa tiệm, tui vội vàng chạy theo xe taxi, đến một ngôi nhà bà xuống xe, tui nhào lại, lúc đầu bà không nhớ ra tui, lát sau bà mừng rỡ ôm tui thắm thiết! Bả kể, con gái và cháu ngoại bả hết hợp đồng công việc bên Hy Lạp nên trở về Mỹ, họ đón bà về Houston ở chung. Tui nói cho bả biết là Daisy nhớ bà lắm, bả rưng rưng sắp khóc, nói cũng nhớ Daisy lắm, khi nào có dịp về lại Arlington bà sẽ ghé thăm tiệm và Daisy!

Tự dưng Hoa vui quá mà nước mắt đọng trên khóe mi, Brad vỗ vai cô:

-       Thôi, cô vui rồi nha! Bữa đó chạy theo bà Jones mà tui bị giấy phạt vì chạy vượt đèn đỏ đó nghen, mà còn bị đói bụng vì quá bữa ăn chiều.

Hoa nhìn Brad cảm động, vì biết Brad hào sảng, cái giấy phạt chẳng đáng là bao, tâm hồn chàng handyman này thiệt là bao dung, ấm áp. Brad chợt nhớ ra:

-       Oh, Daisy đợi tui chút nha!

Anh chạy ra ngoài xe, rồi trở lại với một chậu bông Daisy vàng rực:

-       Tặng Daisy nè, hôm nay Home Depot có những chậu hoa này, chỉ mới hé nụ, đẹp quá, tôi liền nhớ cô tên Daisy và cô thích Daisy, phải không?


Với chút bất ngờ, Hoa đỡ lấy chậu hoa:

-       Đúng vậy, má tôi vào dịp lễ Tết hay chưng loại hoa này, tôi yêu nó vì màu tươi rực rỡ, nhưng mà... sao anh lại tặng tôi, nhân dịp gì chứ?

Brad bối rối:

-       Thì coi như chúng ta ăn mừng cuộc sống hồi sinh, đang vượt qua mùa dịch, và nhất là chúng ta vừa tìm lại bà “Pretty Jones” thân mến của chúng ta.

Hoa đưa tay nâng niu những nụ hoa vàng e ấp, rồi nhìn Brad:

-       Brad nè, từ nay tôi sẽ chỉ gọi anh là Brad thôi nhé, không cần mượn cái last name Pitt nữa, vì chàng tài tử Brad Pitt chỉ là anh hùng trên màn ảnh, còn anh chính là anh hùng của đời thường. Hoa đẹp quá, thank you for everything!

Brad đỏ mặt và lại bối rối một lần nữa, xua tay ý nói “chuyện nhỏ”, bước vội ra cửa vì đã muộn giờ làm. Hoa đặt chậu bông ngay quầy trước mặt để các khách hàng khác cùng thưởng thức.

Cô ngắm hoa rồi mỉm cười, vài ngày nữa những nụ hoa sẽ hé nở, đẹp tươi, nhưng trong lòng của cô, hoa cũng vừa nở rộn ràng.

