Hôm nay,  

Hai Nữ Lưu của Lacey

05/01/201700:00:00(Xem: 11127)

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 5011-18-30711-vb5010517

Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông hiện là cư dân Lacey, Washington State, từng trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại Học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Sau đây là bài mới của ông.

* * *

Xin được viết về hai nữ lưu thuộc hai thế hệ khác nhau nhưng là biểu tượng cho niềm hảnh diện của cộng đồng người Việt tại vùng Lacey và Olympia của tôi. Đó là chị Dung, đã quá cố năm 2014 và cháu Xuân, con gái độc nhứt của anh chị Đồng, cháu lên xe hoa tháng Chín năm 2016.

Tôi biết chị Dung đã lâu khi chị còn là cô giáo dạy vũ dân tộc cho Trường Việt Ngữ Olympia từ lúc trường mới thành lập. Chị nhỏ người, linh hoạt, đầy nhiệt tâm trong phục vụ và lúc nào cũng khiêm nhường và hoà nhã với mọi người. Từ phụ huynh, thầy cô trong trường cho đến các em, ai cũng đều kính mến chị. Mà không kính mến chị thế nào được đối với một người dành tất cả tâm huyết ra để phục vụ cho việc duy trì văn hóa cho trẻ em Việt trong vùng. Nhờ chị mà Trường có được một đoàn múa dân tộc để đi trình diễn và giới thiệu văn hoá Việt đến các lễ hội văn hoá các sắc tộc ở tận Tacoma và Seattle.

Chị và chồng là công chức chính phủ và có hai con trai đều thành đạt. Ngoài giờ làm việc, chị dồn tất cả công sức và thời gian cho Trường Việt Ngữ. Nhiệt tâm phục vụ của chị lên cao đến mức bất cứ lúc nào, bất cứ khi nào có thời gian chị đều hình dung ra trong trí mình những điệu vũ mới để dạy cho các em. Lớp học ở Trường chỉ mở vào tối thứ Sáu mỗi tuần còn tập vũ thì vô chừng và có thể tập ở nhà riêng.

Tôi chưa bao giờ nghe hay thấy chị nói đến chuyện shopping hay đi shopping. Ngoài thì giờ dành cho dạy vũ, Chúa Nhật chị dành để đi nhà thờ. Chị ăn mặc giản dị, không son phấn và luôn tích cực đóng góp cho nhà Trường và cho giáo sự.

Tôi còn nhớ có một năm, tôi đi dự Ngày Lể Hội Văn Hóa Sắc Tộc tại Trung Tâm Văn Hóa Olympia và được xem màn vũ dân tộc Việt do chị hướng dẫn cho các em. Nhìn các em trong y phục cổ truyền, uyển uyển dịu dàng trong vũ khúc Nón Lá Bài Thơ rất duyên dáng và thật dễ thương tôi mới cảm phục sự dầy công hướng dẫn, tập dượt và tài sáng tác của chị cho màn vũ ngoại hạng này. Màn vũ này được tờ báo địa phương đăng với lời khen đầy khích lệ. Nhìn nét mặt rạng rỡ và sự vui mừng của các em khi xem bài báo, chúng tôi ai cũng thấy hãnh diện lây.

Tôi ít có dịp gặp chị, chỉ thỉnh thoảng gọi phone để thăm hỏi chị:

- Chị Dung hả? Em Thành đây. Chị có khỏe không?

- Thành hả? Nghe em gọi chị mừng lắm. Em và vợ em ra sao? Thiệt là bận rộn quá, hai chị em mình ít có dịp gặp nhau quá... Sao? Vợ em ra sao? Có đi làm ở đâu không, em?

Không đợi tôi trả lời chị tiếp:

- Cuối tuần nhớ chở vợ em đi chơi cho cổ đỡ buồn nhe em...

Lúc nào chị cũng thật tình quan tâm đến hai tôi, mà chẳng những đối với hai tôi mà còn đối với tất cả mọi người.

Có thời gian chị bị bịnh nặng phải chịu qua nhiều lần hoá trị và nghỉ phép ở nhà trị bịnh. Dù vậy khi khỏe trong người chị vẫn đến Trường để sinh hoạt với các em. Thời gian đó tôi nghe nói là chị gầy yếu và xanh xao lắm. Ai cũng khuyên là chị nên ở nhà dưỡng bịnh nhưng chị nói là ờ nhà buồn và nhớ các em lắm chịu không được. Khi nghe tin mẹ ở Việt Nam lâm trọng bịnh, chị xin phép về để chăm sóc cho mẹ mình. Vì bịnh tình của chị chưa được hoàn toàn hối phục rồi lại phải sớm khuya chăm sóc cho mẹ mình chị đã qua đời trước mẹ.

Cộng đồng Lacey và Olympia có tổ chức một buổi truy niệm chị ở phòng họp của thư viện Lacey với sự tham dự kỷ lục của bà con ở mọi lớp tuổi, mọi giai tầng trong cộng đồng. Trong những lượt người phát biểu có người đã khóc nức nở khi nhắc đến con người đáng kính mến và công lao to tát của chị trong sự nghiệp đóng góp lớn lao cho việc giáo dục Việt ngữ và văn hoá dân tộc cho con em trong cộng đồng.

Có ai đó đã nói rằng có người “chết” hồi hai mươi bảy tuổi nhưng đến hơn bảy mươi mới chôn! Còn như chị đây thì dù chị mất đi ở tuổi trên sáu mươi nhưng hình ảnh thân kính của chị luôn chôn sâu không phai trong lòng của mọi người ở cộng đồng Lacey và Olympia này.

Từ ngày chị qua đời đến giờ, lúc nào tôi cũng nuôi một ước mơ là kêu gọi được sự đóng góp của phụ huynh các em Trường Việt Ngữ và cộng đồng này để có được một bức tượng bán thân của chị đặt ở lối vào chímh của Trường để tượng nhớ đến một nhà sư phạm cả đời hy sinh với tất cả thành tâm cho việc duy trì tiếng Việt và văn hoá Việt ở xứ người. Mỗi năm đến ngày chị qua đời, rất mong Ban Giám Hiệu nhà Trường đọc lại tiểu sử, thành tích và nói lời tri ơn chị để các em các cháu không quên một cô giáo gương mẫu đã qua đời.

Sau chị Dung, cộng đồng người Việt ở Lacey chúng tôi còn có cháu Xuân rất được quí mến.

Tôi quen anh chị Đồng đã lâu, anh là sĩ quan Công Binh đã góp phần vào công trình xây Nghĩa Dũng Đài, Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa của ta khi xưa. Anh qua Mỹ theo diện H.O. với vợ, chị Liên, và đứa con gái duy nhứt là cháu Xuân. Cháu Xuân học giỏi ngay từ khi còn ở Việt Nam. Qua tới Mỹ, nhờ sự cần kiệm hy sinh của hai anh chị mà sau khi học hết trung học, cháu chuyển lên theo học Đại học Washington và cách đây vài năm ra trường với bằng dược sĩ và đã có việc làm. Cho đến ngày dự đám cưới tôi chưa hề gặp mặt cháu. Chỉ một lần gọi phone cho anh thì nghe tiếng cháu trả lời khi cháu về thăm nhà vào cuối tuần. Hồi đầu năm nay, tôi được thiếp mời do anh mang tới mời hai vợ chồng tôi đi dự đám cưới của cháu vào tháng Chín. Chồng tương lai của cháu là sinh viên về ngành kỹthuật vi tính, bạn học của cháu, người Mỹ gốc Nhật.

Trước đó cháu đã đứng tên mua một căn nhà mới xây để anh chị ở sau nhiều năm anh chị ở khu nhà trợ cấp bởi chánh phủ dành cho người có lợi tức thấp. Tôi có dịp đến thăm căn nhà mới tinh anh chị đang ở trong một khu khang trang do cháu đứng tên mua. Anh rất mừng cho tôi biết là năm rồi cháu đã trả hết tiền mượn học. Anh tâm sự:

- “Con bé”, tên gọi ở nhà của cháu, nó nói với hai vợ chồng tôi là bố mẹ khổ cực nuôi con bây giờ con muốn bố mẹ hưởng tuổi già trong tiện nghi để khỏi thua kém người ta.

Thật sự mà nói, khi quan sát chung quanh nơi cộng đồng mình sống, tôi chưa biết đứa con nào lại đối xử với cha mẹ cách hiếu thảo và đầy ý thức về bổn phận như vậy. Đây là thể hiện một hình ảnh tiêu biểu của một nữ lưu trẻ tuổi, vừa có học vấn lại vừa có ý thức đáng khen về mặt hiếu thảo và đạo đức.

Thường thì cha mẹ đứng ra lo đám cưới cho con mình, nhứt là khi đó là đứa con một của mình nhưng đây là một ngoại lệ xảy ra mà tôi nghĩ là “có một không hai”. Đám cưới này do Xuân và chồng tương lai cùng sự hỗ trợ của bạn học đứng ra lo từ đầu đến cuối. Anh chị cho biết là:

- Hai đứa tôi chỉ lên Seattle trước ngày cưới để làm quen với nghi thức ngày cưới, còn hai đứa nó và bạn bè lo hết.

Rất tiếc là vì trở ngại lưu thông trên đường đi dự nên hai người bà con và hai vợ chồng tôi tới trễ không chứng kiến đựơc phần nghi lễ mở đầu. Dù vậy phải nhận đây là một đám cưới được chú rể và cô dâu cùng bạn bè mình tổ chức rất thành công. Không khí buổi tiệc thật là tươi vui và trẻ trung, không cứng nhắc, đầy nghi thức ta vẫn thấy thông thường ở những đám cưới khác, thêm vào đó là phần phục vụ ẩm thực chu đáo. Tôi đọc được trên khuôn mặt của anh chị Đồng niềm hãnh diện lớn lao đối với con gái của mình. Mà anh chị không hảnh diện sao được khi con gái vừa thành tài, vừa có người chồng xứng đáng và hơn nữa là cháu đã báo hiếu công ơn bố mẹ mình ngoài sự mong đợi của song thân.

Chị Dung và cháu Xuân, hai nữ lưu của hai thế hệ đã lưu lại cảm tình kính phục và mến thương trong lòng mọi người ở cộng đồng này. Ước mong trong tương lai, cộng đồng chúng ta sẽ còn nhiều nữ lưu nữa để nhiệt thành trong phục vụ và nêu gương hiếu thảo cho những thế hệ người Việt trong tương lai. Tôi tin chắc rằng điều đó sẽ xảy ra ở nhiều cộng đồng khác của người Việt chúng ta.

Trương Tấn Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,406,940
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến