Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

39 Năm Nhìn Lại: Nước Non Ngàn Dặm

18/07/201400:00:00(Xem: 10945)

Tác giả: Nguyễn Thị Mão
Bài số 4278-14-29678vb6071814

Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007. Trước 75, cô là một viên chức trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà, vượt biển năm 1989 và định cư tại San Francisco, đi làm bán thời gian và học xong về ngành Library. Hiện làm việc tại thư viện trường trung học tư thục Lick Wilmerding tại San Francisco. Bài viết sau đây kể chuyện cô được Ông Andy Hammer, nhà giáo dạy Sử tại lớp 12 trong trường, mời lên để nói chuyện với các học sinh Mỹ về đề tài chiến tranh Việt Nam.

* * *

Thêm một lần, tôi hân hạnh trở lại lớp 12 của các bạn để nói về chuyện di dân tị nạn của tôi, cũng như về chiến tranh Việt nam.

Trong lần gặp mới đây, tôi đã có dịp giới thiệu với các bạn một số câu chuyện của những người gốc Việt viết về nước Mỹ trong sách "Writing on America." Nhiều bạn đã hỏi tôi về Tết Offense 1968, tức cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, trong đề tài chiến tranh Việt Nam mà các bạn đang học.

Hôm nay, tôi xin giới thiệu với các bạn cuốn sách “Mourning Headband for Huế: An Account of the Battle for Huế, Vietnam 1968” do Indiana University Press xuất bản. Tác giả sách này là Bà Nhã Ca, một nhà văn nổi tiếng của miền Nam Việt Nam, được giơi thiệu và dịch sang Anh ngữ bởi Tiến sĩ Olga Dror của Texas A&M University. Sách sẽ chính thức phát hành từ cuối tháng Tám 2014, nhưng hiện đã được giới thiệu trên Amazon và nhiều trang mạng khác, có thể đặt mua trước. Chỉ cần gõ Google mấy chữ “Mourning Headband for Hue, Nha ca book, Amazon” là các bạn sẽ có đủ thông tin về tác giả, dịch giả, tác phẩm.

Nhận định về “Mourning Headband for Hue” Tiến sĩ Heonik Kwon - tác giả cuốn “Ghosts of Wars in Vietnam,” một học giả chuyên nghiên cứu về chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam đã gọi cuốn sách của Nhã Ca là “một tác phẩm siêu hạng / A superb piece of work.”

Khi các bạn học về chiến tranh Việt Nam, về biến cố Mậu Thân 1968 “Tet Offensive” thì cuốn này sẽ là một nhân chứng cho các bạn hiểu rõ về biến cố này, cuốn sách này sẽ có trong thư viện trong tương lai.

*


Như các bạn biết cuộc chia cắt nước Việt Nam làm hai miền Nam Bắc bởi hiệp định Geneva 1954, miền Bắc dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, trong lúc này có hơn 1 triệu người từ miền bắc di cư vào miền Nam để sống dưới chế độ tự do dân chủ, trong đó có gia đình tôi.

Sau hơn 20 năm sống trong thế chế tự do dân chủ, thì năm 1975, Saigon thất thủ trong cuộc chiến do cộng sản do miền Bắc phát động. Như sách vở đã ghi lại, cuộc di tản 1975 của người dân miền Nam đã diễn ra trong thảm cảnh chết chóc kinh hoàng.

Sự sụp đổ của chế độ dân chủ tự do tại miền Nam, như nhiều tài liệu sau này đã chỉ rõ, chỉ vì quân dân miền Nam không còn được đồng minh tiếp viện. Khi học về chiến tranh Việt Nam, các bạn đã thấy nhiều hình ảnh như bức hình người Mỹ biểu tình phản chiến ngày 17 tháng 4 năm 1965 tại Hoa Thịnh Đốn và bức hình sinh viên Mỹ biểu tình tại Kent University State in Ohio ngày 4 tháng 5 năm 1970… Hậu quả của tình trạng này từng bước đã dẫn tới một kết cục bi thảm. Các bạn đã thấy tấm hình chiếc trực thăng trên nóc tòa nhà Đại Sứ Mỹ khi phải rút chạy khỏi Sàigòn, với số lượng người quá tải.

Các bạn cũng đã thấy hình ảnh thê thảm hơn của những thuyền nhân vượt biển. Liên tiếp cả chục năm, cả triệu người Việt đã chấp nhận trả giá bằng cái chết khi đi tìm tự do, và hàng trăm ngàn người đã chết chìm dưới biển. Bộ mặt thật của chế độ cộng sản đã hiện nguyên hình trước thế giới, và nước Mỹ, người Mỹ đã mở vòng tay đón tiếp hàng triệu người tị nạn Việt Nam.

Chính sách của chế độ cộng sản đã áp đặt lên người dân miền Nam Việt Nam rất hà khắc. Mọi sĩ quan của miền Nam bị đưa vào trại tù vô thời hạn, để chết dần chết mòn trong rừng sâu nước độc. Trong khi đó tại thành thị, dân miền Nam cũ ở các thành phố bị buộc phải đi vùng kinh tế mới, nhà cửa tài sản của họ bị tước đoạt. Gia đình, con cái của những quân nhân tù cải tạo vĩnh viễn bị trù dập. Tình trạng kỳ thị Nam Bắc, của phía tự cho là chiến thắng đối với người miền Nam ngày càng gia tăng.

Bây giờ tôi sẽ nói về chuyến di dân của tôi. Gia đình tôi đă di cư bằng máy bay vào miền Nam năm 1954, lúc đó tôi vẫn còn nhỏ. Lớn lên và hấp thụ nền giáo dục của miền Nam Việt Nam, hưởng được không khí tự do dân chủ trong 20 năm, cho đến khi Saigon thất thủ năm 1975.

Trước phong trào vượt biển tìm tự do của dân miền Nam, gia đình tôi cũng đã nghĩ đến việc ra đi, tuy nhiên lần này không thể đi cả nhà như năm 1954 nữa, vì phải đối mặt với nguy hiểm trên biển cả cũng như sự bắt bớ của cộng sản biên phòng. Quyết định chung là từng người sẽ lần lượt ra đi. Chị cả tôi tiên phong lên đường trước, thành công, đến Philippine. Người em trai tiếp bước, nhưng không may cho đến bây giờ chúng tôi không biết tin tức gì nữa. Chắc đã vùi thây trên biển cả. Sau nhiều năm mòn mỏi trong chế độ cộng sản mà ông đã phải trốn chạy năm 1954, bố tôi mất sau đợt đổi tiền lần thứ hai.

Còn mấy mẹ con sống với nhau trong nỗi bấp bênh như mọi gia đình khác, đồ đạc trong nhà lần lượt ra khỏi nhà để đánh đổi từng bữa ăn, tôi là người thứ ba ra đi. Ba lần ra đi đều thất bại, vào tù 3 lần, cuối cùng rồi tôi thoát được sự chận bắt của công an cộng sản.

Con thuyền tôi đi rất bấp bênh vì đông người, máy móc cháp vá. Ngay ngày đầu lênh đênh trên biển, con thuyền thô sơ đã bị hỏng máy, người thợ máy và các đàn ông trên thuyền đã ra sức sửa chữa, sau cùng cũng ì ạch chay thêm 3 ngày nữa, thật là may chuyển thuyền ấy đã an toàn đến bờ biển Mã lai.


Sau 6 tháng tôi may mắn được lên đường sang Philippine để học căn bản về văn hóa Mỹ trước khi định cư tại Mỹ.

Như tôi đã nói ở trên, người dân Việt Nam nói chung không thể chịu nổi chế độ cộng sản. Cho tới bây giờ, dù phong trào thuyền nhân không còn được tiếp tục, nhưng tất cả dân chúng hầu như vẫn chưa ngừng tìm đủ cách thoát thân. Nhiều cô gái đã không ngại những gian khổ trước mặt, ngôn ngữ khác biệt, không biết tương lai sẽ ra sao khi họ bằng lòng ra đi dưới hình thức kết hôn với những người ngoại quốc như Đại Hàn, Đài Loan, Trung Cộng… tất cả những hoàn cảnh này xảy ra không tránh khỏi nhiều trường hợp bị đối xử tàn tệ.

Bên cạnh những cách trốn chạy của những cô gái Việt Nam kể trên, có những người tìm cách đi ngoại quốc dưới hình thức du học, tu nghiệp… và sau đó họ tìm cách ở lại.

Thưa các bạn, tháng Tư năm nay đánh dấu nước Việt Nam của tôi, người dân đã sống trong 39 năm dưới ách thống trị của đảng cộng sản Việt Nam, có biết bao chuyện đau thương xảy ra. Một chuyện mà tôi nhớ mãi trong đời tôi tưởng như mới xảy ra ngày hôm qua, tôi sẽ kể cho các bạn nghe.

Tôi có người bạn gái thân, cô ấy lập gia đình với một người lính của miền Nam Việt Nam và hai người sống rất hạnh phúc, họ có với nhau 1 người con trai, lên 7 tuổi. Khi biến cố năm 1975 xảy ra, chồng của chị ta phải vào trại tập trung cải tạo (gọi là cải tạo chứ thật ra là đi tù), ở nhà, chị phải tảo tần nuôi con chờ chồng như bao người vợ lính khác. Trong thời gian chờ đợi vô vọng người chồng còn trong trại tù, chị đã sa ngã với một cán binh cộng sản kẻ tự nhận là người chiến thắng. Chị tưởng là ngã theo chiều gió chắc sẽ được yên thân, nhưng tất cả đã đảo ngược đến thảm thương, khi người lính cộng sản này đã lừa phỉnh chị để chiếm đoạt căn nhà của chị. Thế là chị trở thành kẻ không nhà, và chị bị điên, con trai chị phải đến ở nhờ người thân. Chồng của chị ở trong tù, khi nghe tin này, đã không quản ngại nguy hiểm và không thể chờ đợi được, anh ta đã trốn trại tù, mong được về nhà để cứu người vợ dại với con thơ, nhưng anh đã bị giết trên đường vượt trại.

Bên cạnh những đau thương như câu chuyện cô bạn tôi, còn nhiều chuyện thương tâm khác. Người sống đã vậy, những người đã chết cũng không được yên thân. Nhiều nghĩa trang quân đội của những người lính miền nam cũ đã bị cầy nát, san bằng.

Thưa các bạn, tôi còn rất nhiều điều muốn nói với các bạn, nhưng thời gian có hạn nên tạm ngừng ở đây, nếu có thêm câu hỏi về Việt Nam hay về bản thân tôi, tôi mong sẽ gặp các bạn tại thư viện. Cảm ơn sự lắng nghe của các bạn, và cảm ơn đã cho tôi cơ hội đến lớp của các bạn.

Sau buổi nói chuyện tại lớp, tôi nhận nhiều thư của học sinh gủi với cảm tưởng của họ. Thật là một an ủi lớn va khích lệ cho tôi.

Nguyễn Thị Mão

Ý kiến bạn đọc
25/07/201416:19:17
Khách
Chào đọc giả Thuy,

Cảm ơn chị đã đọc bài của tôi viết và có ý kiến. Mão

Chào anh Sơn,

Tôi nhớ ra anh rồi, những gì anh viết đúng đó. Còn anh Hạnh con trai bà Đại Tá Lê Đức Đạt thì ở Pháp trước kia, nay ở SJ ,đã mấy năm nay tôi không được gặp lại cũng như không liên lạc lại được, không biết anh ta còn sống không vì lúc tôi gặp lại thì anh ta bịnh nhiều lắm sau bao nhiêu năm tù cộng sản"cải tạo". cho tôi địa chị e mail lại vì tôi không phải thầy bói nên không thể đoán được địa chỉ email anh đã viết thuộc về nhóm nào, như yahoo, gmail, hay...
Mao
23/07/201421:22:16
Khách
Chao Chi Mao,
Lang thang tren "web", doc bai viet cua chi. Toi moi suc nho lai la da vuot bien cung chi tren chuyen tau MC263 nam 1989. Chi co lien lac voi anh Hanh ben Phap khong. Anh Hanh cung di cung tau MC263.
Em co gap chi mot lan vao nam 1990 hay 1991 o Phuoc Loc Tho (mien nam cali). Chuc chi nhieu suc khoe. Neu co ranh viet vai hang den em o email ssbui.
MC263 Son
22/07/201414:22:38
Khách
Cám ơn tác giả chỉ trong một bài nói chuỵen ngắn gọn mà cũng tóm tắt đuọc nhièu ý chình nói lên tánh cách xảo trá tàn bao cua Bon cong sản khong có tánh nguòi.
22/07/201402:50:26
Khách
Chào anh Sáu,

Cảm ơn anh đã đọc bài của tôi viết và góp ý. Hy vọng sẽ được gặp lại anh và gia đình trong tháng 8 này tại Quận Cam.
Chúc anh và gia quyến luôn an vui và hạnh phúc.

Mão
19/07/201410:44:44
Khách
Chào chị Mão,
Bài viết chị rất cảm động và hay. Cảm ơn chị kể kinh nghiệm riêng gia đình chị và cũng hoàn cảnh tổng quát của người Việt Nam trong thời chiến tranh và kết quả sau khi cuộc chiến kết thúc. Thật là thê thảm.

Sáu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,700,728
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ, từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa