Hôm nay,  

Đi Săn Cá Sấu

19/07/201700:00:00(Xem: 12419)

Tác giả: Nguyễn Viết Tân
Bài số 5171-19-31015-vb4071917

Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.

* * *

blank
Cá sấu, ba ba ở Orlando.

Ở nhà nấu cơm đuổi ruồi cho vợ riết cũng chán, máu phiêu lưu nổi lên, tôi bèn quyết định đi qua miền Đông Nam nước Mỹ chơi mot chuyến.

Tháng này gọi là low season nên vé máy bay đi về từ Little SG qua tới Orlando có hơn 200 đô mà thôi.

Ra tới phi trường mới biết là cái valy mình kéo theo họ cũng bắt đóng thêm tiền là 40 đồng, ngoài ra mỗi thùng ký gởi phải đóng thêm 5 chục bớp nữa.

Bởi thế nếu đi máy bay giá rẻ như hãng Frontier thì chỉ nên đeo theo cái ba lô nhỏ trong có vài ba bộ quần áo.

Từ Lax tới Orlando bay có 4g40 phút nhưng khi bay về bị ngược gió nên 5g 15 phút mới tới.

Đúng là hãng bay giá rẻ có khác, tuy cũng là Airbus 320 nhưng trang bị ghế mỏng dính, trong suốt hành trình 5g bay, "thượng đế" được mời nước lạnh có một lần rót trong cái ly nhỏ xíu, còn muốn nước ngọt, nước trái cây hay cái vớ vẩn gì đó đều phải mua.

Thôi kệ, mình hà tiện thì ráng chịu khổ, nhưng thế ngồi cấn cái lắm, không thoải mái để ngủ nghê gì được. Lần sau tôi không thèm đi hãng này nữa vì khi về tôi có mang nhiều quà lắm, 2 valy mà bị họ đè ra lấy 85 đồng tiền tươi.

Tôi đã đến thành phố Orlando nhiều lần, từ trên trời nhìn xuống thấy thành phố có rất nhiều hồ lớn, gọi là đầm lầy thì đúng hơn vì loại cây trầm thủy như đế, lau sậy, rong bèo... mọc tràn đầy y như vùng U Minh ở Việt Nam vậy.

Cách đây hơn 5 năm, không biết vì lý do gì, mà một căn nhà ở đây giá trung bình 200 ngàn bỗng tụt xuống bốn năm chục ngàn, ông bạn tôi rủ rê mua lấy một mớ. Dân chúng không có việc làm di cư đi nơi khác nên giá thuê nhà cũng rẻ rề, mỗi căn chỉ chừng 600 một tháng.

Thời điểm đó 1 căn nhà ở vùng Little SG có giá 500 ngàn, bán đi qua đó mua được 10 căn.

Tính sơ ra thì thấy có lợi rất nhiều vì 10 căn cho mướn được 6 ngàn, còn 1 căn ở Cali làm sao cho mướn được 3 ngàn?

Quân sư của tôi tính ra rõ ràng và đơn giản là sẽ lời gấp đôi nếu so sánh đầu tư địa ốc giữa 2 miền, thế nhưng khi bỏ lên email và website của đồng hương Kinh 5 thì chẳng có ai ý kiến ý cò gì cả.

Bà xã tôi lại còn cãi: Người đâu của đó, mua nhà tuốt bên đó làm chi? Rồi ai là người săn sóc, cho thuê nhà?

Thế mà tôi cũng lén vợ mua được mấy căn.

Bây giờ mỗi lần tôi tỏ ý tiếc xót vì đã bị bả làm kỳ đà cản mũi, thì môi bả cong tớn mãi lên.

Lần này qua đây tôi được biết rằng nhà mà giá 50 ngàn hồi đó, bây giờ bán 125 ngàn thì khó chứ 100 ngàn thì bán cái vèo, nhưng bán làm chi, vì bây giờ căn 4 phòng ngủ đã cho mướn lên tới 950/tháng.

Tiền quản lý, bạn tôi không lấy, mà bỏ hết vào quỹ Bác Ái Kinh 5 Foundation để giúp Thương phế binh và bà con khốn đốn bên quê nhà. Thật là may quá.

Sở dĩ giá nhà lên hơn gấp đôi là vì người ta lại đổ xô về vùng này, việc làm tăng nên thu hút dân chúng về nhiều cũng chẳng có chi lạ.

Hiện nay dân số Florida đã qua mặt New York rồi, chỉ thua có California và Texas mà thôi.

Tôi về đến nhà bạn khi mặt trời vừa lên, ánh sáng ban mai nhảy múa trên mặt hồ ngay đàng sau nhà rộng đến mấy hecta tràn ngập một loài thuỷ sinh. Chúng giống hoa sen, mà cũng giống bông súng và nở hoa vàng. Từng đàn cò diệc đậu trên hàng cây ven bờ. Xa xa nơi bãi lau sậy hay cây bồn bồn trắng xoá cánh cò an nhàn đứng rình mồi.

Một điều rất đặc biệt là cá nơi đây y như cá ở miền Tây nước Việt: Cá lóc, rô đồng, ốc bươu, tép rong, rùa, ba ba...cứ thả câu xuống là không dính thứ này cũng thứ kia.

Sau một ngày thăm thú nhà cửa mà tôi rất thích thú, vì trong vườn có những cây sồi già đến cả trăm tuổi, hai người ôm chưa hết chu vi. Dưới gốc sồi là rừng quít trái sai chi chít.

Xong cơm chiều là chúng tôi sửa soạn đi câu.

Trời đã tối lâu rồi, tứ bề yên ắng. Khi ánh đèn pin quét trên đám lá, cứ thấy cặp mắt xanh lè như hai đốm ma trơi là bạn tôi nói nhỏ: Cá sấu đấy.


Mùa săn cá sấu ở Florida từ 15 tháng 8 đến ngày 1 tháng 11.

Chỉ được đi săn từ 5g chiều đến 10g sáng. Tuy hiện nay có tới 1 triệu 200 ngàn cá sấu sống nơi hoang dã nhưng mỗi người trên 18 tuổi (đã mua giấy phép) chỉ được bắt 2 con/năm.

Giấy phép bán ra có giới hạn tùy vùng và giá không rẻ: 272 đô cho dân cư Fl. 1,022 cho dân các tiểu bang khác tới, nhưng người bị disability chỉ phải trả 22 đô mà thôi. Như vậy nếu tôi ở California qua bắt được 2 con cá sấu thì giá mỗi con cũng khoảng 500 đô!

Tôi qua đây chơi, đi theo để phụ bắt thì phải trả 52 đô cho cái vụ phụ trói chú nó.

Tiểu bang này khuyên những người đi bắt cá sấu nên học một lớp an toàn, để làm thế nào khi sấu dính câu hay vào lồng bẫy nó không "tớp" mình.

Họ cũng yêu cầu mình mua bảo hiểm để lỡ có chết hay cụt tay cụt chân (nghe thấy vậy cũng hơi sợ).

Tôi cứ tưởng cá sấu phải lớn lắm mới được bắt, ai dè dài 18 inch là bắt được rồi.

Có nhiều cách săn cá sấu như dùng lao, súng bắn tên, câu bằng mồi gỗ có quấn bên ngoài một lớp phổi bò thúi và dùng lồng bẫy.

Da cá sấu có thể lột bán cho người ta thuộc da làm dây lưng, bóp đầm; thịt có thể bán nhưng phải do một người chuyên nghiệp pha thịt.

Da cá sấu nhỏ bán không được giá nên đem chôn.

Ông bạn tôi có người là Handyman tới chơi phê bình:

- Mấy cha nội này bư quá, có cái da và đuôi ngon nhất thì đem đi chôn. Ta phải dùng đèn khò lớn mà thui, cạo vảy rồi xé phay, xào lăn hay nấu càri thì thiệt là hết xẩy con cào cào.

Sáng hôm sau tôi ra vườn thăm cây trái, đầy đủ y như vườn bên quê nhà vậy.

blank
Cá sấu, ba ba ở Orlando.

Từ cầu tàu cho đến những cây gần đó, có nhiều cò diệc và đặc biệt là có những con cốc lông đen và cổ dài. Tôi nhớ đến bài hát ru em ngày xưa:

- Cái cò cái cốc cái nông.
Ba con cùng béo vặt lông con nào.
Vặt lông con cốc cho tao.

Ở bên Tàu người ta nuôi con cốc để đi săn cá. Chủ nhân ngồi trên chiếc ghe nhỏ, con cốc bị cột một sợi dây vào cẳng, tròng vào cổ một vòng tròn cứng như cái khoen. Cốc được thả ra lặn sâu bắt được con cá, nhưng không nuốt được vì cái khoen trên cổ. Chủ nhân chụp gỡ con cá bỏ vào ghe và con cốc cứ tiếp tục bắt cá đến chừng không còn cá quanh đó thì chủ vớt lên, tháo vòng ra và cho mấy con cá vụn. Nó vui lòng làm nô lệ như vậy, y như tầng lớp nhân dân ở những xứ có lãnh đạo độc tài.

