Hôm nay,  

Hình Bóng Cuộc Đời

19/12/200600:00:00(Xem: 231339)

HÌNH BÓNG CUỘC ĐỜI

Người viết: XUÂN MAI

Bài số 1156-1765-476-vb2181206

Tác giả Xuân Mai cùng gia đình định cư tại Pháp. Lần đầu dự viết về nước Mỹ, bà gửi ba bài viết ngắn, vừa kể chuyện vừa chia sẻ những quan niệm về cách sống hạnh phúc. Sau đây là bài thứ nhất trong loạt bài của bà.

*

Sức khỏe là một phần tối ư quan trọng trong đời sống con người. Chúng ta ai cũng hiểu biết, nhưng bạn không thể hình dung sức khỏe đã ảnh hưởng trên con người đến mức độ nào!

Cách đây hơn một tháng tình cờ tôi gặp lại một người khách hàng, một cô gái Pháp trẻ, trên dưới 25 tuổi, sau một thời gian bặt tin cô đã lâu. Gương mặt và vóc dáng của cô tôi nhớ rất rỏ, vì cô là một thiếu nữ rất đẹp, nét đẹp mảnh khảnh, trong sáng và quyến rủ, trên môi lúc nào cũng tươi cười. Tuy cùng là phụ nữ, nhưng tôi rất thích ngắm kín đáo những cô gái trẻ đẹp, có nét đẹp tự nhiên. Vì tuổi trẻ và sắc đẹp mang đến cho tâm hồn chúng ta cả một mùa xuân rực rở, phải không bạn"

 Chúng ta một khi yêu thiên nhiên, âm nhạc hay những gì thuộc về nghệ thuật..., chúng ta chắc sẽ xao động khi thấy cái đẹp của tạo hóa, tỏa ra từ tâm hồn hoặc thể chất.

Vừa gặp lại cô thiếu nữ trẻ tuổi này, tôi sửng sốt nhưng ráng giữ bình tĩnh và dằn lòng để tiếp chuyện cô. Trong lúc đó như ai thầm bảo tôi: tình người không có biên giới,  không phân biệt nguồn gốc dân tộc.

Còn đâu mái tóc vàng óng ánh, phủ kín bờ vai!

Còn đâu đôi mắt trong xanh với nụ cười xinh xắn!

Cuồng phong của cơn bão Katrina ác nghiệt đang thổi qua đời cô! Tim tôi như ngừng đập khi nghe cô bùi ngùi kể cô đang đối diện với cơn bệnh nan y.

Lặng người trong giây lát, tôi khuyên cô nên sống với tâm bình thản và đừng bi quan. Rồi tôi kể cho cô nghe câu chuyện người bạn tôi bị cancer cách đây 15 năm nhưng hiện tại vẫn khỏe mạnh, dù bị bịnh nan y nhưng cô vẫn sống một cách lạc quan.

Không ngờ câu nói ấy của tôi trong một khoảnh khắc, giúp bông hoa kia  trở nên khởi sắc, mang nhiều niềm tin vào cuộc sống.

Cô tươi cười và hỏi tôi về đạo Phật. Cô cho biết cô bắt đầu tìm hiểu đạo Phật khi biết mình bị bịnh. Cô rất vui vẻ, say mê khi kể về cuộc đời Đức Phật. Tôi vui lây dù rằng tôi không trả lời được hết các câu hỏi về Phật Giáo của cô. Trong bụng tôi nghĩ thầm, chắc về nhà tối nay hỏi lại Ông Xã giải đáp về triết lý cao siêu của đạo Phật, liệu «nhà » tôi có trả lời được không!  

Trên  đường lái xe về nhà hôm đó, lòng tôi vẫn buồn man mác. Tôi không lái xe thẳng về nhà, mà thả xe chạy dọc theo bờ hồ, cách không xa nhà tôi lắm. Nhìn nước hồ phẳng lặng, buổi chiều hoàng hôn xuống thật đẹp, tâm hồn tôi xúc động. Tôi ước gì lúc này được nghe tiếng đàn piano của  Richard Clayderman, những bài như « Les derniers jours d'Anastasia Kemsky » hoặc « River of no return »... để quên đi nổi buồn của một người khách trẻ.

Vừa về tới nhà, thấy nét mặt không vui của tôi, ông xã tôi và hai con bèn hỏi, tôi liền kể về câu chuyện đã qua. Ông xã tôi không lạ gì bản tính nhiều cảm xúc của tôi, bèn nói:

" Về nhà em nên quên hết chuyện buồn của khách hàng. Cuộc đời sinh ly tử biệt ai tránh đuợc."

Câu nói là một lời khuyên, chợt nghĩ tới hạnh phúc vợ chồng, còn thời gian thì chúng ta phải biết  tận hưởng những gì mình đang có trong giây phút hiện tại.

Tuần sau hai vợ chồng chúng tôi có dịp lại đi nhảy đầm và ca nhạc sống, trong club những cặp vợ chồng Việt Nam tuổi hồi xuân. Đây là một môn giải trí mà cả hai chúng tôi đều thích.

Khiêu vũ giúp chúng ta giữ được sự vui tươi,  trẻ trung trong tâm hồn, lẫn hình thức, nhất là phụ nữ, không quên chăm sóc bề ngoài của  mình.

 Tựa đầu vào vai ông xã, tôi nói:

"Em và anh tuần sau đi chơi nhảy đầm rồi. Em thích mãi mãi là vợ và cũng là người tình bên anh cho đến cuối đời".

Lời nói ngọt ngào, tình tứ đó làm ông xã tôi cảm động,  âu yếm bảo tôi:

"Lúc nào trong tim anh chỉ có một mình em thôi. Anh thương em từ buổi đầu tiên gặp gỡ".

Càng lớn tuổi, chúng tôi thường hay biểu tượng sự thương yêu bằng những lời nói hay lặp lại, những lời an ủi và chia xẻ, để cùng nhau chung vui trong cuộc sống.

Một con người mà trái tim biết yêu thật sự, phải biết sống, yêu thương và làm hết sức mình cho cuộc sống hiện tại. Thực tế cuộc sống  trước mắt nếu bạn muốn trốn tránh, để tìm quên lãng và sống về những kỷ niệm ở quá khứ, chính là bạn muốn quên đi trách nhiệm, không hẳn bạn đã yêu quá khứ"

Một tâm hồn yêu thương, biểu hiện ngay trong cuộc sống hiện tại, lúc nào cũng có một cách sống tích cực hòa hợp cho mình và những người mình thương yêu.

Những kỷ niệm tuổi xanh là những dòng sông đẹp, cho ta thêm phần cảm hứng trong cuộc sống muôn vẻ, như những học sinh ở các trường học ở hải ngoại, ngoài học chữ, còn học vẽ, học đàn, học thể thao,...  Đầu óc biết sáng tạo, nhìn thấy nhiều bầu trời chung quanh ta mang mỗi vẽ và một màu sắc riêng.

Nét đẹp của tâm hồn, đựợc ví như tình quê hương bao la sâu sắc của những bậc cha mẹ, nhất là ở quê nhà, từng giọt mồ hôi và sức lao động của họ đổ xuống, chỉ để mong con mình mau lớn và thành người.

Thế hệ con cháu của chúng ta nếu  là những cánh én nhiều nghị lực, đầu óc tự chủ, tâm hồn có một tương lai, mục đích định hướng, thì xã hội sẽ chắc chắn gặt hái được một niềm tin vững mạnh.

Trong cuộc sống ở hải ngoại: kiến thức, nghề nghiệp và việc làm là một phần quan trọng trong đời sống con người, giúp ta hiểu được "Độc lập, Tự chủ, và Tự do " một cách chính xác.

Một xã hội càng văn minh, ít bất công hơn xã hội VN hiện giờ, vai trò người phụ nữ càng được phát huy bởi những cá tính, lập trường và ý chí tự lập của họ. Họ sẽ có một chỗ đứng trong xã hội, và ngay trong chính gia đình riêng của mình. Họ càng không thể là một cánh hoa chùm gởi, mà vận mệnh tùy thuộc vào sự xếp đặt và lèo lái bởi  những người khác.

Trong tình người chúng ta đang học kinh nghiệm để biết đến Chân Thiện Mỹ. Trên đường đời, học hỏi đến Chân Thiện Mỹ, tôi và các bạn sẽ phải đấu tranh rất nhiều, nhưng mỗi cố gắng nho nhỏ sẽ mang  đến nguồn vui hạnh phúc cho bạn, cũng như tôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 47,986,678
Hơn 30 năm sống trong xã hội mới, cộng đồng Việt Nam đã hội nhập và khá thành công trên nhiều lãnh vực, nhưng có những việc vẫn không khá hơn.  Thí dụ như xả rác và ồn ào nơi công cộng
Nhiều người trong chúng ta khi mới đến Hoa Kỳ không phân biệt được người Mỹ trắng và người Mễ, thấy họ khác chúng ta và nhất là thấy không phải là ông Mỹ đen thì trong thâm tâm rất lấy làm kính trọng. Dăm ba tháng, một vài năm sau thì tình hình đổi khác. Tự nhiên ta thấy họ lùn, mập, da không được trắng, đi xe xấu, ở nhà tồi
Cách đây độ bẩy tám năm, chị bạn làm "nail" của bà xã tôi sanh được một thằng con trai rất kháu khỉnh. Vợ chồng chị ta mừng lắm, vì đã có hai "cái hĩm" (con gái) rồi, giờ được thêm "thằng cu" nữa thì còn gì bằng. Thằng cu được đặt một cái tên nghe rất... Tây là Henry. Thế rồi, ít lâu sau ngày đầy tháng và ngày lễ rửa tội ăn nhậu tưng bừng
Chúng tôi đã nhận được giấy tờ bảo lãnh đoàn tụ của chị tôi gửi về rất sớm, từ năm 1979 với lời nhắn trên bức điện tín kèm theo rất ư là hấp dẫn: "Ra Hà Nội làm Passport đi Mỹ. Chúc may mắn." Lời nhắn ấy mãi đến mười hai năm sau mới thành sự thật. Chúng tôi được phái đoàn Mỹ gọi vào Saigon phỏng vấn vào dịp trước lễ Giáng Sinh năm 1989
Gia đình ông đặt chân lên đất Mỹ theo diện H.O., một chương trình tị nạn dành cho những cựu tù cải tạo sau 75. Mặc dầu đủ điều kiện và chịu đựng gần 13 năm trong trại tù, hồ sơ của ông vẫn bị Bộ Nôi Vụ xếp loại "lý lịch đen"và không chịu cấp xuất cảnh. Cuối cùng do sự can thiệp của giơi chức Mỹ tại Bangkok, gia đình ông mới được
Việt kiều có nhiều người rất dễ thương; họ hiểu cao biết rộng và có khi cũng rất giàu nhưng rất khiêm tốn, rất đáng trọng. Bên cạnh đó cũng có nhiều người kiêu ngạo đến đáng sợ dù bên ấy chỉ làm "cu li" hoặc lãnh tiền trợ cấp của chính phủ chứ không phải tiền do mình đóng thuế hay làm ra. Nhưng nói thế cũng không công bằng
Viết Về Nước Mỹ đã có nhiều bài đặc biệt về nghề Nails tại Mỹ, phần lớn do chính người trong nghề. Lần này chuyện Nails được kể do một người ngoài nghề: Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, đã góp một số bài viết đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp
Sau khi Cộng Sản tiến chiếm miền Nam, từ năm 1975 đến 1982 mọi gia đình dân miền Nam Việt Nam đều sống cảnh bần cùng đói khổ. Trong chiến dịch "Đánh tư sản mại bản" một cụm từ của Cộng Sản đầy sắt máu: nhiều người bị cướp hết của cải, tức tưởi phải tự vận. Cộng Sản đẩy dân từ "Tư sản" hoá thành "Vô sản", mọi người dân
Chắc anh ngạc nhiên lắm khi thấy bài viết này của em, vì tất cả những bài em viết, những thơ em làm, anh là người trước tiên được biết vì em khoe, em đọc cho anh nghe. Và bao giờ cũng vậy, nghe xong qua phôn - nếu anh ở chỗ làm và em ở nhà - hay vào những buổi tối hai đứa mình cùng ngồi bên nhau dưới ánh đèn ấm cúng
Lúc này bà con miệt Bolsa tha hồ được thưởng thức khá nhiều show ca nhạc vinh danh ca sĩ này, nhạc sĩ nọ, bà con mặc sức có dịp lên áo quần gặp gỡ giao lưu văn hóa hai miền nam bắc. Thấy bà con vinh danh dữ dội quá, bà già trầu này cũng táy máy, phen này ta vinh danh phe ta, ta tự bốc thơm phe ta, mà đã nói tới phe ta là