Tác giả: Phan
Bài số 3627-17--30117vb6091815
Tác giả là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Từ nhiều năm qua, ông liên tiếp góp bài Viết Về Nước Mỹ, luôn cho thấy tấm lòng cùng sức viết mạnh mẽ, và đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Sau đây là bài viết mới của Phan.
Tôi hoàn toàn không nhớ lần đầu tiên tôi ăn mướp là năm mình mấy tuổi. Nhưng nhớ về thói quen ăn uống hồi nhỏ thì tôi chỉ thích ăn cơm với trứng. Như vậy, chắc là tôi biết ăn mướp “từ giải phóng vô đây, ta ăn độn dài dài…”
Khỏi nhắc lại những bữa cơm gia đình ở miền nam sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 vì ai cũng biết hết rồi! Riêng gia đình tôi, riêng tôi. Mỗi ngày tôi chỉ nấu cơm một lần, với hết số gạo mẹ tôi nhờ ai đó trong xóm đi chợ thì xách về dùm cho tôi. Tôi chia nồi cơm ra năm phần bằng nhau. Phần của mẹ chỉ thiếu nén nhang là thành chén cơm cúng; phần của ông anh thuộc xấp lớn trong nhà nhưng anh học Luật với Văn khoa nên không đi lính, nên khỏi đi tù. Anh cũng rạc rầy cả ngày ngoài chợ sách để kiếm chút đỉnh về phụ mẹ đi thăm nuôi cha, anh trong gia đình nhưng đang ở tù. Phần mẹ chỉ kiếm cơm cho ba thằng nhỏ, nhưng mẹ lúc nào cũng phát điên lên được với ba tên tiểu quỷ vì nhất định không chịu ăn độn.
Nghĩ lại thương bà già, vì phần cơm của mẹ chẳng bao giờ mẹ… nuốt nổi, nên cho thằng em út; còn phần cơm của ông anh ốm tong như cọng lau gầy cũng không nuốt nổi nên cho tôi ăn tối cho ấm bụng để đi ngủ. Vậy là tay anh kế tôi la làng phân bua là trong gia đình sao không ai thương anh ấy hết!
Tới một hôm, tôi thấy anh tôi hí hoáy đào bới cái gì đó ngoài bãi rác. Tôi đến xem. Thì ra hắn đang đào một dây mướp mọc hoang ngoài bãi rác để đem về nhà trồng. Nhưng anh kế tôi là tay khờ có tiếng, anh chỉ biết kêu đói bụng, rồi đi ngủ; ngủ dậy lại kêu đói bụng quá vầy nè! Anh chẳng biết làm gì hơn. Thế là một tay tôi dựng nên cái giàn mướp vĩ đại nhất xóm; lừng danh tôi thuở nhỏ trong xóm làng. Nhà ăn không hết thì tôi cho hàng xóm. Giàn mướp cứu đói một thời còn hoài trong ký ức tôi màu vàng tươi của hoa mướp và những con ong cần mẫn…
Nhớ lại, tôi biết trồng mướp trước khi biết ăn. Dù tôi ăn cũng chẳng ăn bao nhiêu vì mướp ngon nhờ ở chất thịt, tôm gì đó xào với nó chứ mướp nấu chung với rau mồng tơi, rau đay thuở ấy có gì ngon!
Rồi tôi không trồng mướp nữa từ khi có hàng Mỹ do những anh tôi đã liên lạc được với gia đình và gởi tiền, quà về đều đặn để nuôi sống gia đình. Tôi cũng thường hình dung lại cái thời tôi làm đầu bếp chính trong nhà với món ăn chính của mọi bữa cơm là mướp. Ngộ đời có cái món mướp xào đậu phộng tươi giã giập, do tôi chế ra; nhìn chẳng ngon lành gì hết nhưng khi ăn lại bắt cơm vì nó cứ ngọt ngọt, bùi bùi, béo béo mùi dầu phộng…
Rồi cũng quên luôn theo sự trưởng thành. Từ khi lưu lãng theo phong trào vượt biên, cái ăn, chỗ ngủ bất định tới có cảm giác nhớ nhà bất chợt với lọn gió hanh hao về báo tết mà quê tôi vẫn gọi là gió chướng; hay cây phượng hồng bên vệ đường đỏ rực sang hè - chợt thấy lòng bâng khuâng…
Tới hôm tình cờ ngang qua ngõ nhà em, không còn em ở đó… vì đã đi lấy chồng. Nhưng ông già tía của em thì vẫn ngồi lai rai ba sợi một mình ngoài gốc soài trước nhà. Tôi ghé chào chú Ba, thăm hỏi đôi lời về người bạn nhỏ để biết thế thôi. Tới xin kíu ra về thì thím Ba nói, “Ở chơi chút đi mảy, thím làm món mướp hương xào với gà đồng cho mày nhậu với ổng một bữa. Cái thằng mày đó nha, có duyên không phận cũng là ý trời. Mày đi đâu đi miết luôn mấy năm không thấy mặt… Thím giận mày vượt biên thì cũng cho thím hay một tiếng để thím cầu trời khấn phật cho mày đi tới nơi… Người gì cứ im lìm, đi bặt, vậy hà…”
Thương quá tình đời nên tôi ở lại. Hồi thím Ba bưng ra gốc soài dĩa mướp xào với mớ nhái. Chú Ba đi soi nhái đêm qua được bộn. Chưa bao giờ tôi được ăn món ngon tuyệt vời đến như thế. Hèn gì người nhà quê gọi con nhái ngoài ruộng là gà đồng. Thịt nó trắng, dai, ngọt hơn cả thịt gà. Xương nhái nước ngọt mềm rụm như sụn heo, nhai rau ráu tới đâu nghe đã chân răng tới đó.
Độc đáo cho trái mướp hương là hình như nó hợp nhất với món xào với nhái đồng. Hơn hẳn mướp xào lòng gà hay mề vịt, gan bò xa lắc xa lơ… Nhậu với chú Ba hôm đó mà nhớ tới giờ về hương vị trái mướp nhà quê thấm đẫm ân tình. Tôi thật sự không ngờ là trái mướp ăn ngon tới vậy, hay do ám ảnh những năm ăn mướp trừ cơm. Tôi đem theo hương vị mướp hương xào với gà đồng cùng tôi vào nam ra bắc; hết lên mạn ngược lại về miền xuôi. Có đôi khi thoáng nhớ mối tình học trò mà ấm lòng phiêu bạt; nhưng nhớ nhiều hơn, thương cũng nhiều hơn là chú thím Ba. Thương tình quê ngọt như mướp hương xào với gà đồng.
Tới tôi qua Mỹ, khi mua nhà riêng là tôi trồng mướp ngay; giàn mướp lá xanh bông vàng, những con ong cần mẫn… biết bay về nơi đâu? Nhưng tôi biết chắc những chiều buông ráng đỏ báo giông, những sương sớm thu về đã tới ngọn cây nhuốm vàng, trưa yên ả xứ này rỉ rả tiếng ve mùa cũ... Cứ nhìn giàn mướp là tôi bay về bếp lửa của thím Ba; bay về gốc cây soài ngoài sân trước nhà - nơi chú Ba thường ngồi nhẩm chẩu sau một ngày đi ruộng. Tôi thật không nhớ nhiều đến bếp lửa đói nghèo của chính tôi vì bụng dạ con người có bao nhiêu, chứa tình quê nghĩa xóm còn không đủ chỗ…
Những trái mướp từ vườn nhà ở hải ngoại, hầu hết là đem cho bạn bè. Trồng, chỉ để thấy lại một góc nhà quê với tình chòm xóm hiền hậu như chú thín Ba; trồng mướp để đừng quên một đoạn đời không bị câm nhưng lại chẳng biết nói gì hơn là im lặng…
Ôi trái mướp, dân dã như lòng người nhà quê; dù mướp cũng phiêu bạt tới chân trời góc biển như người tỵ nạn. Nhìn lại bước lưu lãng nào chẳng vẹt gót hình bóng quê nhà. Trái mướp vẫn có mặt ngoài vườn sau nhưng mấy khi thấy mướp trên bàn cơm ở hải ngoại nữa.
Tới những năm làm nhà hàng, tôi hay cắt vài trái mướp từ vườn nhà trước khi đi làm. Đến bữa trưa, cánh Mễ chỉ thích ăn thịt. Tôi thường đích thân xuống bếp để xào mấy trái mướp với tỏi, cho mấy anh em Việt Nam chúng tôi ăn cơm. Họ đều là những người khá giả nhưng chửi nhau như anh em tôi hồi nhỏ vì giành nhau chút nước mướp xào. Đó là những lúc tôi cảm ơn anh em cho tôi sống lại với gia đình thuở nhỏ và cuộc đói nghèo diện rộng ở quê xưa.
Có điều mắc cười là đám Mễ, họ dưới quyền sai khiến của đám Việt Nam. Chuyện họ ăn thịt phủ phê, mặc họ. Nhưng cứ cười cười chúng Việt Nam tôi ăn mướp trong tình trạng giành giựt và chửi nhau. Tới tôi hỏi một người Mễ đàng hoàng, tử tế nhất trong đám Mễ. Anh ta nói cho tôi biết, “Bên Mễ, mướp hàng hà, nhưng thuộc loại cây hoang. Nó mọc tự nhiên ở bờ cây, bụi cỏ… chỉ những người nhà có nuôi heo, họ đi hái mướp hoang về. Trái non thì họ cho vô nồi cám heo để nấu cho heo ăn; trái già thì đập vỏ, bỏ hột, lấy xơ mướp làm cục bùi nhùi để tắm heo… Vì vậy, tụi nó cười tụi bay ăn thức ăn của heo…”
Vậy là tôi xào mướp với lòng gà, mề vịt, hay gan bò… mấy tay Mễ muốn ăn ké thì phải ăn một miếng mướp, tôi mới cho ăn một miếng lòng. Rồi họ cũng giành giựt chút nước xào với cánh Việt nam… khi đã biết thế nào là lễ độ với hương vị quê nhà của Việt Nam thì chính cánh Mễ tự đi mua mướp với lòng gà ở chợ Việt về xào lấy mà ăn. Họ nhập tịch Việt hồi nào tới chính họ không biết, nhưng họ làm được món mướp nướng mỡ hành - nhân thịt bằm thì phải kể là món nhắm bia khá tuyệt.
Nhớ thời làm nhà hàng mà vui, đồng hoá cánh Mễ tới họ đi chợ về xào mướp, nấu canh chua, kho cá kho tộ y chang như Việt nam. Có người bạn Mễ đã trở về Mễ mở nhà hàng. Thỉnh thoảng nói điện thoại với nhau, anh ta còn nhắc tới món mướp nướng, và cho biết là tao nhậu món đó hoài, rất nhớ anh em Việt nam… hồi đó thật vui.
Trái mướp theo tôi dọn nhà, và nó lên giàn nhanh chóng ở nhà mới. Những con ong quen cũng ghé thăm màu bông vàng rực; điệp khúc muôn thuở của người tình trăm năm vẫn ê a bài ca tiền nước… “trồng làm chi cho hao nước tưới mà có ăn đâu. Tới lạnh lại giỡ giàn cho cực…” Nhưng nhà Việt nam mà không có giàn mướp thì như nhà Mỹ thiếu cái hồ bơi. Người Mỹ bơi trong hồ tắm sau nhà như bơi qua Đại tây dương để về châu Âu tìm lại nguồn gốc; còn tôi bơi trên giàn mướp hoa vàng là bơi ngang Thái bình dương để về nguyên quán mù khơi…
Mùa này, tôi có người bạn làm chung, dăm hôm anh lại ghé nhà sau khi tan hãng. Anh tự cắt mướp, rau dền, rau đay, rau mùi, đậu bắp, rau càng cua, nhổ vài tép sả, dăm ba trái ớt, trái cà… để đem về nhà cho vợ anh chế biến. Tôi vui lắm, tuy không ăn nhưng được nói chuyện về rau xanh quê nhà với người hiểu biết thật thú vị.
Cảm ơn bạn rau đã giải thích cho tôi một thắc mắc mà trước đó không lâu, tôi không trả lời được cho một cô người Việt mới vô làm chung hãng. Cô gái trẻ, mới lấy chồng, mới mua nhà… đã trồng dây mướp trước khi trồng hoa. Cô ấy cứ hỏi tôi vì thấy tôi cắt rau, hái mướp đem vô hãng cho đồng hương Việt Nam. Câu hỏi… khờ như mới lấy chồng. “Sao giàn mướp nhà em xanh um, hoa vàng tươi bắt ham… mà không có lấy một trái?” Tôi trả lời cô ấy bằng một mớ rau đay tươi rói với hai trái mướp, “Nè, anh cho rau tươi, mướp non. Đem về ăn lấy sức mà vật lộn với chồng. Chừng nào trong nhà có con thì ngoài giàn mướp mới có trái…”
Cô trẻ bán tín bán nghi nên đi hỏi thêm mấy ông già… lựu đạn. Mấy già chỉ mánh là về ngắt bông mướp đực, trùm lên bông mướp cái thì trái mới tựu được. Chứ vợ cứ ham đi làm overtime, chồng đi dũa nail tới tối mù tối mịt còn chưa về thì làm sao có con cho được…
Tôi thật mù kiến thức để lý giải cho cô trẻ vì sao giàn mướp nhà cô sung mãn mà không có trái. Tôi tìm hiểu thì có tìm nhưng không có hiểu để thoả lòng ngưỡng mộ một người bạn trẻ lớn lên ở Mỹ, học trường Mỹ, nói tiếng Mỹ nhiều hơn tiếng Việt. Nhưng lấy chồng, mua nhà, là trồng ngay giàn mướp trước tiên…
Nên cảm ơn anh bạn rau thêm lần nữa vì chiều nay, trong lúc anh cắt rau ở nhà tôi; chuyện anh lai rai kể làm tôi vỡ lẽ ra điều dễ hiểu quá chừng nhưng mình chính xác là thiếu thông minh! Bạn tôi kể, “ Nhà tôi, mấy năm nay không trồng mướp được nữa nên phải ghé xin mướp nhà ông về ăn. Vì hai nhà hàng xóm hai bên là hai cặp vợ chồng Mỹ già. Họ về hưu mấy năm nay, dư thời gian nên trồng hoa ngoài trước, sân sau, luôn cả hai bên hông nhà… Quanh nhà họ rực rỡ đủ loài hoa, nên ong bướm tìm tới. Con ong thì không sao, nhưng bướm tới đâu thì có sâu tới đó! Vậy là họ xịt thuốc trừ sâu để bảo vệ hoa. Chính thuốc trừ sâu làm cho ong bướm không tới nữa. Trong khi nhà tôi ở giữa hai vườn hoa, nên giàn mướp của tôi cứ xanh um lên, hoa vàng tươi rực rỡ… nhưng có con ong nào tới đâu mà có trái. Tôi kiềm nghiệm lại những quan sát và suy luận của mình bằng cách ngắt bông đực đi ép duyên bông cái thì quả tình có trái. Nhưng vợ tôi cứ cười cười khi thấy tôi làm cái chuyện khó coi đó. Làm tôi quê. Nên tôi dẹp luôn giàn mướp… ”
Có lẽ cô bạn trẻ khi đọc bài viết này thì tôi khỏi phải trả lời vì sao giàn mướp nhà cô xanh um mà không có trái; vì hàng xóm hai bên của cô cũng là hai nhà Mỹ thích trồng hoa.
Nhưng đêm nay khó ngủ, ngồi gõ lại cuộc song hành cùng trái mướp có đã nửa thế kỷ. Nhưng vẫn còn thắc mắc về trái mướp chứ đã hiểu hết nhau đâu! Chuyện một sáng cuối tuần còn tảnh mảnh, một ông bạn già khác của tôi gọi sớm để xin trái mướp. Tôi cứ nghĩ là ông bạn già cô đơn, muốn lên nhà tôi uống cà phê sáng để cà khịa tới trưa cho đỡ buồn. Ai dè ông ấy nói thật, “Ê, trên mày có mướp không? Tao lên mày xin trái mướp về ăn coi. Dưới Garland năm nay trời không có sương nên mướp không có trái mày ơi! Mà mua mướp chợ thì uổng công ăn…”
Chính ông ấy cũng chỉ là người nghe người ta nói vậy biết vậy! Nhưng với tôi, tìm hiểu khoa học đời sống quanh mình là một thú vui.Tôi trở về Garland, quan sát một giàn mướp ở nhà một người bạn khác thì có nghi vấn. Có thể trời đêm không sương thì nụ mướp cái không hé được để sáng ra cho ong làm việc. Tôi đã thấy những nụ mướp cái héo úa từ khi chưa khai hoa nở nhụy… Nhưng mới là giả thuyết thôi. Tôi nhờ bạn theo dõi để kiểm chứng thêm.
Ấy! Trái mướp. Quê mùa, dân dã. Nhưng hiểu được mướp cũng đã cần một tấm lòng ấm áp. Nói chi tới lòng người ngày càng lạnh băng nên người xa người ngày càng nhan nhản…
Phan
Bài số 3627-17--30117vb6091815
Tác giả là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Từ nhiều năm qua, ông liên tiếp góp bài Viết Về Nước Mỹ, luôn cho thấy tấm lòng cùng sức viết mạnh mẽ, và đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Sau đây là bài viết mới của Phan.
* * *
Tôi hoàn toàn không nhớ lần đầu tiên tôi ăn mướp là năm mình mấy tuổi. Nhưng nhớ về thói quen ăn uống hồi nhỏ thì tôi chỉ thích ăn cơm với trứng. Như vậy, chắc là tôi biết ăn mướp “từ giải phóng vô đây, ta ăn độn dài dài…”
Khỏi nhắc lại những bữa cơm gia đình ở miền nam sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 vì ai cũng biết hết rồi! Riêng gia đình tôi, riêng tôi. Mỗi ngày tôi chỉ nấu cơm một lần, với hết số gạo mẹ tôi nhờ ai đó trong xóm đi chợ thì xách về dùm cho tôi. Tôi chia nồi cơm ra năm phần bằng nhau. Phần của mẹ chỉ thiếu nén nhang là thành chén cơm cúng; phần của ông anh thuộc xấp lớn trong nhà nhưng anh học Luật với Văn khoa nên không đi lính, nên khỏi đi tù. Anh cũng rạc rầy cả ngày ngoài chợ sách để kiếm chút đỉnh về phụ mẹ đi thăm nuôi cha, anh trong gia đình nhưng đang ở tù. Phần mẹ chỉ kiếm cơm cho ba thằng nhỏ, nhưng mẹ lúc nào cũng phát điên lên được với ba tên tiểu quỷ vì nhất định không chịu ăn độn.
Nghĩ lại thương bà già, vì phần cơm của mẹ chẳng bao giờ mẹ… nuốt nổi, nên cho thằng em út; còn phần cơm của ông anh ốm tong như cọng lau gầy cũng không nuốt nổi nên cho tôi ăn tối cho ấm bụng để đi ngủ. Vậy là tay anh kế tôi la làng phân bua là trong gia đình sao không ai thương anh ấy hết!
Tới một hôm, tôi thấy anh tôi hí hoáy đào bới cái gì đó ngoài bãi rác. Tôi đến xem. Thì ra hắn đang đào một dây mướp mọc hoang ngoài bãi rác để đem về nhà trồng. Nhưng anh kế tôi là tay khờ có tiếng, anh chỉ biết kêu đói bụng, rồi đi ngủ; ngủ dậy lại kêu đói bụng quá vầy nè! Anh chẳng biết làm gì hơn. Thế là một tay tôi dựng nên cái giàn mướp vĩ đại nhất xóm; lừng danh tôi thuở nhỏ trong xóm làng. Nhà ăn không hết thì tôi cho hàng xóm. Giàn mướp cứu đói một thời còn hoài trong ký ức tôi màu vàng tươi của hoa mướp và những con ong cần mẫn…
Nhớ lại, tôi biết trồng mướp trước khi biết ăn. Dù tôi ăn cũng chẳng ăn bao nhiêu vì mướp ngon nhờ ở chất thịt, tôm gì đó xào với nó chứ mướp nấu chung với rau mồng tơi, rau đay thuở ấy có gì ngon!
Rồi tôi không trồng mướp nữa từ khi có hàng Mỹ do những anh tôi đã liên lạc được với gia đình và gởi tiền, quà về đều đặn để nuôi sống gia đình. Tôi cũng thường hình dung lại cái thời tôi làm đầu bếp chính trong nhà với món ăn chính của mọi bữa cơm là mướp. Ngộ đời có cái món mướp xào đậu phộng tươi giã giập, do tôi chế ra; nhìn chẳng ngon lành gì hết nhưng khi ăn lại bắt cơm vì nó cứ ngọt ngọt, bùi bùi, béo béo mùi dầu phộng…
Rồi cũng quên luôn theo sự trưởng thành. Từ khi lưu lãng theo phong trào vượt biên, cái ăn, chỗ ngủ bất định tới có cảm giác nhớ nhà bất chợt với lọn gió hanh hao về báo tết mà quê tôi vẫn gọi là gió chướng; hay cây phượng hồng bên vệ đường đỏ rực sang hè - chợt thấy lòng bâng khuâng…
Tới hôm tình cờ ngang qua ngõ nhà em, không còn em ở đó… vì đã đi lấy chồng. Nhưng ông già tía của em thì vẫn ngồi lai rai ba sợi một mình ngoài gốc soài trước nhà. Tôi ghé chào chú Ba, thăm hỏi đôi lời về người bạn nhỏ để biết thế thôi. Tới xin kíu ra về thì thím Ba nói, “Ở chơi chút đi mảy, thím làm món mướp hương xào với gà đồng cho mày nhậu với ổng một bữa. Cái thằng mày đó nha, có duyên không phận cũng là ý trời. Mày đi đâu đi miết luôn mấy năm không thấy mặt… Thím giận mày vượt biên thì cũng cho thím hay một tiếng để thím cầu trời khấn phật cho mày đi tới nơi… Người gì cứ im lìm, đi bặt, vậy hà…”
Thương quá tình đời nên tôi ở lại. Hồi thím Ba bưng ra gốc soài dĩa mướp xào với mớ nhái. Chú Ba đi soi nhái đêm qua được bộn. Chưa bao giờ tôi được ăn món ngon tuyệt vời đến như thế. Hèn gì người nhà quê gọi con nhái ngoài ruộng là gà đồng. Thịt nó trắng, dai, ngọt hơn cả thịt gà. Xương nhái nước ngọt mềm rụm như sụn heo, nhai rau ráu tới đâu nghe đã chân răng tới đó.
Độc đáo cho trái mướp hương là hình như nó hợp nhất với món xào với nhái đồng. Hơn hẳn mướp xào lòng gà hay mề vịt, gan bò xa lắc xa lơ… Nhậu với chú Ba hôm đó mà nhớ tới giờ về hương vị trái mướp nhà quê thấm đẫm ân tình. Tôi thật sự không ngờ là trái mướp ăn ngon tới vậy, hay do ám ảnh những năm ăn mướp trừ cơm. Tôi đem theo hương vị mướp hương xào với gà đồng cùng tôi vào nam ra bắc; hết lên mạn ngược lại về miền xuôi. Có đôi khi thoáng nhớ mối tình học trò mà ấm lòng phiêu bạt; nhưng nhớ nhiều hơn, thương cũng nhiều hơn là chú thím Ba. Thương tình quê ngọt như mướp hương xào với gà đồng.
Tới tôi qua Mỹ, khi mua nhà riêng là tôi trồng mướp ngay; giàn mướp lá xanh bông vàng, những con ong cần mẫn… biết bay về nơi đâu? Nhưng tôi biết chắc những chiều buông ráng đỏ báo giông, những sương sớm thu về đã tới ngọn cây nhuốm vàng, trưa yên ả xứ này rỉ rả tiếng ve mùa cũ... Cứ nhìn giàn mướp là tôi bay về bếp lửa của thím Ba; bay về gốc cây soài ngoài sân trước nhà - nơi chú Ba thường ngồi nhẩm chẩu sau một ngày đi ruộng. Tôi thật không nhớ nhiều đến bếp lửa đói nghèo của chính tôi vì bụng dạ con người có bao nhiêu, chứa tình quê nghĩa xóm còn không đủ chỗ…
Những trái mướp từ vườn nhà ở hải ngoại, hầu hết là đem cho bạn bè. Trồng, chỉ để thấy lại một góc nhà quê với tình chòm xóm hiền hậu như chú thín Ba; trồng mướp để đừng quên một đoạn đời không bị câm nhưng lại chẳng biết nói gì hơn là im lặng…
Ôi trái mướp, dân dã như lòng người nhà quê; dù mướp cũng phiêu bạt tới chân trời góc biển như người tỵ nạn. Nhìn lại bước lưu lãng nào chẳng vẹt gót hình bóng quê nhà. Trái mướp vẫn có mặt ngoài vườn sau nhưng mấy khi thấy mướp trên bàn cơm ở hải ngoại nữa.
Tới những năm làm nhà hàng, tôi hay cắt vài trái mướp từ vườn nhà trước khi đi làm. Đến bữa trưa, cánh Mễ chỉ thích ăn thịt. Tôi thường đích thân xuống bếp để xào mấy trái mướp với tỏi, cho mấy anh em Việt Nam chúng tôi ăn cơm. Họ đều là những người khá giả nhưng chửi nhau như anh em tôi hồi nhỏ vì giành nhau chút nước mướp xào. Đó là những lúc tôi cảm ơn anh em cho tôi sống lại với gia đình thuở nhỏ và cuộc đói nghèo diện rộng ở quê xưa.
Có điều mắc cười là đám Mễ, họ dưới quyền sai khiến của đám Việt Nam. Chuyện họ ăn thịt phủ phê, mặc họ. Nhưng cứ cười cười chúng Việt Nam tôi ăn mướp trong tình trạng giành giựt và chửi nhau. Tới tôi hỏi một người Mễ đàng hoàng, tử tế nhất trong đám Mễ. Anh ta nói cho tôi biết, “Bên Mễ, mướp hàng hà, nhưng thuộc loại cây hoang. Nó mọc tự nhiên ở bờ cây, bụi cỏ… chỉ những người nhà có nuôi heo, họ đi hái mướp hoang về. Trái non thì họ cho vô nồi cám heo để nấu cho heo ăn; trái già thì đập vỏ, bỏ hột, lấy xơ mướp làm cục bùi nhùi để tắm heo… Vì vậy, tụi nó cười tụi bay ăn thức ăn của heo…”
Vậy là tôi xào mướp với lòng gà, mề vịt, hay gan bò… mấy tay Mễ muốn ăn ké thì phải ăn một miếng mướp, tôi mới cho ăn một miếng lòng. Rồi họ cũng giành giựt chút nước xào với cánh Việt nam… khi đã biết thế nào là lễ độ với hương vị quê nhà của Việt Nam thì chính cánh Mễ tự đi mua mướp với lòng gà ở chợ Việt về xào lấy mà ăn. Họ nhập tịch Việt hồi nào tới chính họ không biết, nhưng họ làm được món mướp nướng mỡ hành - nhân thịt bằm thì phải kể là món nhắm bia khá tuyệt.
Nhớ thời làm nhà hàng mà vui, đồng hoá cánh Mễ tới họ đi chợ về xào mướp, nấu canh chua, kho cá kho tộ y chang như Việt nam. Có người bạn Mễ đã trở về Mễ mở nhà hàng. Thỉnh thoảng nói điện thoại với nhau, anh ta còn nhắc tới món mướp nướng, và cho biết là tao nhậu món đó hoài, rất nhớ anh em Việt nam… hồi đó thật vui.
Trái mướp theo tôi dọn nhà, và nó lên giàn nhanh chóng ở nhà mới. Những con ong quen cũng ghé thăm màu bông vàng rực; điệp khúc muôn thuở của người tình trăm năm vẫn ê a bài ca tiền nước… “trồng làm chi cho hao nước tưới mà có ăn đâu. Tới lạnh lại giỡ giàn cho cực…” Nhưng nhà Việt nam mà không có giàn mướp thì như nhà Mỹ thiếu cái hồ bơi. Người Mỹ bơi trong hồ tắm sau nhà như bơi qua Đại tây dương để về châu Âu tìm lại nguồn gốc; còn tôi bơi trên giàn mướp hoa vàng là bơi ngang Thái bình dương để về nguyên quán mù khơi…
Mùa này, tôi có người bạn làm chung, dăm hôm anh lại ghé nhà sau khi tan hãng. Anh tự cắt mướp, rau dền, rau đay, rau mùi, đậu bắp, rau càng cua, nhổ vài tép sả, dăm ba trái ớt, trái cà… để đem về nhà cho vợ anh chế biến. Tôi vui lắm, tuy không ăn nhưng được nói chuyện về rau xanh quê nhà với người hiểu biết thật thú vị.
Cảm ơn bạn rau đã giải thích cho tôi một thắc mắc mà trước đó không lâu, tôi không trả lời được cho một cô người Việt mới vô làm chung hãng. Cô gái trẻ, mới lấy chồng, mới mua nhà… đã trồng dây mướp trước khi trồng hoa. Cô ấy cứ hỏi tôi vì thấy tôi cắt rau, hái mướp đem vô hãng cho đồng hương Việt Nam. Câu hỏi… khờ như mới lấy chồng. “Sao giàn mướp nhà em xanh um, hoa vàng tươi bắt ham… mà không có lấy một trái?” Tôi trả lời cô ấy bằng một mớ rau đay tươi rói với hai trái mướp, “Nè, anh cho rau tươi, mướp non. Đem về ăn lấy sức mà vật lộn với chồng. Chừng nào trong nhà có con thì ngoài giàn mướp mới có trái…”
Cô trẻ bán tín bán nghi nên đi hỏi thêm mấy ông già… lựu đạn. Mấy già chỉ mánh là về ngắt bông mướp đực, trùm lên bông mướp cái thì trái mới tựu được. Chứ vợ cứ ham đi làm overtime, chồng đi dũa nail tới tối mù tối mịt còn chưa về thì làm sao có con cho được…
Tôi thật mù kiến thức để lý giải cho cô trẻ vì sao giàn mướp nhà cô sung mãn mà không có trái. Tôi tìm hiểu thì có tìm nhưng không có hiểu để thoả lòng ngưỡng mộ một người bạn trẻ lớn lên ở Mỹ, học trường Mỹ, nói tiếng Mỹ nhiều hơn tiếng Việt. Nhưng lấy chồng, mua nhà, là trồng ngay giàn mướp trước tiên…
Nên cảm ơn anh bạn rau thêm lần nữa vì chiều nay, trong lúc anh cắt rau ở nhà tôi; chuyện anh lai rai kể làm tôi vỡ lẽ ra điều dễ hiểu quá chừng nhưng mình chính xác là thiếu thông minh! Bạn tôi kể, “ Nhà tôi, mấy năm nay không trồng mướp được nữa nên phải ghé xin mướp nhà ông về ăn. Vì hai nhà hàng xóm hai bên là hai cặp vợ chồng Mỹ già. Họ về hưu mấy năm nay, dư thời gian nên trồng hoa ngoài trước, sân sau, luôn cả hai bên hông nhà… Quanh nhà họ rực rỡ đủ loài hoa, nên ong bướm tìm tới. Con ong thì không sao, nhưng bướm tới đâu thì có sâu tới đó! Vậy là họ xịt thuốc trừ sâu để bảo vệ hoa. Chính thuốc trừ sâu làm cho ong bướm không tới nữa. Trong khi nhà tôi ở giữa hai vườn hoa, nên giàn mướp của tôi cứ xanh um lên, hoa vàng tươi rực rỡ… nhưng có con ong nào tới đâu mà có trái. Tôi kiềm nghiệm lại những quan sát và suy luận của mình bằng cách ngắt bông đực đi ép duyên bông cái thì quả tình có trái. Nhưng vợ tôi cứ cười cười khi thấy tôi làm cái chuyện khó coi đó. Làm tôi quê. Nên tôi dẹp luôn giàn mướp… ”
Có lẽ cô bạn trẻ khi đọc bài viết này thì tôi khỏi phải trả lời vì sao giàn mướp nhà cô xanh um mà không có trái; vì hàng xóm hai bên của cô cũng là hai nhà Mỹ thích trồng hoa.
Nhưng đêm nay khó ngủ, ngồi gõ lại cuộc song hành cùng trái mướp có đã nửa thế kỷ. Nhưng vẫn còn thắc mắc về trái mướp chứ đã hiểu hết nhau đâu! Chuyện một sáng cuối tuần còn tảnh mảnh, một ông bạn già khác của tôi gọi sớm để xin trái mướp. Tôi cứ nghĩ là ông bạn già cô đơn, muốn lên nhà tôi uống cà phê sáng để cà khịa tới trưa cho đỡ buồn. Ai dè ông ấy nói thật, “Ê, trên mày có mướp không? Tao lên mày xin trái mướp về ăn coi. Dưới Garland năm nay trời không có sương nên mướp không có trái mày ơi! Mà mua mướp chợ thì uổng công ăn…”
Chính ông ấy cũng chỉ là người nghe người ta nói vậy biết vậy! Nhưng với tôi, tìm hiểu khoa học đời sống quanh mình là một thú vui.Tôi trở về Garland, quan sát một giàn mướp ở nhà một người bạn khác thì có nghi vấn. Có thể trời đêm không sương thì nụ mướp cái không hé được để sáng ra cho ong làm việc. Tôi đã thấy những nụ mướp cái héo úa từ khi chưa khai hoa nở nhụy… Nhưng mới là giả thuyết thôi. Tôi nhờ bạn theo dõi để kiểm chứng thêm.
Ấy! Trái mướp. Quê mùa, dân dã. Nhưng hiểu được mướp cũng đã cần một tấm lòng ấm áp. Nói chi tới lòng người ngày càng lạnh băng nên người xa người ngày càng nhan nhản…
Phan
- Từ khóa :
- Dallas
- ,
- Viết Về Nước Mỹ
- ,
- Việt Nam
- ,
- Mỹ
Trích "Từ giải phóng vô đây, ta ăn độn dài dài…” Tác giả không có ý như ông nghĩ . Đó là một câu hát trong bài Tình Đất Đỏ Miền Đông của Trần Long Ẩn . Một tên nhạc sĩ ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản
Bài hát đã được dân Mền Nam chế biến nhu sau: "Nhà nước ơi ăn khoai hoài ngán quá . Từ giải phóng dzô đây , ta ăn độn dài dài . Từ phỏng dế dzô đây ta ăn độn triền miên .. Bắt đầu bài hát bằng những câu : " Cây cuốc cong mình chờ mong cây cuốc gảy . Cây cuốc gảy thì mình khỏi ra đồng .... Đang chờ dân nghèo cân ký đem dzìa ăn ...Khà khà khà !!! Dị ứng ... Giải phóng ...Dựng ý phỏng Dzế .
Cám ơn ông Phan.