Hôm nay,  

Đi Chùa

30/05/202211:09:00(Xem: 3146)

 

Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với rượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Tác giả đã nhận giải đặc biệt năm 2018 và giải danh dự năm 2021. Đây là bài viết mới nhất của tác giả.

 

*


-         Đi chùa chơi hôn Tám.

-         Hả???

Tám nghe xong mới hết hồn chứ. Một đứa ham ăn như Mị, nghe tới vịt quay là hai con mắt sáng rỡ, nay đòi đi chùa?! Ủa, ủa, người ta rủ đi chùa chứ có rủ ăn chay đâu?

Mị vốn không phải là một Phật tử thuần thành nhưng đi chùa vào đêm Giao thừa và ngày mùng một Tết gần như là truyền thống mỗi năm. Ngày nhỏ, nhà Mị ở nơi giáp ranh của một bên là Giáo xứ Nam Hải, một bên là xóm nhà lá xích lô ve chai và Chùa Thiền Lâm ở quận 8. Mị không nhớ nhiều, tuổi trẻ con bận vui chơi, phá làng phá xóm, làm gì nghĩ ngợi nhiều đến tôn giáo. Mị chỉ nhớ mình thường thỉnh thoảng vẩn vơ trong sân ngôi chùa nhỏ, nghe mùi nhang thoang thoảng trong không gian yên tĩnh, lượm lá bồ đề ép vô tập và rất nâng niu mỗi khi có được một lá bồ đề nguyên vẹn chỉ còn gân lá. Mị cũng nhớ mình thường thích ngồi ở ghế đá dưới chân tượng Đức Mẹ mỗi khi có dịp đến nhà thờ, cảm thấy lòng bình yên dù những khi phá quá mà nghe dọa cho đi học ma-sơ là sợ mất mật. Nhà của Mị vừa thờ Phật vừa thờ Chúa và Mị tín Chúa, kính Phật. Mị nghĩ tôn giáo nào cũng giúp con người hướng thiện, dạy lòng từ bi, chia sẻ nâng đỡ người khác trong đời sống.

Nói vậy chớ, chỉ cần nghe đi chơi là Bà Tám khoái rồi. Trước đây thỉnh thoảng Mị cũng hay đi chùa Bồ Đề trên đường New Hope ở Santa Ana, nhưng gián đoạn khá lâu do đại dịch hơn hai năm trời và đến nay thì xăng lên giá vù vù nên con đường tìm về giác ngộ coi bộ gian nan. Mị bèn làm một cú nhấp chuột là anh bạn vạn năng internet mách ngay cho Mị Thiền Viện Đại Đăng ở Bonsall, chỉ cách nhà có 25 phút chạy xe.

Thế là ngay 28 Tết Mị hí hửng đi chùa. Dù mỗi ngày hai lượt chạy trên Freeway 15 lên xuống San Diego, ngắm cảnh đồi núi xanh xanh hai bên, Mị chưa từng đi vào hướng núi. Cứ tưởng rằng mình sẽ gặp một ngôi chùa nho nhỏ xinh xinh ở nơi ruộng đồi xa xa. Đến nơi, hết hồn. Hóa ra trước giờ toàn bỏ gần tìm xa. Dù còn đang trong quá trình hoàn thiện xây dựng nhưng Thiền viện rất lớn và đẹp. Chánh điện và thiền đường rất lớn với nguyên bức tường bằng gỗ điêu khắc hết sức sinh động. Nhiều cây cảnh, chữ thư pháp khắc trên đá, vừa mỹ thuật vừa đầy chất Thiền. Tìm hiểu sơ sơ, được biết:

“Thiền Viện Đại Đăng, một trung tâm nghiên cứu và tu học của Hội Thiền Học Việt Nam thuộc hệ Phái Thiền Tông Phật Giáo, lần đầu tiên đã được chính thức thành lập tại Hoa Kỳ. Đây là một cơ sở thiền học trực thuộc dưới sự lãnh đạo và giáo hóa của Hòa Thượng Tông Chủ Thiền Sư Thích Thanh Từ. Ngài là một Thiền Sư đương đại, chủ trương khôi phục lại dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử do một vị Tổ sư danh tiếng và lỗi lạc sáng lập vào thế kỷ thứ 13, của Thiền Học Phật Giáo Việt Nam tức Vua Trần Nhân Tông sau khi nhường ngôi đi tu đắc đạo, lấy danh hiệu là Trúc Lâm Đại Đầu Đà, sau khi viên tịch Triều đình bấy giờ dâng tôn hiệu là Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật. Hòa Thượng cũng là Viện Chủ lãnh đạo và điều hành hơn mười ngôi Thiền Viện: Chơn Không, Thường Chiếu, Linh Chiếu, Viên Chiếu, Huệ Chiếu, Phổ Chiếu, Chơn Chiếu, Tịch Chiếu, Trúc Lâm Yên Tử, Trúc Lâm Tây Thiên, Trúc Lâm Sùng Phúc, Trúc Lâm Bạch Mã….

 

Ngày 15/04/2001 ủy Ban vận động thành lập Thiền Viện Đại Đăng mời Tăng Ni và Phật tử tham dự phiên họp đầu tiên để thông báo chương trình, đề ra kế hoạch thành lập Thiền Viện, đã được mọi người hoan hỷ tán thành và nhiệt tình đóng góp tài lực, kẻ công người của để hỗ trợ cho Thiền Viện sớm hoàn thành. Từ khi lãnh trách nhiệm, các Phật tử chọn đất tìm nơi địa điểm thích hợp, trải qua không đầy mười tháng, Một ngôi Thiền Viện khang trang, đẹp đẽ đã xuất hiện trên một ngọn đồi tọa lạc tại số 6326 Camino Del Rey, tại thành phố Bonsall ở vùng San Diego thuộc miền nam tiểu Bang California 92003, USA. Thiền Viện Đại Đăng được xây dựng trên một sườn đồi với diện tích chín mẫu tây, đây là một nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn, xa nhà dân cư, xung quanh có đồi núi và rừng cây bao bọc, bên dưới chân đồi hướng về phía trước Thiền Viện có hồ nước trong xanh, Sáng sớm và chiều có sương mờ lãng đãng, phong cảnh thoáng mát, trông rất đẹp mắt, nên thơ và thiền vị. Khí hậu lại mát mẽ ôn hòa, mùa hè không nóng bức, mùa đông không lạnh lắm.”*

 

Sau khi được chỉ dẫn nơi đậu xe phù hợp, một vị Phật tử đã nhiệt tình dẫn hai mẹ con Mị tham quan một vòng và giới thiệu về lịch sử thành lập và các hoạt động cơ bản của Thiền viện, hai mẹ con được nhận hai phần cơm chay đem về. Ui chà, vừa được tham quan cảnh đẹp, vừa được đón tiếp nồng hậu, ấm áp lại còn được một phần cơm chay mang về, sung sướng.

 

Vào thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần, Thiền Viện có các buổi hướng dẫn tu thiền dành cho Phật tử. Không chỉ dành riêng cho Phật tử học thiền mà bất kỳ một người khách vãn cảnh chùa nào cũng được mời nhận một phần cơm chay miễn phí trong hộp mang về hoặc có thể lựa một góc ghế đá vừa ngắm cảnh vừa từ từ thưởng thức.

 

Sau vài lần lên xuống Mị phát hiện ra, đi chùa vui nhất là ... xuống bếp. Nhà bếp do các Ni cô phụ trách. Mỗi lần nấu cả mấy trăm phần ăn, cá biệt vào ngày mùng một Tết, một ngàn năm trăm phần ăn được phát ra cho khách thập phương. Nồi chảo rất lớn và nặng. Cái tướng Mị gấu vậy mà chui lọt vô nồi. À, các cô không có ý định nấu Mị, chỉ là Mị đến giúp các cô rửa chén bát, nồi ơ. Mỗi dịp cuối tuần, và vào các ngày rằm, mùng một hay các ngày lễ của Phật giáo luôn có đông đảo Phật tử đến tu học và vãn cảnh chùa. Nhiều người chung tay dưới bếp. Nhóm này cắt rau củ, nhóm khác cắt trái cây, nhóm nọ thì chia thức ăn ra hộp, người mạnh tay mạnh chân thì bưng bê, dọn dẹp. Không khí vui vẻ rộn ràng, người mới thì gặp gỡ làm quen, người cũ thì trò chuyện hỏi thăm về đời sống.

 

Đi chùa mà Mị thấy vui y như những lần theo ngoại về quê đám giỗ.  Mị nhớ Ngoại của Mị thường nói, ngày giỗ là cho người sống, không phải cho người chết. Ngoại nói, làm giỗ để bà con gần xa tề tựu, giữ gì mối liên hệ gia đình, con cháu biết tưởng nhớ ông bà tổ tiên, biết anh em dòng họ, biết truyền thống gia đình. Chờ nhang tàn, trước là để tỏ lòng kính trọng, sau là để mọi người có thời gian trà nước nói chuyện với nhau và cũng là để chờ người ở xa về kịp.

 

Mị nghĩ đối với nhiều người, niềm tin tôn giáo là truyền thống trong gia đình. Họ được sinh ra và nuôi dưỡng với niềm tin từ ông bà cha mẹ, nhưng có những người chỉ đến với tôn giáo khi họ mất phương hướng và mất niềm tin vào cuộc đời. Hay cũng có thể họ đã phải trải qua một chặng đời phong ba bão táp và cần một chỗ dựa tinh thần.

Mị nhận thấy, tôn giáo và chính trị đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của người dân Mỹ. Ngay cả trên đồng tiền của Mỹ cũng có câu”In God We Trust”. “Chúng ta tin vào Thiên Chúa”. Theo Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa kỳ: “Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị Chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình.” Trở về nguồn lịch sử nước Mỹ từ lúc còn là thuộc địa, khi người Anh di cư đến Mỹ để tìm kiếm tự do tôn giáo, sự ảnh hưởng của tôn giáo được thể hiện khá rõ trong văn hóa, đời sống xã hội và chính trị của nước Mỹ. Người nhập cư không chỉ mang theo truyền thống văn hóa, gia đình, ẩm thực của mình mà còn mang theo tín ngưỡng tôn giáo và nhờ được tự do bày tỏ niềm tin và thực hành tín ngưỡng của mình mà tôn giáo tại Mỹ phát triển rất đa dạng. Và tùy theo từng vùng, niềm tin tôn giáo có thể có nhiều khác biệt và ở miền Nam, khu vực được mệnh danh là “Vành đai Kinh Thánh – The Bible Belt”, Kito giáo đóng vai trò đáng kể trong đời sống người dân bình quân cao hơn cả nước.

 

Sang Mỹ, Mị thấy các chùa chiền, Thiền viện như những trung tâm sinh hoạt cộng đồng của người Việt. Mỗi cuối tuần các đồng hương có thể tụ về chùa để tu tập, để trò chuyện bằng tiếng Việt, để chia sẻ, để cảm nhận được không khí cộng đồng Việt. Ngày Tết cổ truyền, bà con đồng hương Phật tử xa quê lại có dịp vãn cảnh chùa với những trang trí quen thuộc ngày Tết, có hoa mai, hoa đào. Nhiều chùa chiền và thiền viện còn công phu trang trí cảnh sắc làng quê Việt Nam, để những người con xa xứ tìm chút hương vị quê hương, giúp cho Phật tử thuần thành hay “Phật tử ngang hông” như Mị cảm nhận được thiện ý chan hòa, hoan hỷ. Mái chùa như là nơi chở che hồn Việt. Dù đi chùa để tu học Phật pháp, hay để nương tựa tâm hồn trong những ngày đau khổ chông chênh, hay chỉ đơn giản là ham vui và bớt sân si như Mị thì Mị tin rằng mỗi người khi trở về đều đem theo mình chút niềm vui an lạc trong giai đoạn nhiều bất ổn trên cả thế giới như hiện nay. Mị thấy mình được sống trong môi trường an toàn và tự do, không phải đối mặt với chiến tranh loạn lạc đã là phúc.

 

Dẫu biết theo giáo lý nhà Phật, mọi việc trên đời đều là Duyên, có căn quả nhưng Mị nguyện cầu cho mọi người luôn được mọi điều bình an, tràn đầy thiện tâm và gặp được phúc lành trong đời sống. Cầu mong chiến tranh, dịch bệnh, bất công, đói nghèo sẽ giảm đi, để thế giới được yên bình.

 

Temecula 05/06/2022

Nguyệt Mị

 

(Trích: Vài nét về Thiền Viện Trúc Lâm Đại Đăng theo trang web của Thiền viện. Trích từ trang web của Thiền viện)

Ý kiến bạn đọc
05/06/202219:13:18
Khách
Bài viết rất tuyệt vời... 👍
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 495,978
Nhập ngũ vào Thủ Đức sau biến cố Mậu Thân 1968 khi đang theo học năm thứ hai Cao Học Sử Địa tại Văn Khoa Saigon, anh được chọn vào Không Quân, và có lẽ do bản chất yêu thích văn nghệ với sở trường ca hát và đờn địch, anh vào làm việc trong ban Tâm Lý Chiến của Sư Đoàn 3 Không Quân tại Biên Hòa, đi từ cấp bậc Chuẩn Úy cho đến Đại Úy. Đầu năm 1975, anh lấy vợ, một nữ quân nhân phục vụ trong phòng Xã Hội cũng tại sư đoàn 3 Không Quân. Vợ chồng anh ở trong trại sĩ quan của đơn vị cho đến ngày mất nước. Khi anh vào tù, chị trở về quê sống với cha mẹ chị gần Cần Thơ.
Phải nhìn nhận rằng Lão là con người hiền lành, rất hiền lành! Nói theo kiểu người mình hay nói là hiền như cục đất! Lão hiền từ trong nhà ra tới ngoài đường. Chưa bao giờ lão lớn tiếng, hay nói những lời nóng nảy, cộc cằn với bất cứ ai! Cái tâm lão cũng vô cùng là hiền, hiền cả với cây cỏ, với thú vật! Lân la ngoài vườn nhiều khi thấy ớt con hoặc é quế mọc nhiều quá, mụ vợ nhổ quăng bớt. Nếu thấy được lão nhặt chúng đem đi chỗ khác trồng! Mụ kền rền, lão bảo: “Chúng nó cũng muốn sống mà!” Bất cứ con bọ nào bất chợt lọt vào trong nhà là lão túm lấy mở cửa quăng ra ngoài, vừa quăng lão vừa nói: - Đi về nhà mày đi, ở đây lâu là có cơ hội xuống ống cống đấy! Ý lão ám chỉ mụ! Mụ ghét nhất bất cứ con gì chui vào nhà, trông thấy là mụ quăng ngay vào bồn cầu, giật nước mất tích luôn!
Hôm nay trời trong, nắng vàng rực rỡ nhưng lạnh. Hàn thử biểu cho thấy buổi sáng 47độ và trưa được 54 độ F. Vào buổi chiều 16 giờ khí tượng cho biết sẽ có mưa. Từ hôm qua các con đã khuyến khích tôi đi xem hoa đào vì sợ sau cơn mưa, phần lớn hoa sẽ rơi rụng, tơi tả không còn đẹp nữa. Qua video người bạn gửi cho xem thấy hoa đào ở Tidal Basin thủ đô Hoa Thinh Đốn đã nở rộ.
Với Hai Búng thì có nhiều chuyện để nói. Tên trên giấy tờ là Phạm Bình Nhâm, nhưng từ khi vào quân đội, ban bè cùng khóa đặt cho hắn cái tên mới là Búng - Hai Búng. Sở dĩ hắn mang cái biệt danh (nickname) này vì nhà hắn gần chợ Búng mà khi nhắc đến chợ Búng, hắn say sưa nói miết - quên thôi! Hắn tả cảnh, tả tình về quê hương của hắn với những vườn cây ăn trái ở Lái Thiêu, An Sơn, Bình Nhâm (nơi sinh quán của hắn) hấp dẫn đến mức mà người nghe thấy mát rượi với những cây chôm chôm, măng cụt, sầu riêng... ngát hương vườn lài, thơm phức mùi sầu riêng và ngọt lịm mùi lò đường, ruộng mía ven sông …Và bao gìờ kết thúc câu chuyện cũng là lời mời rất chân tình: “Khi nào đi qua Chợ Búng, nhớ ghé nhà tao, tao sẽ đưa tụi mày đi ăn bánh bèo bì Mỹ Liên, hay Ngọc Hương, hai tiệm bánh bèo bì nổi tiếng không những ở chợ Búng mà khắp nước đấy. Rồi về nhà tao, mẹ tao sẽ đãi một bữa cháo vịt – thịt vịt bầu mà chấm nuớc mắm gừng do mẹ tao pha chế thì hết sẩy – Tụi mày sẽ nhớ đời …”
Hồi tôi ở trại tỵ nạn, trầy trật bốn năm trời mới vượt qua cuộc thanh lọc đáng ghét, và khi gặp phái đoàn Mỹ phỏng vấn thì bị từ chối, mặc dù tôi có đầy đủ gia đình ở bển. Còn chồng tôi, cả giòng họ rủ nhau đi vượt biên rất sớm, năm 1977 khi cả miền Nam đang vào cơn tàn tạ dưới bàn tay của “bên thắng cuộc”. Trong khi ở trại Mã Lai chờ phái đoàn Mỹ, thì phái đoàn Canada lơn tơn xuất hiện, gia đình chồng tôi nôn nóng thoát khỏi cuộc sống tù túng ở trại nên nhắm mắt đưa chân qua Canada định cư luôn một lèo. Sau đó, chồng tôi đi học, vào cấp ba rồi Đại Học, quyết chí thực hiện giấc mơ Mỹ Quốc năm xưa, bèn nộp vào trường Đại Học tại New York. Khi nộp đơn thì hào hứng, đến khi được nhận thì bị bà má chồng “bàn ra”, vì sợ tốn kém với số “student loan” quá lớn, chồng tôi cũng bị nản chí, không qua đó học nữa.
Thời gian gần đây, tôi đọc được bài ký sự sống động đã cho tôi một bài học trân quý về nền giáo dục của Hoa Kỳ từ tác giả Hạ Vũ, với câu chuyện “Tôi làm Cô giáo nhà trẻ Mỹ” trên mục VVNM trang Việt Báo. Tác giả kể chi tiết từng hoạt động và phương pháp chăm sóc trẻ nhỏ tại lớp học. Từ việc chuẩn bị môi trường sạch sẽ, an toàn và cách cho trẻ ăn uống, vệ sinh đến giấc ngủ trưa yên lành; ngay cả việc vệ sinh cho bé cũng phải hết sức kiên nhẫn và luôn dùng chữ “please” để khởi đầu và cho biết mình sắp làm gì đó cho trẻ, chữ “thank you” để cảm ơn trẻ đã cộng tác, dù việc đó là phục vụ cho chính các em.
Trong 53 năm, chúng tôi kề cận, nhường nhịn, yêu thương và chăm sóc nhau để cùng xây dựng cuộc sống riêng sau khi cả hai chúng tôi học xong đại học. Chúng tôi đã có một gia đình nhỏ an vui với hai con trai. Và từ khi chúng tôi đem hai cô con gái nhà người dưng, mang về làm hai con gái ruột nhà mình thì gia đình chúng tôi có thêm ba đứa cháu. Nay, các con đã thành nhân, các cháu thì đã có đứa chuẩn bị vào đại học. Hai con trai của chúng tôi đã có nghề nghiệp vững vàng, chúng đã có nhà riêng. Chúng tôi già dặn hơn cùng với sự trưởng thành của con cháu. Hai chúng tôi đã về hưu, vẫn cùng có nhau, tiếp tục nhường nhịn, chăm lo cho nhau trong những năm tháng cuối đời...
Dallas mới qua một đợt lạnh khủng hoảng sau lễ tình yêu, nghỉ học nghỉ làm tuyết đá đầy đường. Hy vọng là đợt lạnh cuối mùa vì thời tiết Texas khó đoán bởi đôi khi sang tháng tư còn tuyết. Tội nghiệp những người thích trồng, họ thường gieo hạt giống trong garage từ cuối tháng hai để sang tháng ba là đậu bắp đã cao được gang tay, cà chua non nhìn mắc ham, những cây ớt xanh mát mắt... Đợi tháng ba cho ra vườn là sớm có ăn, nhưng đầu tháng tư trời lại đổ cho trận tuyết làm cây con chết ráo. Những người mê trồng tính khôn ăn sớm nên gieo hạt trong garage từ cuối tháng hai lại hoá ra ăn muộn vì phải gieo hạt lại lần nữa.
Các nhà khoa học có thể đưa ra tuổi thọ trung bình của một người, nhưng chưa có một thống kê nào cho biết mỗi người từ khi sinh ra cho đến khi nằm xuống đã ở được khoảng bao nhiêu căn nhà! Điều này có thể nói lên mỗi người có những nhu cầu “xê dịch” rất khác nhau. Sau hiệp định Genève 1954, cuộc sống của người Việt Quốc Gia chỉ trong phạm vi từ vĩ tuyến 17 cho đến Mũi Cà Mau. Nhưng kể từ năm 1975 cho đến nay thì “nhà Việt Nam” đã có mặt tại hơn 130 quốc gia trên thế giới. Mỗi một căn nhà của người Việt trên quê người gói ghém tất cả những thăng trầm của một đời lưu lạc nơi đất khách; là những vinh nhục, được mất, hy sinh, đánh đổi để tồn tại. Biết bao người bôn ba ra hải ngoại đang sống trong những căn nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi; nhưng từ trong sâu thẳm họ vẫn không quên được căn nhà cũ của mình trên quê mẹ!
Chị Bông đọc xong email của người bạn chỉ cách muối cà pháo ăn liền, lại còn minh họa theo một bát cà pháo dầm nước mắm tỏi ớt trông thật ngon lành hấp dẫn. Suốt hai tuần lễ qua chị lấy vacation về phố Bolsa California thăm người nhà, ăn uống thịt thà, tôm cá mỡ màng nên bỗng thèm món ăn nhà quê dân dã này. Chị lái xe ngay ra chợ mua vài pound cà pháo, ăn đổi món và để giảm cân. Sau chuyến đi chơi Cali chị đã tăng 2 pounds.Về nhà chị thực hiện như bạn chỉ, xẻ cà ra, ngâm nước muối cho ra bớt chất độc hại thâm đen. Trong khi chờ đợi cà còn ngâm trong chậu, chị Bông pha sẵn một bát nước mắm tỏi ớt đậm đà. Món này chỉ ăn với cơm trắng cũng đủ ngon nhớ đời.
Nhạc sĩ Cung Tiến