Hôm nay,  

Cánh Chim Tìm Đàn

06/12/201811:10:00(Xem: 10415)

Tác giả: Lê Nguyễn Hằng
Bài số 5565-20-31371-vb5120618

Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây, thêm một bài bài mới viết.



viet ve nuoc My 01
Niagara Falls.



viet ve nuoc My 02
Thousand Islands.


***

Sáng hôm đó, tôi mắt nhắm mắt mở thức dậy lúc 4 giờ vì tôi có cái tật cứ mỗi khi sắp phải đi xa là đêm hôm trước trằn trọc khó ngủ. Tôi vội vàng sửa soạn trong vòng nửa tiếng để sẵn sàng chờ Hồng tới đón cùng ra phi trường đáp máy bay đi Boston dự đại hội trường cũ, gặp bạn bè xưa.
Trời còn mờ mờ tối, đường xá vắng tanh và sương lạnh lãng đãng giăng mắc khắp nơi. Trong xe, ở ghế sau, ba đứa mặc cả tấn áo ấm ngồi sát vào nhau chật cứng. Vào tới sân bay, đến hãng United là nghe thấy tiếng cười nói rổn rảng thì nhất định là phe mình rồi, thế là chúng tôi nhập bọn ngay. Nhóm cựu học sinh nay da đã nhăn, tóc đã bạc mà cứ ăn uống nói cười tự nhiên như thể nơi đây là của riêng ta và tôi quên ngay cái đau khổ thức khuya dậy sớm sáng nay.
Vừa lên máy bay là Hương đã đưa cho tôi một gói xôi vò chả quế. Hỏi ra thì biết là cô ấy thức giậy từ hai giờ sáng thổi xôi gói từng phần cho mọi người. Tôi sực nhớ đến hai cái bịch nặng chĩu trên vai của Thanh, lúc nẫy phải mở ra cho họ khám xét, thì ra toàn là thức ăn đem cho cả nhóm. Thấy họ đã lo lắng chăm sóc cho nhau, tôi cảm động, thấy thương mấy người bạn “trẻ” này quá đỗi và nói thầm trong bụng,“Dân ‘nẩu’ mình sao mà dễ thương thế!”
Đến khách sạn đã khuya nên chúng tôi chỉ kịp lấy phòng xong là lăn ra ngủ để dành sức cho tám ngày bận rộn sắp tới và vì ai cũng đã phải dậy từ tờ mờ sáng, rồi bay một chặng đường dài hai chuyến từ San Jose đi Boston nên đều mệt nhoài.
Chúng tôi chiếm một số lớn phòng của khách sạn nên sáng dậy xuống gần tới phòng ăn đã nghe tiếng nẩu (miền trung) ròn rã. Mọi người dành nhau ôm chầm, chào mừng, hỏi thăm làm như sợ hết giờ mà chưa kịp tới lượt mình, đã đời rồi mới chịu ngồi xuống ăn điểm tâm.
Năm 1954, bố mẹ tôi đem các con di cư từ Hà Hội vào Saigon ở ba tháng thì được chính phủ phân phối ra Tuy Hòa, một thành phố nhỏ bé hiền hòa giữa Nha Trang và Quy Nhơn.
Tôi và một số học sinh bắt đầu từ lớp học trong cái miếu bỏ hoang dưới một gốc cây đa to, rồi tới vài gian nhà tranh vách đất, lên đến mấy lớp tiểu học xây cất đơn sơ, và cuối cùng là Trường Trung Học Nguyễn Huệ, ngôi trường mang tên một vị hoàng đế thương dân, một anh hùng cái thế, một nhà quân sự lỗi lạc của nước Việt Nam ta.
Mỗi lần nghe những câu hát của Phạm Trọng Cầu là tôi lại liên tưởng ngay đến thời đi học ở những “ngôi trường làng” tại Tuy Hòa,
Trường làng tôi cây xanh lá vây quanh,
Muôn chim hót vang lên êm đềm...
Trường làng tôi không giây phút tôi quên
Dù cách xa muôn trùng trường ơi...
Lần đại hội này, trong số gần năm trăm người tham dự có thầy Hiệu Trưởng đến từ Đan Mạch, lúc nào thầy cũng gắn bó với đám học trò xưa.Tuổi thầy đã cao và ở xa tận bên trời Âu, nhưng chưa thiếu thầy trong một buổi hội ngộ nào. Thầy nhớ mặt và hỏi thăm từng người. Năm nay thầy còn lên hát chung với chúng tôi bài hiệu ca “Nguyễn Huệ Hành Khúc” do các cựu học sinh sáng tác. Ngoài ra còn có cả thầy từ Việt Nam qua và những thầy cô đến từ Hoa Kỳ như Boston, California và Minnesota. Đây là lần đầu tiên sau hơn năm chục năm tôi mới gặp lại vị giáo sư dạy tôi lớp Anh Văn đến từ Minnesota. Nếu không giới thiệu thì dấu vết thời gian đã khiến thầy trò chẳng thể nào nhận ra nhau.
Thầy trò gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Thầy vui vì thấy đám học trò già đã thành danh mà vẫn tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn. Trò vui vì thấy các thầy cô vẫn còn sức khỏe đến cho học trò tỏ lòng tôn kính và biết ơn. Chúng tôi vẫn thuộc nằm lòng câu ca dao tục ngữ Việt Nam:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa
Tối thứ bẩy và chủ nhật, chúng tôi ăn mặc chỉnh tề đi dự đại hội. Sự thành công rực rỡ khiến chúng tôi phải ngả mũ cám ơn ban tổ chức. Mấy chục cô tiếp tân mặc đồng phục áo dài hồng điểm hoa màu vàng nâu nhạt, vòng màu nâu đậm cuốn quanh chiếc áo dài tăng thêm vẻ lộng lẫy khiến mọi người xuýt xoa khen ngợi. Những người hướng dẫn chương trình thật lưu loát và duyên dáng. Các ca sĩ cây nhà lá vườn hát rất hay và truyền cảm.Những điệu múa, nhạc cảnh được dàn dựng công phu và màn trình diễn thời trang với y phục của nhiều nước trên thế giới rất ngoạn mục và sôi nổi. Ban tổ chức đã bỏ bao công sức và thời giờ để thực hiện buổi đại hội tuyệt vời như thế này khiến mọi người rất là cảm kích.
Đêm cuối cùng “cup luân lưu” đã được chuyền qua các anh chị cựu học sinh để tổ chức đại hội năm tới tại Las Vegas. Trong khi đó cũng có một số anh chị tình nguyện cho những năm sau tại Austin Texas, San Jose California, Florida, Minnesota, cả Montreal Canada và nước Úc xa xôi nữa. Càng ngày càng nhiều người xin vác ngà voi. Trước đây đại hội chỉ được tổ chức hai, ba năm một lần, lâu nay trở thành mỗi năm một lần, không biết có phải vì các anh chị thấy thầy trò đều tuổi già sầm sập tới nên chạy…nước rút chăng.
