Hôm nay,  

Việt Bút Gọi Đàn

13/07/201400:00:00(Xem: 10828)
Tác giả: Nguyễn Viết Tân
Bài số 4273-14-29673vb8071314

Vẫn chuyện Viết Về Nước Mỹ nhưng đây không phải là bài dự giải bình thường. Đã từ rất lâu, nhân về dự họp mặt Việt Báo hàng năm, một số tác giả Viết Về Nước Mỹ gặp gỡ rồi tự động ới nhau hẹn thêm một hội vui riêng trước ngày hội Việt Báo. “Chủ xị” của những hội vui này là các tác giả cư dân Little Saigon: Nguyễn Viết Tân, Trần Quốc Sỹ, Cao Minh Hưng, Chương Vũ... Năm nay, cánh “chủ xị” bỗng thấy ham vui hơn, Nguyễn Viết Tân được yêu cầu viết một bài chính thức mời gọi thêm khách mới và yêu cầu phổ biến. Lời mời chỉ mới chuyển qua email, đã thấy thêm nhiều hồi đáp hưởng ứng, từ dân “cựu trào” như Trương Ngọc Bảo Xuân, Trần Quốc Sỹ tới những người mới tới như Phương Hoa, Chương Vũ.

Cho tới nay, anh chị em Việt Báo trực tiếp lo việc Viết Về Nước Mỹ chưa có dịp dự một hội vui riêng của các tác giả. Chủ nhật 17 tháng 8 sắp tới sẽ là ngày hội chung phát giải thưởng ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ 2014. Nhân đây, xin gửi lời chào, chúc vui, và hoan hỉ phổ biến.

* * *

Cách đây mười mấy năm, cứ đến trước ngày phát giải Viết Về Nước Mỹ là một nhóm tác giả đã gọi nhau:

- Tung cánh chim tìm về tổ ấm. Nơi sống bao ngày giờ đằm thắm...

Khởi đầu có chừng 20 anh chị em từ khắp nơi thành lập nhóm Việt Bút, những tác giả này có người đã từng lãnh giải thưởng, có người chưa, nhưng vì lòng yêu mến chương trình này đã họp nhau lại để chia sẻ kinh nghiệm viết văn, sửa chính tả cho nhau, đưa bài mới viết nóng hổi lên trang email của nhóm để các anh chị em khác góp ý, tránh điệp ý, điệp ngữ hay những chữ "VC thường xài nghe rất quái gở".

Những năm đầu ai muốn góp vô quỹ bao nhiêu thì góp nhưng vì mọi người thường họp mặt tại nhà tôi, hoặc nhà Cao Minh Hưng, Trần Quốc Sỹ... chi phí hầu như không đáng kể nên quỹ cứ phình to ra.

Rồi càng ngày càng có nhiều người góp mặt, nhà riêng không chứa nổi nữa nên năm vừa qua, anh Chương Vũ xung phong cho mượn văn phòng bảo hiểm của anh kế Wells Fargo ở đường Bolsa làm nơi tụ hội.

Thức ăn năm qua và năm nay sẽ do Mai Hồng Thu đảm trách order cho khỏi bận bịu nấu nướng và ai muốn ăn loại nào cứ việc lên tiếng.

Trong buổi họp mặt, sẽ có mục nói chuyện tâm tình, ca hát, kể chuyện, và mục đích chính là để làm quen giữa các tác giả VVNM.

Có nhiều người chưa từng viết bài nào, đã tham gia một cách nồng nhiệt mà ngôn ngữ thời thượng bây giờ gọi là "fan cuồng", cũng bởi vì họ yêu mến một tác giả nào đó vì giọng văn, tư cách hoặc như tôi đây, văn chương rất xoàng nhưng được nhiều người yêu mến vì...nhan sắc tựa Phan An, Tống Ngọc. Ha ha tự tin dữ à nha.

Các tác giả VVNM có đến hàng ngàn, nhưng tham gia Việt Bút chưa đầy 50 người, có thể vì ngại ngùng, có thể là chưa nghe ai nói tới, hoặc không biết liên lạc với ai mà gia nhập, nên hôm nay tôi viết bài này theo sự gợi ý của anh chị em, hy vọng năm nay Việt Bút sẽ có hằng trăm người tham dự.

Trước đây vì lễ phát giải rơi vào chiều Chúa nhựt, nên Việt Bút họp mặt vào trưa thứ bảy nhưng năm nay sẽ có sự thay đổi vì có nhiều người ở xa không đến kịp trong ngày thứ bảy:

- Họp mặt vào trưa Chúa nhựt, đến chiều đi dự lễ phát giải luôn thì gọn bân.

- Nếu năm nay đông, chúng ta sẽ liên lạc mượn hội trường Việt Báo.

- Mua sách Viết Về Nước Mỹ mới ra, xin chữ ký của tác giả mình yêu thích, trao đổi sách cho nhau kẻo khi dự tiệc vì đông người quá, cũng không biết ai là ai.

- Tham khảo cách in sách phổ biến sách cho riêng mình, vì có nhiều người đủ bài để in một cuốn cho mình, hoặc hai ba tác giả làm chung một cuốn. Nên làm kiểu nào, tổn phí nhè nhẹ mà hiệu quả lại cao.

Hầu hết chúng ta không dự tính bán sách để lấy lại vốn, nhưng dùng để tặng bạn bè hoặc giữ làm kỷ niệm cho con cháu.

Riêng kinh nghiệm bản thân tôi hồi trước in 1000 cuốn “Chuyện Miền Thôn Dã,” người ta ủng hộ quá xá, chỉ còn dư có hơn 5 thùng để trong garage, sau không bán được nữa đành đem biếu, gặp ai thì lòng cũng thắc mắc: "Không biết mình đã tặng tay này cuốn sách chưa nhỉ?"

Sau cùng thấy vợ than phiền để trong garage chật chội quá, phải đem đốt nướng Barbecue hai ba lần mới hết.

Ông Tản Đà xưa than "Văn chương hạ giới rẻ như bèo" có hơi quá đáng, nhưng tình thực ngày nay ở cái xứ Mỹ này người ta sẵn sàng bỏ ra 10 đô mua bó rau muống, chứ trả 10 hay 15 đồng cho một cuốn sách thì có hơi lưỡng lự.

Ai có thắc mắc hay muốn tham gia Việt Bút, xin cứ tự nhiên email cho tôi: [email protected]

"Nhất định sẽ trả lời dù thư đến muộn. Thư đầu xin kèm ảnh."

Quí vị gần xa đọc coi có giống tìm bạn thư tín chưa?

Nguyễn Viết Tân

Sau đây là phần hồi đáp của nhiều tác giả VVNM quen biết khác, trích từ email:

*Phương Hoa

Cách đây gần một năm...

Tôi chưa là thành viên của Việt Bút, mà là thành viên của...mình ên. Mình ên viết, mình ên đọc, mình ên thưởng thức, không biết hỏi thăm, chia sẻ, và học hỏi với ai nên nhiều lúc cảm thấy "cô đơn tại chỗ." Cho đến khi nhờ tác giả Khôi An giới thiệu, đến với nhóm Việt Bút, tôi mới thấy đời...đỡ khổ hơn.

Ngày đầu gia nhập nhóm tại Nam Cali trước ngày Hội Việt Báo, tôi được vinh dự thưởng thức tài nghệ của các thành viên trong vườn hoa Việt Bút. và đã cùng mọi người cười đến bể bụng. Người thì kể chuyện khôi hài, chuyện tiếu lâm Giao chỉ, cù lét thiên hạ; kẻ thì mang đầy bụng văn chương, sẵn sàng đàm đạo hoặc chia sẻ, góp ý cho nhau vài lời khuyên về viết lách.

Thú thật, trước khi đến với nhóm Việt Bút, tôi cũng là thành viên của một hội, nhưng mà là hội "cau...có", quanh năm suốt tháng tôi chỉ bận rộn làm việc rồi về nhà, rồi vì mỏi mệt nên mặt mày thường nhăn nhó khó coi, quạu đeo, quạu điếc, đâu có biết cười là gì. Cho nên, nói nào ngay, từ ngày nhập môn Việt Bút tôi cười nhiều hơn, cười đến... ghiền luôn. Mỗi ngày sau khi về nhà tôi vội vội vàng vàng phóng lên online để mở thùng thư của Việt Bút ra, vì chắc mẩm thế nào cũng lượm được dăm ba nụ cười. Cũng nhờ làm thành viên của Việt Bút mà bây giờ từ một người luôn nhăn nhó kiểu "chằn ăn trăn nhai" tôi trở thành vui vẻ...trẻ yêu đời, và rất mê những nụ cười từ Việt Bút, và tôi theo Việt Bút như "lúa thóc đâu bồ câu theo đó"!

* Trương Ngọc Bảo Xuân

Năm 2000, lần đầu ba chị em tôi gặp vợ chồng Tân Ngố tại toà soạn Việt Báo, lúc tòa soạn còn nằm trên đường Sullivant. Cả bọn được anh Từ dẫn ra quán Nguyễn Huệ ăn trưa.

Mọi người đều gọi món phở, trừ Tân và tôi, gọi món phở áp chảo. Không biết Tân thì sao chớ tôi đi ăn phở thường gọi món nầy, vì nhớ tới dĩa phở áp chảo ăn chỉ một lần duy nhứt ở Hố Nai mà mùi vị quá sức ngon còn nhớ tới bây giờ.

Những tô phở tái nạm gầu, gân sách lòng gà gì đó nghi ngút khói được bưng ra để trước mặt mọi người, trừ tôi và Tân. Gần 20 phút sau mới có dĩa phở áp chảo đem ra.

Hôm ấy chúng tôi đã cười ngả nghiêng vì câu chuyện giống nhau của hai chị em sanh đôi "Hễ nhìn cô em thì thấy lộn cô chị" bằng giọng Huế của ông Tân, đó là ông nhái giọng Huế của O Điểm với gương mặt rất ư là phinh phính tỉnh bơ đôi môi hơi chúm chím, trong khi ba chị em tôi và O Điểm cười bò càng. Ngày đó tôi biết đã gặp cao thủ tiếu lâm rồi. Thế rồi chúng tôi quen anh Bồ Tùng Ma, tới dự tiệc họp mặt ca hát ở nhà Trần Quốc Sỹ, có một năm ngồi chung bàn với anh Phạm Hoàng Chương và quen các anh chị em khác (các bạn đã kể tên rồi) cùng với Ban Biên Tập của Việt Báo.

Mới đó, bây giờ bấm tay từ con số 2000, thấy đã là 15 năm trôi qua. Mười lăm năm với bao thăng trầm thay đổi trong cuộc sống, tình bạn của chúng tôi càng ngày càng thân hơn tuy mỗi năm chỉ gặp nhau một lần, như Ngưu Lang và Chức Nữ.

Hy vọng từ năm nay, có thêm nhiều bạn hữu, ngày gặp gỡ của các Ngưu Lang và Chức Nữ sẽ thêm phần vui vẻ.

* Chương Vũ

Như bác "Ngố" đã khuyến cáo, tiền qũy ngày càng phình ra mà lâu lâu mới có cơ hội để xì bớt. Hy vọng ngày tiền đại hội của nhóm Việt Bút năm nay sẽ xuất hiện thêm nhiều cỗ xe tăng nghiền đồ ăn cho bác Tân còn có cơ hội gây qũy mới. Mở lại tấm hình buổi họp mặt năm ngoái, em xin tiết lộ nho nhỏ với các tác giả mới về menu năm ngoái gồm: bánh ướt chả lụa, xôi vò, xôi gấc, nem nướng, bánh tiêu, bánh giò, bánh cống, bánh đúc, nước rau má, chanh dây, chanh tươi...... Ôi thôi còn nhiều thứ hấp dẫn nữa.

Nhóm VB tuy một năm chỉ gặp nhau một lần vào dịp trao giải của Việt Báo nhưng tình cảm anh chị em trong nhóm thật chân tình, ấm áp. Là một thành viên be bé của Việt Bút, Chương còm xin mời tất cả các bác, các cô, các chú, anh chị em toàn thế giới, viết hay không bằng hay viết (giống như Chương Còm nè) hãy tham gia Việt Bút, cùng về hội tụ ở buổi tiền đại hội của giải Việt Báo năm nay.

* Thanh Mai

Từ ngày còn thò lò mũi xanh, Thanh Mai đã rất mê đọc sách và dĩ nhiên đã mơ được làm văn sĩ.

Lớn lên qua định cư ở Mỹ được Tường Vi giới thiệu Việt Báo mục Viết Về Nước Mỹ, đọc những bài văn của nhiều tác giả, có nhiều người viết rất hay muốn gởi lời khen nhưng không biết làm cách nào liên lạc với họ. Sau đó tự nhiên như có người đọc được tâm ý của mình nhóm Việt Bút ra đời, Thanh Mai tham dự ngay và làm quen với những tác giả mình thích này.

Nhìn chung, nhóm Việt Bút toàn là người khả ái và đối xử nhau như một đại gia đình hòa thuận thương yêu nhau lắm lắm. Thanh Mai ở tận Minnesota, lâu lâu mới có cơ hội tham gia lễ phát giải của Việt Báo nhưng thường xuyên tham dự vào group email của nhóm để thư giãn, chọc phá nhau và học hỏi nhiều điều từ nhóm như chị Phương Hoa đã nói.

Mong sao mỗi năm sẽ có thêm nhiều người tham gia vào nhóm Việt Bút để thêm người quậy cho vui cuộc đời.

* Trần Quốc Sỹ

Lần họp mặt đầu tiên trước ngày phát giải Viết Về Nước Mỹ đã được tổ chức nhà tôi. Tôi biết và vẫn còn nhớ hôm đó, tôi đã chạy sấc bấc sang bang, dọn dẹp nhà cửa, bày biện hoa lá cành để đón tiếp các anh chị trong nhóm bạn cùng Viết Về Nước Mỹ.

Buổi họp mặt thân tình ngày đó đã khởi đầu và nối tiếp cho những lần họp mặt trước ngày phát giải mỗi năm sau này.

Theo thông lệ, trước ngày phát giải, các anh chị em trong gia đình Việt Bút lại ới nhau, bàn bạc, về việc họp mặt hằng năm. Đặc biệt năm ngoái, năm 2013, chúng tôi họp mặt tại văn phòng của anh Chương Vũ, một thành viên mới của gia đình Việt Bút.

Trong những buổi họp mặt thường niên này, ngoài chuyện gặp gỡ, hàn huyên, thăm hỏi nhau sau một năm xa cách, chia xẻ cho nhau những vui buồn trong cuộc sống, chúng tôi còn có màn văn nghệ bỏ túi, tự biên, tự diễn, ca hát tưng bừng không mắc cỡ. Tôi còn nhớ có một năm, anh Tân Ngố còn có màn ảo thuật nữa cơ.

Năm nay, các thành viên trong gia đình Việt Bút lại nô nức, bàn bạc, chuẩn bị mọi thứ cho ngày họp mặt thân tình sắp đến. Kính mời các anh chị tác giả VVNM, cũ cũng như mới, dù chưa từng dự những lần họp mặt trước, xin mời đến chung vui trong kỳ họp mặt này. Xin liên lạc với các anh chị thành viên trong gia đình Việt Bút để biết chi tiết về ngày giờ và địa điểm.

Hẹn gặp tất cả trong ngày họp mặt của gia đình Việt Bút

Ý kiến bạn đọc
22/07/201418:16:16
Khách
Phải chi TDS dùng chữ cố gắng thay cho hai chữ tranh thủ thì hay biết bao nhiêu!
13/07/201413:42:03
Khách
Cảm ơn chú Tân Ngố... gọi đàn...
Chú Tân Ngố làm cháu nhớ quá... chắc năm nay phải cuốn gói về... hihi

KV
13/07/201407:20:23
Khách
Có lẽ tôi vẫn còn trẻ (37 tuổi) so với mấy quí vị đây, nên xin gọi là các anh chị. Tôi đang làm việc ở Nhật Bản và Nam Hàn, nhưng sẽ tranh thủ sắp xếp về tham dự lễ trao giải năm nay. Thật là tình cờ khi tôi chỉ bắt đầu viết lách vào những ngày tháng tư năm nay, muốn chia sẻ trên Việt Báo lại nhận được email thư mời dự lễ trao giải vì được vào chung kết. Rất mong gặp các anh chị. Văn chương chỉ là cuộc dạo chơi nhưng đầy thú vị. Thú vị hơn khi có 1 gia đình yêu văn chương như Việt Bút.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,315,620
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến