Hôm nay,  

Khi Anh Chị Tháo Chạy

13/08/202000:00:00(Xem: 7064)
doan-thi
Đoàn Thị

 

Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Đây là bài mới của tác giả. 

***

Anh Hai lấy vợ năm 71 có hai con, một lần đụng độ chuyện gì đó với chị Ba, anh phán :

- Đời anh từ nay chỉ có vợ con thôi, không còn dính líu với gia đình nữa.

Câu nói đó làm mọi người thẩn thờ, ba thở dài nói :

- Sinh con ai sinh được lòng !


Lan chới với không hiểu anh nói vì nóng giận hay anh nói thật lòng.

Sau đó tuy không còn giận chị Ba nhưng anh thật sự không quan tâm đến bất cứ ai trong gia đình.


Chị Ba cũng không hơn anh, lấy chồng rồi cũng xa rời gia đình, khi nào cần réo ba má và anh em giúp đỡ thì chị lên tiếng rồi thôi.


Lan một nách chồng con, chu toàn bổn phận làm vợ, làm mẹ nhưng không vì thế mà tôi quên ba má anh chị dù trong nghi lễ hôn phối có câu :

- Từ nay người Nam, người Nữ sẽ rời bỏ cha mẹ và anh em để gắn kết với nhau trong nghèo khó, bệnh tật cũng như lúc giàu sang, hạnh phúc cho đến cuối đời.


Dựa vào nghĩa đen của câu trên thì anh chị chả có gì sai trái, riêng Lan không giống anh chị vì luôn nhớ lời má dặn, các con chỉ có ba anh em, sau này dù có gia đình riêng vẫn phải thương yêu nhau.

Thật ra Lan thương anh chị từ tấm bé, tình gia đình đôi khi lấn lướt nghĩa vợ chồng, tình cảm đó là gia tài của ba má chỉ riêng Lan thừa hưởng trong ba đứa con. 


Hai mươi năm trước anh Hai cho con gái lớn du học Mỹ, con bé lập gia đình ở Seattle bảo lãnh anh chị và thằng em đoàn tụ với vợ chồng nó, lúc đó em nó đã 21 tuổi nên phải ở lại VN.

Sau này gia đình con gái anh chuyển qua Texas, anh chị bơ vơ hai mình, vợ anh yếu đuối về mọi mặt, không khéo vén, bếp núc tàm tạm lại thích ăn ngon nên anh vương vai Phù Đổng một đời phục vụ vợ con chí tử.

Con gái anh giỏi bao nhiêu thì thằng con còn kẹt ở VN dở tệ suốt ngày chỉ ăn với nhậu, biết sẽ đi Mỹ mà không học tiếng Anh.


Chị Ba theo chồng qua Mỹ năm 92 vài năm sau chồng chị ly dị lấy vợ mới, từ đó chị thay đổi hẳn, vì không có con nên chị giao tế rộng rãi, du lịch đó đây rong chơi với đời.

Vài cuộc tình hờ nẩy sinh, có mối trụ được tám năm rồi chia tay vì tính chị ham vui như con nít, cơm nước qua loa vui chơi là chính, vài ông tìm chị Ba để được nâng khăn sửa túi thất vọng chào thua.


Trong ba anh em, chị Ba là người kém may mắn, lương thấp tự thân sinh sống lại có tính ham vui ăn xài bạc mạng, Lan từng giấu chồng con giúp tiền chị Ba từ lúc còn ở VN cho đến sau này.


Từ ngày ra hải ngoại sinh sống, anh Hai, chị Ba chỉ liên lạc với Lan khi nào anh chị có chuyện buồn cần trút bầu tâm sự, riêng Lan thường xuyên gọi qua Mỹ chia sẻ vui buồn với anh chị. 

Những lần gia đình Lan qua thăm anh chị, ngoài quà cáp cho anh chị, Lan dúi riêng vài trăm cho chị Ba, có lần chị rủ Lan mua vàng làm của. 

Từ đó mỗi lần đi Mỹ Lan mang thêm tiền mua vàng nhờ chị giữ cho Lan, chị ghi sổ đàng hoàng tổng số quy ra tiền gần mười ngàn đô, năm kia Lan biếu chị hết số vàng đó để chị chuẩn bị về hưu.


Mười mấy năm trước chị Ba làm giấy bảo lãnh cho gia đình Lan đi Mỹ vì muốn ba anh em đoàn tụ với nhau, Lan mừng nhưng cũng chả mong đợi vì thời gian đáo hạn dài đăng đẳng, chừng nào đến đó hẳn hay.

Vừa rồi Lan nhận giấy báo hồ sơ đi định cư đáo hạn, các con của Lan đã lập gia đình nên chỉ vợ chồng Lan đi Mỹ thôi, chị Ba nhờ dịch vụ di trú ở Cali lo mọi thủ tục để nộp đơn cho Lan dĩ nhiên Lan trả mọi chi phí.  

Hồ sơ của Lan vừa nộp xong chị Ba nhờ anh Hai gọi cho Lan đề nghị gia đình Lan khi đến Mỹ lên thẳng nhà anh Hai ở Seattle để anh Hai giúp lo thủ tục giấy tờ vì chị không kham nổi chuyện này. 


Anh Hai đang chờ đón quý tử từ VN đi đoàn tụ gia đình, xui xẻo BS vừa báo tin anh bị ung thư thời kỳ cuối không biết chết lúc nào, hung tin khiến anh rơi vào cơn trầm cảm.

Mai này nếu anh ra đi ai sẽ lo cho thằng con chân ướt sủng rượu bia Sàigòn sắp qua chỉ biết vài chữ tiếng Anh, vợ muôn đời dị ứng ngoại ngữ chỉ biết « To quơ », con gái của anh ở tiểu bang xa sẽ không giúp gì được má và em trai của nó. 


Anh Hai gọi về VN cho Lan tâm sự :

- Chị Ba giao cho anh lo thủ tục giấy tờ tùy thân khi hai em đến Mỹ, sẵn hai đứa lên đây thuê phòng nhà anh chị, chỉ năm trăm một tháng thôi, nếu anh mất sớm hai đứa muốn mua lại căn nhà của anh cũng được.

Anh không biết mình chết lúc nào, nhờ hai em chăm sóc hai mẹ con thằng Toàn giúp anh, mẹ con nó lơ mơ không rành tiếng lỡ quên đóng thuế hay tiền điện nước… có ngày bị đuổi khỏi nhà không chừng.

Dù sao thì em từng làm việc với công ty ngoại quốc rành tiếng Anh thay anh lo cho chị và thằng Toàn. Em tính với chồng em lo bán nhà đi rồi báo cho anh biết sau, bây giờ anh bận công việc, anh em mình sẽ nói chuyện sau.


Anh cúp điện thoại, Lan thẫn thờ, nghĩ đến lời má dặn nước mắt chực trào không ngờ mình lại lâm vào cảnh ngộ éo le thế này.

Cả tháng nay Lan thẫn thờ như người mất hồn không hiểu vì sao chị Ba tháo chạy ngại phải giúp Lan làm giấy tờ tùy thân nên đẩy Lan qua anh Hai cho rảnh nợ để rồi anh lại giao cho Lan trọng trách thay anh lo toan cho vợ con sau khi anh khuất bóng.


Lan không biết nói làm sao để anh chị hiểu khi anh chị tháo chạy, Lan rơi vào cơn hoảng loạn như ngày Sàigòn bị đổi tên mà không dám nói cho chồng biết sự thật phủ phàng.

Sao thế nhỉ, sao Lan cứ chạy theo anh chị suốt cuộc đời này mà chả bao giờ nhận ra anh chị mãi là chiếc bóng xa dần tầm tay với từ lâu lắm, từ lúc Lan còn bé.  

Đứng trước bàn thờ Ba má Lan buồn hiu, nói nhỏ:

- Ba má ơi suốt đời này con chưa bao giờ nghĩ con là đứa con duy nhất của ba má vì con luôn tin  anh Hai, chị Ba là anh em máu mủ, điều đáng buồn chỉ riêng con tin điều đó thôi.


Đoàn Thị, tháng Tám 2020

 

Ý kiến bạn đọc
13/08/202014:46:01
Khách
Người Tàu có câu: “anh em kiến giả nhất phận”, nói nôm na là “thân ai nấy lo”. Tôi còn nhớ có lần trong một diễn đàn mọi người bàn luận về câu thành ngữ trên. Một người bực mình nên viết: “nói như vậy thì khi chết có chó nó thèm đi đưa đám”.
Theo tôi thì anh em phải biết giới hạn giúp đỡ nhau sau khi lập gia đình. Đừng để trở thành lợi dụng nhau như: “tình gia đình đôi khi lấn lướt nghĩa vợ chồng” hay “Từ ngày ra hải ngoại sinh sống, anh Hai, chị Ba chỉ liên lạc với Lan khi nào anh chị có chuyện buồn cần trút bầu tâm sự”. Đã lợi dụng đến độ người ở VN phải giúp đỡ cả tiền bạc lẫn tinh thần cho người định cư tại Mỹ. Thường thì ta vẫn thấy ngược lại, người hải ngoại giúp đỡ người trong nước.
Trích: “thằng con còn kẹt ở VN dở tệ suốt ngày chỉ ăn với nhậu”. Tôi biết có người bảo lãnh cả gia đình em mình qua Mỹ. Thằng con trai chỉ chịu ở một thời gian là quay về VN lại. Nó ở VN sướng quá, ngày cứ tà tà ăn nhậu la cà, tối vào vũ trường nhót với mấy em. Qua Mỹ cực thật, sáng tối cứ bù đầu đi làm mờ mắt. Bố, mẹ và chị nó cứ tháng tháng chung nhau gửi về bốn trăm đô là nó sướng mê tơi rồi. Tết tới còn có bonus thêm năm trăm đô rong chơi ba ngày tết nữa. Đây là sự lợi dụng và làm người phải hiểu và biết để nâng đỡ nhau chứ không để hại nhau.
13/08/202009:46:57
Khách
Có gì đó nghèn nghẹn với ... "điều đáng buồn chỉ riêng con tin điều đó thôi !" Vẫn thích đọc những bài viết của chị ở đây cũng như trên bienkhoi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,680,268
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.
Lời tòa soạn: Độc giả theo dõi Viết Về Nước Mỹ hẳn quen thuộc với ngòi bút Nguyễn Trung Tây. Tác giả là một linh mục dòng Ngôi Lời, và là người nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010, khi ấy Tác Giả đang làm việc với thổ dân các thôn làng hẻo lánh vùng sa mạc miền Trung Úc Châu, không kịp về lãnh giải. Cụ bà Hà Thị Phức, năm ấy 86 tuổi, là nhân vật chính bài “Mẹ, Mẹ Tôi” của tác giả từ San Jose đã bay về nhận giải thay người con linh mục viết văn. Hôm nay, nhận tin Bà Cố đã được Chúa gọi về, Việt Báo và toàn ban tuyển chọn Viết Về Nước Mỹ xin thành kính phân ưu cùng tác giả Nguyễn Trung Tây và cùng dâng lời cầu nguyện cho linh hồn Bà Cố Maria Hà Thị Phức sớm an hưởng nhan thánh Chúa. Xin đăng lại bài “Mẹ, Mẹ Tôi” để tưởng nhớ.
Lịch sử nhân loại đã từng diễn ra bao nhiêu trận chiến kinh hoàng, xương chất thành núi máu chảy thành sông vì chuyện màu cờ sắc áo. Với người Việt nam thì ai quên được bức ảnh những người lính Thuỷ quân lục chiến của quân đội Việt nam Cộng hoà cắm cờ quốc gia sau khi tái chiếm Cổ thành ở Quảng trị vào mùa hè đỏ lửa năm 1972. Có thể đó là tấm ảnh đã làm thay đổi cậu bé tôi vì chào cờ mỗi sáng thứ hai đầu tuần ở sân trường học, cậu bé tôi chỉ chăm lo cho bộ đồng phục của mình thẳng thớm, cột dây giày đã đúng cách chưa để không bị phạt
Trời cuối thu, những chiếc lá vàng bay lượn trên không rồi từ từ thả mình xuống mặt đất. Thỉnh thoảng một cơn gió nhẹ lướt qua, đám lá trên cành lao xao và khi trời lộng gió từng đám lá lià cành tung mình khắp không trung. Cảnh đẹp như tranh vẽ. Chỉ vài ngày nữa thôi, chiếc lá cuối cùng rụng xuống, cây sẽ chỉ còn những cành trơ trụi, khẳng khiu. Bà bước ra khu vườn nhỏ, lững thững đặt chân trên thảm lá vàng, những chiếc lá khô như vỡ vụn dưới từng bước chân. Không gian tĩnh lặng, êm đềm. Bà hít thật sâu, thở ra thật nhẹ. Bà đếm từng hơi thở, chú tâm đến từng bước chân đi, đầu óc nhẹ nhàng, tâm hồn thanh thản. Cứ lẳng lặng như thế cho đến lúc thấm mệt bà ngả người trên chiếc võng ngước nhìn lên trời cao tìm mây. Trời xám buồn, chỉ có vài quầng mây mỏng, ửng nắng.
Sau hơn hai năm sống lây lất ở trại tị nạn PFAC (The Philippine First Asylum Camp,) cuối cùng tôi được thằng Thanh sống chung trong nhà giới thiệu vô IOM (The International Organization for Migration) làm thế chỗ nó khi nó lên đường đi định cư vào giữa năm 1991. Cơ quan này là một trong các cơ quan đầu não rất quan trọng, chỉ sau Cao Ủy Tí Nạn (UNHCR-The United Nation High Commissioner for Refugees) và Văn Phòng Ban Quản Đốc Trại (OIC- Office In Command) mà thôi. IOM có nhiệm vụ đón người tới, đưa người lên đường định cư hay hồi hương, chăm sóc sức khỏe, lo lắng đời sống cũng như quản lý dân số trong trại do đó vô cùng bận rộn với rất nhiều công việc.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Gia đình cô Loan qua Mỹ năm 1995 theo diện HO. Cô có 3 người con, Tuấn (trai đầu) có gia đình ở Sacramento lái xe về nhà cô khoảng 2 tiếng đồng hồ, Kiệt (con nhì) và gái út là Thanh Phương làm việc bên Washington D.C và Texas. Cô chú đến tuổi nghỉ hưu nên cũng tìm niềm vui tuổi già. Cô Loan thích đọc sách và đi Chùa, còn chú Phi ưa gặp bạn bè uống cà phê tán dóc và tham gia sinh hoạt bạn “tù cải tạo”, bạn chung đơn vị lính, bạn trường học cũ và khoá Thủ Đức. Từ khi bị bệnh dịch Covid_19, cô chú chỉ biết bó gối xem tivi, xem phim và ra vô khu vườn tỉa hoa nhổ cỏ. Thỉnh thoảng Tuấn cũng lái xe lên thăm ba mẹ.
Chúng ta đang sống trong một đất nước an bình, thịnh vượng, và no ấm nên ít ai phải bận tâm với cái đói; chúng ta chỉ lo hôm nay phải đổi món ăn gì cho ngon miệng mà không ngán. Vậy mà ngay trên đất Mỹ này, nơi mà thực phẩm, thức ăn đầy đủ nếu không muốn nói là dư thừa và rẻ nhất thế giới, tôi vẫn còn giữ cái tật không cần thiết là tích trữ thực phẩm, đồ ăn khô phòng khi đói, bảo đảm giữ được phẩm chất 10 năm, và vài thùng nước 20-gallon màu xanh.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.