Hôm nay,  

Ăn Tiệc Trên Tàu Mùa Noel

27/12/201600:00:00(Xem: 17408)

Tác giả: Nguyễn Viết Tân
Bài số 5003-18-30703-vb3122716

Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, đã nhận các giải thưởng chính từ năm đầu tiên, hiện là một thành viên ban tuyển chọn chung kết.

* * *

blank
Con tàu Wild Goose.

Đứa cháu kêu tôi bằng chú tên là Á Châu cứ mỗi năm nhân dịp kỷ niệm hôn nhật của chú thím thì đều có tặng một chuyến ăn chơi, nếu không thì cũng đi coi ca nhạc.

Năm ngoái cũng dịp này, chúng tôi cùng chị Ba Châu, dì Mến được đi coi ca nhạc tuốt mãi trên Pomona.

Thú thực bữa đó người Mỹ đi coi quá đông, họ vỗ tay ầm ầm, trong khi bốn cụ già nhà quê này có hiểu gì về những bản nhạc cổ điển nói về mùa Giáng Sinh đâu, nhất là những lời phi lộ, lời đối đáp của những diễn viên thì lại càng mù tịt. p\Quay qua thì thấy chị Ba thân ái của tôi đã ngáy khò khò.

Tính kéo nhau ra về thì ngại ngùng vì người Mỹ sẽ nhìn mình với ánh mắt kì cục, tại sao mấy người "hai lúa" này mới coi chừng năm ba bản nhạc mà đã ra về, nên phải ráng đợi đến breaktime mới âm thầm ra xe mà trốn mất.

Năm nay chị Châu chối từ liền cái vụ coi ca nhạc, nên cháu mới đề nghị đi ăn tiệc trên tàu, chạy vòng vòng trong vịnh Newport Beach.

Mấy ngày trước 8 người được mời đã chộn rộn lo quần áo sẽ mặc bộ nào, vì trong vé có đề là phải diện thật đẹp.

Coi trong vé thì thấy 1 phần ăn chưa tới 90usd nhưng có cái vụ chụp hình mỗi người 18$ mà 8 người thì hết 90$ nữa.

Ngoài ra, còn thêm vụ kỷ niệm hôn nhật 144$.

Năm ngoái, tôi đi qua Úc, nên dịp Noel nhà bạn trai của Lina Ý Nhi có mời mấy mẹ con ra nhà của họ chơi. O Điểm nói:

- Khu đó kẹt xe dễ sợ, cứ nhích từng chút. Mà giờ lên tàu là 7 PM nếu ra trễ, tàu nhổ neo rồi là huốc, vậy nên mình phải đi lúc 5g chiều cho chắc ăn.

Chúng tôi lên xe đúng 5 giờ y như nhời bà Bề Trên phán bảo, nên ra đến nơi lúc... 5g15.

Trời ơi, biết làm gì cho hết 2 tiếng đồng hồ?

Thế là tôi chạy dọc theo bờ biển để ngắm phố phường mùa Nô En.

Sao lạ, dân khu này toàn là nhà giàu, mà thỉnh thoảng mới có 1 nhà treo dây đèn nhỏ xíu, còn khu thương mại và đường phố thì buồn thiu, nhất là trời lại có mây vần vũ, đã lắc rắc mấy hạt mưa.

Coi 1 hồi thấy chán nên chúng tôi vô chỗ tàu đậu thì chưa có ai kể cả nhân viên hướng dẫn xuống tàu, chỉ có tấm bảng đề đúng 7PM bắt đầu Boarding.

Có chỗ đậu xe thôi mà nó cũng đè mình ra lấy 15$ cho bằng được. Có đời thuở nào đi ăn nhà hàng mà phải trả tiền parking?

Ngồi trong xe riết ai cũng chán nên bước ra ngoài thì gió biển thổi phần phật lạnh buốt, trời chuyển mua to rồi đây.

Ngồi chán chê mê mỏi mới thấy người ta rục rịch chui từ trong xe ra xếp hàng xuống tàu.

Người thợ chụp hình có danh sách sẵn nên gọi chúng tôi đứng 1 hàng ngang trước mũi tàu, bấm cho 4 tấm hình, rồi mời theo cầu phao lên tàu.

Đây là 1 con tàu khá lớn cao 3 tầng mà tầng trên cùng là nhà hàng.

Mấy cô tiếp tân trao cho mỗi người 1 ly xăm banh rồi hướng dẫn vào bàn số 15, có trải khăn xanh còn những bàn khác khăn trắng. Trên bàn này đặc biệt hơn là vì có 2 chai xăm banh trong xô đá và 8 cái ly chân cao có in tên của con tàu.


Họ bưng ra 2 "sọt" bánh mì với mấy hũ nhỏ phô mai trắng và nước sauce. Chúng tôi bảo nhau nhịn đói từ sáng, mà chưa thấy thức ăn gì nên đành ngồi nhâm nhi bánh mì cho đỡ buồn mồm.

Chị sui Hồng nói:

- Nghe ông Đỗ Thanh ca tụng trên đài rằng thức ăn con tàu này đãi nhiều và ngon lắm, chúng ta đừng ăn no bánh mì kẻo chút nữa lại hối tiếc.

Bồi bàn bưng ra 1 dĩa salad gồm chừng 10 cộng cắt ngắn khoảng 3 đốt ngón tay với dressing và 1 miếng bánh mì tỏi chiên cứng còng như viên ngói.

Anh Ao với cô bạn gái Mì- Xào kêu tiếp viên mở 1 chai xăm banh uống thử để chờ đồ ăn, thì may thay họ bưng ra rồi đây: Một dĩa to bự nhưng bên trên có mấy miếng đậu que và cà rốt luộc với 1 miếng cá salmon to bằng 3 ngón tay, nhưng khốn nỗi cả nhà tôi lại không thích mùi loại cá này.

Anh Ao an ủi:

- Lát nữa sẽ còn món thịt bò mà.

Y như rằng, mỗi người được 1 miếng thịt bò cũng to bằng 3 ngón tay. Anh Ao là tay đầu bếp nổi danh cũng phải trầm trồ:

- Bà ngoại với ông Tưng ăn thử coi, ngon y như...thịt hộp.

Quả có như thế, đâu cần dùng dao nĩa gì đâu, mới đụng vào thì nó vỡ ra như 1 đám thịt hầm nhừ.

Chị ba than thở:

- Lần này mình ngu kiểu này, sang năm mình...

Tôi tiếp lời:

- ...mình sẽ lại ngu kiểu khác.

Quái đản là đồ ăn thì chẳng ra sao mà ly với muỗng niã thì bày kín trước mặt.

Đã thấy họ bưng món bánh sô cô la ra mà sao không thấy tàu chạy, hỏi ra mới biết vì trời đang mưa to nên tàu không được phép rời bến, chỉ dập dềnh tại chỗ như vầy thôi.

Chán mớ đời.

Ông Thuyền Trưởng bước ra cầm micro chúc mừng Giáng Sinh tới các thực khách, sau đó chúc mừng bàn nọ bàn kia, đến khi ông đọc tên chúng tôi mà chính tôi cũng không biết họ đang nói về mình vì cách phát âm sai, mà mình đang ngồi bàn số 15, ổng lại nói Anniversary bàn số 13, thế nên ông nói xong chả có ai phản ứng hay vỗ tay gì cả.

Quay qua nhìn thì bàn số 13 có một cặp còn trẻ, có thể nào mà mừng hôn nhật 41 năm được?

Canopy (vòm mái che) trên tàu bị gió thổi mạnh quá, nên nước mưa lòn vào trong nhỏ từng giọt lên cổ thực khách.

Chưa đến mục nhảy đầm thì tôi đã tính bài chuồn.

Xuống tầng dưới cùng để lên bờ thì người thợ chụp hình nói ráng đợi 8 phút nữa sẽ có hình.

Họ đưa ra bốn tấm hình mà chọn được có một vì nhũng tấm kia gió thổi tóc tai mấy bà rối tung lên, phủ kín cả mặt mũi y như những hồn ma coi kinh dị quá.

Họ mời chúng tôi vào nghỉ tạm trong một phòng ngủ lớn để chờ lấy hình, nơi đây tài tử Cowboy John Wayne đã từng quay cảnh này trong một phim nào đó.

Tuy tàu dập dềnh như vậy chứ không bị sóng biển nhồi, nhưng những người hay bị say sóng cũng được dịp "Cho cá ăn mồi".

Thôi, chị ba Châu đành bỏ ý định đãi bác Toàng với chú Mốc ăn trên tàu này như đã nói trước.

Thật chả ra cái lý thú gì. Tiền mua vé, tiền service, thuế má, đậu xe các cái tốn gần một ngàn ba trăm tiền tươi cho 8 người mà chưa tính tiền...ói nữa đó.

Tuy nhiên ai cũng cám ơn cháu Á Châu năm nào cũng nhớ mà cho quà, tặng chuyến đi chơi cho cả nhà.

Nguyễn Viết Tân

Ý kiến bạn đọc
25/06/202117:15:43
Khách
Họ không lớn lên từ nơi đó ngôn ngữ xa lạ, làm sao họ có thể hòa nhập được.Bài viết nói lên một sự thật hơi buồn nhưng rất đúng.
30/05/202105:40:22
Khách
Bai viet chang ra gi ca ma cung duoc dang len bao ? ( Viet Bao ) Qua nham chan !!!!!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,020,185
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến