Hôm nay,  

Tiếng hát Karaoke....

24/06/202200:00:00(Xem: 3236)

 

tomtom-thai-tu-hap
Tác giả VVNM Tom Tom

  

Tom Tom - Với bài viết về một nhóm thuyền nhân vui vẻ, ăn ở tử tế với nhau, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*

 

Ngồi một mình trong căn phòng vắng, mọi người đang vui chơi ở đâu đó cuối tuần để lại cho tôi một cơ hội, một dịp mà tôi thích lắm, thích nhất từ ngày đặt chân đến đất Mỹ, đó là một không gian riêng tư cho mình Những ngày bơ vơ lạc loài bước chân ngỡ ngàng đến Mỹ. Ngày đó ai cũng như nhau là cùng sống chen chút nhau thật đông trong những căn nhà mướn, căn phòng quá tải… nhưng thôi điều đó không thật sự làm buồn phiền tôi, nhưng tôi chỉ ao ước cho tôi một khoảng không gian, thời gian yên tĩnh cho tôi quá khó , không hề có...
 
Sau mấy chục năm, niềm ao ước được ngồi một mình, yên tĩnh nơi bàn viết ở một góc nơi phòng khách thường dùng là nơi làm việc giấy tờ, sổ sách cho sinh hoạt hàng ngày cho đời sống, tôi thường dùng những giây phút yên tỉnh vào đêm, một mình có khi nghe nhạc nho nhỏ, tin tức, xem Facebook, đọc email... vào cuối tuần thì tôi có thể ngồi  thâu đêm khuya hơn, bà xã có vẻ không hài lòng, ghen bóng, ghen gió... mình ngay thẳng thật lòng "yêu ai yêu cả một đời..." người ở bên mình mấy chục năm còn chưa vừa lòng nữa sao mà còn đi tìm hình bóng ai khác... nói vậy chứ mấy bà mấy cô hay lắm, bóng gió vậy mà đúng á, chỉ sai tí tí thôi, nhưng riêng tôi thì "vàng thật thì sợ gì lửa...", bà xã yên chí, nhờ vậy mà mấy năm trước tôi có thì giờ thường viết bài, viết truyện  gửi đăng báo hay cho các mục  viết tâm sự trên các Facebook của các bạn học cũ, than oán chuyện đời.
 
Tôi vừa gác kiếm xuôi tay năm 2020 và cũng được liệt vào "rì-thay  non..." cũng tại con virus Covid-19, làm toàn bang California  đóng cửa ngừa dịch suốt cả năm, thế là tôi bị loại ra khỏi vòng chiến, không còn "Tía em hừng Đông đi cày bừa...". Tôi thực sự già thì chưa đến nỗi nhưng trẻ thì không trẻ, bây giờ ở nhà giặt đồ đi chợ nấu ăn cho vợ, đi chợ mấy cô nhân viên tính tiền gọi bằng Chú làm giựt mình vì mới đây có lúc mình mua bia đôi khi còn bị hỏi "Ai- Đi", ...ngồi buồn ngẫm nghĩ lại cuộc đời, thời gian như thoi đưa qua quá nhanh, ngồi gãi đầu, bứt tóc thì tóc đâu còn nữa, nó đã di tản lên đỉnh đầu để lại phần trán sói trống lỏng, tóc còn chung quanh vành tai thì muối nhiều hơn tiêu.

Bà xã tôi thưởng hỏi "Anh ở không có buồn lắm không…!?”. Riêng tôi thú thật tôi chẳng thấy buồn gì cả, ngày xưa tôi cắm đầu đi làm, từ đi làm hãng cho đển làm tự do, rồi mở business riêng cho hai vợ chồng cùng làm có biết thế nào ngày Lễ, hay cuối tuần, chẳng có ngày nghỉ, nhất là thời gian chúng tôi làm chủ Shop may gia công may quần áo. Ôi cha cha... thời gian này căng thật, công việc lúc nào cũng khẩn trương, vội vàng, gấp rút cho kịp ba khâu "Nhận hàng, may thật gấp và giao đúng ngày..." Thế là chồng cày, vợ cấy không có lúc nào được nghỉ thời gian dài, nghỉ một ngày củng là nhiều lắm rồi chứ đừng nói chi là Vacation, còn muốn nghỉ nhiều thì..."Đói " tức là lúc không có đủ hàng may, thợ còn nhảy shop này shop nọ kiếm hàng... thế là mình mất thợ, cho nên lúc nào cũng phải vát chiếc xe hàng chạy khắp downtown LA khi đến mùa "Slow... hàng hút, ế.., cũng phải kiếm cho ra được hàng về cho thợ may, hàng may giá rẻ cũng phải lấy về làm để giữ chân thợ, không sao… bù qua sớt lại cũng đủ sống gần hơn chục năm... Một hôm bà xã tôi cảm thấy chán nản cái nghề này, cái nghề nàng cho là " bạc bẽo " cực nhọc, đầu tắt mặt tối, bụi vải đầy mặt mũi, già lúc nào không hay, bị công ty dằng dật, bị thợ may hàng hư không chịu sửa bỏ chạy mình phải ôm "đầu máu" mà kiếm thợ khác sửa, đôi khi bị hãng " charge back " thế là phần lời không có mà còn phải bù phần lỗ...buồn quá, công sức đổ ra nhiều quá, chịu đựng nhiều áp lực quá, căng thẳng quá và còn nhiều cái quá… quá nữa... nên  nàng đề nghị..."dẹp tiệm" chuyển sang một nghề khác có vẻ nhẹ nhàn hơn đó là sang lại tiệm Nails như theo lời mấy đứa em được vợ chồng tôi bảo lãnh qua sau này, chúng nó làm thợ Nails thôi, trông có vẻ thảnh thơi , thoải mái, ăn no ngủ kỹ,..ố …là...la!  Thế là chúng tôi bán shop may trước sự tiếc nuối của một số thợ ruột, nồng cốt, các anh chị thợ ruột đó thuộc hàng ưu tiên có hàng may hoài quanh năm, họ có số thâu nhập tương đối ổn định cho đến hôm nay không hiểu vì lý do gì mà chúng tôi bán shop, đâu có ai hiểu được, chỉ có người trong cuộc mới hiểu được, ngoài ra còn nhiều lý do khác nữa... nói hoài không hết.
 
Một năm nghỉ xả hơi để học lấy bằng Nails, thực ra chỉ chừng 6 tháng là vợ chồng chúng tôi có bằng Nails, vợ tôi, nàng có job làm liền, sau đó vừa làm vừa học thêm lấy bằng Facial... còn tôi thì lấy được bằng Nails về treo sau bếp cho vui chứ đàn ông hơi khó kiếm job nail ngoại trừ có bà con bạn bè quen biết cho vào shop làm tập sự vài tháng  mới rành nghề Nails môn tay chân nước, làm thì được nhưng sơn móng chưa được khéo lắm, nên tôi phải học thêm ở một "Ông, Bà Thầy " chuyên môn dạy đắp móng bột, móng ngắn, móng dài, lấy shape, lúc này chưa này có nước sơn GEL, học đắp móng bột tương đổi không khó khăn lắm, chỉ cần chăm chỉ  kiên nhẩn luyên lập thỉ có thể thành công, à .chịu khó hít thở với mùi Acetone, mùi Liquid đắp bột hơi khó chịu một chút, ai chịu nỗi thì qua, còn không thì bỏ cuộc vì bị dị ứng mũi.  Thế rồi tình cờ tôi gặp một người bạn quen giới thiệu đến một chủ tiệm Nails chịu nhận thợ Nam mới ra trường, biết đắp móng bột, được người chủ trẻ hỏi:

 - Anh biết đắp bột bao lâu rồi...?"

- Tôi thực tình trả lời là một năm trong nghề... ha...ha..! (hơi nổ một tí.)

 Anh chủ trẻ vui tính cười ngất ngây làm tôi hơi ngạc nhiên khi nghe anh chủ nói:

 - Mới một năm thì đâu có làm gì được....

Thế là tiêu, ăn ở không hơn một năm nay, giờ thì nghề nghiệp chỉ có một năm học nghề thôi chứ chưa có đi làm cho ai ngày nào... tôi đang im lặng thất vọng nhưng anh chủ nói không sao, anh nhận tôi vào làm tay chân nước, còn đắp móng bột thì từ từ ảnh sẽ cho tôi tập dợt, ảnh chỉ thêm rằng sẽ đưa những người khách dễ tính cho tôi làm, anh “back up” cho, yên tâm vào làm...k...k..k… Thế là tôi bước chân vào nghề Nails. Từ shop Nails may mắn cho tôi cơ hội, tôi kiên nhẫn làm thợ , học thêm cách điều hành phân công làm việc của các thợ Nails trong shop,  hai năm sau  tôi cám ơn anh chủ tốt bụng, đã giúp tôi lúc ban đầu bỡ ngỡ, anh vui vẻ bắt tay tôi chúc tôi may mắn tìm mua được một shop nails để hai vợ chồng tôi tự làm chủ, anh củng nhắc nhở với tôi rằng làm chủ không có sung sướng như anh tưởng đâu, bất cứ ai đang làm thợ đều mong có ngày mình được làm Chủ, thế nhưng đến khi anh làm Chủ thì có biết bao nhiêu vấn đề, trách nhiệm, nhức đấu áp lực lên anh, không có một người nào chia sẻ, thông cảm với anh ngoại trừ anh.
 
Tôi đã chuẩn bị tư tưởng làm hành trang để mở một business cho chính mình làm chủ, thật ra thì tôi có kinh nghiệm điều hành một business từ hành chánh cho đến quản lý nhân viên  làm việc với mình, tuy nhiên bất cái gì mình muốn biết đểu phải học, mỗi công viêc khác đều có cách làm việc khác... tuy  tôi không hoang mang nhưng tôi vẫn luôn nhớ lời anh chủ Nails tôi làm nói rất hợp với sự hiểu biết của tôi, tôi đã làm shop may trên 10 năm thì biết bao nhiêu là kinh nghiệm, cả mấy chục thợ dưới tay mình, tiếp xúc với biết bao nhiêu người trong công ty hãng cắt, biết bao nhiêu thợ thay đổi, tâm tính mỗi người ra sao, thú thật tôi không cần phải là "thầy bói xem tướng", tôi tiếp xúc nhiều người quá nên tôi cũng có cái nhìn trực giác con người mình đang tiếp xúc một phần nào đó tâm tính như thế nào, tin tưởng được hay không, thành thật hay giả dối...tự tin quá… nhưng đời đâu có học được chữ ngờ phải không!
 
Tôi tưởng con đường là Shop Nails là hanh thông, dễ điều hành, mình có thể làm tà tà, có thể làm chơi ăn thật, ngày trước mình làm shop may lúc nào cũng tấp nập kẻ ra người vào, tiếng máy may rầm rầm trong shop, lúc nào cũng chuyển động luân chuyển, còn nay thì shop Nails chỉ 6 người luôn cả hai vợ chông tôi thì dễ quá, khách thì vào shop có ngày đông khách, có ngày it khách, may mắn khách đông thì đăng báo kiếm thợ thêm, dễ quá phải không... thế là cứ thế mà  "hốt bạc...". Cám ơn nước Mỹ cũng còn thương cho dân tộc VN sanh sau đẻ muộn, đến nước Mỷ cùng một thời gian, cùng một hoàn cảnh, cùng một tâm tư bơ vơ trên đất Mỹ biết làm gì để sống đây, .chỉ có nước đi làm "Cu ly" thôi chứ làm gì, tiếng Anh có người biết, có người không... nước Mỹ đã giành trọn Nghề Nails cho đa số người VN , các sắc dân khác đến Mỹ đã lâu, họ chọn nghề tóc, nghể trang điểm, không hiểu sao họ không chọn luôn nghề Nails mà lại chừa  nguyên cái " mỏ vàng , mỏ dollar, tiền trên cây hái xuống, vàng rơi lấp lánh rụng như lá mùa Thu...ít có người để ý cho đến khi người VN đến Mỹ thì nghề Nails hoàn toàn lọt vào tay người VN,  và các ngành nghề cung cấp sản phẩm cho nghề Nails cũng thuộc vào người VN, cuối cùng nói đến nghề Nails thể nào cũng dính líu đến người VN và  người VN trong nghề Nails vang danh thành công tại Mỹ, và vang danh ra thế giới. Quả là Trời còn thương người VN đã chịu quá nhiều khổ nạn. Mừng cho người VN trong đó gia đình tôi và các em tôi trong nghề Nails tại Mỹ thành công tại Mỹ, đối với gia đình tôi thì thành công khiêm nhường thôi, chỉ là một  Family Business, đủ sống, đủ nuôi các con ăn học ra trường, không giàu có vang danh như mọi người thường nghỉ hễ ai làm Nails đều có một cuộc sống khá giả từ làm thợ cho đến làm chủ, nhưng tất cả đều có những ngoại lệ, không ai giống ai, có những người "Từng bừng khai trương, âm thầm đóng cửa"  ai biết, ai hay!  Có những nỗi đoạn trường ai ở trong cuộc mới biết và cũng chỉ mình chịu nhiều "đắng cay" có nói ra cũng chẳng có ai hiểu, nếu có hiểu cũng chăng quan tâm. Ngày trước tôi hy vọng nghỉ Shop may, nhảy qua làm Shop Nails sẽ được yên thân hơn, thế mà không, không... trăm lần không, vạn lần không,  nghề Nails nếu chỉ làm thợ thì có những khó khăn của thợ, cũng có  những giọt nước mắt trong đêm dài, cũng có những nỗi đắng cay cho từng mỗi người, cũng có những nụ cười héo hắt, ở mỗi cơ sở shop Nails mình đang làm, không thích shop này thì nhảy qua shop khác thì có những vấn để khác, cũng có những trái ngang khác , rồi...chạy Trời cũng không khỏi nắng, bởi thế cho nên làm Nails có tiền nhưng cũng phải bỏ cuộc, chưa có ai nói ra tại sao phải bỏ cuộc... còn người chủ shop Nails thì vốn liếng đã đổ ra, bút đã ký hợp đồng thuê nhà với chủ phố rồi thì "tưng bừng khai trương..." chủ phố mỗi tháng gửi bill đòi tiển phố, còn chủ Nails ra sao thì nào ai hay biết, thợ vui thì làm, buồn thì bay, thợ cũ ra, thợ mới vào, kẻ ra người vào, lúc kiếm có thợ, lúc không... lúc thì mình được “comment” 5 Stars trên Yelp, lúc thì chỉ có 1 Star... tưởng là dễ điều hành, thật ra có những cái khó khăn phát sinh khác mà chính ngay người thợ làm trong shop họ cũng không biết vì họ đâu có quan tâm cho đến lúc người chủ phải "âm thầm đóng cửa "...( âm thầm sang shop, shop có nhiều khách Walk Ins. vùng Mỹ trắng, tips nhiều, thợ dễ thương, làm việc như gia đình, vậy sao phải sang !? )..Làm nghề nào thì khổ với nghề đó nên mới gọi là nghiệp, nghề nghiệp, người muốn nhảy ra, thì lại có người muốn nhảy vào, ai hay ai tài, ai giỏi chưa biết, những nỗi đau này cũng không ai biết, ai cũng tự cho là mình có nhiều khả năng, bản lãnh vượt qua thử thách, người này ngã xuống thì người kia đứng lên.
 
Thành hay bại cũng nhờ sự kiên nhẫn, quyết tâm của mình, không phải thấy khó khăn mà bỏ cuộc,  và mỗi người còn có một số phận, ai không tin thì cứ cố gắng nỗ lực làm một việc gì đó sau một thời gian rồi kiểm điểm lại kết quả  xem mình đạt được đến đâu, mình còn trẻ thì còn nhiểu cơ hội cho dù có thất bại mình cũng còn đủ thì giờ làm lại nhưng sau một thời gian dài "nhìn lại mình đời đã xanh rêu..." thử xem, xem kết quả của mình rồi hãy tin rằng số phận mình đã được định trước, tuy nhiên mình phải nỗ lực làm việc thì mới biết được số phận của mình. "Tận nhân lực rồi mới tri Thiên mệnh". Vợ tôi là người buồn nhất, hay than van thất vọng, còn tôi thì cứ việc cười .k..k..k  dấu kín những lo âu, toan tính ở trong lòng, ít khi nào tôi chịu thua một cách dễ dàng, thua keo này là ta bày keo khác, nhưng lần này thì tôi lại đề nghị sang shop Nails, tôi tưởng nàng phản đối, nhưng không nàng Ok liền, thế là vợ chồng cùng một lòng, "đồng vợ dồng chồng tát biển Đông cũng cạn", có nghĩa là việc  bán tiệm là việc cần phải làm, chán quá rồi, mà cả hai đều chán, thế tôi đi đăng báo sang tiệm, có nhiều người tay non trong nghể Nails nghe giá mua tiệm Nails sao mà đắt thế, giá còn mắc hơn mua cả một hàng Phở trung bình, họ trả giá lung tung, họ trả giá như bèo, họ nghỉ là Chủ làm không được nên bỏ chạy, đó là sự thiếu kinh nghiệm của họ, họ không nhận thấy được những yếu tố sang mua một tiệm Nails, mỗi shop Nails có giá trị riêng của nó, của từng location, từng khu vựt sắc dân cư, khu an ninh hay không, họ chỉ biết có tay nghề chứ kiến thức làm Chủ một Business thì không, họ không đánh giá được giá trị của một shop Nails có “income”, có khách ổn định, tôi thì không cần bán gấp vì giá trị shop Nails càng có giá khi càn gần mùa hè tại Nam Cali này, cuối cùng có cô bạn ngày xưa học chung lớp Nails với vợ tôi xuất hiện, hai bên từng quen biết nhau, mọi chuyện được phơi bày rõ ràng, thật tình về làm ăn lời lỗ lợi tức,  khách như thế nào, ngoài ra những sóng gió như thế nào thì mỗi shop mỗi khác nhau, bản thân cô bạn này cũng làm chủ shop Nails thành ra mọi chiến thuật, chiến lược miễn bàn vì đây cũng là tướng tác chiến xông pha ngoài mặt trận, chỉ cần giá cả thuận mua thuận bán là Ok.
 
Shop Nails vợ chồng tôi sang qua chủ mới dễ dàng, cô chủ mới giữ vợ tôi ở lại làm, thợ cũ ai muốn ở lại làm thì làm không thì cô có thân nhân gia đình đem vô shop làm, đó đúng là một người chủ có kinh nghiệm, một người Tướng có quân trong tay không sợ phản loạn, còn riêng tôi thì được “giấy phép" về nhà di chợ nấu ăn giặt quần áo cho vợ, đây cũng là lý do chính đáng và hợp lý, mỗi người mỗi việc, không ai dẫm chân lên nhau. Cô chủ mới điều hành shop nails trôi chảy một thời gian thì đụng ngay vụ dịch Covid-19, đến giữa tháng Ba-2020 thì toàn bộ các cơ sở kinh doanh, công ty, hãng xưởng tại California phải tạm đóng cửa, công nhân ở nhà ăn tiền thất nghiệp chống Covid-19. Ai củng nói vợ chồng tôi hên, “What!”.Hên cái gì, tôi nào có biết cái gì đâu, cả thế giới này cũng đâu có ai biết  khủng hoảng vụ Covid-19 mọi người mua bán, làm ăn, sinh hoạt bình thường cho đến khi chính phủ  ra thông báo  ngưng tất cả mọi cơ sở thương mại, kinh doanh, công ty phải  đóng cửa phòng ngừa bệnh dịch Covid-19 thì mới biết chứ, trước đó TV chiếu đầy người chết vì bệnh dịch bên Trung Quốc thì cũng đâu có ai biết có ngày dịch đến Mỹ, rồi đến cả thế giới.
 
Đóng cửa hơn nửa năm, chính quyền cho mở cửa tiếp tục làm ăn lại mặc dầu Covid-19 vẫn còn... moị người bắt đầu đi làm lại, còn tôi thì vẫn tiếp tục nằm chơi xơi nước,  có mấy người bạn cùng đồng hoàn cảnh xúi  đi xin lãnh tiền hưu non, tôi hơi do dự, nhưng điền đơn SSA xin lãnh hưu non với cái tuổi tôi củng sắp lãnh hưu rồi, lãnh hưu non thì bị khấu trừ chút đỉnh, ...thây kệ... "Có còn hơn không."
 
Bây giờ tôi nằm nhà ăn ở không, mỗi ngày đi chơi tennis buổi sáng, bà xã đi làm Nails đến tối mới về, con cái lớn hết rồi, đứa đi làm, đứa còn đang đi học, học lên cao thì mượn tiền nhà nước, không biết tôi có còn sống cho đến thấy bọn nhỏ ra trường không chứ bọn nó có đi học thật, nhưng hỏi bao giờ tốt nghiệp thì bọn nó chỉ cười trừ, gật gật cái đầu tức là gần xong rồi hỏi làm gì... thôi ! củng thây kệ. mình làm cha làm mẹ hỏi hoài bọn nó bực mình, không hỏi thì bọn chúng nói không quan tâm đến chúng. Làm cha làm mẹ ở Mỹ khó quá, bọn chúng nói tiếng Việt với mình thì mình phải kiên nhẫn và thông cảm những câu văn lời ăn tiếng nói của chúng, đừng bắt bẻ tại sao chúng nó nói không có đầu có đuôi cũng như  cha mẹ chúng nó nói tiếng Anh thì làm sao bằng chúng nó, mình nói tiếng Anh củng có khi thiếu đầu, thiếu đuôi, người Mỹ cũng ráng hiểu chứ đâu có bắt bẻ gì, còn hơn mình không nói được chữ nào.
 
Công việc của người về hưu trước tiên là dọn dẹp lại nhà cửa cho nó ngăn nắp, có tổ chức, làm cho căn nhà trông sáng sủa, mát con mắt hơn, làm vườn, sân cỏ, trồng cây, trồng cảnh cho căn nhà nó thơ mộng hơn. Mỗi ngày làm một chút, khi nào xong cũng được, không cần gấp. Buổi sáng thong thả ngồi nhắp ly cafe nóng, khí trời mát lạnh thoải mái vô cùng, không còn hối hả lên đường đi làm, giờ đây mới có thì giờ nhìn ánh nắng vàng ban mai vươn lên, mới thấy bầu trời trong xanh, mới thấy được gánh nặng trên vai mình nhẹ bớt, cuộc đời với những năm tháng đầu tắt mặt tồi, làm gì có thì giờ để nhìn thấy ánh nắng vàng bình minh để mà mơ tưởng "màu nắng hay là màu mắt em..." Ôi cái tâm hồn lãng mạng đó đã mất đi từ lâu.  Ôi! Có những buổi trưa ngồi yên lặng, một vài cơn gió thoảng hơi nóng nhẹ nhẹ bổng làm cho tôi chợt nhớ đến những ngày xưa, hình ảnh xứ sở VN thân yêu mà mấy chục năm trước tôi đã bỏ đi, bỏ đi quê hương, bỏ đi tất cả những kỷ niệm. Ngồi buồn man mát lại nhớ đến những người thân. Cha, Mẹ đã mất, bạn bè từng đứa, từng đứa đã nằm xuống, mình hứa hẹn sẽ vể VN gặp lại, không còn cơ hội nữa rồi, còn sớm quá mà bọn nó đã bỏ cuộc chơi, bọn nó ở VN bằng tuổi mình mà trông già quá, cằn cỏi quá so với mình, tôi bật cười chợt nhớ có vài người bạn đánh tennis hỏi tôi năm nay bao nhiêu tuổi, có lẽ họ trông tôi thấy còn trẻ, tôi nói thật tuổi làm họ giật mình vì họ nhỏ hơn tôi it nhất là ba tuổi mà trông "già " hơn tôi rất nhiều, vậy thì tôi cũng còn may mắn. Có lẽ tôi hay nói tiếu lâm, hay cười, tôi nói chuyện nghe êm tai, ăn nhậu hay pha trò nên trông trẻ hơn.
 
Về hưu mới có thời giờ ngồi nhìn ánh nắng hoàng hôn, có những buồi chiểu ngồi sau patio nhìn nắng chiều êm ả dần xuống, thời gian như dừng lại, những buồi chiều nhìn về xa xăm, như muốn thấy một nơi chốn nào đó mình một thời đã trải qua. Những hình ảnh cũ, kỷ niệm thường hay hiện về trong lòng, được một mình ngồi yên lặng, tôi nhớ VN, tôi nhớ nhà quá, nhớ đồng lúa vàng quê tôi, nhớ giòng sông nước đục , nhớ những bài hát thật xưa hồi còn nhỏ tôi thường nghe
 
"Có cô gái miền quê hát bài ca
Giữa hoa lá xanh tươi bên ngàn gió
Thôn xóm nhà, khi nắng tà...  
Êm êm trong muôn câu hò."    (Ns Y Vân và Xuân Lôi )
 
Chợt nhớ đến cây đàn guitar mà tôi rất quý, rất thích, tôi mua đã lâu, giữ thật kỹ trong "hard case", cây đàn đã lâu tôi không có thời giờ để cầm đàn. Đàn vẫn còn bóng láng, không một vết trầy, tiếng đàn vẫn còn đúng note, có lẽ tôi mua cây đàn guitar này cũng chỉ làm kiểng. Ngày trước tôi ao ước có thì giờ sẽ mang đàn ra vừa đàn vừa hát những bài mình yêu thích... thời gian trôi qua nhanh, tiếng đàn cũng lạc lõng, ngón tay tôi bấm note không còn nhanh nhẹn, ngón tay tôi đau buốt khi bấm các note đàn, lời hát tôi không còn thể hiện tâm tư của bản nhạc hòa với  tiếng đàn...
 
Đã già thật rồi, tâm hồn trữ tình lãng mạng cũng thay đổi rồi, không còn du dương như thời trai trẻ, tôi đã đánh mất nó trong mấy chục năm qua, tôi tưởng tâm hồn lãng mạng, thơ văn, tình tứ còn trong tôi, nhưng không nó đã phai nhạt chắc từ lâu lắm rôi, như cây đàn guitar đã bị bỏ quên trong xó tủ...
 
Một ngày đẹp trời tôi hỏi nhờ người bạn mang cây đàn đem rao bán trên Craiglist Orange County, tôi chỉ bán được phân nửa giá mua ban đầu, người mua là một cô gái Mỹ Trắng, trước đó cô chỉ thấy hình cây đàn, giờ cô được nhìn thấy cây đàn guitar thật với lời giải thích từng chi tiết nghệ thuật trạm trỗ trên cây đàn, những đường vân gỗ của mặt đàn, cần đàn bằng loại gỗ tốt nguyên thủy tăng thêm phần giá trị của cây đàn ngoài âm thanh phát tiếng đàn êm tai, cô ấy dự định sẽ deal giá với tôi bớt xuống chút nữa, nhưng rồi cái tài quảng cáo rành rẽ vế chất lượng đến hình dáng nghệ thuật của cây đàn làm quyến rủ cô, cô nói mua đàn tặng người chồng sắp cưới ngày sinh nhật của anh ấy, tôi chúc mừng cô có được một món quà có ý nghĩa làm quà sinh nhật cho người yêu của mình... Cô nghe mê ly  quá...Thank you rối rít!
 
Ai cũng nói “retire” nằm nhà buồn chán lắm, còn tôi thì không, tôi thấy như mình đã xong trách nhiệm bổn phận rồi, thôi làm bao nhiêu đó cũng đủ rồi, còn chút thì giờ nhàn hạ để mà sống chứ, chẳng lẽ nói còn sức là phải cày hoài cho đến ngày không thể cày nửa hay sao! Bây giờ cầu may mình có thể sống thêm mười năm tới trong hoàn cảnh sức khỏe tốt, có nghĩa là mình có thể hưởng thụ 10 năm, còn sau 10 năm này thì chắc chắn sẽ sống trong bệnh tật, sắp đến hàng U80 làm sao mà không có bệnh, nặng hay nhẹ thôi, đó là cái lòng lẩn quẩn của một đời người "Sanh, Lảo, Bệnh, Tử".  Tôi cũng không có giàu có gì, tiền hưu cũng khít khao cho cuộc sống, có thêm tiền thì không thể xài phung phí, tiết kiệm để phòng thân, đến ngày nhắm mắt xuôi tay cũng không có mang theo được gì, thôi có bao nhiêu sống bấy nhiêu, sống sao cho vui vẻ, đừng sống trong buồn phiền, tập hỉ xả, tâp buông, tập quên, quên hết cho lòng thanh thản, bây giờ hảy lo cho mình, hãy thương cho bản thân minh chút, tự thưởng cho mình chút, giờ mình cũng đâu còn sức đâu mà lo cho ai,  ngày trước mình còn có bổn phận , trách nhiệm, hôm nay thì xong rồi, còn lại một chút thời gian ngắn, bến ga cuối sắp đến...
 
Vừa “retire” mong còn sức để chơi, để hưởng nhàn, để đi vài tour thăm cho biết nước Mỹ, ông đi mà bà ở nhà còn đi cày, vậy đi một mình cũng đâu có vui, vợ chồng chung sống với nhau hơn 30 năm rồi, vợ chồng là duyên nợ, có duyên thì mới gặp, có nợ thì mới phải sống chung với nhau mà trả nợ, ai hết nợ trước thì đi trước, buồn cho người còn ở lại. Tôi cũng chẳng có đi đâu, chỉ lòng vòng quanh vùng Little Saigon, từ nhà đến sân tennis mỗi ngày, tưởng rằng bây giờ mình còn có sức thì chơi tennis cho nó đã mà quên đi lực bất tòng tâm, bây giờ  đâu còn phải là trai trẻ mà muốn chơi tennis, chạy nhảy cho nó đã. Muốn cho đã mà quên coi chừng hai cái đầu gối, đã có triệu chứng nghi ngờ không bình thường, một hôm vừa chơi xong môt set tennis khi ngồi xuống ghế nghỉ mệt rồi đứng lên không được, cái lưng nó cong vòng, cái đầu gối không duỗi thẳng được, hai người bạn kè ra xe, may mà còn lái xe được, vể đến nhà nó đau nhức từ chân lên tới xương sống, ngày hôm sau phải đi bác sĩ khám, chụp X-ray, uống thuốc giảm đau, không hết, vợ tôi xin ai được số phone của một "thầy lang vườn" cạo gió, châm cứu, bóp thuốc rượu, cắt lễ, ôi đủ thứ...! Trời ơi! thôi rồi, ông thầy lấy cây búa gõ trên lưng trên đùi, đầu gối tôi, ổng nói là gõ huyệt đạo để cắt lễ. Trời ơi! Cây búa của Thầy chỉ có xịt cồn sơ sơ sát trùng, vậy mà thầy dùng cho người đến người khác, làm chảy máu nơi các huyệt đạo,  rồi sau đó thầy dùng ống giác hơi hút máu... tôi điến hồn lỡ cây búa, ống giác nhiễm máu SIDA thì đời tàn. Tôi có miệng mà la không được vì lỡ leo lên lưng cop phen này tôi tưởng tôi thành "thằng gù " rồi chứ. Ông thầy nhỏ con, ốm nhom, dùng tay, cùi chỏ massage, bẻ lưng tôi không nỗi, tôi to con, cao hơn ổng,  thể là ổng bó tay không làm thêm gì được, bán cho tôi một hộp thuốc Tàu có công dụng giảm đau với giá gấp đôi ngoài tiệm thuốc Bắc, thêm chai thuốc rượu xoa bóp bằng chai dầu nóng cũng với giá cắt cổ, rồi với băng nịch lưng trợ giúp xương sống với giá gấp đôi trên mạng... đúng là thầy lang "băm". Trên phone ổng nói với vợ tôi ổng nhắm bệnh tôi ổng chữa được ổng mới chữa chứ không có ăn tiền nếu không chữa khỏi, vợ tôi thương chồng biểu tôi đi....tôi đã không tin rồi, chỉ vì chìu lòng bà xã thôi... gần một tháng tôi chẳng có đi đứng gì được, đi cà nhắc, khom lưng như người bị gù lưng., biết làm sao giờ, đi bác sĩ bẻ xương, nắn gân... xin lỗi!
 
Chịu không nỗi vì đau thấu Trời, cái lưng cứng ngắt không có xoay chuyển được, kiểu này chắc phải vô nằm bệnh viện rồi. Ớn lắm, tôi sợ vô bệnh viện mà nằm một mình phòng thì còn chết nữa. Mấy năm trước tôi bị bệnh khó thở ban đêm hay bị nghẹt thở, đi khám Bs chuyên về  Tim, ông viết  cái giấy cho tôi lấy hẹn vô bệnh viện ngủ để cho người ta đặt máy theo dõi tim hay phổi gì đó...tôi không chịu,  BS hỏi tôi tại sao,
tôi nói trong bệnh viên Ma nhiều lắm, ngủ một mình ghê lắm... làm cho Ổng bật cười nói:

“Anh chết tới nơi không lo mà ở đó sợ ma... thôi được rồi anh cứ viêc dắt vợ anh vô nhà thương ngủ chung cho đỡ sợ ma...”

 Ông Bs này đâm hơi, tôi nói:

- Ok, rồi lấy tờ giấy hẹn đi về. Tháng sau tôi trở lại gặp ổng, ổng nói:

- Tại sao anh không vô bệnh viện ngủ cho người ta đặt máy theo dõi giấc ngủ của anh xem lúc nào anh bị nghẹt thở, nghẹt thở mấy lần trong một đêm để người ta còn cấp cứu, thì làm sao tôi biết tình trạng của anh thế nào mà trị cho anh...? Tôi trả lời:

- Không sao đâu Bs, tôi hết bệnh rồi...

- Sao anh biết...!

- Thì bác sĩ cứ việc lấy máy móc ra đo thử tim mạch, phổi tôi thì biết liền..

Bác sĩ cũng kiên nhẫn lấy máy móc ra gắn dây tùm lum chung quanh người tôi rồi xem trên màn hình laptop, rồi ổng nhìn tôi nói:

- Cũng vậy...bình thường....mà sao anh nói trước là khó thở, sau là hết bệnh…

-Thì tại vợ tôi bả lạnh quá bà để cái mền heater nhiêt độ cao quá, còn thêm đóng cửa sổ làm cho tôi nghẹt thở phải nữa đêm giật mình ngồi dậy mở sổ ra mà hít thở, chỉ có thế thôi.

Ông bác sĩ nhìn tôi: Bó tay!
 
Trở lại cái chân và cái lưng gù của tôi, tôi đã đi khám bác sĩ vài lần rồi mà các giấy chứng nhận thử tổng quát báo cáo sức khỏe tôi tốt, X-Ray thì xương cốt Ok, khớp đầu gối hơi mòn một tí, tuổi này ai củng vậy. Cho uống thuốc giảm đau thì không hết nhức, nhưng buồn ngủ li bì... Ổng muốn viết giấy giới thiệu vô bệnh viện, tôi nói thôi khỏi, tôi nghi cái này chắc bắp thịt bắp vế bị đau, bon gân dưới đầu gối, nhưng không hiểu sao mà nó ảnh hưởng đến cái lưng sợ cụp xương sống.... Ồng nói:

- Vậy hả, để tôi chích cho anh hai mũi thuốc này, hai tiếng đồng hồ sau mới có tác dụng thử coi xem sao nhé...
 
Chích xong hai mũi thuốc (chả biết thuốc gì! ) về nhà hôm sau cũng chẳng có gì thay đổi, tôi đi khom lưng cà nhắc lái xe ra tiệm thuốc Bắc quen, hỏi mua mấy chai dầu gió sản xuất tại Hongkong, Singapor, Malaysia mang về tự mình ngồi xoa dầu vào bắp vế, đầu gối tự massage. Tôi tin tường chai dầu Hongkong có tác dụng hơn, mỗi ngày hai ba lần, nhờ vợ tôi giác hơi, cạo gió bằng dầu Hongkong. Thằng con tôi mua tặng cho Cha nó cây Paton, tôi không chịu dùng vỉ chống gậy trông giống "xi cà que". Kệ tui, để cho tui đi cà nhắc, cà nhắc...đau cái lưng chịu không nỗi, đi theo chúng nó ra nhà hàng ăn cho vui ngày lễ, đi ban đêm, đến khu phố Mỹ ăn ngoài trời, đông người lắm, chẳng ai để ý.

Tối về ngủ, sáng hôm sau tôi ngồi dậy bước xuống giường đi rửa mặt, bỗng giật mình. Ủa! Sao tôi đi đứng thằng lưng, chân tôi bớt đau, đi tự nhiên...ha..ha..khoái quá tôi lẹ lẹ đi ra bếp, vợ tôi đang hâm đồ ăn sáng chuẩn bị đi làm. Tôi mới nói:

-Nè nè. Bà coi tui ngon lành không ?

Vợ tui ngạc nhiên không hiểu chuyện gì.

- Thì nè tui đứng thẳng lưng, đi tới đi lui bình thường rồi, mới đêm qua còn đau, sáng nay hết bệnh.

Tôi đi tới di lui cho vợ tôi xem, bình thường, bình thường... Cám ơn Ông Trời !

Vợ tôi mừng rơi nước mắt, làm tôi cảm động, cảm nhận được sự lo lắng của vợ. Còn gì sung sướng khi hai vợ chồng nắm tay đi chung với nhau, mơ ước đến ngày retire hai vợ chồng đi đây đi đó vài chuyến, vợ tôi thích đi Âu Châu cho biết nước Pháp, nước Đức, Hòa Lan, Thụy Sĩ một tour xem cho thỏa chí, ngày xưa xem phim ci-nê Pháp, muốn biết giòng sông Seine có nhiều cây bắt ngang qua sông, có những Ổ Khóa Tình Yêu được khóa lại trên các thành cầu biểu tượng cho tình yêu mải mải, người Pháp  khóa ổ khóa lại rồi ném chìa khóa xuống giòng sông, khóa chặt tình yêu lại không bao giờ có thể mở khóa vì chìa khóa đã bị ném xuống giòng sông. Thích nhìn tháp Eiffel, muốn đi Pháp một lần cho biết, mà đi với ông chồng Cà- thọt thì rõ ràng mất hứng, mất vui, cả luôn chuỗi ngày còn lại cuối cuộc đời.
 
Tôi đi ra sân tennis, tuy chưa chơi đươc, thấy tôi làm mọi người xúm hỏi thăm, tôi phải dưỡng thương vài tuần cho chắc ăn mới chơi lại được, bọn họ cũng đau chân, đau đầu gối như tôi giờ mới nói ra, hỏi tôi đi bác sĩ nào mà hay vậy, thì tôi cũng kể lại đầu đuôi câu chuyện chữa bệnh của tôi, ai tin tôi và tin ông BS chích thuốc tôi hai mũi vào mông hết bệnh thì tôi sẽ chỉ cho, nhớ một điều,"Phước chủ may thầy" không phải thuốc tiên đâu nhé.
 
Trong mấy ngày nằm nhà dưỡng thương cái chân, cái lưng, tôi lên mạng mua cây đàn Organ Yamaha, tôi cũng xem Youtube chỉ cách học đàn  "organ one man band", tôi bấm bụng mua cây đàn tốt để nghe âm thanh cho nó sướng trị giá gần $ 1,500 USD, đánh đàn organ đỡ đau ngón tay, đánh mấy tuần thấy không ra hồn, tôi liền gọi phone tìm thầy học, hết đau chân tôi vác đàn đi đến nhà ông thầy dạy đàn organ, tôi tưởng có trường có lớp, hay phòng ốc gì, lại một lần nửa gặp ông Thầy "Lơ tơ Mơ ", chỉ dạy ở ngoài patio. Ổng đờn  "cà lắp bắp ", cây đàn organ của ổng củxì,  vậy mà ổng chê cây đàn mới tinh của tôi, ông bảo tôi mang đàn trả lại rồi mua cây đàn giống của ổng, tôi về lên mạng tìm mua cây dàn organ Yamaha giống của ông Thầy giá gần $ 2,500 USD. Oh ! My God. đắc tiền quá,  tôi xem lại receipt ngày tháng tôi mua cây đàn Yamaha của tôi liên lạc thấy họ còn cho Return trong vòng 60 ngày special,  tôi liền liên lạc họ  để nhận Return Label rồi trả đàn nhận Refund từ store ... thế là chuyện học đàn organ mộng làm One Man Band của tôi tan vỡ.
 
Một ngày nọ, có dịp tôi đến dự buổi party nho nhỏ cuối tuần ở nhà bạn tôi, lần đầu tiên tôi chú ý đến giàn máy hát TV karaoke, môn này thì tôi đã biết từ mấy chục năm rồi mà tôi không có chú ý đến, lo đi cày chứ rành đâu mà ca hát, buổi party ca hát karaoke thật vui, lần đầu tiên tôi được cầm micro ca hát theo chữ bài hát trên TV, theo tiếng nhạc âm thanh thật thích thú. Mấy tháng sau tôi thăm bạn ở Dallas,  bọn nó kéo đi ăn nhậu đến nhà  ai cũng có giàn Karaoke, hình như  là mode của dân Việt ở vùng này, hỏi ra thì mới biết, ở California thì còn có nhiều chỗ vui chơi, chứ vùng này thì chì có cuối tuần xúm nhau lại ăn nhậu, lai rai karaoke cho nó vui, làm tôi nhớ đến thằng em tôi chừng hơn 10 năm trước nó qua California củng mua nguyên giàn system karaoke gửi về Tampa, Florida .
 
Chuyến này tôi cũng có qua Tampa thăm vợ chồng thằng em, bọn nó làm Nails xứ này trông khá giả hơn dân California, vùng này làm ra tiền, đời sống chi phí thấp hơn bên California nên trông bọn nó sung túc, thoải mái,  bọn nó có cả RV Motor home đi chơi, luôn chiếc cano đi biển lướt sóng... cuộc sống thấy thanh bình có làm, có hưởng thụ.

À, nơi đây dân VN chỉ có đi làm Nails, Chủ Nails. thợ Nails , nhà cửa vùng này giá còn rẽ độ khoảng $ 250 K đến$ 300 K tùy theo nhà 3 bedrooms hay 4 bedrooms, đất rộng, khí hậu nóng hơn California trung bình chênh lệch cao hơn 5 độ F, buổi chiều không khí gió biển dễ chịu, mang thùng bia lạnh, nướng mấy cho ghẹ vừa uống bia, ăn ghẹ nóng giòn trên lò than, ngắm hoàng hôn rơi trên biển, cảm thấy hạnh phúc làm sao... đời sống yên tĩnh, không nhộn nhịp , thành phố lý tưởng cho bà con mình thích retire dưỡng già, bán môt căn nhà  bình thường bên California qua vùng này mua được hai căn giống vậy,  một căn ở, một căn cho mướn, vẫn còn dư tiền sống tàn tàn, sống vui lai rai ca hát cuối tuần , dân Việt ngày thường làm Chủ, làm thợ Nails, cuối tuần làm ca sĩ Karaoke, nếp sống lành mạnh, đừng ăn nhậu quá đáng, đừng Casino, thì chăc chắn ai cũng có nhà có cửa, cuộc sống an cư, lạc nghiệp.
 
Trở về Nam California, khu Little Saigon, cuộc sống nhộn nhịp, xe cộ dày đặt trên các xa lộ, bạn bè vui chơi đầy sân tennis, cuối tuần thì đủ cú phone kêu gọi tập họp lai rai, Karaoke thì khỏi nói rồi, dân VN ở đây đông, vui thật là vui khác hẳn với không khí im lìm ở các tiểu bang khác ít người Việt, ai muốn mau có tiền thì sang các tiểu bang khác làm Nails, dễ kiếm tiền, dễ mua nhà, có một đời sống êm đềm ít bon chen thì hãy mạnh dạn lên đường xuyên bang, trước lạ sau quen, ban đầu thì chắc chắn là buồn.
 
"Buồn  như ly rượu đầy không có ai cùng cạn..
Buồn như trong một ngày hai đứa không gặp mặt..."  ( NS Y Vân )
 
Buồn không tránh khỏi, nhưng dễ kiếm tiền, mau có dư ,sau này có tiền muốn đi đâu chơi mà không được, quan trọng là có tiền, có dư, đời sống nhẹ nhàng hơn so với California trong thời buổi cái gì cũng lên giá, nhà cửa giá đắc đỏ.
 
Mai mốt vợ tôi retire thì chắc vợ chồng tôi cũng lên đường xuyên bang, tậu một căn nhà nho nhỏ gần thằng em, có tiền dư chút đỉnh dưỡng già. Tiền hưu của chúng tôi cũng không được bao nhiêu, còn nhiều chi phí, nghĩ đến mà nhức đầu. Thôi thôi, bỏ qua mọi chuyện, giờ may mắn bà xã còn yêu đời, chịu khó đi cày, số bả cực, số mà đâu có tránh khỏi được, miễn sao bà xã đi làm vui vẻ không than van là tôi yên lòng. Số phận của tôi đến đây là chấm dứt rồi, có muốn đi làm thêm thì sức khỏe cũng không cho phép, không phải tôi làm biếng, hình như đến tuổi này sức khỏe thay đổi cái rụp, tay chân chậm chạp, quên đầu quên đuôi, ăn không còn nhiều, uống thì còn lai rai được, có bạn bè thì còn lai rai, không bạn là không lai rai, vui mới lai rai được.
 
Tôi sắm giàn karoke  để khi ở nhà một mình, có bạn bè lai rai mở máy lên hát chơi cho vui, tôi thích những bài tiếng Pháp của thuở ngày xưa với tiếng hát Christophe, Paul Anka, hay Juleo Iglesia... Tombe la neige, Non, Je ne t'aime plus, Si l ' amour existe encore... I love you to want me,  How can I tell her, I started a joke.... How deep is your love... tôi tưởng tôi nói tiếng Anh rồi quên tiếng Pháp, không tôi vẫn hát theo được, vẫn còn thấy có hồn, hát những bản nhạc tiếng Pháp nhớ lại nhiểu kỷ niệm thời trung học trước 1975, của các ban nhạc trẻ VN, tôi thích ca sỉ Elvis Phương, Thanh Lan, Ngọc Lan, Billy Shane, Jo Marchel...
 
Giờ thì tôi tự nhiên nổi tiếng trong đám bạn rai rai của tôi, tôi hát Karaoke đươc ba thứ tiếng Việt, Anh, Pháp nhờ ngày xưa còn đi học tôi cũng là một tay quậy văn nghệ trong trường, nên ở cuối đời còn một chút dư hương vấn vương trong lòng. Già rồi chỉ hát được những nhạc phẩm xưa như  bài Cô hái mơ (hái hoa ) của Hoàng Giác, Mắt biếc... năm xưa nay đâu của Ngô thụy Miên, Nỗi lòng... yêu ai yêu cả một đời của Nguyễn văn Khánh...
 
Già rồi, già rồi...chỉ còn tình tứ, một chút giọng hát gợi lại những kỷ niệm xưa...
 
 " Khi người yêu tôi khóc Trời củng giăng sầu
   Cho từng cơn mưa lủ xoáy trong tâm hồn
   Khi người yêu tôi khóc thành phố buồn thiu
   Em ơi hảy nói vạn lời sầu đắng như em vừa trách anh..."  ( Ns Trần Thiên Thanh )
 
Little Saigon, Westminster, California
June 2020 
 

Ý kiến bạn đọc
27/06/202201:27:43
Khách
Tôi có vài ba người bạn cũng đã từng kinh qua việc mở shop may, shop nail, shop giặt ủi nên chi đã được kể sơ qua vể những lên, xuống, vinh, nhục trong những nghề này. Người bạn mở shop giặt ủi xem ra lại làm ăn vững nhất .

Một bài viết hay. Tác giả viết với lời văn giản dị, dễ dàng, trơn chu như nói chuyện, đoán chừng là người dể tính, dễ hòa hợp với mọi người .
25/06/202217:31:13
Khách
n k m h u ơ
m k n h n r ... m.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,370
Buổi sáng vào sở hắn được người Giám đốc cho biết hôm nay hắn sẽ đem giao xe ở Uvalde City Dealership, lấy một chiếc khác ở đó mang đi giao ở San Antonio, xong sẽ có một chiếc cho hắn mang về. Nhưng khi đến Uvalde thì được chủ gọi về ngay. Hắn bồn chồn hỏi lý do nhưng người chủ hãng chỉ nói, “Mầy lấy chiếc xe dự định đem đi San Antonio mang về đây để ngày mai sẽ giao. Mầy lái xe về cẩn thận, dù không có gì nghiêm trọng lắm nhưng mầy cần phải về ngay.”Trên đường về, đầu óc hắn suy nghĩ lung tung. Không biết chuyện gì xảy ra mà bị gọi về ngay như vậy! Hai chú em có vấn đề gì không. Trong đầu hắn tư tưởng lộn xộn
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết này của ông không phải chuyện buồn, mà là... buồn cười. Viết Về Nước Mỹ mời đọc bài viết mới có duyên, hóm hỉnh của tác giả Phước An Thy.
Jen đưa tay lên vuốt nhẹ chiếc áo dài trước khi trao nó lại cho Annie, đứa con gái riêng của nàng. Chiếc áo màu đỏ được dệt bằng vải gấm được điểm tô vài cánh lá trúc màu vàng kim lấp lánh. Chiếc áo mà nàng nhờ người bạn mua giùm khi nàng còn ở trường đại học. Nàng dự định mặc chiếc áo này trong ngày cưới với Don. Nàng quen Don khi cả hai còn học chung trường Virginia Commonwealth University. Don học về kỹ sư điện tử, còn nàng học về hóa sinh. Don đang hoàn tất chương trình kỹ sư và đang thực tập ở một công ty gần nhà. Còn nàng chỉ mới vào năm thứ hai. Don là người gốc Mỹ gốc Việt. Tên tiếng Việt của anh là Trần Nguyên Đức.
Trong cuộc đời, tôi có hai lần lo âu quá sức. Lần thứ nhất là gặp cơn giông tố sau khi bị cướp biển rồi phá hư máy khi vượt biên 42 năm trước và lần này qua cơn bão IAN. Thử tưởng tượng ban đêm trong nhà tối om, ngoài trời mưa gió vần vũ, những cơn gió hú vang bên ngoài cộng với sấm chớp đì đùng, mà mình bị cắt mọi thông tin với bên ngoài thì không lo âu sao được.
Vào những năm cuối của thập niên 1990 đầu những năm 2000, tôi thường có dịp đi công tác qua Nhật hay Hong Kong để đặt hàng và duyệt hàng trước khi nhập về hãng. Trong số hơn 300 hành khách cùng có mặt với tôi trên những chiếc Boeing 747, chiếc máy bay thông dụng cho các chuyến bay đường dài thời đó, tôi luôn gặp các đồng hương Việt Nam. Họ đều đáp cùng chuyến bay với tôi từ Mỹ về đến Tokyo hay Hong Kong để từ đó bay về Việt Nam. Nói chung tôi biết họ là người Việt do các câu chuyện họ đối thoại rôm rả cùng nhau trong lúc chờ đợi. Ngược lại có lẽ ít ai trong số họ có thể biết được tôi là người Việt Nam vì tôi thường đi cùng với các đồng nghiệp Mỹ hay Nhật
Ngọc Hạnh - Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây là bài bà mới viết về chuyến đi chơi Virginia Beach.
Hồi mới đến Mỹ, nghe nhiều người Việt đi làm nghề may, tôi tưởng bở nghĩ mình từng tốt nghiệp từ nhà may nổi tiếng Thiết Lập Sàigon, từng mở lớp dạy cắt may Âu Việt Phục Nam Nữ, mỗi khoá cũng trên vài chục học viên; từng sử dụng các loại máy may, máy vắt sổ thêu ren các thứ, chắc sẽ kiếm được khá tiền, nên xăng xái đến shop may xin việc. Bà chủ shop người Tàu Việt thấy dân mới qua ngơ ngáo nên ăn hiếp, bắt tôi mượn tiền mua chở tới hai cái máy may công nghiệp xịn hiệu JUKI của Nhật, một cái để may, cái kia 5 kim để vắt sổ và các loại zíc zắc
Hắn yên lặng bước đi cùng ông ta, tự hỏi “Phòng dưới cầu tầu…chẳng lẽ ông ta là homeless?” Quả nhiên, khi xuống, ông ta chỉ một cái vòm lõm vào chân cầu “Vâng đây là phòng của tôi từ cả năm nay rồi, mời ông.” Cái vòm cao, rộng, đủ cho một người nằm; chắc chắn không sợ nắng mưa. Ông ta chỉ bậc đá nói :”Mời ông ngồi, tôi pha tách cà phê sáng, rồi xin phép ông cho tôi nói chuyện.”
Đã bao người làm công việc đưa học trò qua đường giờ tan học ở ngã tư trường học này? Chắc chắn có những người đã ra thiên cổ, những người đang sống những ngày cuối đời trong các viện dưỡng lão, những người bị covid-19 cướp đi sinh mạng khi còn muốn làm công việc của người lớn tuổi để trả ơn những người lớn tuổi khi họ còn là một cậu nhóc, cô bé với ngôi trường tiểu học của họ ở đâu đó trên nước Mỹ bao la. Nên không có gì để bi lụy vì người ta thì già đi và qua đời là lẽ tự nhiên, cái còn lại đáng qúy là văn hoá Mỹ, cái văn hoá sau khi về hưu thì đi làm công việc đưa trẻ nhỏ qua đường sau mỗi buổi học theo định nghĩa về văn hoá đơn giản nhất: “Cái gì lập đi lập lại thành thói quen, thói quen lập đi lập lại thành phong tục, phong tục lập đi lập lại thành văn hoá”.
Mặc dầu không phải là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, tôi cũng thực hiện được nhiều bức ảnh đẹp. Nước Mỹ rộng bao la nên không thiếu những cảnh đẹp, do bàn tay con người dựng lên cũng có, do tạo hóa sáng tạo cũng có: Mùa Xuân với hoa anh đào trên dòng sông Potomac ở Washington DC, mùa Hè ở Grand Canyon, Arizona, mùa Thu ở San Juans, mùa Đông thì có rừng thông, núi tuyết ở Yellow Stone, tiểu bang Wyoming … Tôi lại nghĩ, sẽ đẹp biết bao nếu những bức ảnh của tôi có mang ý nghĩa nhân bản một cách tự nhiên, không dàn dựng, không hư cấu, không cần photoshop can thiệp.Tôi cho đó là những bức ảnh có hồn, khác với những bức ảnh đẹp về nghệ thuật mà vô tri, vô giác! Trong suốt thời gian sống ở Mỹ, tôi vẫn để tâm theo đuổi mục tiêu đó.
Nhạc sĩ Cung Tiến