Hôm nay,  

Thỉnh Nguyện Thư

12/04/201200:00:00(Xem: 96753)

Tác giả: K.H.
Bài số 3533-12-289583vb5041212

Tác giả cùng gia đình hiện sống tại quận Bình Thạnh, Saigon. Bài đầu tiên của K.H. là “Ngày Của Cha”, đã phổ biến trên Việt Báo ngày 19 Tháng Sáu 2011, kể chuyện về người cha cảnh sát bị công sản giết từ năm 1960, bỏ lại đàn con mồ côi không cha, không mẹ, và rồi cô con út đi tìm hỏi về người cha suốt 50 năm dòng dã... cho tới ngày tìm được họ hàng từ Mỹ, từ Úc, từ quê nhà. Bài thứ hai của K.H., “Nước Mỹ Trong Tôi,” kể chuyện tác giả bị nhân viên lãnh sự Mỹ từ chối cấp visa du lịch sang thăm Mỹ. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.

*** 

Ngày đầu tiên tôi nhận được Email của BPSOS là thứ ba ngày 7 tháng 2 năm 2012 nói về phát động chiến dịch ký Thỉnh Nguyện Thư vào trang mạng Tòa Bạch Ốc . Chưa biết rỏ cách gửi chử ký như thế nào, tôi đã vội vàng chuyển lời kêu gọi ấy đến tất cả những người thân quen. Sau đó được biết “Chỉ có những người đang sống ở Hoa Kỳ mới ký được Thỉnh Nguyện Thư”. Tôi lại chuyển đến tất cà bạn bè người quen đang ở Hoa Kỳ với một câu “Hãy ký vào đây đi, để cứu lấy Việt Nam trong đó có KH”
Một người đàn ông, làm quen với tôi trên mạng, anh là sinh viên Vạn Hạnh năm xưa, thư đi thư lại hằng ngày nên có vẻ thân, đòi một ngày nào đó về Việt Nam sẽ đưa tôi đi chơi đó đây, hỏi tôi: “Đang thiếu tình yêu có thích được yêu không?” Tôi trả lời:
“Là người Công giáo thì: Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp loài người không được phân ly”
Thế nhưng anh vẫn không nản lòng, vẫn chát hằng ngày với tôi, vì mới định cư ở Mỹ hơn một năm, và đang thất nghiệp. Qua thư đi thư lại tôi viết cho anh như thế này:
“Tôi hiểu hoàn cảnh của anh rồi. Ở Việt Nam anh là Giáo sư, rồi bỏ nghề Dạy đi làm kinh doanh. Giáo sư đi làm kinh doanh thì chắc phải có chức vị cao. Đang kinh doanh thì phải bỏ dở, đi Mỹ theo diện con bảo lãnh và như thế qua Mỹ anh nữa thầy nữa thợ, chẳng có việc gì làm được, công việc ở Mỹ phải bắt đầu từ bước thấp nhất như phục vụ, rửa chén bát cho các nhà hàng, nói chung là những công việc thấp kém nhất của những người không có trình độ, nhưng anh thì tự ái làm sao lại phải đi làm những nghề thấp kém đó, nên thất nghiệp cả năm nay chứ gì?”
Anh trả lời: “Ừ mình phải có liêm sỉ, có tự ái chư.ù”
“Nói thật với anh, vì anh vào nước Mỹ trong hoàn cảnh đi định cư do con cái có cơ ngơi rồi bảo lãnh qua Mỹ để báo hiếu nó khác. Còn anh đi Mỹ theo diện tị nạn, thì anh có là ông Tướng hay ông Tổng Thống của Việt Nam đi nữa, anh cũng phải làm để sống, để lo cho gia đình. Nhất là khi con cái anh còn trong tuổi ăn, tuổi học. Chẳng có gì là xấu hổ, là mất thể diện cả, chỉ là làm những công việc đúng với khả năng mình, để kiếm tiền lo cho gia đình, cho con cái thôi. Rồi mỗi ngày mình mỗi tiến dần lên thôi, không phải mãi là cu li, khi mình cũng có trình độ và hiểu biết đâu thua kém gì ai …”
Tính tôi vẫn thế, hay nói thật lòng, tưởng anh giận rồi ngưng liên lạc luôn. Ai dè anh vẫn tiếp tục Chát…
Anh cũng là người được tôi chuyển “Thư kêu gọi ký Thỉnh Nguyện Thư” vì anh đang ở Mỹ. Tôi muốn anh ký TNT. Tôi tin anh là người hiểu biết, dù gì thì trước năm 75 anh cũng là Sinh viên Trường Vạn Hạnh. Tôi tin tất cả những người đã sống từ Vĩ tuyến 17 đi dần vào Nam, đều biết so sánh giữa hai chế độ, trước năm 75 và sau năm 75 khác nhau như thế nào? Chẳng cần phải nói dài dòng, họ cũng hiểu nhân dân Việt Nam đang sống cảnh đời như thế nào? Và mình có trách nhiệm gì với dân tộc mình, với đồng bào mình, khi mình đang sống trong một đất nước tự do, ấm no, hạnh phúc? còn Quê hương mình thì cứ mãi lầm than, khốn khổ, mất tự do, mất lòng tin, mất nhân cách…
Ai cũng có bổn phận nghĩ về Quê Hương mình, giúp đỡ quê hương mình, bằng cách này hay cách khác … Mà cũng chẳng ai đòi hỏi gì nhiều, không mất tiền, mất sức, mà vẫn giúp được Quê hương, giúp được bà con, bạn bè, người thương yêu đang còn lại trên Quê hương bằng một chữ ký mang tên mình. Nhẹ nhàng vậy thôi…
Thế mà một sáng ngủ dậy tôi nhận được email của anh, chỉ một lời vắn tắt, lạnh lùng: “I am not political”
Anh không đồng ý ký TNT, tôi thất vọng quá, sao người ta có thể lạnh lùng như thế với đồng bào của họ nhỉ?
Tôi trả lời “Tôi hiểu rồi” và từ đó cắt luôn liên lạc.
Một anh bạn khác rất thân trong gia đình trả lời: ‘Đây là sự vận động của nhóm theo đảng Dân Chủ mồi chài trước khi bầu cử đó KH, đừng tin họ, nhất là người Mỹ”.
Đọc lá thư của anh bạn mà buồn vô kể, tại sao anh lại suy đoán lung tung như thế? Anh bảo đừng tin người Mỹ vậy mà anh đang ở Mỹ, và là người Mỹ gốc Việt đã nhiều năm, anh nói như thế có ý gì?
Tôi trả lời thư anh:

“Anh ơi! Sự đời nó vẫn tréo ngoe thế đấy.
Cũng như anh nói đừng tin Mỹ, mà anh thì đang ở Mỹ .
So sánh giữa Mỹ và VN hay TQ thì Mỹ vẫn hơn nhiều
Vì thế trước mắt hãy giúp tụi em, những người dân không ra đi được,
Và cầu mong thỉnh nguyện thư này sẽ là những ngọn đèn nhỏ trở thành những ngọn đuốc lớn đã xô ngã bức Tường Berlin năm xưa, hay như Liên xô và các nước khác, từ bỏ chế độ cộng sản mà không hề có tiếng súng.
Ngày đó sẽ ra sao anh nhỉ? Huy hoàng và hạnh phúc biết bao!
Đừng nghĩ gì xa vời mà hãy làm đi anh ạ.
Khi xô ngã được CS, mình sẽ tính tiếp


Chúc anh luôn vui, mạnh.
KH

Thư tôi gửi đi không hiểu có làm anh suy nghĩ gì không? Nhưng anh vẫn không cho chữ ký vào TNT.
Tôi chợt nhớ đến tựa bài giảng mà các Cha Giáo phận Sài Gòn đang rất quan tâm “Vô Cảm”. Các Cha nói rằng đã đến lúc phải báo động khẩn là con người đã quá “Vô cảm” với nhau. Tin tức trên Mạng cho thấy đúng như vậy.
Một thanh niên bị xe tải đâm nát nửa thân, nhiều người xúm lại xem rồi bỏ đi mặc nạn nhân kêu cứu;
Một bệnh nhân chết vì bác sĩ yêu cầu phải có tiền mới cấp cứu... Sự thờ ơ với nỗi đau người khác dường như thành "chuyện thường ngày ở huyện".
Xã hội đang lên án căn bệnh vô cảm của con người - căn bệnh được coi như hệ quả của đời sống hiện đại. Nhưng đáng lên án hơn nữa chính là những người sung sướng trên nỗi đau của đồng loại. Mời đọc thêm tin này:
Hôi của: kẻ khóc - người cười
Quốc lộ 1A ngày 14/4 tắc đến 7 tiếng đồng hồ vì một xe dưa hấu bị lật, hàng trăm người đổ xô tranh nhau “hôi” dưa. Từ người già đến người trẻ, học sinh đến người đi làm đều tranh thủ dừng lại mang về cho mình ít nhất một quả. Những người có ý thức nhắc nhở thì nhận được câu nói: “Không nhặt thì trước sau người ta cũng phải thuê xe khác đến chở”. Người nhặt thì vui vẻ cười đùa, chủ xe thì méo xệch mặt xót xa.
Ai nấy xông vào hôi dưa hấu làm quốc lộ 1A tắc 7 tiếng đồng hồ.
Có cảnh người đi đường bị cướp giật giỏ tiền. Tiền bay tung tóe, người đi đường thi nhau nhặt bỏ vào túi mình, không còn biết ai là người bị mất của, họ cứ nhặt như của vô thừa nhận một cách “vô cảm” như thế giữa đường phố Sài Gòn.
Còn rất nhiều chuyện “Vô cảm” ở nhiều khía cạnh khác nhau mà mọi người cũng đã rỏ trên các báo Việt Nam .
Tôi cứ ngỡ xã hội Việt Nam sau nhiều năm dưới chế độ cộng sản, họ đã chai lì với lòng trắc ẩn, họ đã sống quá tệ bạc với nhau. Thế mà, những người đã xa lìa thế giới cộng sản, đã có một cuộc sống tự do, sung sướng, vẫn không thương đến những kẻ khổ hơn mình, vẫn không thấy mình có trách nhiệm gì với quê hương xa lắc của mình.
Trong một bài giảng vị LM nói rằng: “Vẫn biết là chúng ta đang ở trong một xã hội mà sự lừa bịp tràn lan khắp nơi, từ kẻ nghèo hèn cho đến kẻ sang giàu, cũng rơi vào tình trạng như thế. Nhưng nếu ta dè dặt quá, coi chừng chúng ta lại không có lòng từ tâm với kẻ khốn cùng. Một người giáo dân hỏi Cha: “Thưa Cha bây giờ họ giã bộ nghèo đói đi ăn xin nhiều lắm, thưa Cha có nên cho họ không hay là chúng ta cho để bị lừa?” Cha trả lời: “Con cứ cho, khi thấy họ đáng cho, không vì nghi ngờ mà không giúp cho người cần được giúp đỡ…”.
Mà quả thật, nếu chúng ta cứ nhất tâm đề phòng, nghi ngờ này nọ, thì vô tình chúng ta trở thành người “Vô cảm” lúc nào không hay biết.
Như anh bạn tôi đang nghi ngờ. Nghi ngờ Việt cộng, nghi ngờ Mỹ, nghi ngờ những người kêu gọi ký Thỉnh Nguyện Thư, nghi ngờ cả cho những người ký TNT, mối nghi ngờ này lan đến nhiều người … Cứ vậy, rồi ai còn ý chí để làm việc, khi kẻ không muốn cứu cứ bàn ra, nói toàn điều bất lợi cho người bỏ cả tâm huyết ra làm việc?
Có sự chiến đấu nào mà không mất mát, không khó khăn, hay không đổ máu … Mà sao chúng ta còn làm kỳ đà cản mũi, còn làm nhụt lòng người chiến sĩ, như thế không thấy hổ thẹn với lương tâm sao?
Thử cứ đặt mình vào địa vị những kẻ bị bắt bớ, bị đánh đập, bị tra khảo vô cớ như LM Nguyễn Văn Lý, HT Thích Quãng Độ, BS Nguyễn Đan Quế, Điếu Cày, Nhạc sĩ Việt Khang, như các Sinh viên Công Giáo …Ta sẽ mong ước điều gì?
Có thể cũng vì như thế mà suốt 37 năm những người Việt tự do không làm sao cứu được Đất Nước mình?
Chỉ cần một Thỉnh Nguyện Thư năm mươi ngàn chử ký là đạt kỷ lục, là buộc chính quyền Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Úc… hay những nước có tiếng nói mạnh mẽ trên chính trường quốc tế, sẽ can thiệp giúp đỡ theo Thỉnh Nguyện Thư của những người gốc Việt. Thế mà hơn hai triệu người đi tìm tự do, không đồng lòng giúp cho đồng bào mình cũng hưởng được tự do như mình, trong suốt 37 năm .
Để Đất Nước mình mỗi ngày mỗi nguy ngập, suy thoái, có khả năng mất Nước . Còn đồng bào mình thì mỗi ngày mỗi đi dần vào vòng lao lý, con đường tội lỗi, cha mẹ không dạy được con, con giết cha, đánh chưởi mẹ, chồng giết vợ, vợ đốt chồng … con cái sẽ ra sao? Một xã hội như thế sẽ đi về đâu?
37 năm, ba thế hệ xem như hư nát bỏ đi rồi. Tương lai sẽ về đâu? Một đàn con, một xã hội, không có ai răn dạy điều hay lẽ phải, mà chỉ thấy để lại những gương mù, gương xấu, … toàn để lại những sự khiếp đảm không còn tính người. Chúng nó sẽ sống ra sao? Bàn tay nào sẽ đưa chúng đi? Hay là lại để chúng bước vào vết xe cũ? Và thật, chỉ có một con đường độc nhất như thế để đi mà thôi ...
Như thế mà quý vị chưa muốn cứu sao? Như thế mà quý vị chưa đau lòng, chưa nát tan lồng ngực sao?
Là người đang sống ở Việt Nam, tôi vô cùng biết ơn những người đề nghị ký Thỉnh Nguyện Thư, và càng biết ơn hơn những người đã bỏ tiền bạc, công sức, từ những nơi xa xôi đến Washington vào Nhà Trắng, để cùng nói lên tâm nguyện cứu lấy dân tộc, cứu lấy Đất Nước với chính quyền Mỹ.
Chúng tôi nhìn hình ảnh quý vị vào Nhà trắng mà lòng cảm động nước mắt lưng tròng.
Viết sau Thỉnh Nguyện Thư thành công bước đầu
Tháng Ba, 37 năm mất Đà Nẵng
K.H.

Ý kiến bạn đọc
20/04/201200:33:25
Khách
Đọc bài này chắc nhiều người sẽ nói là tác giả "ngây thơ" khi nói những câu như "Chỉ cần một Thỉnh Nguyện Thư năm mươi ngàn chử ký là đạt kỷ lục, là buộc chính quyền Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Úc… hay những nước có tiếng nói mạnh mẽ trên chính trường quốc tế, sẽ can thiệp giúp đỡ theo Thỉnh Nguyện Thư của những người gốc Việt"

Nhưng tôi nghĩ thà "ngây thơ" mà có lòng còn hơn "khôn ngoan" tới mức vô cảm.
Bởi vì nếu nhìn cho kỹ và tính cho sâu, cuộc đời chính nó đã đầy chuyện không lường trươc được.
Cho nên, muốn chắc ăn thì chỉ còn cách chẳng làm gì.

Như trong chuyện Thỉnh Nguyện Thư những người "khôn ngoan" đã làm được gì cho những người đang bị giam cầm? Ký tên chưa chắc làm cho CS ngừng tay hành hạ, vùi dập những người bị bắt.
Nhưng nếu không ai để ý, không ai ký tên thì tình tra,ng của những người bị bắt sẽ ra sao?
Ai cũng biết câu trả lời

Cám ơn tác giả đã viết những lời như "
37 năm, ba thế hệ xem như hư nát bỏ đi rồi. Tương lai sẽ về đâu? Một đàn con, một xã hội, không có ai răn dạy điều hay lẽ phải, mà chỉ thấy để lại những gương mù, gương xấu, … toàn để lại những sự khiếp đảm không còn tính người. Chúng nó sẽ sống ra sao? Bàn tay nào sẽ đưa chúng đi? Hay là lại để chúng bước vào vết xe cũ? Và thật, chỉ có một con đường độc nhất như thế để đi mà thôi ...
Như thế mà quý vị chưa muốn cứu sao? Như thế mà quý vị chưa đau lòng, chưa nát tan lồng ngực sao?
19/04/201221:39:21
Khách
Một người phụ nữ đang sống tại VN nhưng dám nói những điều mà nhiều người đang không dám nói hoặc chẳng buồn nói. Rất đáng trân trọng! Chắc chắn sẽ có ngày VN phải trả lại cho người VNCH; cái gì thuộc về chân lý và chính nghĩa thì sớm hay muộn cũng phải thắng thôi. Hãy vững lòng tin những người Việt ở Hải Ngoại đang từng ngày từng giờ đấu tranh cho hơn 80 triệu dân VN trong nước. Chúc sức khoẻ tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,075,548
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.