Người ta thường nói câu: Cốc mò cò xơi.

Con cốc lặn lội dưới nước vừa bắt được con cá, nhoi lên mặt nước chưa kịp nuốt thì con cò rình sẵn, dớt tay trên. Có những việc một người bỏ công ra làm rất vất vả nhưng khi có kết quả thì người khác hưởng.

Nói đến đây, tôi thương cho người nông dân Việt Nam quanh năm chân lấm tay bùn, hay những công nhân trong nhà máy, đổ mồ hôi hột mà lương phạn được lãnh có bao nhiêu, nên đời sống mãi nghèo nàn, năm năm, tháng tháng vắt mũi bỏ miệng.

Căn nhà cũ cũng nằm kế bên hồ lớn, cách đây chừng 20 phút, nhưng cá thì lại rất khác nhau. Hồ kia có cá rô phi, cá big mouth bass và con cá có hàm răng ghê gớm là cá Alligator gar mà trong 1 bài viết đi câu của Mr. Bond đã đăng trên VVNM năm kia. Nó có đầu giống hệt con cá sấu nhưng đuôi lại giống cá lóc, có con dài tới cả thước.

Tôi còn nhớ 2 năm trước, hồi vợ chồng Thy & Phương Dung và Thụy Nhã còn ở Florida, chúng tôi đi câu, bắt được con cá bass lớn, hấp lên cuốn bánh tráng rau sống mà gần 10 người ăn cũng không hết. Còn ở hồ này thì cá lại giống bên VN, đó là cá rô đồng, cá trê, cá lóc và đặc biệt có rất nhiều ba ba và rùa. Chúng bò cả lên sân sau nằm phơi nắng bên những chú cá sấu con, nhưng hễ thấy bóng người là cả bọn vội vàng tụt xuống hồ rồi bơi ra xa.

Gần một tuần rong chơi thì tôi bỗng nhớ nhà. Người bạn đã đóng đầy 2 thùng 50 lbs quà, có cả trái vả mà bà xã (người gốc Huế) của tôi rất thích.

Ăn cơm xong là tôi sẽ lên phi trường.

Buổi chiều tôi ra vườn sau, đứng nhìn bầy cò để từ giã: Thôi mấy em ở lại làm kiếp chim trời, còn anh trở về với vợ dại con thơ để làm thân nô lệ.

Nguyễn Viết Tân

Ý kiến bạn đọc
21/07/201703:15:00
Khách
Những gì ông Dũng viết là ý kiến cá nhân của ông Dũng về bài viết Đi Săn Cá Sấu, chớ ông Dũng có nhắm vào HT đâu, mà HT lại xía vô nhỉ ?! Vô duyên thối !

Tác giả NVT bỏ lửng câu chuyện giữa chừng, không cho biết có bắt được con cá sấu nào không ? Lan man sang những chuyện linh tinh khác để làm gì ?!
20/07/201721:21:27
Khách
Các tác giả của mục VVNM có ai vô đọc những comment này không? Hay toàn là người đọc phê bình với nhau? Đề nghị với Việt Báo bỏ cái mục Góp ý này đi.
20/07/201721:17:31
Khách
Tôi cũng rút lại comment.
20/07/201721:17:22
Khách
Goi? Xa nha`
Moi~ nguoi` mot trinh` ddo^ , co' sao miet thi nguoi` qua' ddang'
Uoc; gi` Kim dduoc gap Xa nha` nhi? dde? xem dung nhan & ngoai. hinh` Trinh` ddo cua? Xa nha` Kim co' the? dda~ ddoan' dduoc .Cac' nha` hoc cao hieu? rong , ho rat khiem ton' & ddo^. luong dday' Xa nha` oi !
Mong lam' thay
Kim ho
20/07/201721:15:21
Khách
Phê bình góp ý cho người viết là điều tốt, nhưng kiểu chỉ trích như ông Dũng là 1 điều tồi.
20/07/201719:10:05
Khách
Tôi xin rút lại ý kiến.
20/07/201718:12:01
Khách
Viết lăng nhăng. Người đọc tựa bài tưởng là kể chuyện về một buổi đi săn cá sấu; đọc xong bài mới biết không phải.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,400,918
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến