Hôm nay,  

Thân Thiết

19/10/201500:00:00(Xem: 12276)

Tác giả: Phương Hoa
Bài số 3650-18--30140vb3102015

Tác giả định cư tại Mỹ từ 1994, vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo dạy trẻ tại Marrysville Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Viện Bảo Táng Của Những Người Lính Bị Bỏ Quên" tác giả đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.

* * *

Những năm gần đây, sau mỗi lần đại hội Việt Báo VVNM, nhóm tác giả cánh Bắc Cali chúng tôi đều có những cuộc họp mặt “nghiệp dư” bên lề để chung vui, cùng nhau chia sẻ vui buồn trong đời thường, cũng như chuyện viết lách.

Năm nay, mọi người cùng chọn ngày lễ Lao Động để gặp nhau vì là một cuối tuần dài với ngày thứ Hai được nghỉ. Trước ngày họp mặt, Iris Đinh “cô chủ xị” còn chơi xả láng đi tiệm rinh về dàn máy Karaoke để cho bạn bè hò hát. Một email được Iris gửi ra, “Nhất định các ca sĩ Việt Bút phải tới để mở hàng dàn máy Karaoke, cho Iris được… buôn may bán đắt”. Ngoại trừ chúng tôi đến từ vùng Vịnh San Francisco, nhiều người trong nhóm Bắc đều sống vòng quanh San Jose thung lũng hoa vàng, phần đông họ đều còn trẻ, thuộc thế-hệ-một-rưỡi, và cộng thêm dăm “lão bà bà” từ năm đến sáu bó như chúng tôi.

Khi tôi nhấn chuông, mùi thức ăn tỏa ra thơm ngát từ bên trong cánh cửa ngôi nhà đẹp. Vài vị khách đã có mặt từ sớm phụ cùng Iris. Bước vào trong tôi tròn mắt đứng nhìn ba nồi bún riêu thật to đang sôi ùng ục trên bếp. Những viên riêu cua phốp pháp màu gạch vàng lườm nhấp nhô bên cạnh đám cà chua đỏ lóe, điểm dọc ngang bằng nhiều khúc sả xanh um. Tất cả đang nhảy múa lao xao cùng đám sườn heo mỡ màng trong chiếc nồi nhôm óng ánh bạc. Nhìn vào là bắt đói bụng.

Tôi xăn tay áo lãnh phần xắt mấy trái bắp chuối để làm rau trộn ăn bún riêu. Đây là lần đầu tiên tôi được dịp xắt nguyên trái bắp chuối sau hai mươi mấy năm sống trên đất Mỹ. Lòng tràn ngập niềm vui, tay tôi thoăn thoắt đưa con dao bén ngót trên tấm thớt, và từng lát mỏng bắp chuối trắng hồng rời ra. Tôi hốt hết cho vào thau nước có muối và chanh, miệng mỉm cười khi nghe những âm thanh chuyện trò vui vẻ của các bạn xung quanh, mà lòng thì lại bâng khuâng đi lạc về quá khứ. Nhớ sao là nhớ những ngày giỗ chạp nơi nhà ngoại, cũng đông đúc rộn rã như bây giờ. Đặc biệt lúc nào ngoại cúng đều có nấu một nồi lớn lươn hầm lá lốt mỡ hành, bắp chuối và chuối cây non, ớt xiêm vằm cay xé họng cho mất mùi tanh của lươn, đến khi ăn thì vừa ăn vừa hít hà, mồ hôi chảy ra ướt đẫm trán.

Nghĩ đến đây, tôi bỗng cảm thấy một luồng khí lạnh chạy dọc từ sống lưng lên tới ót. Nhớ lại lần cuối cùng tôi ăn món lươn hầm ở đám giỗ nhà ngoại, trước khi cả gia đình bỏ làng chạy ra thành phố. Buổi tối sau khi tiệc đám giỗ tàn, mọi người đi hết, tôi và mẹ ở lại chơi với ngoại. Mẹ tôi đang ngồi ăn bánh ít lá gai uống trà cùng ngoại, thì ầm ầm súng nổ khắp nơi. Ngoại hét lên, gọi mọi người chui xuống hầm. Tôi hoảng hồn vội vã phóng theo mẹ, đầu bị va mạnh vào cái cối giã gạo ông ngoại dùng chắn trước miệng hầm, rồi lăn cù cù xuống tận đáy hầm, đau đến gần ngất xỉu. Súng tiếp tục nổ vang rền tứ phía, canh nông từ quận rót về làng, pháo kích từ trên núi xuống. Tôi run rẩy nằm khoanh trong lòng mẹ, nghe tiếng ngoại thì thầm niệm Phật cầu kinh.

Đó là một trận đánh kinh hoàng giữa trung đội Bảo An và những “người áo đen” từ trên núi xuống. Chiến tranh đã gieo tang tóc cho ngôi làng nhỏ bé hiền hòa của tôi. Sáng hôm sau khi mọi sự yên ổn, tôi mới biết nhỏ bạn hàng xóm rất dễ thương nhỏ thua tôi vài tuổi đã bị giết trong đêm vì đạn pháo.

Tôi đang miên man suy nghĩ thì có tiếng chào vui đàng trước. Khôi An đã đến, tay xách tay bưng. Lúc này mọi người có mặt gần đủ, Nguyễn Trần Phương Dung, ThaiNC, Trần Đình Đức, Donna Mai Hoài Thu, Hằng Lê Nguyễn, Debora Tường Vân… chào hỏi nhau nói cười rôm rả.

Dù bận lu bù với việc nấu nướng, nhưng thỉnh thoảng cánh đầu bếp chúng tôi cũng có người tò mò chuồn qua bên phòng khách để ngắm nghía giàn máy Karaoke mới toanh đang được chàng Bob "người dưng khác họ" của gia chủ Iris và "ba sắp nhỏ" của tôi loay hoay xếp đặt, vặn tới bẻ lui, thổi phù phù thử âm thanh. Cuối cùng rồi mọi việc cũng xong và đã có người ra hát “mở hàng”.

Mọi người lăng xăng gọt xắt chặt bằm, nhưng chuyện viết lách cũng nổ lên ầm ầm giữa tiếng sôi của mấy nồi bún riêu và tiếng nhạc cùng tiếng hát của các “ca sĩ hạng nặng” vang lên nơi phòng khách. Gì chứ nói đến chuyện những đứa con tinh thần thì ai nấy đều cao hứng, nên cùng nhau sẻ chia kinh nghiệm. Người này "dụ" người kia ráng viết cho hay lên để kỳ tới lãnh thêm giải mới đặng năm sau có cớ mà ăn mừng!

Tác giả Trần Đình Đức sau khi biểu diễn một bài bên Karaoke xong thì mon men lại gần xem các bà lao xao tán chuyện. Nghe nhắc đến chuyện viết cho nhiều, anh cũng góp vào than thở:

"Nhưng sao tôi thấy khó kiếm đề tài để viết quá!"

Tôi cười:

"Viết Về Nước Mỹ là viết về những câu chuyện xảy ra chung quanh ta trên đất Mỹ. Những sự kiện, kinh nghiệm hàng ngày, việc học hành, sự thành công của em cháu chúng ta… Các bạn cứ viết tới bến luôn đi, viết cho nhiều vào, đặt trái tim mình vào, thì thế nào cũng có một vài bài trúng giải cho mà coi".

"Em thì viết không cần nghĩ đến việc trúng giải." Dona Mai Hoài Thu nói. "Chỉ cần bài được chọn đăng là em mừng húm rồi!"

Mọi người cùng cười, rồi mỗi người một tiếng:

"Phải! Đúng vậy! Bài được đăng cho độc giả vòng quanh thế giới đọc là thích mê rồi, lãnh giải hay không cũng đâu có sao!".

Cô Tường Vy, một người bạn trẻ rất xinh của Iris đang phụ giúp bày đĩa muổng lên bàn, nghe thế thì gục gặt đầu cười cười nhìn tôi:

"Wow! Cứ viết tới luôn hả chị?"

Tôi cũng cười: “Phải rồi! Viết tới luôn đi!”

Chúng tôi trao đổi vài câu chuyện, thì được biết Tường Vy đã từng là cô giáo dạy môn văn tại một trường trung học ở Huế trước khi định cư sang Hoa Kỳ.

"Ô! Thì ra là cô giáo ban văn chương!" Tôi kêu lên. "Vậy thì còn chần chờ gì mà không tham gia Viết Về Nước Mỹ?"

Tường Vy nói hồi nào cô sẽ cố gắng để viết cái gì đó. Nghe cô tâm sự, tôi biết cô cũng là người yêu thích viết, và đặc biệt, cô đã từng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn nhưng cuối cùng nhờ lòng tin và sự kiên nhẫn vô bờ mà cô đã vượt qua được.

“Đó quả là một đề tài hay để em chia sẻ với độc giả”. Tôi nói, và khuyến khích: “Cố gắng viết đi, để chúng ta có thêm thành viên mới cho những lần họp mặt sau".

Khi mấy nồi nước súp bún riêu hoàn thành, những tô bún trắng ngần và các loại rau thơm cùng chanh ớt và mắm tôm đã được bày ra đầy đủ trên hai dãy bàn dài. Một chiếc bánh kem "Mừng Họp Bạn" thật đẹp và đủ loại thức ăn được mọi người mang đến sắp kín trên chiếc bàn trống gần giàn máy Karaoke.

Iris bắt đầu múc riêu vào tô cho những người khách Mỹ và khách bạn gia đình thưởng thức giữa tiếng hát trầm bổng ngọt ngào của cặp song ca Donna và ThaiNC. Các "ca sĩ xịn" Khôi An, Tường Vân, Thịnh Hương, Trần Đình Đức, cùng mấy "phụ ca sĩ" cây nhà lá... đổ như tôi và vài "mụ o" nữa cũng chen vai sát chân thi nhau mà gào, từ bể cả loa giàn máy mới đến bể làng bể xóm luôn. May mà nhà Iris là nhà riêng chứ nếu ở chung cư thì thế nào cũng có màn bị hàng xóm gõ cửa càm ràm.

Trong khi mọi người thay phiên nhau ka ra, tôi ngồi bâng quơ quan sát những người bạn Mỹ của gia chủ và lấy làm thích thú khi thấy họ cũng biết dùng muỗng đũa để thưởng thức món bún riêu. Có điều, tôi không chắc là họ có dám bỏ mắm tôm vào tô của họ hay không nữa.

Ăn xong mọi người vừa chung tay dọn dẹp vừa mở ra mục mới, là phần "tâm sự loài chim biển". Cánh "quý ông" cũng thể hiện câu "Nam nữ bình quyền", cùng nhau trao đổi tâm tình, từ chuyện “chữ nghĩa”, như trong bài viết không nên dùng những từ của đám... hai nút (chữ CS sau 75) sẽ bị độc giả nước ngoài phê phán, làm thế nào để viết được một bài văn xúc tích, hấp dẫn, đúng theo yêu cầu của chương trình VVNM Việt Báo.

Phần tiếp theo thật là cảm động. Mọi người đối với nhau thâm tình đến nỗi ai có tâm sự đều lôi ra sẻ chia, về những vấn đề nan giải trong gia đình, về bệnh đau, về cuộc sống… Và đã được bạn bè cảm thông, đóng góp cho những ý kiến, những lời khuyên chân thành, thiết thực và hữu ích. Chính tôi cũng có vấn đề nan giải và đã nhận được những lời góp ý chân thành từ mọi người.

*

Vừa lái xe qua khỏi ngôi nhà của Iris Đinh, tay tôi bỗng đụng phải ly chè bột báng Phương Dung mới vừa chạy theo ấn vào tay trước khi tôi ra cửa. Một cảm giác xúc động dâng trào, và tôi chợt nhớ lại lời tác giả Viết Về Nước Mỹ Trương Ngọc Bảo Xuân từng viết từ 15 năm trước, khi chị đọc và viết về nước Mỹ, “Những người Việt tan tác khắp nơi, chưa gặp, chưa quen... Lạ thay, khi không bỗng thấy nhau thân thiết. Không thân, sao mang chuyện nhà mình ra kể.”

Chưa gặp, chưa quen mà còn vậy, huống hồ... Với nhóm bạn Viết Về Nước Mỹ của chúng tôi, không phải chỉ thân thiết mà phải nói là “quá ư thân thiết”. Hình dung lại buổi họp mặt, tôi thấy lòng lâng lâng hạnh phúc, thầm nghĩ mình may mắn biết bao khi có được nhóm bạn vô cùng dễ thương này.

Về đến nhà mở máy lên đã thấy email mọi người, gửi hình ảnh qua trao đổi, rộn ràng nhắc lại những niềm vui cùng những tiếng cười bất tận khi chúng tôi bên nhau. Thịnh Hương còn nhắc, chị phải viết về buổi họp mặt này.

Thịnh Hương và các bạn của tôi ơi, đây là bài viết một mạch xin gửi tới các bạn.

Phương Hoa

Ý kiến bạn đọc
20/10/201520:03:08
Khách
Bún riêu mà nấu với xả? Tôi tưởng chỉ có bún bò huế thôi chứ.
Góp ý với cô Phương Hoa : súng cà nông chứ không phải canh nông.
20/10/201508:39:03
Khách
Chị Phương Hoa nhắc lại nồi bún riêu của chị Iris làm Đức vẫn còn thấy thèm và muốn ăn tô nữa. Rất quý chị cùng những người bạn trong nhóm Việt Bút Bắc Cali. Hẹn gặp lại chị vào ngày họp mặt 15 tháng 11 tại nhà chị Iris.
Thân.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,189,462
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.