Edmonton, tháng 5/2022

KIM LOAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
29/10/202203:38:10
Khách
Lại một bài viết hay của Kim Loan. Nếu ai muốn đọc những bài viết của Kim Loan thì hãy ghé qua cái link này: https://baotreonline.com/author/kim-loan
29/10/202203:09:13
Khách
Toi xem bai Doa Daisy No Giua Mua Dich cua tac gia Kim Loan. Bai viet hay qua, va ke chuyen rat gan gui voi thuc te. Bai van ngan, gon, toi xem di xem lai vai lan, va van con thay thich. Cam on tac gia Kim Loan.
29/10/202202:24:08
Khách
Câu chuyện hay và rất thực. Tôi cũng thích cách viết đơn giản nhưng rất lôi cuốn của cô Kim Loan. Chúc cô Kim Loan sức khoẻ và tiếp tục viết thêm nhiều câu chuyện nữa.
28/10/202221:57:06
Khách
Tác giả ở Canada mà biết Arlington. Thành phố Houston, TX nổi tiếng nhiều người biết nhưng Arlington ở TX không máy người nước ngoài biết đến. Tác giả phải là người thường tới Texas.
28/10/202221:05:40
Khách
Chuyen tuong doi ngan, gian di. Nhan vat Hoa-Daisy co le lam waitress o Starbucks kha lau ngay, cong voi tinh tinh vui ve thuong co cua waitress, cho nen noi dung cau chuyen phu hop voi thuc te. Trong so hang tram khach khac nhau cua Starbucks, at han se co nhung khach nhu nhan vat Brad, Trevor, Jones, etc. Toi rat enjoyed by viet cua Kim Loan. Thank you
28/10/202202:06:53
Khách
Ngòi bút dí dỏm của tác giả KL đã diễn tả một cách sinh động một câu chuyện "Trong Nhà Ngoài Phố" ở một công đồng nho nhỏ với những nhân vật đặc trưng cho "working class" của nước Mỹ. Tác giả KL, một "An Nam Mít Cà Na Điên", viết câu chuyện này với bối cảnh xảy ra ở nước Mỹ, nhưng câu chuyện mang tính tình người này, là câu chuyện chung của nhân loại, có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Xin cảm ơn tác giả KL.
26/10/202204:19:03
Khách
Đọc bài viết của tác giả Kim Loan tui lại tưởng nhớ đến trường hợp của tui .Tui là 1 mailman hàng ngày ăn trưa tại 1 quầy bán thức ăn bên trong một convenience store , đa số khách đến mua thức ăn to go duy chỉ có tôi và vài người ngồi ăn tại chỗ ( quầy bán thức ăn này có 2 cái bàn cho khách ngồi ăn ) , lâu ngày chúng tôi trở nên thân quen và biết tên , nghề nghiệp của nhau , tui mailman và 2 anh Jose , Don nhân viên pick up trash của thành phố đều mặc đồng phục nên nhìn là biết nghề nghiệp ngay , anh bạn Rick thì là chủ cửa hàng hớt tóc kế bên tiệm convenience store , ông già Drew làm việc tình nguyện cho Meal and Wheel chuyên đi phát cơm cho người neo đơn trong khu vực mà tui phát thơ và 2 cô Sandra , Lenora là nhân viên của 1 warehouse gần đó , hôm nào ai trong số chúng tôi vắng mặt thì hôm sau mọi người đều hỏi thăm , có lần tui nghỉ phép 2 tuần khi trở lại mọi người rối rít thăm hỏi , ông già Drew tưởng tôi chuyển đi khu vực khác vì không thấy tui phát thơ .......Trong mùa dịch Covid quầy thức ăn vẫn mở cửa nhưng chỉ bán to go , khách hàng thưa thớt và trong nhóm chúng tôi thì chỉ còn tôi , Jose và Don thường hay gặp nhau , sau dịch thì mọi người trở lại đông đủ ai nấy đều mưng rở vì mọi người đều an toàn sau mùa dịch . Cám ơn tác giả Kim Loan về bài viết này , bài viết rất dễ thương , đầy tình cảm và đặc biệt là bài viết nói về 1 tiệm Starbuck ở thành phố Arlington , TX và 1 anh làm việc cho Homedepot thường hay ghé quán , như vậy có lẽ Homedepot nơi anh này làm việc rất gần với tiệm Starbuck này , điều thú vị là tui đang sống ở Arlington ( gần sân vận động AT&T của đội bóng football Cowboy ) , tui thường đi mua đồ tại tiệm Homedepot gần đó và cách Homedepot khoảng 2 miles là 1 tiệm Starbuck , không biết có phải tiệm Starbuck này là tiệm mà tác giả Kim Loan nhắc tới không ? Khi nào có dịp qua Mỹ chơi , mời tác giả Kim Loan 1 chầu cà phê Starbuck tại cửa hàng Starbuck mà tui đề cập ở trên , biết đâu có 1 cô nhân viên nào đó tên là Hoa thì sao nhỉ ?
26/10/202202:24:20
Khách
Bài viết rất hay về những cuộc sống , sinh hoạt đơn giản hàng ngày của những người biết quan tâm đến mọi người xung quanh . Cám ơn tác giả Kim Loan
26/10/202202:13:02
Khách
Bài viết giản dị, tình cảm rât dễ thương chị KLoan.
25/10/202204:48:29
Khách
Bài viết hay lắm! Rất thích đọc các bài viết của Kim Loan. Cám ơn tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,579
Một trong những người bạn nối khố của tôi vốn là nhà báo. Sau Giáng Sinh 2021, anh gọi cho tôi nói tôi còn nợ anh ấy bài viết cho số báo Xuân Nhâm Dần của anh sắp trình làng. Tôi cố tảng lờ, “Nợ gì nhỉ?” Bạn liền quát vào máy, “Tôi xin ông. Ông cứ cái tật đánh trống lãng với tôi đấy hả?” Tôi xởi lởi hỏi viết gì bây giờ, bạn liền ra lệnh, “Mùa Xuân, viết về tuổi già chứ còn gì nữa.” Tôi sực nhớ mình có hứa với bạn, nên phải trả cho xong món nợ cuối năm. Lục mãi trong trí nhớ của mình nay đang xuống cấp, tôi bèn chọn ngay việc tản mạn tuổi già của chính mình và của bạn bè đang lưu lạc ở Mỹ, nơi xứ lạ quê người.
Thôi để tôi tả một cuộc hèn hò trên sân khấu trường quay bạn muốn hẹn hò trong nước thì bạn đọc hải ngoại dễ hình dung hơn. Giữa sân khấu là một bức màn được buông xuốn để hai bên không thấy nhau. Bên nhà trai có người hướng dẫn chương trình là đàn ông, bên nhà gái là cô hướng dẫn duyên dáng. Thường thì bên cô gái được mời lên sân khấu trước, sau đó đến bên chàng trai. Cô gái giới thiệu về lý lịch trích ngang của bản thân, nói sơ lược về tình trường mà cô đã trải qua, thể hiện tài năng hay cũng có thể gọi là tài vặt như ca hát, nhảy múa để góp vui với chương trình. Điểm quan trọng nhất là cô nói thẳng ra ý muốn của cô với chàng trai bên kia bức màn về mẫu người đàn ông mà cô muốn hẹn hò.
Chẳng biết tại sao mà từ khi qua Mỹ cho tới nay tôi bị lời nguyền gì mà mỗi năm đều bị bệnh mất mấy ngày, nhẹ thì cảm, sổ mũi nóng sốt, nặng thì bỏ ăn một hai bữa. Còn không thì chạy xe bị người ta vượt đèn đỏ hít đít hoặc húc hông, có lẽ thấy tôi mỗi ngày mỗi hên nên vận bám vào người càng nặng. Năm ngoái trước đám cưới con trai là thằng Dũng thì Covid tới thăm và ở nhà chơi chung với tôi 50 ngày. Năm vừa rồi đám cưới thằng Duy sức khỏe chưa lấy lại được thì bị giời leo đau đến nỗi tôi không bước nổi. Vì cứ bị con bệnh đeo bám như vậy nên thằng Duy là con trai lớn đã thương mà trả hết nợ nhà cho để tôi yên tâm ở nhà nghỉ ngơi cho khỏe.
Trước hết căn cứ vào số lượng người mang họ Nguyễn (họ phổ biến nhất của người Việt) ở trong vùng rồi suy luận ra, ta có thể phỏng đoán được số lượng người Việt. Theo tin từ trang Wikipedia tiếng Việt thì tôi được biết theo thống kê năm 2005 ở Việt Nam người họ Nguyễn chiếm 38% dân số. Dĩ nhiên con số 38% này không phải là con số tuyệt đối có thể đại diện cho bất cứ tập thể nào. Nghĩa là không phải ở bất cứ nhóm người nào người họ Nguyễn cũng chiếm tỷ lệ 38%. Do đó trong ước tính của mình tôi áp dụng con số khiêm nhường hơn một chút đó là chỉ khoảng 1/3 người Việt mang họ Nguyễn.
Sở dĩ gọi là "nghề" vì chuyện trong nhà tôi, ông anh rể là sĩ quan đi "cải tạo", thằng con của anh ấy, là cháu ruột tôi, vào lớp Một, nhà trường gửi về bản khai lý lịch, tên bố tên mẹ và nghề nghiệp. Chị tôi điền lý lịch cho thằng bé, mặc dù lúc ấy chị đang chạy chợ trời, nhưng theo “kinh nghiệm” mấy chị hàng xóm thì không nên khai chợ trời, sẽ bị đánh giá là …tiểu tư sản, con mình sẽ bị trù dập, cho nên dù chẳng hiểu thằng bé 6 tuổi còn thò lò mũi xanh sẽ bị trù dập kiểu gì, chị bèn ghi là “nội trợ” cho an toàn. Còn phần nghề nghiệp bố thì để trống vì không biết khai thế nào. Đến lớp, cô giáo liền điền vào khoảng trống nghề nghiệp của bố nó là... "học tập cải tạo"! Mà nghề này còn sinh ra nhiều nghề khác cho những người tù, nào là chăn lợn, nuôi gà, trồng rau, nấu cám, đốn củi trên rừng. Lần đó tôi theo chị lên trại Thành Ông Năm thăm nuôi anh rể, anh ấy tặng vợ con và các em những chiếc vòng đeo tay, chiếc lược được chạm trổ rất xinh xắn do chính tay anh làm, anh bảo đó là "nghề"
Ai cũng có một thời thơ ấu và thanh xuân riêng của mình. Vậy mà ngày còn nhỏ tôi không bao giờ quan tâm đến tâm tư tình cảm và suy nghĩ riêng của má. Tôi cứ thấy má là của gia đình, là của chúng tôi. Tất cả suy nghĩ, việc làm của má đều dành cho chồng con, cho gia đình này. Tôi đã nhận những yêu thương, chăm sóc một chiều của má như một chuyện đương nhiên. Giờ ngồi nhớ lại hồi nhỏ chẳng bao giờ thấy má gặp lại các bạn học xưa để cười đùa rộn rã nhắc về tuổi thơ như thế hệ chúng tôi bây giờ. Chỉ lâu lâu dì Nghiêm là em ruột của má từ Sài Gòn về là 2 chị em ríu rít như chim và nói toàn tiếng lóng với nhau kiểu như mật mã nghe ngộ lắm. Má tôi và dì cứ cười nói rộn ràng còn chúng tôi thì ngơ ngác chẳng hiểu gì. Chắc thuở còn con gái mấy dì và má nói chuyện với nhau kiểu này để giữ bí mật những chuyện riêng tư, qua mặt người lớn mà hẹn hò, nghịch ngợm đây. Ghê thật! Ai bảo thế hệ xưa hiền hơn bây giờ? Chỉ là họ giấu kỹ và không có mạng Internet hay Facebook để ai cũng biết như ngày nay thôi
Dưới ánh mặt trời như thiêu đốt làm bầu không khí rung rinh, nhảy múa đến lóa mắt, đoàn tù nhân đi chân không, ở trần trùng trục, chỉ mặc độc nhất cái quần xà lỏn, vài người đầu đội các chiếc nón cũ kỹ, rách rưới mà họ lượm được đâu đó, đang mệt nhọc lê thân xác mỏi nhừ sau một ngày lao động vất vả trở về trên con đường đất đỏ nóng hừng hực khiến chân họ muốn bỏng, vai thì đỏ và rát bởi nắng cháy. Hai bên đường, rẫy được tù nhân khai khẩn rộng thênh thang, chạy ngút mắt đến tận bìa rừng chỉ chừa lại những gốc rạ khô cằn sau mùa gặt. Giữa cánh đồng một cây Cầy cháy sạm, còn trơ lại vài nhánh đen đúa, cháy dở, chơ vơ chĩa lên cao như cố chống giữ lấy bầu trời to lớn tạo cho khung cảnh một nỗi buồn thê lương như phận người tù ở trại Đồng Phú này!
Hôm nay xé tờ lịch qua tháng tư, tim tôi thấy bồi hồi, xáo trộn những suy nghĩ mông lung bên tách cà phê, ký ức trở về miên man biết bao nhiêu hình ảnh, bao nhiêu câu chuyện ngày ấy, rõ in trong đầu như mới vừa xảy ra đâu đây...
Sau nhà tôi là rừng, rừng ngày xưa không nhìn thấy gì ngoài màu lá xanh, những con chim sặc sỡ màu nhưng chúng chỉ cất tiếng hót lẻ loi một mình, không buồn cũng không vui. Những con thú hiền hoà như sóc với thỏ là những kẻ lãng du tử tế. Chúng thấy người không thích mắt khi nhìn chúng nữa thì sóc nhập thiền nơi những hốc cây, những hốc đá ven bờ suối là tịnh thất của thỏ. Trong khu rừng có con suối nhỏ, có đàn vịt trời khi lội khi baydưới chân đồi bluebonnet tượng trưng cho tiểu bang Texas. Mùa hoa rộ tháng tư thì cơ man là người đến chụp hình, xe đậu quanh đồi không đủ chỗ thì người ta lái xe vào xóm nhà đậu tạm. Tôi thích bị làm phiềm kiểu Mỹ vì chỉ có ở Mỹ khi người không quen biết bấm chuông nhà chỉ để xin phép cho họ đậu cái xe trước nhà mình một lát, họ lên đồi chụp vài tấn hình sẽ đi ngay. Tôi hình dung ra những bức ảnh gia đình, tình nhân, bạn hữu của những người tử tế đã làm nên phong cách Mỹ khác biệt.
Tháng 4 luôn nhắc nhớ, chúng ta từ đâu đến đây, chúng ta may mắn hơn người còn ở lại VN, hạnh phúc hơn người bỏ xác trên biển, hãy sống xứng đáng với cái giá chúng ta phải trả mới có ngày hôm nay. Hãy tôn trọng và nhớ ơn đất nước đã cưu mang gia đình chúng ta, QUÊ HƯƠNG THỨ HAI đã đón nhận và giúp đỡ chúng ta, nơi đây là điểm dừng cuối đời của chúng ta và là Quê Hương thật sự của con cháu chúng ta.
Nhạc sĩ Cung Tiến