Hôm nay,  

Nghề Học Nhanh , Kiếm Tiền Lẹ…

13/08/202100:00:00(Xem: 8217)

 

Nguyên Ngọc - Tác giả lần đầu tham dự VVNM với bài “ Mầm Sống Trên Đất Mới,” sinh năm 1968 hiện là giáo viên dạy Văn cấp 2 tại Nha Trang. Đây là bài mới nhất. Mong tác giả tiếp tục gửi bài.

 

***

 

  

Tuần trước, Tina bạn tôi ở Washington, Mỹ, gọi về thăm. Bạn ấy báo tin mừng là cô con gái rượu T. vừa tốt nghiệp cấp III mùa Hè năm nay đã được một trường đại học danh tiếng ở Mỹ  nhận và cho học bỗng toàn phần bốn năm đại học.  Tôi nghe mà thật hảnh diện và mừng giùm cho cháu. Học bỗng toàn phần là điều mà rất nhiều sinh viên kể cả Út của tôi, mơ ước được có, nên tôi rất hào hứng chúc mừng cho bạn và cháu T.  Nhưng tôi không ngạc nhiên chút nào, vì vốn dĩ bé T. rất ngoan hiền và học thì rất giỏi.

Mỗi khi mẹ bé gọi về hay tôi gọi qua thăm đều được bạn chia sẻ những niềm vui của bé, nào là nhận huy chương vàng của mỗi học kỳ, rồi giải thưởng từ những cuộc thi toàn trường, rồi những bằng khen vì bé tham gia các hoạt động xã hội, làm thiện nguyện gây quỹ cho người không nhà....Cho đến những tháng ngày đại dịch, trường lớp đóng cửa, các hoạt động xã hội cũng ngưng luôn, thì mọi hoạt động phải ngừng lại và học sinh phải học qua hệ thống mạng. Vậy mà bé cũng vẫn học với thành tích thật là xuất sắc.   

Tina rất hạnh phúc và hảnh diện mỗi lần kể về con gái. Và tôi cũng vui vì được dịp học hỏi thêm về những quyền lợi tối đa của học sinh trên đất nước Hoa Kỳ, khi các em còn đi học mà đã biết tham gia làm thiện nguyện, làm những công tác xã hội, để rồi kết quả được tưởng thưởng xứng đáng. Tôi được biết, nếu các em vừa học giỏi mà vừa có nhiều thành tích làm thiện nguyện hay tham gia các hoạt động nhà trường, giỏi về các môn thể thao, bóng bầu dục, bóng bàn, bóng đá thì cơ hội các em được nhận vào trường tốt có học bỗng rất cao. Là một nhà giáo, tôi tâm đắc nhất chuyện nhà trường Mỹ luôn khuyến khích và cho cơ hội các em thể hiện tài năng khi còn nhỏ, để mai sau thành người hữu dụng. Hèn chi nước Mỹ không bao giờ thiếu nhân tài. 

Nhân nói đến nước Mỹ không thiếu nhân tài, tôi chợt nhớ lại bé My My, con gái Tuyết Vân, em ruột người bạn thân của tôi là Lệ.  Cách đây cũng được mấy năm, bé My My, tên ở nhà, tên Mỹ là Nguyễn Hoàng Ly Na mới 13 tuổi, học cấp II ở trường “Liberty Bell Middle School” thuộc tiểu bang Tennesse, đã thắng giải và trở thành một trong những học sinh cấp II, khối lớp 7-8 được vinh danh tại cuộc thi sáng tạo khoa học trẻ “Junior Scientist Awards của Genes in Space” tại Mỹ. Khi ấy báo chí trong và ngoài nước đều rộn ràng đăng tải tin vui này, “Bé Nguyễn Hoàng Ly Na, 13 tuổi, đạt được giải thưởng với công trình có chủ đề “Tác động của vi trọng lực lên thành phần dịch não tủy và sức khoẻ thần kinh của phi hành gia,” cùng với nhiều chi tiết rất hay. Thật là khâm phục cô bé.

Người ta thường nói “hổ phụ sinh hổ tử,” nhưng có lẽ ở đây tôi xin đổi lại là “Hổ mẫu...” mới đúng, vì Tuyết Vân mẹ bé My My thông minh vô cùng; cô ấy từng là nhà kinh tế học thật giỏi, làm lương rất cao, nhưng đã rời VN đi định cư ở Mỹ. Vân và chị cô ấy Lệ bạn tôi, cũng là hai vị ân nhân mà tôi suốt đời ghi nhớ, cưu mang trong lòng dù đã mười mấy năm trôi qua. Mười mấy năm về trước, khi tôi vướng phải căn bịnh quái ác mà tôi đã có viết trong bài đầu tiên “Mầm Sống Trên Đất Mới,” Lệ người bạn thân thiết hay tin dữ về căn bịnh của tôi thì hoảng quá gọi điện thoại tứ tung, vừa báo tin vừa vận động mọi người quyên góp tiền giúp cho cô giáo nghèo là tôi đi Sài Gòn chữa bịnh.  Sau này khi lành bệnh, tôi nghe người nhà Lệ kể lại chuyện mà thương bạn đến rưng rưng.  Chuyện thế này: “Khi ấy Lệ vừa gọi điện thoại đi tứ tung vừa khóc um sùm, người nhà hỏi: “Gọi ai mà khóc dữ vậy?” Lệ nói bạn của Lệ là tôi bị bệnh ung thư nên Lệ khóc, thì người em của Lệ là một vị chân tu, hứa sẽ giúp cho hai triệu, và Lệ khóc dịu xuống một chút, đến khi Tuyết Vân mẹ của bé My My hứa cho triệu rưỡi nữa, thì Lệ...nín khóc luôn, quẹt nước mắt chạy đi lấy tiền đem tới cho tôi kịp đi sài Gòn.  Quả là những tấm lòng. Thật không còn tình nghĩa nào hơn thế nữa.

Trở lại chuyện T. Con gái người bạn Tina của tôi. Tina dạy con khéo lắm, bé vừa học giỏi lại lễ phép và nói tiếng Việt ngọng nghịu rất dễ thương vì bé có đi học lớp Việt ngữ, tuy bé viết tiếng Việt chưa khá chỉ chút ít các câu thông thường. Nhưng như thế cũng quý lắm rồi, nhiều Việt Kiều tôi quen đưa con về thăm quê mà các cháu không nói được tiếng Việt nên rất lạ lẫm với quê cha đất tổ thật là tội nghiệp.  Bé T. học rất giỏi môn sinh và dự tính vào ngành y.

Tôi có nghe bạn tôi kể hồi tháng Năm vừa rồi khi gần cuối năm học, mặc dù tình hình dịch Covid, bé vẫn xin mẹ đi làm thiện nguyện ở những trung tâm chích ngừa, vài trung tâm mở tại chùa và các trung tâm chích ngừa của thành phố. Mẹ bé sợ bé lây bịnh nên không cho đi, nhưng bé nói hiện tại nơi đâu cũng thiếu người, họ rất cần sự giúp đỡ để chích ngừa cho cộng đồng, hơn nữa bé cần lý lịch hoạt động tốt để xin vào các trường tốt, nên Tina đành chập nhận cho con gái đi làm thiện nguyện chỗ chích ngừa, và bé hứa sẽ giữ gìn thật cẩn thận.

- Bà biết hôn? Tina nói. - Tui cản nó không được nên phải mua những cái mặt nạ y tế loại “xịn” N95 làm từ USA thật mắc tiền và mua tấm mặt nạ trong như gương che chắn cả khuôn mặt cho bé mang đi làm. Khi bé về thay đồ hết ngoài nhà để xe, bỏ vào máy giặc xong mới vô nhà tắm rửa.”

Nhưng nhờ đi làm thiện nguyện, bé được chích ngừa đủ hai mũi rất sớm vì bé đã đủ 18 tuổi, nên bạn tôi cũng cảm thấy an tâm nhiều.

Người ta nói, làm chuyện tốt sẽ gặp điều tốt, là rất đúng với trường họp bé T.  Tôi nghĩ vậy, khi bạn tôi khoe thêm tin mừng khác. Bé vừa xong một khóa học về kỷ thuật lấy máu, mà Tina nói tiếng Anh gọi là “Phlebotomy Technician,” chỉ chờ đi thi lấy bằng Tiểu Bang nữa là bé có thể xin việc làm ngay, mà việc làm này có liên quan đến ngành y bé sẽ học, lương cũng rất khá, sau này vô đại học bé có thể đi làm thêm vài ngày cuối tuần để có tiền chi phí.


Tôi khâm phục cách dạy con sống tự lập của người bên Mỹ. Không giống như ở VN, cha mẹ nghèo hay giàu đều phải nuôi con ăn học tới khi xong đại học nếu đứa con có ước mơ, rất ít đứa trẻ tự đi làm để lấy tiền trả học phí, vì cơ hội việc làm không có đã đành, mà cha mẹ nào cũng muốn lo cho con tới khi học hành thành đạt, dựng vợ gả chồng xong là mới gọi là xong trách nhiệm.  Trẻ ở Mỹ tới học cấp III là đã đi ra ngoài làm thêm sau giờ học rồi.

Nhờ đi làm thiện nguyện, bé T. biết được cái nghề này hiện tại bên y tế rất cần, học thì lại rất nhanh không tốn nhiều thời gian, một khóa chỉ cần 4-6 tuần và sinh viên chỉ cần thực hiện đủ 50 lần rút máu từ mạch máu bằng kim tiêm là đủ đi thi, nên khi vừa đúng sinh nhật 18 bé xin mẹ ghi danh đi học.

- Bồ biết hôn, sau khi nghe bé ghi danh học ngành này, người bà con của mình ở Cali nói là con trai anh ấy cũng có bằng Phlebotomy Technician, hiện đang làm trong bệnh viện, lương rất khá, và không bao giờ sợ bị...mất việc. Anh nói thằng con anh sau khi thi đậu bằng tiểu bang là xin được việc làm ngay, bắt đầu họ trả $17/giờ, nhưng chỉ sau vài tháng họ tăng lên $20/giờ, đến nay thì mức lương toàn năm cũng bốn mấy nghìn/năm. Thằng bé đó làm việc toàn thời gian nên có bảo hiểm y tế và các quyền lợi khác thật đầy đủ. Bạn tôi kể.

Tôi nghe quá hấp dẫn nên hỏi tới ngay, và sau đó tôi lên mạng tìm kiếm thì càng thích thú vì quả thật là bạn tôi nói đúng: Cái nghề lấy máu xét nghiệm này lại là một ngành rất đơn giản, học nhanh, học phí rẻ, thi lấy bằng lẹ, xin việc làm thì chỉ trong ...nháy mắt. 

Tôi liền kêu bạn tôi gửi cho trang mạng về trường học nghề của bé T để tôi đưa cho Út của tôi và vài đứa cháu bà con của tôi bên đó nghiên cứu xem sao, biết đâu ngày nào đó mấy đứa có cơ hội sẽ đi học thêm cái nghề “dễ kiếm việc làm này.”

Cháu T. sau đó gửi cho tôi 2 trang mạng về trường học và địa chỉ ghi danh cho cái ngành Phlebotomy này: https://www.npce.org/cpt/phlebotomy-certification-united-states/california-phlebotomy-certification/washington-california-phlebotomy-certification/

Nhưng khi tôi mở ra thì thấy toàn là một rừng chữ tiếng Anh rối rắm, mờ mắt luôn, mày mò lắm copy từng câu thảy vào nhờ “ông Gồ” giúp, tôi cũng chỉ hiểu qua loa. May thay cuối cùng tôi tìm thấy một trang web tiếng Việt dưới đây, thì tôi mới “sáng mắt” đọc hết từng lời những điều kiện và lợi ích cũng như mức lương của ngành này, và ...mê tít thò lò luôn! Mời quý bạn đọc vào
Theo như trong trang web này thì hiện nay “Triển vọng công việc Phlebotomy ở Washington và California đang tăng lên; BLS báo cáo rằng các chuyên gia phlebotomy được dự đoán sẽ thấy sự phát triển nhiệm vụ là 25% từ năm 2014-2024...”

Và mức lương của họ trả cũng quá... ngon lành. Có những tiểu bang mà nhân viên Phlebotomist được trả lương cao hàng đầu, tôi xin trích ra đây vài chỗ trong cái danh sách thật dài:

California - $ 45,030/năm
Alaska - $ 42,290/năm
District of Columbia - $ 41,600/năm
Newyork - $ 40,630/năm

Và những công việc mà một Phlebotomy Technician có thể xin làm là ở:

-Bệnh viện Cơ sở chăm sóc cấp tính
-Phòng khám tại bệnh viện
-Trung tâm cấp cứu tại bệnh viện
-Phòng khám Sở Y tế
-Trung tâm Y tế Cộng đồng
-Phòng khám tại trường học
-Trung tâm lọc máu
-Văn phòng bác sĩ, v.v...

Và còn nhiều nơi nữa, thiệt là nhiều, không kể xiết...

Trong trang web này còn nói, một người không cần phải giỏi toán mới học được ngành Phlebotomy này, vì công việc rất ít liên quan đến tính toán, vì vậy chương trình đào tạo Phlebotomy “sẽ chỉ bao gồm giải phẩu, giữ an toàn trong phòng thí nghiệm, và các quy trình, lấy máu tĩnh mạch, kinh nghiệm thực hành và ghi nhãn mẫu, thay vì toán học...” (Trích trong trang web trên)
Nghe thiệt là...hấp dẫn!

Sau khi tìm hiểu kỹ càng rồi thì tôi gọi cho cho Tina, xin được nói chuyện với bé T. để hỏi thêm. Bé vui vẻ cho biết, học ngành này rất dễ dàng, và thú vị nữa, khi vào học thực hành, và thời khóa biểu học cũng rất là thư giãn, dễ chịu và tiện lợi cho sinh viên. Có rất nhiều khóa học để chọn lựa ghi danh, khóa cuối tuần, giữa tuần, hay đầu tuần, và có cả lớp ban đêm. Cho nên sinh viên có thể ghi danh thuận theo lịch học của mình. Muốn học cho nhanh thì học toàn thời gian, xong sớm sẽ đi thi sớm. 

-Vui lắm dì ơi! T. kể xong nói.  - Những ngày thực tập chung với các bạn Mỹ, vì con ốm nên đường gân nổi lên xanh lè dễ thấy, ai cũng “giành” vô nhóm với con hết, còn các bạn Mỹ to con nhiều mỡ che khuất, nam nữ gì cũng vậy, họ tìm hoài mà vẫn không thấy cái “vein” nó nằm ở đâu cả.  Cho nên con thấy tội nghiệp họ, con để cho mọi người tha hồ lấy máu của con, cả những người ngoài nhóm, và ai cũng thích con, nên chiều về là cái tay của con chi chít vết mũi kim, chắc con mất cũng không ít máu, nhưng mà không sao, cơ thể người tạo ra máu rất  nhanh mà.  Bé nói với tiếng cười khúc khích.  
           
Tôi nghe bé kể một cách vô tư mà xúc động khôn cùng, từ bên kia nửa vòng trái đất tôi như thấy được nét mặt tươi vui của bé.  Quả T. là đứa trẻ có lòng nhân hậu, biết vì người, vì bạn bè, vì tập thể.  Thảo nào mà bé đã đoạt được nhiều thành tích đến vậy.
Tôi nói với Tina bạn tôi:

-Bồ có phước lắm! Bé T. tương lai sẽ là một bác sĩ giỏi.
Gác máy xong, tôi còn ngồi lặng im một hồi lâu, tưởng tượng ra khuôn mặt dễ thương nhân hậu của bé T., một cô bé Việt Nam da vàng mảnh mai, đang ngồi tỉnh bơ “oai hùng” chìa cánh tay ra cho đám bạn Mỹ cao lớn cùng lớp xúm nhau dùng kim tiêm... “hút máu” mà miệng bé vẫn mỉm cười...

Ý kiến bạn đọc
14/10/202100:09:20
Khách
Bạn Nguyên Trân ơi. Nếu bạn theo bọn Dân Chủ khai gian ăn thêm Welfare và Food Stamps thì bạn còn giàu thêm nữa đó. Chỉ có điều bạn theo Công Giáo mà lũ Dâm Chủ lại cho phá thai tự do, cho hút cần xa thả giàn.
24/09/202111:50:43
Khách
Xin đóng góp chút ý kiến thô thiển với tác giả và các độc giả của VIÊT BÁO :
Tôi đến phần đất của nước Mỹ sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975 , tôi có quốc tịch vào năm 1980 , tôi theo đảng Cộng Hòa ngay sau khi có quốc tịch Mỹ , đã học Đại Học ở VN và sang đây với vợ và ba cô con gái, đến năm 1979 có thêm cậu con trai, gia đình tôi chưa bao giờ nhận một cent wellfare hoặc food stamps của chính phủ Mỹ , vợ tôi làm bán thời gian 3 năm còn tôi bắt đầu làm 2 jobs liên tiếp 8 năm đến khi vào làm cho chính phủ Mỹ năm 1985 và đi làm đến 68 tuổi mới về hưu, tôi luôn luôn bầu cho bất cứ ai thuộc đảng Cộng Hòa từ hạ đến thượng tầng cơ sở . Tôi bầu cho Tổng Thống Donald J. Trump và khuyên bạn bè bầu cho ông . Nhờ theo đường lối của đảng Cộng Hòa tôi đã siêng năm làm việc ,đầu tư thành công trên Thị Trường Chứng Khoán giúp đỡ 4 con của tôi tốt nghiệp Đại Học tư chứ không học trường công và cô con gái thứ ba cùng cậu con trai út đã tốt nghiệp Đại Học tư Công Giáo có tên là Notre Dame, con trai tôi đã ra luật sư , các bạn hay coi Football các bạn đã thấy đội banh Notre Dame Dame, bây giờ vào Đại Học này phải đóng tiền học phí 1 năm trên 60 ngàn dollars nhưng tốt nghiệp ra dễ tìm được công ăn việc làm .
Con gái đầu lòng của tôi đậu Cử Nhân sau đó làm cho đài truyền hình, con gái thứ hai Tiến Sỹ về Hội Họa làm lương cao, con gái thứ ba lấy Cử Nhân về Điện Toán đang làm chủ sự phòng, còn cậu con trai út thì đã ra Luật Sư và là đại diện cho công ty Facebook .
Chỉ cần cố gắng thì sẽ gặt hái kết quả trên đất Mỹ là đất của cơ hội và cũng vùng đất của sữa và mật ong nữa .
Tôi hy vọng năm 2022 đảng Cộng Hòa sẽ lấy lại Thượng và Hạ Nghị Viện và năm 2024 lấy lại ghế Tổng Thống . Cầu xin Thiên Chúa luôn luôn che chở và nâng đỡ Tổng Thống Trump, phu nhân và mọi người trong gia đình ông .
24/09/202111:33:49
Khách
Không bỏ bài viết
24/09/202111:19:14
Khách
Xin đóng góp chút ý kiến thô thiển với tác giả và các độc giả của VIÊT BÁO :
Tôi đến phần đất của nước Mỹ sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975 , tôi có quốc tịch vào năm 1980 , tôi theo đảng Cộng Hòa ngay sau khi có quốc tịch Mỹ , đã học Đại Học ở VN và sang đây với vợ và ba cô con gái, đến năm 1979 có thêm cậu con trai, gia đình tôi chưa bao giờ nhận một cent wellfare hoặc food stamps của chính phủ Mỹ , vợ tôi làm bán thời gian 3 năm còn tôi bắt đầu làm 2 jobs liên tiếp 8 năm đến khi vào làm cho chính phủ Mỹ năm 1985 và đi làm đến 68 tuổi mới về hưu, tôi luôn luôn bầu cho bất cứ ai thuộc đảng Cộng Hòa từ hạ đến thượng tầng cơ sở . Tôi bầu cho Tổng Thống Donald J. Trump và khuyên bạn bè bầu cho ông . Nhờ theo đường lối của đảng Cộng Hòa tôi đã siêng năm làm việc ,đầu tư thành công trên Thị Trường Chứng Khoán giúp đỡ 4 con của tôi tốt nghiệp Đại Học tư chứ không học trường công và cô con gái thứ ba cùng cậu con trai út đã tốt nghiệp Đại Học tư Công Giáo có tên là Notre Dame, con trai tôi đã ra luật sư , các bạn hay coi Football các bạn đã thấy đội banh Notre Dame Dame, bây giờ vào Đại Học này phải đóng tiền học phí 1 năm trên 60 ngàn dollars nhưng tốt nghiệp ra dễ tìm được công ăn việc làm .
Con gái đầu lòng của tôi đậu Cử Nhân sau đó làm cho đài truyền hình, con gái thứ hai Tiến Sỹ về Hội Họa làm lương cao, con gái thứ ba lấy Cử Nhân về Điện Toán đang làm chủ sự phòng, còn cậu con trai út thì đã ra Luật Sư và là đại diện cho công ty Facebook .
Chỉ cần cố gắng thì sẽ gặt hái kết quả trên đất Mỹ là đất của cơ hội và cũng vùng đất của sữa và mật ong nữa .
Tôi hy vọng năm 2022 đảng Cộng Hòa sẽ lấy lại Thượng và Hạ Nghị Viện và năm 2024 lấy lại ghế Tổng Thống . Cầu xin Thiên Chúa luôn luôn che chở và nâng đỡ Tổng Thống Trump, phu nhân và mọi người trong gia đình ông .
24/09/202111:16:10
Khách
Xóng góp chút ý kiến thô thiển với tác giả và độc giả của VIÊ,T BÁO :
Tôi đến phần đất của nước Mỹ sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975 , tôi có quốc tịch vào năm 1980 , tôi theo đảng Cộng Hòa ngay sau khi có quốc tịch Mỹ , đã học Đại Học ở VN và sang đây với vợ và ba cô con gái, đến năm 1979 có thêm cậu con trai, gia đình tôi chưa bao giờ nhận một cent wellfare hoặc food stamps của chính phủ Mỹ , vợ tôi làm bán thời gian 3 năm còn tôi bắt đầu làm 2 jobs liên tiếp 8 năm đến khi vào làm cho chính phủ Mỹ năm 1985 và đi làm đến 68 tuổi mới về hưu, tôi luôn luôn bầu cho bất cứ ai thuộc đảng Cộng Hòa từ hạ đến thượng tầng cơ sở . Tôi bầu cho Tổng Thống Donald J. Trump và khuyên bạn bè bầu cho ông . Nhờ theo đường lối của đảng Cộng Hòa tôi đã siêng năm làm việc ,đầu tư thành công trên Thị Trường Chứng Khoán giúp đỡ 4 con của tôi tốt nghiệp Đại Học tư chứ không học trường công và cô con gái thứ ba cùng cậu con trai út đã tốt nghiệp Đại Học tư Công Giáo có tên là Notre Dame, con trai tôi đã ra luật sư , các bạn hay coi Football các bạn đã thấy đội banh Notre Dame Dame, bây giờ vào Đại Học này phải đóng tiền học phí 1 năm trên 60 ngàn dollars nhưng tốt nghiệp ra dễ tìm được công ăn việc làm .
Con gái đầu lòng của tôi đậu Cử Nhân sau đó làm cho đài truyền hình, con gái thứ hai Tiến Sỹ về Hội Họa làm lương cao, con gái thứ ba lấy Cử Nhân về Điện Toán đang làm chủ sự phòng, còn cậu con trai út thì đã ra Luật Sư đại diện cho công ty Facebook .
Chỉ cần cố gắng thì sẽ gặt hái kết quả trên đất Mỹ là đất của cơ hội và cũng vùng đất của sữa và mật ong nữa .
Tôi hy vọng năm 2022 đảng Cộng Hòa sẽ lấy lại Thượng và Hạ Nghị Viện và năm 2024 lấy lại ghế Tổng Thống . Cầu xin Thiên Chúa luôn luôn che chở và nâng đỡ Tổng Thống Trump, phu nhân và mọi người trong gia đình ông .
06/09/202101:41:16
Khách
Bài viết đơn giản nhưng truyền tải thông tin bổ ích. Cam ơn tác giả chúc tác giả khoẻ mạnh để viết tiếp những câu chuyện ý nghĩa. Chúc độc giả luôn an lành vượt qua muôn vàn khó khăn do viruscorona để lại.
TPhan
22/08/202114:01:31
Khách
Nước Mỹ có nhiều việc kiếm tiền lẹ học rất nhanh nhưng người Mỹ không làm vì sức khỏe và an toàn. Nước của họ làm sao mà họ không biết được. Cũng như người VN biết rất rành về xã hội VN vậy. Người Mỹ không làm nail vì nghề này hửi nhiều chất hoá học. Người Mỹ không muốn đụng tới máu nhiều vì dễ lây bịnh.
Một trong những nghề kiếm tiền rất nhiều, có người Việt học và mở công ty thành công giàu có nhưng người Mỹ biết vẫn không làm đó là sửa soạn, làm đẹp và tống táng xác chết. Còn rất nhiều việc mà người Mỹ biết kiếm tiền rất mau nhưng không làm vì nguy hiểm như bán hàng trong tiệm chạp phô. Họ thà làm bồi trong nhà hàng chấp nhận kiếm ít tiền hơn nhưng an toàn.
15/08/202103:59:07
Khách
Cám ơn tác giả. Bài viết rất giá trị! Phải chi vài chục năm trước tôi được đọc bài này thì tôi đã không phải ăn quá nhiều mì gói trong những năm đại học! Bài viết của chị sẽ giúp nhiều người, đặc biệt là những bạn trẻ đang trong (hoặc sẽ vào) đại học.
14/08/202117:45:55
Khách
Một bài viết đơn giản nhưng có giá trị, đã giúp cho độc giả hiểu thêm vè nghề lấy máu vói cái tên hơi lạ lạ. Lần đầu tiên tôi nghe nói đến cái nghề coi như đơn giản mà rất hữu dụng này. Thêm vào đó tác giả đã chia sẻ những câu chuyện thành công của giới trẻ Việt ở Mỹ.
Cám ơn tác giả Nguyên Ngọc và chúc tác giả luôn khỏe để viết chia sẻ những bài viết khác.
Một độc giả
13/08/202111:21:53
Khách
Cám ơn tác giả. Mình sẽ chuyển cho con cháu đọc để học thêm nghề lấy máu này.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 775,749
Virus không chừa một ai!!! Hàng loạt các nguyên thủ quốc gia, chính khách, vận động viên thể thao, ngôi sao, những nhân vật nổi tiếng … đã bị nhiễm Covid-19. Không thể không kể đến Thủ tướng Anh, phu nhân Thủ tướng Canada, Thái tử Charles, phu nhân Thủ tướng Tây Ban Nha, tài tử Tom Hanks và vợ, vận động viên bóng rổ Rudy Gobert… Vào ngày 2 tháng 10 năm 2020 người dân Hoa Kỳ đã nơm nớp lo sợ khi hay tin Tổng Thống Hoa Kỳ cùng phu nhân và con trai bị dương tính, trong khi chiến dịch tranh cử của ông đang đến hồi khá căng thẳng!!! Nhưng may mắn thay tất cả những người nói trên đều đã phục hồi sau đó
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Bài viết mới và hình ảnh lễ Phật Đản năm nay tại Dayton, Ohio.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài viết mới.
Ngày bé tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ sang một quốc gia khác mưu cầu cuộc sống. Tôi đến trường mặc đồng phục áo dài trắng và tưởng tượng trong tương lai mình sẽ khoác áo dài hồng có gắn hoa kim tuyến bên cạnh chàng trong ngày tân hôn. Những lần quét nhà, nấu cơm, tôi nghĩ sẵn trong đầu sẽ làm món ăn gì dọn lên cho gia đình chồng ngày về làm cô dâu mới (món mướp xào miến, tôi đã chọn sẵn như thế). Ngày nay con số trên dưới triệu người Việt tha hương khắp toàn cầu không khiến ta bâng khuâng tự hỏi: những con chim nhỏ bé phải xa rời tổ ấm này đã đương đầu với phong ba bão tố ra sao trong những năm tháng đầu trên miền đất lạ? Chắc chắn là thấm đẫm mồ hôi nước mắt. Mỗi người sẽ có một câu chuyện đặc biệt không trùng lặp với ai để góp phần vào trang sử ly hương của người Việt trên toàn cầu.
Ngọc Anh là tác giả Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Sau vụ khủng bố tấn công làm nổ tháp đôi ở New York, cô viết bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể chuyện sở làm, một công ty chủ nhân người Ả Rập Hồi Giáo, nhưng hàng trăm nhân viên đủ gốc Á Âu, Do Thái... sống với nhau hoà thuận. Bài viết được trao tặng giải thưởng danh dự năm 2002. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả lần đầu tham dự VVNM, ông vượt biên từ 1979 qua Thụy Sĩ, ở 10 năm rồi bay qua Texas sống. Dần dần được vào quốc tịch Mỹ từ 2000, du lịch nhiều tiểu bang Mỹ rồi nảy sinh biến Texas thành nơi định cư. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
RV, viết tắt của chữ Recreational Vehicle, là một xe motor home. Nói một cách khác, RV là một căn nhà di động. Trên xe có phòng ngủ, phòng tắm, bếp, bàn ăn, tủ lạnh. Trong mùa dịch mà đi chơi bằng xe RV thì xem ra đỡ nguy hiểm nhất vì không phải chung đụng với ai. Tuy vậy, xe RV cũng có những vấn đề riêng của nó. Thứ nhất là giá mướn xe RV rất mắc (sẽ viết thêm về điều này). Thứ hai là ngoài mướn xe RV, chúng ta phải mướn bãi đậu xe vì những lý do sau đây. Vì xe RV là căn nhà di động, chúng ta cần có bãi đậu để ngủ qua đêm. Nếu muốn tiết kiệm tiền, chúng ta có thể đậu xe qua đêm tại bãi đậu xe của một số tiệm Walmart.
Mở mắt liếc nhìn đồng hồ báo thức, Matt thấy chưa đến bốn giờ sáng nhưng vẫn phải uể oải ngồi dậy, nó nghĩ có nằm ráng thêm mươi phút nữa cũng chẳng tới đâu, nhiều khi lại ngủ quên, thôi thì dậy quách cho xong, dẫu có vào hãng sớm một tí cũng chả sao. Sau khi vệ sinh chừng mười lăm phút, Matt vớ lấy túi đựng thức ăn trưa và hai lát bánh mì vuông đi ra xe.
Gia đình đông con gái. Ông ngoại tôi làm nghề chẩn bệnh, bốc thuốc, là người giỏi Hán Nôm, ông viết chữ Nho rất đẹp nên lúc xưa nhiều người hay đến nhờ ông viết những câu đối để đi đám Tân gia, chúc mừng này nọ hoặc viết liễn cho đám tang. Bà ngoại sinh cho ông tôi cả đàn con gái, chỉ có một cậu nhưng cũng qua đời khi còn rất nhỏ. Mấy chị em gái của Má ai cũng trắng trẻo, đẹp gái. Má tôi xinh xắn, mặt tròn, môi chẻ giống ông ngoại y tạc, lại là người thông minh lanh lẹ, ham học chữ. Ở cái làng quê Quảng Nam xa xôi gần miền núi, hình như con gái trong làng đồng lứa chỉ có Má là chịu ôm tập đến trường học cho đến...hết lớp, thời đó chắc là xong bậc tiểu học. Đến lúc ông ngoại gả Dì Hai cho con trai một gia đình nhà buôn ở Hội An thì Má theo dì Hai học làm bánh trái, nấu ăn, thêu thùa may vá. Năm tròn mười tám tuổi, ông bà ngoại gả Má cho con trai út một địa chủ trong làng. Chưa biết mặt, chỉ biết mọi người hay gọi người đó là Cậu Mười. Dẫu không muốn, cũng không thể từ chối vì tục lệ ngà
Nhạc sĩ Cung Tiến