Ngày hôm sau, thứ hai, bốn chiếc xe buýt lớn chở chúng tôi đi thăm thành phố Boston. Trong cơn mưa bay nhè nhẹ, chúng tôi qua khu thương mại của người Việt Nam, đến trường Đại Học Massa-chusetts Institute of Technology (MIT). Tuy lạnh chúng tôi vẫn đội áo mưa đi bộ vào trường Đại Học Harvard nổi tiếng trên thế giới, có nhiều người muốn vuốt cho bằng được đôi giày bóng loáng của ông viện trưởng, rồi mới chịu về ghé tiệm Tàu ăn tối.
Sáng thứ ba, chúng tôi cùng nhau ăn bữa điểm tâm cuối cùng vì một số bạn trở về nhà sau đại hội, một số vượt sóng viễn du trên chuyến Royal Caribbean, còn nhóm chúng tôi năm mươi người sẽ đi bằng đường bộ qua Canada.
Sau màn nhộn nhịp trao đổi số điện thoại, địa chỉ email, chúng tôi đã bắt tay nhau, ôm nhau thật chặt hẹn ngày tái ngộ với đôi mắt rươm rướm. Tuổi này rồi, đâu biết tương lai sẽ ra sao.
Năm mươi người chúng tôi lên xe bắt đầu chuyến tour bus bốn ngày đi thăm nước láng giềng. Khời hành từ Boston đến Niagara Falls thuộc tiểu bang Ontario. Đến nơi, trời đã sẩm tối, sau khi lấy phòng mọi người đi ăn rồi về nghỉ ngơi.
Sáng sớm hôm sau, thứ tư, chúng tôi mặc áo mưa ra chiêm ngưỡngNiagara Falls. Cây cầu Rainbow Bridge đã nối liền thành phố này với nước Mỹ. Đứng trên bờ, cạnh hàng lan can vẫn bị hơi nước thoang thoảng tạt vào mặt. Đây quả thật là một kỳ quan thế giới.Nhìn phía nào cũng thấy những dòng thác chảy cuồn cuộn không ngừng, ban ngày thì oai phong hùng vĩ, ban đêm đổi màu liên tục rọi vào bức tường nước thật rực rỡ lộng lẫy.
Đến Toronto cũng thuộc tiểu bang Ontario với những ngôi nhà đồ sộ kiến trúc theo kiểu cổ xưa lẫn hiện đại và tòa tháp CN Tower cao 1.815 feet sừng sững tọa lạc ngay ở trung tâm thành phố.Đoàn ghé lại đi thuyền trên sông ngắm Thousand Islands, một nhóm đảo nằm trên biên giới Hoa Kỳ và Canada,chỗ hồ Ontario gặp sông St. Lawrence.Tổng cộng có 1.864 đảo, vài đảo như một xóm nhỏ với những lâu đài cổ kính đẹp như trong truyện cổ tích thần thoại, có đảo chỉ độc nhất một căn nhà, những biệt thự này là nơi nghỉ mát của các triệu phú, tỷ phú trên thế giới.
Thứ năm đi Montreal, tỉnh đông dân nhất của Quebec, ghé thăm hai nhà thờ Notre Dame và Thánh Giu Se. Trong nhà thờ, tôi thấy những cây nạng gỗ của những người bị què chống nạng đến đây cầu nguyện và được ân sủng nên ra về không cần phải dùng nạng nữa.


Đêm cuối cùng ở Montreal, một cựu giáo sư và phu nhân ở địa phương ghé khách sạn thăm học trò mang theo rất nhiều rượu ngọt, bánh kẹo, thạch và trái cây. Thầy trò thi nhau chụp hình kỷ niệm vàăn uống vui như Tết đến nỗi thầy cô ở lại khách sạn qua đêm với đám học trò già, rồi cao hứng tình nguyện tổ chức đại hội tại tỉnh nhà vào lần tới.
Sáng thứ sáu chúng tôi lên đường trở lại Boston.Trong suốt chuyến đi, hai anh hướng dẫn viên người Việt Nam, gốc ở Boston, làm việc rất có lương tâm, thành thạo, lịch sự và hòa nhã. Các bạn đồng môn đã không ngớt hò hát, kể chuyện, pha trò thật vui nhộn và sống động làm mọi người quên cả đường xa mệt mỏi.Ngôi trường làng của tôi không chỉ sản xuất ra những người thành danh trong nghề nghiệp chính mà còn có nhiều tài năng xuất sắc đáng ca ngợi trong lãnh vực văn nghệ tài tử.
Có một chuyện khiến tôi dở khóc dở cười là sáng hôm thứ ba ở Boston, mấy người chúng tôi rủ nhau đi ănlobster và clam chowder, đặc sản của Boston, không thì “nhà quê” quá. Nhóm chúng tôi có bẩy người nên phải đi bằng một xe Uber và một taxi. Khi đặt Uber, bạn tôi không biết là con đường Commonwealth của tiệmăn ở Boston cũng có ở thành phố Newton nên xe tôi đã đến nhầm…địa chỉ. Khi tài xế thả ba đứa tôi xuống, nhìn quanh là một khu gia cư, không thấy tăm dạng một tiệm ăn nào.
Trên đôi giày cao gót trong cơn gió lạnh mà quần áo lại không đủ ấm,tôi đi lên đi xuống con dốc ở một thành phố lạ vắng tanh, tìm số nhà mà trong bụng…run cầm cập. Chung quanh khu sang trọng đắt tiền này không có một ai ngoài đường để hỏi, trong khi đó điện thoại của tôi lại…hết pin, thật là họa vô đơn chí. Tôi đâu ngờ rằng dù tôi đã charge đêm qua trước khi đi ngủ, nhưng từ sáng đến giờ bạn bè gặp gỡ, tranh nhau chụp hình rồi gửi qua gửi lại, text tới text lui, nên đã dùng cạn pin. Tôi đành mượn điện thoại của chị bạn nhưng là loại máy khác nên trong lúc đang bối rối, tôi cứ loay hoay bấm trật số, mãi khi gọi được tiệm ăn để hỏi lại địa chỉ thì nhìn thấy bên kia đường có cái bảng đề chữ Newton mới biết là mình đến sai thành phố.
May mà tôi có cái Uber app trong điện thoại, nhưng chưa bao giờ dùng nên lúng túng mãi mới liên lạc được với Uber trong khi bụng đánh lô tô nhìn thấy cái dấu đỏ hiện ra trên cái iPhone đe dọa “cháy máy.” Mớiorder Uber đến đón ba đứa tôi trở về khách sạn thì nhóm thứ hai gọi cho biết là họ vừa tới tiệm ăn đúng địa chỉ và chờ chúng tôi. Tôi bèn hủy bỏ chuyến xe Uber và nói bạn tôi nhờ ông tài xế taxi qua đây đón chúng tôi tới đó.Không biết mình đang ở đâu và phải làm gì trong khi vừa đói, vừa rét và trải qua những cú điện thoại căng thẳng, ba đứa tôi mệt quá bèn ngồi bệt xuống đất trước thềm một căn nhà trị giá chắc khoảng 5, 7 triệu để chờ taxi đến, may mà chủ nhà không gọi cảnh sát đến bắt mấy bà già thiểu não như ăn mày tội “trespassing”. Cuối cùng hai nhóm cũng gặp nhau và cùng ăn bữa lobster và clam chowder…nhớ đời!
Sau hai ngày dự đại hội vui vẻ với bạn bè và suốt năm ngày trên xe buýt với năm chục đồng môn, tôi thấy thế giới như nhỏ lại và đám học trò già càng thân thiết nhau hơn.
Bây giờ ngồi xem lại mấy trăm tấm hình, ngắm nghía từng thầy cô và bạn hữu, người nào cũng tóc bạc da nhăn khiến mắt tôi cay cay. Bạn cũ trường xưa bao giờ cũng cho tôi cảm giác bồi hồi, ấm áp và tôi muốn thời gian qua mau để gặp lại nhau lần nữa, để niềm hạnh phúc và kỷ niệm đẹp càng ngày càng đầy thêm.Những tấm hình này nhắc tôi bao kỷ niệm thời đi học tươi hồng hạnh phúc, vùng ký ức xa xôibỗng thênh thang hiện về…
Ngày đó, thời gian học ở những ngôi trường làng này, giờ nghỉ trưa, đám học trò con trai chơi bi, đánh đáo, quăng vụ, đá banh…, đám con gái chơi rải ranh, ô ăn quan, u quạ, nhảy lò cò…
Lớn chút nữa, ngoài giờ học, trèo cây hái trộm ổi, mận, rồi rủ nhau chèo thuyền đi bẻ mía, bẻ bắp.Tuổi nhỏ ơi, sao hồn nhiên, vô tư quá chừng.
Tôi còn nhớ những ngày rong chơi mùa hè đến nhà một người bạn cùng lớp có khu vườn rộng, quanh sân có tiếng gà vịt đuổi nhau, đằng sau vườn trái cây mùa nào thức nấy, cành lá xanh tươi vươn trên ao, hồ nuôi cá nuôi tôm. Đọc thơ, tán dóc, đuổi hoa, bắt bướm mãi, chúng tôi ra vườn cắt một quả bầu, vớt tôm vào nấu canh, bắt cá vào kho ăn cơm, có khi bày ra xay bột đổ bánh xèo… tình bạn như reo hò rộn rã trong tiếng bánh chiên xèo xèo, mặc dù bánh không có nhân, nhưng chấm với mắm cái vẫn ngon không thua gì cao lương mỹ vị. Khi ra về đứa nào cũng tay ôm tay xách trái cây của chủ nhà cho. Tuổi thơ ở vùng quê đơn sơ, bình dị như vậy đó. Bây giờlớn tuổi, trí nhớ đã bắt đầu suy giảm nhưng những ký ức tuổi học trò xa xưa lúc nào vẫnấp ủ ở một vùng dành riêng khép kín trong lòng tôi.
Lên đến trung học, chúng tôi tập làm người lớn.Đến trường, nam sinh mặc quần xanh đậm, áo sơ mi trắng, nữ sinh mặc quần trắng, áo dài trắng, thứ hai chào cờ phải mặc áo dài xanh da trời.Phần lớn con gái để tóc thề thả gió bay baycho các anh,
Ươm mơ lên mái tóc thề xõa vai (1)
Thỉnh thoảng giáo sư hướng dẫn của lớp đưa học trò đi cắm trại ở rửng dương, nơi những cây thông ngút ngàn không ngớt rì rào, lúc trẩm buồn thổn thức, lúc réo rắtvi vu. Ban ngày thầy trò chơi những môn hướng đạo, rồi nấu cơm bằng cành và láthông nên trên sống, dưới khê nhưng cũng cùng nhau ăn uống ngon lành. Tối đến đốt lửa trại thầy trò đàn hát, trên bờ biển lung linh soi bóng hàng dương liễu thơ mộng. Ôi những ngày thần tiên của tuổi học trò này vẫn in đẫm trong trí nhớ của tôi dù đã cằn cỗi, mỏi mòn.
Rồi chúng tôi bắt đầu ăn mặc tươm tất hơn, chải chuốt hơn. Thư bay qua, lời bay lại, ươm mầm cho những mối tình thơ dại, chỉ một hai cặp đơm bông kết trái, còn lại đều gửi gió cho mây ngàn bay. Sau này thỉnh thoảng gặp lại chỉ còn nhìn nhau tủm tỉm cười nhớ lại chuyện ngày xưa với những mối tình trong trắng, vụng dại,
Em ngày xưa mái tóc thề
Chung trường chung cả con đê đầu làng (2)
Những ngôi trường làng đã ôm ấp nuôi dưỡng bao mái đầu xanh ngây thơ vô tội đến tuổi trưởng thành.Những hình ảnh thân thương cũ làm mềm cả lòng, chúng đã cột chặt vào tôi từ thuở ấu thơ nơi thôn dã đến kinh đô Saigon hoa lệ, rồi vượt trùng dương sang tới nơi đây.
Nhớ thuở học trò rơi giọt lệ
Thương thời cắp sách rớt châu nhòa
Bao nhiêu kỷ niệm còn in dấu
Yêu mái trường tranh vẫn mãi ta (3)
Những ngôi trường làng của tôi, cũng có cây xanh, cũng có chim hót này đã sinh ra bao nhiêu nhân tài và những chiến sĩ can trường trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Bây giờ hạt giống này lại được sinh sôi nẩy nở trên đất màu mỡ, trong không khí tự do nên đã sàn suất ra những khoa học gia, sáng lập viên công ty, bác sĩ, kỹ sư, luật sư, chuyên gia…khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ và thế giới.
Trải qua bao thăng trầm trong cuộc sống, sau khi tốt nghiệp Tú Tài chúng tôi mỗi đứa một phương. Rồi cơn hồng thủy năm 1975, lại thêm một lần tứ tán và một số thầy cô, bạn hữu đã không còn trên thế gian này nữa, thế mà mỗi năm những cánh chim lưu lạc, tản mát bốn phương trời lại tìm đàn tụ hội đông đủ tại một thành phố cách xa quê hương yêu dấu vạn dặm, để cùng ở một nơi, cùng ăn một chỗ thì thật là huyền diệu.
Kỷ niệm êm đềm khiến lòng tôi phơi phới hân hoan, hôm nay tôi đa õnáo nức chuẩn bị cho chuyến đi Hội Ngộ tháng mười năm 2019 tại Las Vegas.
Lê Nguyễn Hằng

(1) Lục Bát Cho Em của TTL.
(2) Chuồn Chuồn của Khiếu Long.
(3) Yêu Mái Trường Tranh của Hoài Hương Nguyễn Thị Thọ.

Ý kiến bạn đọc
12/12/202207:07:35
Khách
<a href="http://candipharm.com/
">http://candipharm.com/</a>
29/06/202112:41:34
Khách
sildenafil 58 https://pharmaceptica.com/
18/06/202109:36:00
Khách
erectile cherries https://pharmaceptica.com/
15/06/202116:34:56
Khách
tadalafil online with out prescription <a href="https://elitadalafill.com/">buy cialis</a> tadalafil pah
03/06/202112:22:25
Khách
tadalafil vs cialis reviews <a href="https://elitadalafill.com/">tadalafil price at walmart</a> tadalafil side effects
14/05/202103:06:14
Khách
find cheap cialis online: <a href=" https://cialisbnb.com/# ">cialis original for sale</a> cialis 20mg for sale
http://cialisbnb.com/# buy cialis ebay
29/03/202106:01:21
Khách
tadalafil dosage https://elitadalafill.com/ tadalafil dosage
08/12/201813:27:56
Khách
Đến Toronto cũng thuộc tiểu bang Ontario
- người Việt đia phương gọi là tỉnh bang Ontario
Montreal, tỉnh đông dân nhất của Quebec
- thành phố Montreal, đông dân nhất của tỉnh bang Quebec
08/12/201800:55:13
Khách
Đọc bài của chị Hằng, cả một trời thương thương nhớ nhớ. Nhớ nhiều nhứt trò chơi ô ăn quan. Mà lạ hồi xưa chơi giỏi lắm, sao giờ chẳng nhớ cách chơi ra làm sao nữa, quên mất tiêu rồi chị ơi. Chúc chị luôn vui khỏe và viết thêm nhiều, nhiều nữa cho mọi người được đọc.
07/12/201805:54:27
Khách
Cảm ơn tác giả đã cho người đọc sống lại những ngày ấu thơ.
Lời văn bình dị, chân tình của tác giả đã cho tôi được đồng hành tham dự ngày vui hội ngộ .
Chúc Lê Nguyên Hằng sẽ tiếp tục sáng tác trong năm 2019 .
Hồng Điệp
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,251,884
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển và định cư tại Salt Lake City, Utah từ tháng 8 năm 1987 đến nay. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Tuần lễ Halloween bắt đầu, mời đọc chuyện sợ ma. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của bà là chuyện về một gia đình H.O. có các con trên 21 tuổi từng bị từ chối cho đi theo cha mẹ. Nhờ Tu Chính Án của Thượng Nghị Sĩ John McCain, mà họ đã có thể đoàn tụ từ sau năm 1995.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến