Hôm nay,  

Người Bạn Sinh Ngày 30 Tháng Tư

30/04/201200:00:00(Xem: 203800)

Nguyễn Trần Diệu Hương là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ kỳ cựu, được bạn đọc quí mến. Tham dự từ năm đầu, với nhiều bài viết đặc biệt, cô đã nhận giải Danh Dự năm 2001, và sau đó là giải vinh danh tác giả năm 2005 với bài viết “Còn Đó Ngậm Ngùi.” Sau đây là bài viết mới của cô.

Tờ lịch tháng 4 có các ghi chú "nợ áo cơm"của một người Mỹ gốc Việt theo thứ tự :

- 1 tháng 4 : Nợ nhà đến hạn trả hàng tháng.
- 2 tháng 4 : Membership của AAA, bảo hiểm xe phải thanh toán.
- 5 tháng 4 : Master Card Citi Card đến hạn trà
- 7 tháng 4 : Nợ nhà thứ hai chi trả từ tài khoản ở Ngân hàng
-10 tháng 4: Trả nợ Discover Card.
-15 tháng 4: hạn chót nghĩa vụ khai thuế hàng năm của người dân Mỹ
-16 tháng 4: trả hóa đơn Internet.
-17 tháng 4: trả tiền cable TV hàng tháng
-20 tháng 4: tiền điện nước tháng 3 đến hạn trả.
-25 tháng 4: tiền HOA home association hàng tháng phải thanh toán
-27 tháng 4: hóa đơn Macys đến kỳ hạn.
-28 tháng 4: lệ phí hàng tháng của Fitness 24hrs due.

Ô thứ 30 của tờ lịch tháng không có ghi chú gì hết, chỉ có một vòng tròn tô màu đen và hai giọt nước mắt.

Các ghi chú trên tờ lịch tháng 4 ngày càng dày đặc theo nhu cầu của nợ áo cơm và đời sống và có thay đổi tùy năm nhưng vòng tròn tô đen và hai giọt nước mắt vẫn vậy từ 38 năm qua. Và cứ vào lúc 11 giờ sáng ngày 30 tháng 4 thì hai giọt nước mắt nóng ấm vẫn lăn dài trên gò má của những em bé ngây thơ vào tháng 4 năm 1975. Nỗi đau vẫn còn đó, âm ỉ trong lòng, chợt nhói lên mỗi tuần lễ cuối cùng cùa tháng 4.

Tháng 4 năm nay, tôi nhận được E mail của người bạn học thời thơ dại từ Montreal, Canada. Mới nói chuyện với bạn vài ngày trước qua đường dây điện thoại miễn phí vùng Bắc Mỹ từ Google. Hôm nay nhận được thư bạn với subject line bằng tiếng Việt "Hết rồi H. ơi!". Thư bạn chỉ có hai dòng báo tin Mẹ của bạn qua đời ở tuổi ngoài 70. Nước mắt tôi chảy ra vì hai lý do. Thương bạn từ nay không còn Mẹ để được an ủi, được thương yêu vô điều kiện. Mà cũng khóc vì đó cũng là câu nói Ba của bạn đã nói với Ba tôi ngày 30 tháng Tư năm 1975. Bây giờ cả hai ông bố đã về với hạc nội mây ngàn để lại nỗi ngậm ngùi cho thế hệ thứ hai.

Bạn sinh đúng ngày 30 tháng 4, là con nhà khá giả, nên có tiệc mừng sinh nhật mỗi năm. Tháng 4 năm 75, người ngoài Bắc vô Nam tay không, chuyến về tay xách nách mang, lưng đeo, bao nhiêu là đồ đạc.

Như nguyên tắc bình thông nhau, nhà cửa ngưòi trong Nam ngày càng trống vì đồ đạc từ nhà ra chợ trời, rồi… Bắc tiến. Từ đó tiệc sinh nhật dù chỉ có cái bánh bông lan có hàng chữ sinh nhật … trở thành mơ ước vien vông. Những cô cậu bé mắt nai vào tháng tư năm 1975 vẫn còn cái bề ngoài ngây thơ, non trẻ nhưng tâm hồn đã trưởng thành, cằn cỗi từ lúc nào không biết. Thương nhất là các em bé còn nằm trong bụng mẹ , đã ra đời trong chia lìa mất mát như câu hát " Ngày con ra đời núi rừng cha sống lưu đày ".

Học xong Trung học, đường tương lai bị bít lối vì quan niệm "hồng thắm chuyên sâu", vì chủ nghĩa lý lịch, là thanh niên ở "tuồi 17 bẽ gãy sừng trâu" , bạn bị lùa đi thanh niên xung phong, sống chơ vơ giữa rừng già đào kênh, đốn rẫy mặc dù không mang lại một ích lợi cụ thể hay một hiệu quả kinh tế nào. Mỗi lần bạn về , khuôn mặt đen sạm, già cỗi dù bạn chưa đến hai mươi.

Về nhà thấy Mẹ vất vả, một nắng hai sương, các em ngơ ngác tự lo cho nhau, lôi thôi lếch thếch như một đàn gà con lạc cả cha lẫn mẹ.. Ra đường , thành phố vắng hơn vì dạo đó "trại học tập cải tạo" mọc lên như nấm từ Bắc vào Nam. Người ta kiếm sống bằng một cái nghề khác xa chuyên môn của mình. Ở một góc phố, ông Thầy dạy Tóan ngày xưa ngồi bên lề đường vá xe đạp. Ghé thăm Thầy, Thầy trò ngồi trên lề đường, dưới bóng cây, không phải trong khung cửa lớp nhưng tình nghĩa Thầy trò vẫn như xưa. Thầy kể cho bạn nghe Thầy dạy Triết ngày xưa đang xuôi ngược đường Nha Trang Saigon làm nghề lơ xe. Nhìn quẩn nhìn quanh, cuộc sống từ lúc nào đang trở thành một dấu “^” trên môi, trên mắt mọi người .


Bị đẩy đến ngõ cụt của đời sống, bạn ra đi, không phải trở lại rừng già với cái "mũ tai bèo che kín tương lai" mà bạn băng qua đại dương trên một chiếc ghe mong manh để hy vọng được học hành đàng hoàng, được thay Ba Mẹ nuôi em.

Từ đó mình lạc nhau vì "đời cua cua máy, đời cáy cáy mò".

Từ một gia đình đông anh chị em ở quê mình, bạn bắt đầu lưu lạc quê người ờ tuổi mười tám một thân một mình, học bốn lớp, làm hai job part time trong nhiều năm dài, vững vàng thành công nhờ bài học "anh phải sống" của nhà văn Khái Hưng mình học từ thủa nào xa lắc xa lơ. Hình như Mùa đông ở Michigan chưa đủ đông đá cả trời và đất, bạn qua Canada gặp được "cái xương sườn đánh mất từ thời ông Adam", và từ người Mỹ gốc Việt, bạn thành Canadian gốc Việt.

Rồi có một dạo, bạn được gởi qua làm việc ở thung lũng điện tử", California, vẫn hay vô tiệm bán bánh mì ở downtown San Jose, gần trường tôi theo học lúc đó. Tụi mình lại "đuổi bắt nhau " như trò chơi trốn tìm hồi nhỏ, vì cả hai đứa cùng thích ăn bánh mì Việt Nam kẹp chả lụa, rắc muối tiêu, không có mayonnaise như bánh mì Mỹ, không có fromage "con bò cười” như bánh mì Tây. Cùng ờ một thành phố, cùng mua bánh mì ở một tiệm fast food nhỏ của người Việt Nam nhưng chưa có cơ duyên hạnh ngo , mình chưa gặp nhau.

Gần 20 năm sau, nhờ internet, nhờ các đàn anh, đàn chị trong ngôi trường Trung học ngày xưa, mình tìm lại được nhau, mói biết mình đã cùng dừng chân ờ trại tỵ nạn Pulau Bidong (và cả ở tiệm bán bánh mì) ở hai thời điểm khác nhau.

Nhiều người không tin là có một tình bạn trong sáng chân thành giữa hai người khác phái. Nhưng hơn ai hết, mình hiểu tình bạn đó tồn tại, ít nhất là đối với những người đã cùng trải qua một cơn "shock thời cuộc" như tụi mình, phải không bạn?

Vài ba năm, bạn vẫn về thăm nhà một lần. Mỗi lần về, lại buồn thêm vì con nít bây giờ không được học công dân giáo dục, không biết gì về lễ nghĩa đạo đức. Vì vậy mà T. ở Mỹ, rồi A. ở Pháp đã có lời nguyền không về lại quê nhà khi nào vẫn còn nhiều nghịch lý ở quê nhà.

Hôm nay, những ngày cuối tháng 4, tôi biết ở Pháp, A. khóc thầm trong lòng, ở Mỹ T. nước mắt lưng tròng, và ở Canada, bạn đang khóc cả tang chung lẫn tang riêng .

Tờ lịch tháng tư của bạn, cũng đầy dẫy bills của nợ áo cơm như của tôi và của bạn bè bên Mỹ, nhưng ngày 23 tháng 4, bạn sẽ chú thích "ngày mất cả bầu trời". Còn nhớ hồi nhỏ mình đã đọc ở đâu đó "mất mẹ là tai nạn lớn nhất trong đời". Cùng tất cả bạn bè xin chia buồn với bạn vể "tai nạn lớn nhất trong đời". Cứ khóc như ngày xưa bạn khóc giữa rừng già Xuyên Mộc, khóc như ngày xưa mình bỏ xứ lưu vong một mình. Và cứ khóc như tụi mình cùng nhỏ lệ vào ngày cuối tháng tư mỗi năm.

Tôi tin bạn đủ sức làm được một điều gì đó cho đất nước mình. Để thế hệ đàn em không phải tô đen ô cuối cùng của tờ lịch tháng 4, đề thế hệ con cháu mình được học Công dân giáo dục, biết kính già yêu trẻ, biết ơn cha mẹ và thầy cô, biết ngã mũ chào khi một đám tang đi qua... Và biết có nhiều hạnh phúc tinh thần khác lớn hơn ăn ngon mặc đẹp, lớn hơn những lạc thú vật chất khác của đời thường...

Bạn bè vẫn nhắc nhau một ngày nào đó, tờ lịch 30 tháng 4 không còn bị tô đen, ngày đó bạn sẽ được "tổ chức sinh nhật bù trừ" cho từ 37 năm qua, đã không có một ngọn nến nào thắp sáng ngày 30 tháng 4 của bạn, của đất nước…


Nguyễn Trần Diệu Hương
(Gởi đến L. , T. va A.- tháng 4/ 2012)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,918,894
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.