Hôm nay,  

Có Những Ân Tình

03/12/202100:00:00(Xem: 3975)
HINH VIET VE NUOC MY
Hội “Cô Gái Việt”, kể từ bên trái, trang chủ CGV là Phương Thuý vợ nhà văn Khánh Hà, tiếp Mẫu Đơn, chị Hồng Thuỷ (chủ tịch VBHNVĐBHK), Phan Lang, Thuý M, Minh Thuý, Phương Hoa , Kim Phú. (Hình tác giả cung cấp)

   

Minh Thuý Thành Nội -  Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở.”   Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.

 

***

        
Giữa tháng 10 hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại tổ chức họp mặt và ra mắt tuyển tập sách. Chị em gồm chị Đỗ Dung, chị Phương Hoa, chị Kim Phú và tôi là hội viên đã mua vé từ hãng Southwest tháng 3 năm 2020, nhưng vì dịch Covid- 19 nên không thể thực hiện. Lần này muốn đi, vì dù sao có 2 mũi Moderna cũng tạm yên tâm.
        
Chị Phương Hoa đầu tàu, cuối tháng 9 tâm trạng chị nửa lo âu nửa thích đi, nên đang còn dật dờ, phút cuối chị Phan Lang phone nói khéo sao mà chị PH quyết định mua vé, lần này chị Đỗ Dung vắng mặt vì sức khỏe không được tốt.
        
Những lần chị PH đến nhà chơi, nhìn ba chớp ba nháng một khay thuốc tưởng tôi nhiều bệnh, lại hay nghe tôi than chóng mặt, chị lo âu nên đặt ghế xe lăn. Thật ra tôi chỉ uống sơ sơ ba loại thuốc bệnh, và nhiều loại thuốc bổ. Tôi giãy nảy không chịu nhưng chị nói “lỡ rồi ...ngồi cho khỏe”. Ôi chao! trong gia đình đặt tôi danh hiệu “nữ hoàng đi bộ”, mỗi ngày nếu tôi không đi là thấy khó chịu trong người, khi máy bay đổi trạm ngồi chờ ở phi trường Chicago, tôi thích vận dụng đôi chân đi lui đi tới sau mấy tiếng đồng hồ ngồi một chỗ, lần này phải ngồi suốt làm tôi cũng hồi hộp.
        
Ngày 15 tháng 10 ba chị em gồm Kim Phú, Phương Hoa và MT có mặt tại phi trường Oakland, tôi không dám trang điểm cho dù chỉ đơn sơ, nhân viên đem wheelchairs đến khiến tôi hơi mắc cỡ không được tự nhiên, nhưng cảm nhận niềm hạnh phúc mình đang có khi những nhân viên phục vụ quá dễ thương lịch sự, và tự nghĩ có lẽ chỉ nơi đất nước văn minh như Mỹ mới được như vậy Lúc đi restroom tôi quen thói bước nhanh thoăn thoắt khiến chị PH  la lên” đi chậm chậm thôi”, tôi muốn cười nhớ lại hồi nhỏ được Mạ đặt tên “Con Ngựa Thượng Tứ” vì quen chân đi chân chạy, sau này hay bị chóng mặt nhưng chưa chịu thua sức khỏe, chóng mặt nằm nghỉ, hết thì vùng dậy hoạt động tiếp. Giờ đây không muốn phụ lòng lo lắng của chị PH, thôi thì nghe lời vậy.
        
Anh Bùi Cửu Viên đón về nhà, chị Hồng Thuỷ cho chúng tôi thưởng thức tô bún riêu cua thật ngon, chị Phan Lang qua trước một ngày, các chị em xúm lại trò chuyện say sưa tới 2, 3 giờ sáng mới chịu đi ngủ.
        
Sáng ngày 16 dự Đại Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại kỳ XII và chúc mừng Cung Lan với chức vụ Tân chủ tịch Ban Chấp Hành Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại 2021-2023, mời xem thêm nơi mục PEN Vietnam để biết rõ quan điểm, đường hướng và hoạt động của họ
        
Được gặp quý văn thi hữu mà từ lâu chúng tôi vẫn thường trao đổi những tác phẩm trên diễn đàn, nay hội ngộ tay bắt mặt mừng, chúng tôi được thưởng thức buổi tiệc với thức ăn ngon, văn nghệ do hội viên và nhiều ca sĩ đóng góp những bài ca thật hay. Đặc biệt nhất chị em được gặp anh Hai Lão mã Sơn năm nay đã 99 tuổi rất minh mẫn, thở ra thơ như suối chảy, chị em xúm xít bao vây ông anh vẫn thường đùa giỡn chung, chụp hình lưu niệm trân trọng quý hoá vị tuổi tác lớn nhất trong diễn đàn. 
        
Sau buổi tiệc chị em ngồi hưởng tiếp dư hương còn đọng lại, nhất là Văn thi sĩ Hồng Thuỷ, chủ tịch Văn Bút Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, cũng là Trưởng Ban Tổ Chức đại hội kỳ 12 mới tỉnh táo sau thời gian dài lo âu sắp xếp mọi chuyện. Cô nhân viên nhà hàng thấy mọi người mặc toàn áo dài, cô nhanh nhẩu giới thiệu, chị em ghé chọn mua ít nhất là 5 cái trở lên tha hồ mặc cho những dịp khác bởi quá yêu quý giữ gìn y phục truyền thống Việt Nam
        
Ngày 17 chị Hồng Thuỷ chở đến khu thương mại EDEN thuộc thành phố Falls Church, Virginia dự Hội Sách triển lãm ngoài trời do Nhà Việt Nam tổ chức, nhân dịp lễ kỷ niệm 21 năm thành lập Nhà Việt Nam,  Câu Lạc Bộ Văn Học Nghệ Thuật thuộc vùng Hoa Thịnh Đốn, được Văn Bút Việt Nam Hải ngoại phối hợp tổ chức, có số sách tặng, số sách bán tất cả đều được sung vào quỹ Nhà Việt Nam hoạt động những công tác từ thiện.
        
Buổi tối tới nhà Cung Lan và anh Phạm Quang Hiệp chung vui với một số văn thi hữu phương xa đến, cũng như bạn đồng hương Nha Trang. Không khí thật từng bừng nhộn nhịp, thức ăn ê hề đủ món do bàn tay của gia chủ đảm đang cũng như từ mọi người đem đến, đêm văn nghệ bỏ túi du dương những bản nhạc tiền chiến thật hay. Tôi thầm phục những người như chị Hồng Thuỷ và Cung Lan đã dấn thân, gồng mình vác ngà voi cho những lý tưởng cao đẹp, xin trích đoạn bài Phóng Viên Văn Bút DC Đào Hiếu Thảo về lời phát biểu của Cung Lan “không quên đề cập đến vai trò quan trọng của VBVNHN là tổ chức duy nhất của VNCH còn hiện hữu. Hội viên của VBVNHN không ngừng sáng tác và đồng hành với Văn Bút Quốc Tế ủng hộ các quyền căn bản của con người, trong đó có quyền tự do diễn đạt tư tưởng của mình qua ngòi bút. Cô cũng nhắc lời giáo huấn của người xưa “Loạn Thế Đọc Thư” có nghĩa là trong thời loạn thì đọc sách nhưng trong tình trạng bất an của nạn dịch Covid-19, sáng tác là để tri ân, tri nghĩa và tri quốc hay hơn cả.
(Trích: Đại Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại kỳ XII-Đào Hiếu Thảo) 
    
Ngày 18 đến Đền Thánh Quốc Gia Đức Mẹ Lộ Đức ở MD, qua lời anh Viên kể Đền Thánh rất linh thiêng, gặp lúc chị Ngọc Hà là partner chị Đỗ Dung, trang chủ của hội Minh Châu Trời Đông (toàn nữ) đang bệnh nặng, chúng tôi thành khẩn cầu xin Đức Mẹ ban phước cho chị mọi điều an lành.
    

Chiều cùng ngày họp mặt nhà trang chủ hội Cô Gái Việt là Phương Thuý điều hành diễn đàn chỉ toàn phe nữ (văn, thơ, nhạc,họa).Hình ảnh đầu tiên tôi bắt gặp nhà văn Khánh Hà (chồng PT), người đã từng đoạt rất nhiều giải thưởng văn học vinh danh nước Mỹ, trước đây được nhà văn Phương Hoa phỏng vấn và có bài giới thiệu một Vietnamese American Writer cho độc giả VN biết, bài viết được đăng trong Việt Báo tựa đề “ Khánh Thúc Hà ( Khánh Ha).Ngôi Sao Việt Toả Sáng Trên Vòm Trời Văn Học Hoa Kỳ “. Anh nói năng nhỏ nhẹ và chừng mực khiêm tốn, gặp tôi miền sông Hương núi Ngự nên anh xổ tiếng Huế, nhắc nhở những địa danh của Huế cũng như những kỷ niệm hồi còn thơ ấu, nâng niu tình cảm sâu đậm về nạn lụt, về mùa đông xứ Huế mưa thúi đất thúi đai, bằng chất liệu thơ văn rất êm đềm lôi cuốn, tôi không ngạc nhiên về điều đó vì từng biết anh đoạt nhiều giải thưởng trước 1975 trong mục “Tuổi Hoa” mà tôi đã đọc. Anh cầm máy hình chụp cho các chị em tha hồ tạo dáng trong ngôi vườn đẹp, có lá vàng rơi trên bãi cỏ đầy thơ mộng, căn nhà trang trí nội thất sâu lắng tâm linh với nhiều tượng Phật to lớn. Kế tiếp buổi tiệc đầy ấm cúng của group Cô Gái Việt do 3 đầu bếp Mẫu Đơn, Phương Thuý, Thuý M chiêu đãi đủ món bún bò, gỏi tôm thịt, gỏi chay, xào chay, thịt quay bánh hỏi, gà chiên bơ, chè Thái.v...v..
    
Lại thêm ngạc nhiên khi thấy anh Khánh Hà dọn dẹp rửa chén bát, đứng canh nồi bún bò sôi, hình ảnh tôi khó thấy đa số nơi các ông Huế, vì mạ tôi và hình như nhiều Mạ nữa luôn quan niệm “đàn ông vô bếp ...bần lắm”, ôi chao cãi không được nên phụ nữ chúng tôi phải câm nín ôm hết chuyện bếp núc và xem ông chồng như gia trưởng, hôm nay được thấy một ông Huế không những sáng chói trên nền trời văn chương mà còn sáng chói đi ngược dòng quan điểm nữa, rất tiếc là tôi quên chụp hình ảnh này đem về khoe ông xã và các chú em chồng.    
    
Ngày 19 được anh chị Cửu Viên & Hồng Thuỷ lái hai xe chở xem lá vàng Skyline Drive, đi và về hơn 6 tiếng, chưa kể xe chạy trong rừng xem hơn 2 tiếng với đường đèo quanh co, càng nhìn con đường càng thầm phục anh đã 90 và chị cũng 80 tuổi, được trời cho sức khỏe và lại giỏi dang mọi mặt. Tôi trầm ngâm suy nghĩ theo thuyết nhà Phật “không phải ai cũng có được phước báu như vậy, chẳng qua  muôn kiếp trước anh chị tạo nhiều công đức, và ngay cả kiếp này mở lòng rộng rãi, sống vì tha nhân nên mới được hưởng phước báu như vậy..”  Đường rừng mùa thu đến chậm nên lá xanh vẫn còn nhiều, nhưng tôi vẫn mê man khung cảnh thiên nhiên, cây rừng, sông nước, trời xanh mây bao la gieo tâm hồn mình phơi phới, thanh thản với cảm giác thật dễ chịu.
    
Ngày 20 chúng tôi ở nhà phụ chị Hồng Thuỷ việc vặt trong bếp, chị nấu bún riêu và mì xào dòn tổ chức sinh nhật chị Phan Lang và chị Ngọc Hạnh. Một ngày thật rộn ràng, nói cười tíu tít với không khí sinh động. Bánh cake không hẹn mà gặp nên có đến 3 cái, chị Ngọc Hạnh mang theo bánh cuốn, món nào cũng ngon tuyệt vời, lại ghi dấu kỷ niệm bằng những tấm hình trong niềm vui hân hoan. Tôi cũng được hân hạnh gặp nhạc sĩ Vĩnh điện, người có khuôn dung rất phúc hậu hiền từ, càng quý thêm khi được biết anh thường phổ nhạc từ ý thơ nhiều thi sĩ, nhưng chỉ làm vì niềm đam mê âm nhạc không hề nhận thù lao từ bất cứ ai.
    
Ba chị em chúng tôi được quà rất nhiều từ chị Phan Lang, chị Hồng Thuỷ, Thuý M và Phương Thuý. Anh Viên mỗi sáng đứng bếp phục vụ món điểm tâm, pha cà phê, chị Hồng Thuỷ ép ăn đủ thứ, chăm lo từ đôi dép, áo khoác, cắt tóc làm đẹp cho chúng tôi, chị Phan Lang khéo tay trang điểm tôi đang từ con Vịt biến thành con Thiên Nga, bao nhiêu ân tình ngọt ngào làm sao mà quên được. Chiều có vợ chồng Cung Lan và Trịnh Bình An đến, chị em lại có dịp tâm tình thân mật và hiểu nhau hơn.     
    
Ngày 21 buổi sáng anh Viên vẫn còn chở đến bờ hồ và rừng cây gần nhà tìm lá vàng chụp hình. Chiều anh chở ra Washington Dulles Airport. Nghĩ cách đối xử của anh chị tôi chỉ biết nói hai tiếng “cám ơn”quá đơn giản, nhưng trong tim tôi đã chứa đầy tình cảm kính mến
    
Chuyến về tôi vẫn được ngồi Wheelchair, chị Kim Phú thật sự mệt nhừ đau chân nên cũng gọi xe lăn. Ngồi trên máy bay chạy đêm, ngoài trời đen tối, nhưng trong tâm hồn chúng tôi đầy ánh sáng thâu lại những sinh hoạt một tuần qua với tấm chân tình của văn thi hữu, với món quà “Tuyển Tập Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ” mà chúng tôi được góp phần giữ gìn ngôn ngữ tiếng Việt, được vui chơi ngoạn mục nhiều nơi. Tấm chân tình này MT xin cám ơn chị Hồng Thuỷ, cám ơn luật sư Ngô Tằng Giao và ban in ấn edit bài vở ( Thuý M, Trịnh Bình An), trong đó công sức anh Viên đã góp rất nhiều để chúng tôi có được Tuyển Tập VBVNMĐBHNHK dày hơn 700 trang với bài vở đầy giá trị. Cám ơn Phương Thuý trang chủ Cô Gái Việt. Cám ơn Cung Lan Chủ Tịch VBVNHN. Cám ơn Thúy M chung lo những món chay. Cám ơn anh Nhất Hùng gởi $ đãi uống nước, ăn kem và trái cây. Cám ơn anh Hai Lúa trong trang Lãng Phong của hội thơ Đường Luật, tình cờ hội ngộ nhưng anh nhiệt tình, sẵn sàng nghỉ việc một ngày chở mấy chị em qua Phila hoặc Atlantic City cho biết, dù chưa đi nhưng đã nhận tấm lòng tốt. Cám ơn các chị em những cuộc vui trò chuyện thâu đêm tới gần sáng, cám ơn trận cười nối tiếp do Hoàng Dung và chị Phan Lang kể, mà ngôi nhà thân thương của anh Viên & chị Hồng Thuỷ đã cưu mang những ngày qua. Sau cùng không quên chị Phương Hoa người đầu tàu đã lo lắng chuyến đi và về rất chu toàn.
                                                                   
Minh Thuý Thành Nội                                                                     
Tháng 10/2021
 

Ý kiến bạn đọc
10/12/202107:14:08
Khách
Cám ơn chị Minh Thúy bài viết đậm đầy ân tình .Những câu chuyện HM tiếp nối trong không khí thân ái với các gia đình của các chị trong nhóm CGV và MCTĐ. Chúc chị tiếp tục có thêm những bài viết thật hay nữa.
Hồng Thúy
04/12/202101:00:18
Khách
Đọc bài viết này của Minh Thuý thật là vui. Được ăn hàm thụ nhiều món ăn ngon, hấp dẫn quá đi thôi! Lời văn dịu dàng, cảnh vật chung quanh hoà quyện những ân tình thân quen đầy xúc động đáng quý.
Cám ơn Minh Thuý nhiều nhé!
Chúc Minh Thuý và gia đình một mùa Lễ Giáng Sinh hạnh phúc đầm ấm, tràn đầy niềm vui và luôn an mạnh.
Ptkd
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 692,660
Những ngày tháng hạ, cây lá ở đây vẫn xanh biếc. Mây trắng lững lờ bay qua soi bóng xuống mặt hồ. Những mạch nước ngầm vẫn ngày đêm phun lên từ lòng đất mẹ, không biết những mạch nước ấy đã phun tự bao giờ, trước khi điền trang được lập thì nó đã có ở đó, sau khi điền trang mai một nó vẫn còn đây. Những vòi nước nho nhỏ nhưng trong vắt phun chưa ngừng nghỉ dù chỉ một giây, nước từ đây chảy thành một con lạch nhỏ và rồi tích tụ ở những cái hồ gần đấy. Nước từ đất mẹ phun lên, rồi chảy đi khắp nơi, lại bốc hơi bay lên với gió mây, cuối cùng lại mưa xuống và thấm vào lòng đất mẹ, cái vòng quay miên viễn bất tận này!
Hơn năm nay dịch cúm Covid 19 hoành hành khắp nơi, ở Hoa kỳ và các quốc gia khác trên thế giới, nơi nhiều nơi ít. Vùng Hoa Thịnh Đốn lúc đầu chính quyền khuyên dân không nên tụ họp đông người, ra đường phải mang khẩu trang và cách xa nhau 6 feet. Nhà thờ, chùa, tiệc cưới hay ma chay cũng giới hạn số người tham dự. Tiệm ăn vắng khách. Phần lớn họ mua thức ăn và mang về nhà, tiệm ăn không cho thực khách ăn trong tiệm. Có nhà hàng đóng cửa vĩnh viễn vì không chịu nổi các phí tổn, lương nhân công, tiền thuê cửa hàng...
Tuần trước, Tina bạn tôi ở Washington, Mỹ, gọi về thăm. Bạn ấy báo tin mừng là cô con gái rượu T. vừa tốt nghiệp cấp III mùa Hè năm nay đã được một trường đại học danh tiếng ở Mỹ nhận và cho học bỗng toàn phần bốn năm đại học. Tôi nghe mà thật hảnh diện và mừng giùm cho cháu. Học bỗng toàn phần là điều mà rất nhiều sinh viên kể cả Út của tôi, mơ ước được có, nên tôi rất hào hứng chúc mừng cho bạn và cháu T. Nhưng tôi không ngạc nhiên chút nào, vì vốn dĩ bé T. rất ngoan hiền và học thì rất giỏi.
Cái tin cô bạn cựu Trung Tá Lục Quân Hoa Kỳ Phạm Phan Lang (Thực sự thì Phan Lang đã nhận quyết định thăng chức Đại Tá trước khi giải ngũ) từ xứ du lịch bờ biển Hạ Uy Di dọn về California làm nức lòng bè bạn khắp nơi trên đất liền. Nhóm Bắc Cali toàn nữ chúng tôi và Phan Lang cũng đều là thành viên của Văn Thơ Lạc Việt (VTLV), Văn Bút Hải Ngoại Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, Cô Gái Việt, và Minh Châu Trời Đông, vui mừng điện thoại cho nhau ơi ới mỗi ngày, bàn tính rôm rả chuyện đi Nam Cali thăm nhà mới của “Đứa con gái cưng Mỹ Quốc” nữ Trung Tá gốc Việt đầu tiên của Hoa Kỳ, cũng là “Hậu duệ Hai Bà Trưng Triệu Việt Nam” là những câu chúng tôi thường gọi đùa người bạn gốc quân nhân này. Và tôi bắt đầu tính chuyện làm thơ, để chị Đỗ Dung viết thư pháp Chúc Mừng Tân Gia.
Hội chứng mặc cảm này chỉ cách đây khoảng chừng một năm, khi còn trong thời gian phải giữ khoảng cách vì dịch covid. Hôm đó tôi nghe tin người bạn bị một bà da trắng ngồi xe bên kia, cũng đang chờ đèn đỏ, ra dấu hạ kính xuống, cô ta không hiểu mô tê gì nên hạ kính xuống thì được nghe là “Mày cút về Tàu đi!” Rồi không lâu sau, tôi đọc facebook thấy em trai của người bạn của Bố tôi bị tấn công khi ông đi bộ trong khu gần nhà ở Bắc Cali, Ông bị thương tích nặng phải vào bệnh viện.
Tính đến nay, ông Hiền đã định cư ở Mỹ trên hai mươi lăm năm, theo diện HO. Chúng tôi quen nhau từ khi gia đình ông đến ở cùng một khu chung cư. Ông hiền như cái tên cha mẹ ông đặt để. Trước năm 1975, vợ ông làm cô giáo - tốt nghiệp trường Sư phạm Qui nhơn. Ông bà có bốn đứa con trai. Có lẽ đã quen với lối sống chừng mực và lễ giáo nên bà đã dạy dỗ mấy đứa con đi vào nền nếp, học hành chăm chỉ và rất lễ phép làm cho mọi người trong chung cư đều quí mến. Riêng gia đình tôi và gia đình ông Hiền kết thân từ dạo mới quen biết nhau.
Lễ phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm 2020-2021 - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2019 tới 30 tháng Sáu 2021 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 5 Tháng Mười Hai 2021, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tú được giữ lại trường học thêm một năm bổ túc để dạy lại đại học năm thứ nhất. Chuyện này cũng chỉ xảy ra tại chế độ XHCN. Ngày xưa các giáo sư dạy đại học đều có bằng cao học hay tiến sĩ, và nếu dạy bộ môn ngoại ngữ thì tất cả đều tốt nghiệp tại những trường danh tiếng tại nước ngoài. Đến thời xuyên tâm liên chữa bá bệnh và rau muống bổ hơn thịt bò thì sinh viên tốt nghiệp “quốc nội” như bọn Tú cũng được đưa lên dạy lớp đại học, có sao đâu!
Mười năm là một quãng thời gian dài so với đời sống ngắn ngủi của con người. Mười năm là một trong những cột mốc của đời người thế gian để ghi nhớ: Mười năm không gặp, mười năm lưu lạc, mười năm tình cũ, mười năm nhớ nhung… Cái biểu cảm như thế nào thì nó tùy thuộc vào cảm xúc của chính đương sự, hoàn cảnh bên ngoài chỉ là trợ duyên.
Sáng nay đang suy tư, chìm đắm trong tiếng nhạc tình ca thì vợ tôi bước ra phòng khách và bật TV xem tin tức. Thấy trên màn hình chiếu các hình ảnh tối hôm qua; Ngày 02 Tháng 06 Năm 2021, dân chúng vui mừng tháo khẩu trang quăng vào những thùng sắt đang ngùn ngụt lửa đỏ trước các nhà hàng, thấy lạ! Vâng, đó là ngày Ohio “mở cửa,” quyết định gỡ bỏ lệnh đeo khẩu trang bắt buộc tại các nơi công cộng khi tình hình dịch bệnh đang giảm dần nhờ chính quyền của tân Tổng Thống Biden gia tăng thúc đẩy các biện pháp chích ngừa trong dân chúng. Nhìn mọi người reo hò sung sướng, những ánh mắt hân hoan rực sáng, những nụ cười rạng rỡ trên môi vì được tự do trở lại sau hơn cả năm dài u ám vì dịch bệnh Covid-19 hoành hành tôi mới thấy thấm thía làm sao lời ca trong bài “Đời đá vàng” của Nhạc Sĩ Vũ Thành An.