Hôm nay,  

Người Lính Già và Khung Trời Kỷ Niệm

02/05/202000:00:00(Xem: 8673)

T. Thiên Thu là cư dân Phoenix AZ, tốt nghiệp ngành Nursing tại Texas năm 1974 và làm việc cho St. Joseph’s hospital Phoenix, AZ gần 40 năm, nay đã về hưu,vui thú điền viên.  

***

Nghiêng đầu nhìn qua khung cửa sổ màu trắng đục trước cửa nhà, ông thấy mặt trời lấp ló trên đầu cây Phượng tím, bây giờ bắt đầu mùa Xuân, lá phượng màu vàng úa, rơi lả tả tan tác đầy sân, để sửa soạn đâm chồi nảy lộc, ra lá non mơn mởn, trổ hoa tím rực rỡ, đón chào mùa hè ấm áp.
Ở tuổi về hưu, ngày ngày ông làm bạn với cây cam, cây quít sau nhà, ông không quên bón thêm phân mà ông đã mua tháng trước ở Home Depot,cho cây hoa lài nằm sát chậu nha đam xanh mướt, giúp nó chóng ra hoa trắng mượt mà, thơm phưng phức, để bà xã có dịp trỗ tài nấu món thạch chè Hiển Khánh, nổi tiếng của thập niên 60 ở Dakao, nuốt tới đâu là mát tới đó, vừa ngọt vừa thơm,làm dịu bớt phần nào cái nóng oi bức của mùa hạ.
Dù có hệ thống nước tự động, nhưng ông vẫn tưới thêm bằng tay với vòi nước chảy róc rách, cho hai cây cau hoàng hậu trước sân thêm xanh tươi, mát mắt. Cô ca sĩ dù có giọng hát thiên phú, cũng chọn cho mình những xiêm y rực rỡ, tô son điểm phấn, tạo thêm phần hào hứng cho kẻ nghe người nhìn, huống hồ gì hoa thơm cỏ lạ, cũng cần bàn tay chăm sóc của người làm vườn, dù không chuyên nghiệp như ông.
Những công việc nho nhỏ tưởng như không quan trọng mấy, ấy vậy là cách giết thì giờ hiệu quả nhất trong thời điểm đại dịch COVID-19 ác ôn này. Từ khi trời vừa sáng, cho đến khi màn đêm vừa buông xuống, những Email ,tin nhắn, messenger, gửi qua gửi lại cho nhau, từ lũ bạn thân thiết Không Quân gần trời xa đất, ân cần nhắc nhở tình trạng cách ly, nam nữ thọ thọ bất thân, kể cả đàn ông, con nít, ông già bà trẻ, xin hãy rời xa ít nhất là 2 mét, sớm mai thức dậy, đừng quên nhâm nhi ly nước ấm pha chanh gừng, nếu không bị bịnh đau bao tử hành hạ! Và còn nhiều lời nhắn nhủ thân tình nhất để giữ đời cho nhau thật lâu, thật dài,theo phương châm của người Không Quân “ KHÔNG BỎ ANH EM KHÔNG BỎ BẠN BÈ “
Ngay cả ngày lễ Phục Sinh vừa qua, con gái ông lái xe đến nhà, mang hai đứa cháu ngoại dễ thương cả tháng trời chưa gặp mặt, được mẹ nó dặn đứng xa xa, đưa cho ngoại tấm giấy viết nguệch ngoạc “ Cháu nhớ và yêu ông bà ngoại lắm “ kèm theo 2 cái chocolate cookie từ Starbucks.
Ông muốn ôm hôn chúng nhưng chợt nhớ và dừng lại, mở cửa xe, bỏ hai giỏ quà Easter có kẹo bánh, sách vở, trứng nhựa đủ màu, xanh xanh đỏ đỏ vàng vàng, có đồ chơi nho nhỏ, lúc la lúc lắc phía trong, kèm theo con thỏ bông xanh màu da trời mà bà ngoại nó đã nâng niu, cẩn thận gói ghém cho hai đứa cháu cưng, con gái phân trần muốn bảo vệ sức khỏe cho ông bà, vì hệ thống miễn nhiễm của người cao tuổi không được mạnh cho lắm, nên sợ hai đứa bé có thể rủi ro lây bệnh cho ông bà thì nguy to!
Biết rồi khổ lắm nói mãi, con gái ơi! Đừng nhắc nhở chi cho lòng thêm đau buồn! Ông biết rằng ở tuổi vàng, tuổi hạc hay gọi nôm na tuổi xế chiều này, không ít bộ phận trong người cũng mong manh, dễ vỡ, có khi phải cắt xén, thêm này bớt nọ cho bền bỉ, như chiếc xe hơi chạy hơn trăm ngàn dặm cũng phải tu bổ, bảo trì để còn ì ạch,tiếp tục chạy trên con đường đời dài thật dài.
Mới đó mà ông đã sống trên mảnh đất quê hương thứ hai này gần 45 năm, chưa kể những lần đi tu nghiệp thêm tại Hoa Kỳ. Thời gian như bóng câu qua cửa sổ! Ông nhớ lại ngày xếp áo thư sinh, giã từ mái trường Luật với hàng cây xanh bóng mát, uống ly chanh đường uống môi em ngọt,gia nhập binh chủng Không Quân vì ham mê nghề lái phi cơ, với lý tưởng bảo quốc trấn không, cũng là ngày ông đắp mộ cuộc tình đầy nước mắt của người yêu mình và người mình yêu, vì ông già vợ tương lai, không muốn con gái mình thành goá phụ ngây thơ, lúc tuổi vừa chớm đôi mươi, khi kết duyên với kẻ “đi không ai tìm xác rơi”. Thương cho bà mẹ già, hằng đêm khấn nguyện cho con trai mình tai qua nạn khỏi, cho con tàu không là quan tài ôm xác con yêu.
Có những lúc trong khung trời bình yên, không chiến tranh tại Hoa Kỳ, ông nghe tiếng máy bay trực thăng của đài Tivi địa phương theo đuổi tên cướp xe, bố láo xì ke nào đó, phóng như bay trên xa lộ theo sau là đoàn xe cảnh sát hú còi inh ỏi, hay tiếng kêu êm ả của chiếc Boeing trên không cao tít, đón đưa hành khách đến phương trời xa xôi, hoặc năm thì mười họa, khi đi xem những Air Show biểu diễn của nhóm phi công Hoa Kỳ thượng thặng, tinh nhuệ Thunderbirds hay Blue Angels, để nghe âm thanh gầm thét như xé toạc không gian, đưa ông về khung trời kỷ niệm ngày nào.
Quên sao được những phi vụ hành quân Tết Mậu Thân 1968, khi Cộng Sản lợi dụng lệnh ngưng bắn để tấn công Huế, Saigon và các đô thị khác của miền Nam Việt Nam. Ông còn nhớ như in tiếng mẹ khóc nức nở trong điện thoại, báo tin đã tìm thấy xác ông cậu bị trói tay phía sau và bị xử tử với hàng trăm thi thể đàn ông, đàn bà, trẻ em trong mồ chôn tập thể, phía Bắc sông Hương. Ông cậu chỉ là một công chức bình thường ở Huế.
Quên sao được tháng 5 /1968 trong trận chiến Lăng cha Cả, với sự yểm trợ của trực thăng võ trang từ KD33 CT và sự quả cảm của lực lượng KQVN phòng thủ, KQ & Thiết Giáp Hoa Kỳ, đại đội Dù đã đẩy lui VC, bảo vệ vòng đai căn cứ! Tiếc thay ta đã mất đi một vị anh hùng KQ, đại tá Lưu Kim Cương đã tử thương vì trái B40 oan nghiệt.
Quên sao được trong mùa Hè đỏ lửa 1972, trong mặt trận Quảng Trị Đông Hà, ông cùng đồng đội F5, A37, A1, L19 và UH1 đã yểm trợ cho Lục Quân, chống lại quân Cộng sản vượt sông Bến Hải, mở đầu cuộc chiến xâm lăng tàn khốc.
Quên sao được một Trần thế Vinh anh hùng của phi đoàn 518/SĐ3KQ đã hy sinh trong vùng trời lửa khói Quảng Trị sau khi bắn hạ 21 chiến xa địch. Quên sao được thiếu tá Nguyễn Du, một hoa tiêu khí phách ngang tàn A37 thuộc phi đoàn 516/KD41 làm khiếp vía Cộng quân, đã gẫy cánh trên vùng trời Quảng Trị, bị bắt sống và ném đá cho đến chết.
Quên sao được những phi vụ hành quân Tống Lê Chân 1973, VC đã trắng trợn vi phạm Hiệp định Paris ký ngày 27/1/1973 bằng cuộc tấn công tiền đồn Tống Lê Chân cách An Lộc 15 cây số về hướng Đông Bắc, những hoa tiêu và phi hành đoàn Chinook CH-47, C130, Trực thăng đã không ngại hiểm nguy với những phi vụ cung cấp tiếp liệu vũ khí, lương thực, tải thương cho các chiến sĩ Biệt Động Quân can trường.
Quên sao được tháng 4/1975 những phi vụ hành quân trong trận chiến đẫm máu Xuân Lộc, khu vực phòng thủ trọng yếu cho Biên Hoà, nơi căn cứ của phi đoàn F5 ông đang trú đóng. Xuân Lộc cách Saigon 120km về phía Đông Bắc, dưới sự chỉ huy của tướng Lê Minh Đảo, cùng tinh thần bất khuất của các chiến sĩ QLVNCH, đã chống trả mãnh liệt với lực lượng cộng quân, tổng số gấp 3 gấp 4 lần.
Dòng suy nghĩ bất chợt gián đoạn bởi tiếng điện thoại reo vang trong túi áo trước ngực của ông.
  • Alo, C. Cali đây, mày và bà xã mạnh không?
- Tụi tao vẫn khỏe, dậm chân tại chỗ ở nhà, vì tình trạng cách ly, đề phòng con virus Wuhan, còn mày và gia đình ra sao?
-OK, Cali cũng vậy, hàng quán, mọi chỗ đều đóng cửa, nhiều người Việt Nam mình may khẩu trang giúp bịnh viện, hoặc tiếp tế thức ăn trưa cho nhân viên y tế.
- Arizona và một số tiểu bang khác cũng vậy, đây là dịp người Việt mình đóng góp một bàn tay, cho đất nước đã cưu mang tụi mình trong mấy chục năm qua!
- Mày biết tin T. khoá 64KQ vừa qua đời tháng vừa rồi ở Seattle không?
- Có, tao có gọi điện thoại chia buồn với chị T. tuần trước! Nhớ lại 2 vợ chồng T. xuống thăm Arizona năm 2015, tao đưa đi chơi vòng vòng thành phố Phoenix, T. ngạc nhiên và xúc động khi thấy cờ vàng 3 sọc đỏ bay phất phới ngang hàng, cùng kích thước với cờ tiểu bang Arizona và quốc kỳ Hoa Kỳ!
-Tao thật vui khi giải thích cho T. biết, kể từ ngày 29 tháng 4 năm 2001 lần đầu tiên trong lịch sử người Việt tỵ nạn trên thế giới, quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà chính thức 365 ngày, bay phất phới tại Wesley Bolin Memorial Park, tọa lạc trước dinh thống đốc và quốc hội Arizona. Nhờ vào sự vận động của hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà Arizona và hội Cựu Chiến Sĩ Hoa Kỳ, quốc kỳ VNCH được thống đốc Arizona, bà Jane Dee Hull ký bản tuyên cáo ngày 2 tháng 4 năm 2001 cho sự hiện diện của lá cờ vàng 3 sọc đỏ,vĩnh viễn tại đài tưởng niệm Cựu chiến binh Arizona!
-Hôm nào tao qua thăm mày, nhớ đưa tao đến chỗ đó nhe!
- Hứa là phải làm mau mau nhe mày! Tuổi đời tụi mình ở ngưỡng cửa 80, hễ “ Trời kêu ai nấy dạ” mà không dạ, cố gắng dùng dằng Em chả, Em chả muốn đến với trời, cũng bị lôi đi xoành xoạch!
-OK, OK, tao hứa sẽ qua thăm mày, một ngày đẹp trời gần đây, giữ gìn sức khỏe nhe!
Tiếng cười dòn của thằng bạn thân Cali trước khi cúp máy làm ông vui hẳn lên, ông với tay bức nhẹ một bông hoa Hong Kong orchid màu tím nhạt trước sân, rồi mở cửa bước vào nhà, mùi thơm lá dứa của đĩa xôi trên bàn làm ông thấy đói bụng, ông gắn đóa hoa lên tóc vợ rồi mỉm cười nói :
- Xôi thơm quá, Anh chưa ăn mà đã thấy ngon!
- Anh dùng đi kẻo nguội! Em mới nấu với nước lá dứa tươi sáng nay!
Ông âu yếm nhìn vợ, người đàn bà đã hơn nửa đời người luôn bên cạnh ông, săn sóc từ miếng ăn, giấc ngủ, chia vui xẻ buồn, ông thấy hạnh phúc vỡ oà trong tầm tay, trong nụ cười, trong ánh mắt.
Đâu đó tiếng hát trầm ấm nữ ca sĩ T.T. qua bài “ Một chuyến bay đêm” của nhạc sĩ Song Ngọc và Hoài Linh.
Có người hỏi Phi Công ước mơ gì?
Người ơi nhân thế muôn màu nào biết mơ chi!
Người lính già KQ sẽ khe khẽ trả lời: Ông mơ ước cho đại dịch Vũ Hán chóng qua đi, cho thế giới trở lại cuộc sống bình thường! Ông mơ ước chế độ Cộng Sản độc đảng, tàn bạo, phi nhân chẳng chóng thì chầy sẽ sụp đổ! Và ông mơ ước sẽ cùng bà,nắm tay bên nhau cho đến cuối cuộc đời.
T. Thiên Thu

Ý kiến bạn đọc
05/05/202003:55:11
Khách
Thành thật cám ơn các quí vị đã bổ túc thêm những ý kiến và tài liệu cho bài viết " Người lính già và khung trời kỷ niệm " Đoạn cuối của câu chuyện nói lên tâm sự và ước mơ của người trong cuộc và cho những ai phải rời bỏ quê hương để tìm hai chữ TỰ DO
04/05/202019:05:29
Khách
Kẻ địch trước mặt, Đồng Minh đâm sau lưng :

Trung tướng Trần Văn Minh - Tư lệnh Không Quân : “Gần trưa ngày 29 tháng Tư, tôi nhận một cuộc điện gọi từ cơ quan DAO nói rằng sẽ có một cuộc họp giữa Mỹ và các cấp chỉ huy của Vietnam Air Force (VNAF). Tôi qua cơ qua DAO với nhiều người nữa. Chúng tôi được đưa vào một gian phòng. Nhưng chẳng có ai thuyết trình cả. Không có ai thuyết trình cho tới xế trưa. Rồi cuối cùng cũng có một người, mặc đồ sĩ quan, bước vào phòng và nói, “Đã kết thúc rồi, thưa tướng Minh “. Một trực thăng đang đợi ngoài kia sẽ đưa ông đi”. Chúng tôi bước ra chiếc trực thăng. Nó đưa chúng tôi bay ra chiếc Blue Ridge ngoài biển Đông “.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng- cựu tổng trưởng Kế Hoạch- :" Nói về hỏa lực, phải kể tới số quân cụ được chuyển giao trong chương trình Enhance và Enhance Plus (1972). Truyền thông Mỹ hay nói tới việc đã chuyển cho Việt Nam Cộng Hòa hàng tỷ đô la khí giới mà sao vẫn bại trận. Ta hãy nghe Tướng John Murray, tùy viên quốc phòng ở Sàigòn bình luận: "Ai cũng tưởng lầm về vụ chuyển giao quân cụ cho VNCH. Thật ra đó chỉ là những quân cụ hư hỏng hoặc cũ kỹ, lỗi thời. Phần lớn là đồ thặng dư, đòi hỏi phải bảo trì quá nhiều."

Khi Đà Nẵng bị thất thủ ngày 30/03/1975, vô khối người miền Nam chết trên đường trốn chạy cộng sản, thì Kissinger tuyên bố:" Sao những người nầy không chết hết cho rồi. Điều tệ hại nhất là chúng cứ sống dai dẳng hoài " «Why don’t these people die fast.The worst thing that couls happen would be for them to linger on» (Nguồn :Ron Nessen - " It Sure Looks Different from the Inside". Ron Nessen was White House Press Secretary for President Gerald Ford ).
04/05/202018:52:15
Khách
Tại sao không phận miền Bắc vắng bóng những người phi công Việt Nam Cộng Hòa?

Tác giả của cuốn sách Những Đồng Minh Anh Hùng là Harry F. Noyes III viết : " Trong một phóng sự đầy thành kiến, tôi nghe một phóng viên lên án Không Lực Việt Nam Cộng Hòa rằng " dù đã được tân trang qua chương trình Việt Nam Hóa Chiến Tranh, thế mà lại “đẩy cho Không Quân Hoa Kỳ” thực hiện những phi vụ nguy hiểm ngoài Bắc Việt ".
"Trên thực tế Hoa Kỳ không muốn Không Quân Việt Nam Cộng Hòa bay ra Bắc (chỉ trừ vài phi vụ oanh tạc ban đầu). Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ muốn kiểm soát kế hoạch oanh tạc để dùng nó như một lá bài thương thuyết. Vì không muốn miền Nam Việt Nam có bất cứ quyền kiểm soát nào trong chính sách oanh tạc, Hoa Kỳ đã trang bị cho Không Quân Việt Nam Cộng Hòa những phi cơ không thích hợp cho các phi vụ ra Bắc. Miền Nam Việt Nam không được cung cấp oanh tạc chiến đấu cơ, phi cơ tiếp liệu trên không, vũ khí hay các dụng cụ điện tử cần thiết cho các phi vụ nàỵ. Đó là quyết định của người Mỹ ".
04/05/202002:16:39
Khách
XHCN : Xếp hàng cả ngày, xuống hố cả nước, xuống hàng chó ngựa ! :

Sau khi nhờ may mắn chiếm đoạt được miền Nam năm 75 , thời gian tiếp theo đó cho đến năm 1986, theo giáo sư kinh tế Trần Văn Thọ mô tả “là một trong những giai đoạn tối tăm nhất về kinh tế trong lịch sử Việt Nam. Chỉ nói về mặt kinh tế, nhiều người phải ăn bo bo trong thời gian dài , công thương nghiệp đình trệ, sản xuất đình đốn, vật dụng hằng ngày thiếu thốn, cuộc sống của người dân vô cùng khốn khó “.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp kể lại :Tại nhà trường, nơi nhà tôi khi đó đang đi dạy, có trường hợp mà hai cô giáo phải chia với nhau một cái quần. Hai cô giáo này không bao giờ có thể đứng trước lớp học cùng một lúc được. Chúng tôi nghèo đến thế đó.

Nguyễn thành Thơ- uỷ viên Trung ương đảng Cộng sản: Hai anh em con tôi, sau những ngày ăn bo bo, khoai bắp, lúc vừa có gạo nấu nồi cháo, em vào bếp múc tô cháo ăn, anh vô bếp thấy em ăn, anh cúi xuống hỏi ‘Mầy ăn gì?’ Người em lấy mặt che tô cháo, anh nắm lỗ tai dỡ lên ‘Mầy ăn cháo gạo không chờ ai ăn’, liền đẩy đầu em xuống tô cháo, mặt đầy cháo, em ngóc đầu dậy lấy tô cháo vụt vào mặt anh, trúng mé mắt máu ra lai láng, vợ tôi vội chở đến bệnh viện Gia Định cầm máu may lại.

Theo trang mạng http://factsanddetails.com/southeast-asia/Vietnam/sub5_9g/entry-3470.html , lạm phát lên đến mức 700 phần trăm .

Tổng bí thư Nguyễn văn Linh( 1986- 91)phê bình về cách làm kinh tế của Lê Duẩn là " Lãnh đạo gì mà làm ăn như cái 'con c..'."

Rốt cuộc vào năm 1986, Cộng sản Hà nội phải Đổi Mới theo hướng kinh tế thị trường cho tư nhân tự do kinh doanh, rước các nước Tư Bản – luôn cả ” đế quốc sừng sỏ, sen đầm quốc tế Mỹ- vào đầu tư để cứu đói.

Bình luận gia nổi tiếng người Mỹ Dennis Prager phê bình : “Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hy sinh hơn 2 triệu người dân Việt Nam để thành lập chế độ cộng sản. Nhưng cuối cùng họ lại dùng chủ nghĩa tư bản để làm giàu. Vậy 2 triệu người Việt Nam đã chết để làm gì?!”.

Hồ chí Minh nếu sống lại, thấy Đổi Mới, chắc hẳn sẽ lăn đùng ra chết lần thứ hai khi nhìn thấy sự thất bại thê thảm của chủ nghĩa Cộng sản ở Việt nam !
02/05/202018:21:09
Khách
VA TOI CUND MO UOC NHU NGUOI LINH GIA KHONG QUAN "CHO DAI DICH VU HAN CHONG QUA DI." CHUC TAC GIA AN MANH.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,679,313
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.
Lời tòa soạn: Độc giả theo dõi Viết Về Nước Mỹ hẳn quen thuộc với ngòi bút Nguyễn Trung Tây. Tác giả là một linh mục dòng Ngôi Lời, và là người nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010, khi ấy Tác Giả đang làm việc với thổ dân các thôn làng hẻo lánh vùng sa mạc miền Trung Úc Châu, không kịp về lãnh giải. Cụ bà Hà Thị Phức, năm ấy 86 tuổi, là nhân vật chính bài “Mẹ, Mẹ Tôi” của tác giả từ San Jose đã bay về nhận giải thay người con linh mục viết văn. Hôm nay, nhận tin Bà Cố đã được Chúa gọi về, Việt Báo và toàn ban tuyển chọn Viết Về Nước Mỹ xin thành kính phân ưu cùng tác giả Nguyễn Trung Tây và cùng dâng lời cầu nguyện cho linh hồn Bà Cố Maria Hà Thị Phức sớm an hưởng nhan thánh Chúa. Xin đăng lại bài “Mẹ, Mẹ Tôi” để tưởng nhớ.
Lịch sử nhân loại đã từng diễn ra bao nhiêu trận chiến kinh hoàng, xương chất thành núi máu chảy thành sông vì chuyện màu cờ sắc áo. Với người Việt nam thì ai quên được bức ảnh những người lính Thuỷ quân lục chiến của quân đội Việt nam Cộng hoà cắm cờ quốc gia sau khi tái chiếm Cổ thành ở Quảng trị vào mùa hè đỏ lửa năm 1972. Có thể đó là tấm ảnh đã làm thay đổi cậu bé tôi vì chào cờ mỗi sáng thứ hai đầu tuần ở sân trường học, cậu bé tôi chỉ chăm lo cho bộ đồng phục của mình thẳng thớm, cột dây giày đã đúng cách chưa để không bị phạt
Trời cuối thu, những chiếc lá vàng bay lượn trên không rồi từ từ thả mình xuống mặt đất. Thỉnh thoảng một cơn gió nhẹ lướt qua, đám lá trên cành lao xao và khi trời lộng gió từng đám lá lià cành tung mình khắp không trung. Cảnh đẹp như tranh vẽ. Chỉ vài ngày nữa thôi, chiếc lá cuối cùng rụng xuống, cây sẽ chỉ còn những cành trơ trụi, khẳng khiu. Bà bước ra khu vườn nhỏ, lững thững đặt chân trên thảm lá vàng, những chiếc lá khô như vỡ vụn dưới từng bước chân. Không gian tĩnh lặng, êm đềm. Bà hít thật sâu, thở ra thật nhẹ. Bà đếm từng hơi thở, chú tâm đến từng bước chân đi, đầu óc nhẹ nhàng, tâm hồn thanh thản. Cứ lẳng lặng như thế cho đến lúc thấm mệt bà ngả người trên chiếc võng ngước nhìn lên trời cao tìm mây. Trời xám buồn, chỉ có vài quầng mây mỏng, ửng nắng.
Sau hơn hai năm sống lây lất ở trại tị nạn PFAC (The Philippine First Asylum Camp,) cuối cùng tôi được thằng Thanh sống chung trong nhà giới thiệu vô IOM (The International Organization for Migration) làm thế chỗ nó khi nó lên đường đi định cư vào giữa năm 1991. Cơ quan này là một trong các cơ quan đầu não rất quan trọng, chỉ sau Cao Ủy Tí Nạn (UNHCR-The United Nation High Commissioner for Refugees) và Văn Phòng Ban Quản Đốc Trại (OIC- Office In Command) mà thôi. IOM có nhiệm vụ đón người tới, đưa người lên đường định cư hay hồi hương, chăm sóc sức khỏe, lo lắng đời sống cũng như quản lý dân số trong trại do đó vô cùng bận rộn với rất nhiều công việc.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Gia đình cô Loan qua Mỹ năm 1995 theo diện HO. Cô có 3 người con, Tuấn (trai đầu) có gia đình ở Sacramento lái xe về nhà cô khoảng 2 tiếng đồng hồ, Kiệt (con nhì) và gái út là Thanh Phương làm việc bên Washington D.C và Texas. Cô chú đến tuổi nghỉ hưu nên cũng tìm niềm vui tuổi già. Cô Loan thích đọc sách và đi Chùa, còn chú Phi ưa gặp bạn bè uống cà phê tán dóc và tham gia sinh hoạt bạn “tù cải tạo”, bạn chung đơn vị lính, bạn trường học cũ và khoá Thủ Đức. Từ khi bị bệnh dịch Covid_19, cô chú chỉ biết bó gối xem tivi, xem phim và ra vô khu vườn tỉa hoa nhổ cỏ. Thỉnh thoảng Tuấn cũng lái xe lên thăm ba mẹ.
Chúng ta đang sống trong một đất nước an bình, thịnh vượng, và no ấm nên ít ai phải bận tâm với cái đói; chúng ta chỉ lo hôm nay phải đổi món ăn gì cho ngon miệng mà không ngán. Vậy mà ngay trên đất Mỹ này, nơi mà thực phẩm, thức ăn đầy đủ nếu không muốn nói là dư thừa và rẻ nhất thế giới, tôi vẫn còn giữ cái tật không cần thiết là tích trữ thực phẩm, đồ ăn khô phòng khi đói, bảo đảm giữ được phẩm chất 10 năm, và vài thùng nước 20-gallon màu xanh.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.